ĐÔI LỜI VÀO TẬP
(Thay
lời giới thiệu cho thi phẩm
"Cuối Đời Lọc Những Tinh Sương"
của Nữ sĩ Tâm Tấn
- vừa được xuất bản tại Hoa Kỳ, tháng 8 năm 2005)
Đối với con cái, mẹ là thi sĩ, là nguồn
hứng cảm của thi ca, là kho vô tận của t́nh cảm... Đứa con nào cũng thấy mẹ
ḿnh là đẹp nhất, thơ mộng nhất trên đời. Anh chị em chúng tôi cũng không
ngoại lệ. Nhưng chúng tôi có thể tự hào, hănh diện mà nói rằng, Mẹ chúng tôi (chữ
Mẹ viết hoa), đích thực là một thi sĩ, trong cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng—tôi
vẫn mạnh miệng nói thế dù có thể bị người ngoài dị nghị (cho rằng ‘mẹ hát con
vỗ tay’).
Mẹ tôi là nữ sĩ thời danh từ cuối thập
niên 1930, khi bà hăy c̣n là một thiếu nữ 14 tuổi, với bút hiệu Trinh Nữ; sau
đó là Trinh Tiên với những bài thơ t́nh diễm lệ, những bài thơ nói về thế thái
nhân t́nh, về thế sự, chiến sự, về nỗi đau của người dân yêu nước, và cuối
cùng là Tâm Tấn với những bài thơ thấm nhuần Phật Pháp qua thi phẩm
Hương Đạo
Hạnh. Điều dị thường là bà chưa từng cặp sách đến trường, nhưng những bài
phiếm luận, xă luận, cũng như thơ phú của bà đăng trên những tạp chí, nhật
báo, tuần báo, nguyệt san... (từ thời tiền chiến cho
đến những năm cuối cùng
của chế độ Cộng ḥa trước 1975) đă tạo một vị thế đáng kể trong báo giới cũng
như đă gây được niềm quí trọng đặc biệt của những thức giả đương thời.
Đó là nói về nghĩa đen của người mẹ thi
sĩ. Bây giờ hăy nói về nghĩa bóng: người mẹ thi sĩ của chúng tôi đẹp, hiền
lành, nhân ái, quả cảm, tận tụy một đời chăm sóc chồng con; vất vả trăm chiều
sinh và dưỡng bầy trẻ 14 đứa. Thân Mẹ gầy hao theo năm tháng, nhưng dáng vẻ
đài các thanh cao tuồng như ở măi với bà. Cái dáng ấy, vẻ đẹp ấy, chỉ ngắm
nh́n thôi, cũng đủ để thấy cuộc đời như một bài thơ. Mẹ đẹp thật. Không phải
v́ chúng tôi là con nên khen Mẹ đẹp; mà mọi người đều khen Mẹ như thế. Cuộc
đời Mẹ, từ những con chữ trên trang giấy cho đến những hạt gạo, miếng vải, mồ
hôi nước mắt, lời ru giọng hát, tiếng khen thưởng con ngoan, hay tiếng la
trách con hư... đều toát lên cái ư vị phong nhiêu diệu vợi của thơ, và của
t́nh.
Mẹ tôi
Anh chị em chúng tôi được thừa hưởng vẻ
thơ, vẻ mộng, vẻ nhân ḥa... nơi Mẹ dấu yêu của ḿnh, từ lúc c̣n co ḿnh trong
bụng người, cho đến bây giờ, khi đứa em út trong nhà cũng đă phất phơ trên đầu
những sợi bạc.
Vào đời, bầy con của Mẹ đứa nào như đứa
nấy, đường ngay lối thẳng mà đi, không như người tranh t́m chữ
Phú chữ Quư; học hành thi cử thăng tiến như ai, nhưng vẫn cứ một đời chập chững con đường
Mẹ dạy:
“Vui t́m điển tích hiền nhân
Dạy con chữ Nhẫn, chữ Chân làm người”
(thơ
Tâm Tấn)
Có thể về cuộc sống vật chất, chúng tôi
không là những kẻ thành công. Nhưng chúng tôi không bao giờ hối tiếc sự chọn
lựa của Mẹ, cũng như sự chọn lựa của chính chúng tôi. Chúng tôi có cả một kho
vô tận của t́nh Mẹ, và của Thơ. Vậy th́ quá đủ. Không phải chỉ đủ, mà là quá
sung túc để có thể ngẩng mặt lên, với niềm hănh diện có một người mẹ như thế.
