LỜI NGỎ
KỶ YẾU TRI ÂN H̉A THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ
(Vĩnh Hảo chấp bút
thay Ban Biên Tập Kỷ Yếu)
Phật
giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện
đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất
chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân
tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại
sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được t́m
thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc
trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp.
Triết gia Phạm Công
Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật”
của Ḥa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas
ngày 04 tháng 11 năm 2007, đă gọi tác giả là “bậc Long Tượng:
Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả
một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
Chúng tôi, những giáo
sư, học giả, văn nghệ sĩ, những pháp hữu và học tṛ Tăng, Ni,
Phật tử nhiều thế hệ, từng được tiếp cận, đàm đạo, nghe giảng từ
các trường lớp Trung, Cao đẳng và Đại học Phật giáo, hoặc chỉ
được đọc và nghiên cứu qua hàng ngh́n trang kinh, sách, tiểu
luận, thơ, văn... của Ḥa thượng Thích Tuệ Sỹ, rất tâm đắc với
lời xưng tán của Triết gia Phạm Công Thiện. Nhưng nơi đây, trong
t́nh Thầy-Tṛ thâm thiết, trong niềm cảm kích vô hạn đối với di
sản tinh thần kỳ vĩ mà Ḥa thượng Thích Tuệ Sỹ để lại cho cuộc
đời, chúng tôi chỉ muốn gọi Người bằng ngôn ngữ b́nh dân và gần
gũi nhất: Thầy Tuệ Sỹ.
Cuộc đời Thầy tập
trung toàn thời gian vào sự nghiệp Hoằng Pháp; nói theo ngôn ngữ
thế gian th́ đó là lănh vực Văn hóa và Giáo dục.
Văn hóa và Giáo dục
Phật giáo được biểu hiện qua việc học hỏi, tụng đọc, truyền dạy
và thực hành Kinh – Luật – Luận mà Thầy đă tận tụy suốt hơn 60
năm phiên dịch, chú giải, sáng tác, giảng dạy trong nhiều trường
lớp Phật học tại Việt Nam và ngoài nước qua Paltalk, Zoom
Meeting Online, v.v...
Văn hóa và Giáo dục
Dân tộc cũng được Thầy phổ hiện qua những sáng tác thơ văn, tiểu
phẩm, tiểu luận... về t́nh tự dân tộc, nhân sinh quan, xă hội
dân sự; và trong một góc nh́n nào đó, ngay chính bản án tử h́nh
và những năm trong tù ngục của Thầy cũng là hệ quả của sự biểu
hiện nền Văn hóa, Giáo dục nhân bản và khai phóng của dân tộc
trong một giai kỳ lịch sử đen tối trên quê hương.
Trong chiều hướng đó,
nội dung tập Kỷ Yếu này dựa theo hành trạng của Thầy Tuệ Sỹ,
chia làm 3 phần chính:
Phần I - Phật học:
Gồm những sáng tác văn, thơ, biên khảo, tiểu luận của chư vị
thức giả, học giả, Tăng Ni, cư sĩ, văn nghệ sĩ nói về Thầy Tuệ
Sỹ và ảnh hưởng của Thầy trong tư cách một nhà
tư tưởng Phật học,
một hành giả Tăng sĩ Phật giáo uyên thâm, trác việt;
Phần II - Văn
học: Gồm các sáng
tác văn chương,
thi phú, mỹ
thuật của giới văn học nghệ thuật minh họa về Thầy Tuệ Sỹ như
một nhà văn, nhà thơ trứ danh, hàng đầu trong nền văn học Việt
Nam; và
Phần III - Đạo Pháp và Dân Tộc: Gồm những sáng
tác, nhận định, xă luận, tiểu luận của chư vị học giả, thức giả,
đời cũng như đạo, Phật giáo hay tôn giáo bạn, về
vai tṛ của
Thầy Tuệ Sỹ trong cương vị
lănh đạo Giáo Hội,
cũng như những đóng góp của Thầy bằng hành động hay bằng tâm
thức, nhằm xây dựng nền tự
do, dân chủ và nhân quyền
cho dân tộc Việt Nam.