Mẹ nay đă yếu, không thể đi đâu xa. Mỗi
năm con cái tụ về, lúc có đứa này, lúc có đứa kia, không làm sao có một cuộc
sum vầy đông đủ. Trong số đó, bản thân tôi là đứa xa Mẹ lâu nhất. Xa từ lúc
c̣n bé, vài năm thăm Mẹ một lần; sau này, ra hải ngoại, Mẹ-con c̣n xa cách cả
ngh́n trùng. Mẹ không thể đi xa, tôi không thể về nước. Tưởng chừng không c̣n
cơ hội nào để gặp lại. Nhưng đúng vào dịp Vu Lan năm nay, Mẹ bỗng hạ quyết tâm
làm một chuyến đi xa, tạo cơ hội cho tôi được gặp. Hơn 17 năm qua, tôi chưa
được may mắn nh́n Mẹ, ôm hôn Mẹ; nhưng nh́n tóc bạc trên đầu ḿnh, tôi đoán
biết Mẹ tôi đă già yếu lắm rồi. Có thể sự quyết tâm của Mẹ lần này không phải
chỉ là sự biểu lộ nỗi nhớ mong những đứa con xa nhà, xa quê hương, mà c̣n là
dấu hiệu của một cuộc chia tay dài lâu hơn.
Tập thơ này, do Vĩnh Thanh B́nh, đứa em
út của chúng tôi, gom góp lại từ xấp bản thảo thơ phú của Mẹ; cũng có vài bài
đă thấy đăng trong thi phẩm Hương Đạo
Hạnh (xuất bản năm 1970).
Mẹ nói không cần phải in làm ǵ. Nhiều bạn bè thúc giục, Mẹ trả lời cho qua
“thôi th́ để khi tôi nằm xuống, các con các cháu muốn in ǵ đó th́ in.” Tôi
cũng muốn mời anh chị em 14 người cùng tham gia viết về Mẹ để đăng trong thi
phẩm cuối đời của Mẹ. Nhưng để thực hiện điều này một cách đầy đủ, có lẽ c̣n
phải chờ lâu lắm. Thôi th́ nhân chuyến đi thăm Mẹ ở một đất nước láng giềng
của quê hương, tôi mạo muội thực hiện thi phẩm này một cách đơn giản, để dâng
tặng Mẹ nhân dịp Vu Lan, cũng là để kỷ niệm dịp gặp lại Mẹ sau hơn 17 năm lưu
vong.
Đơn thân thực hiện tập thơ này, tôi biết
là hăy c̣n nhiều thiếu sót, v́ nhiều năm nay, Mẹ vẫn tiếp tục sáng tác, mà tôi
ở xa không làm sao sưu tập đủ; mong rằng sẽ được anh chị em khác bổ túc sau.
Các bài thơ trong thi tập này không được sắp theo thứ tự thời gian hoặc phân
thành thể loại, mà được xếp theo vần mẫu tự để tiện cho việc bổ túc ấy.
Nơi đây, như một bản phác thảo, tôi tự
trích một câu trong hai câu lục-bát của Mẹ để làm tựa cho thi phẩm:
“Cuối đời lọc những tinh sương...”
Tuy nói dài ḍng về Mẹ như thế, tôi hy
vọng bạn đọc sẽ không cho rằng thi phẩm này chỉ dành riêng cho bầy con cháu
chúng tôi. Khi sinh dưỡng con, mẹ nào lại chẳng muốn con góp mặt với đời. Thi
phẩm này cũng thế, thay mặt Mẹ, xin gửi đến những người yêu thơ khắp nơi.
Mùa Vu Lan năm 2004 - Phật lịch 2548
Băng-cốc, Thái-lan, những ngày bên Mẹ...
Vĩnh Hảo
Ghi chú:
Thật t́nh cờ, sau khi bài này được đăng lên, có người bạn từ VN
giới thiệu một bài viết khác cũng mới vừa đăng vào dịp Vu Lan này. Giới thiệu
bằng một nội dung ngắn gọn: "Hai người con viết về một người mẹ". Vậy, mời bạn
nếu có hứng cảm, đọc tiếp bài này của một người con khác của Mẹ tôi:
Những Giọt Huyết
Ngà.