Những
năm gần đây, với thân bệnh, ngoài trọng trách
phục dựng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Thầy Tuệ Sỹ
vẫn tiếp tục ngày đêm cặm cụi trên những trang kinh giá sách,
phiên dịch chú giải Tam tạng Thánh điển, thành lập một hội đồng
phiên dịch quy tụ những nhà Phật học có tŕnh độ cổ ngữ và ngoại
ngữ vững chắc, soạn thảo đề án và cẩm nang phiên dịch tỉ mỉ chi
tiết cho người đi sau. Vào tháng 7 năm 2022, dưới sự chỉ đạo,
điều hành của Thầy, Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời đă
giới thiệu thành tựu sơ bộ với bộ Thanh Văn Tạng, Giai đoạn I,
Phần I, gồm 24 tập và 5 cuốn Tổng lục. Dù chỉ mới thành tựu một
phần nhỏ của công tŕnh, tư duy và viễn kiến của Thầy Tuệ Sỹ
cùng với cẩm nang để lại, cũng cho thấy tầm quan trọng và ảnh
hưởng của Đại Tạng Kinh Việt Nam: là đề án có một không hai của
nền Phật Việt. Đây có thể nói là công tŕnh Văn hóa Giáo dục cốt
lơi trong sự nghiệp hoằng pháp của Phật giáo Việt Nam mà khởi
nguyên là từ lần chuyển pháp đầu tiên của Đức Phật nơi Vườn Nai
hơn 25 thế kỷ trước.
Chính
v́ thế, sự nghiệp trí tuệ của Thầy Tuệ Sỹ là một
sự nghiệp đồ sộ mà ngàn lời của Kỷ Yếu cũng khó bàn nói hết
được. Dù vậy, chúng tôi, mỗi người xin góp một tiếng nói, trước
hết là biểu tỏ niềm tri ân và kính trọng vô biên đối với Thầy;
thứ đến, muốn chia sẻ, giới thiệu đến bạn đọc về một bậc Long
Tượng kỳ vĩ của Phật giáo Việt Nam — một bậc Thầy của những vị
Thầy, một bậc Thầy hiếm hoi trong lịch sử gần hai ngh́n năm Phật
giáo trên quê hương yêu dấu.
Thực hiện tập Kỷ Yếu
này, chúng con/chúng tôi muốn tri ân những đóng góp của Thầy Tuệ
Sỹ trong mọi lănh vực; và v́ sức khỏe của Thầy, cần phải hoàn
tất trong ṿng một tháng, trong đó thời gian để các tác giả viết
chỉ có mười ngày. Với những hạn chế đó, Kỷ Yếu không thể là một
tác phẩm hoàn toàn chuyên chở các nhận định, biên khảo, phân
tích về những đóng góp của Thầy hay các tác phẩm của Thầy mà chỉ
là một tuyển tập ghi lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những
lời tri ân của người viết đối với Thầy. V́ vậy, Kỷ Yếu sẽ không
sao tránh khỏi những thiếu sót, hoặc những tŕnh bày có khi chủ
quan, cảm tính của những người ngưỡng mộ Thầy Tuệ Sỹ; rất mong
sự rộng lượng bỏ qua của chư vị độc giả. Hy vọng những khiếm
khuyết của Kỷ Yếu sẽ được bổ túc cho được hoàn mỹ hơn trong dịp
tái bản, hoặc trong một tuyển tập nghiêm túc, có rộng thời gian
hơn.
Chúng
con/chúng tôi cũng xin thành kính tri ân tất cả
chư tôn đức Tăng Ni, quư vị Cư sĩ, quư văn nghệ sĩ và Phật tử đă
dành tâm cảm và thời gian, đóng góp bài vở và h́nh ảnh để thực
hiện tập kỷ yếu này.
Lời
sau cùng, nh́n lại hành trạng một đời của Thầy
Tuệ Sỹ, chúng ta thấy Thầy luôn là người tiên phong đầu ngọn
sóng, trong cả nẻo đạo hay đường đời: vận dụng từ bi và trí tuệ
để khai mở, xây dựng và phát triển, từ việc giáo hội đến việc
Tăng đoàn mà không màng chút lợi-danh, quyền thế. Sự có mặt của
Thầy trong đời này dường như là để dựng lại những ǵ bị găy vỡ,
đổ nát. Thầy, có khi như con tê giác (1) cô độc giữa núi rừng,
có khi ḥa ḿnh đồng trú trong biển lớn thanh tịnh tăng-già, có
khi thăng trầm theo vận nước nổi trôi, có khi độc hành trên từng
dặm ngàn mây bay (2)... nhưng bước chân của Thầy đă được xác
định từ ban đầu với con đường tuệ giác, và chỉ một hướng một
nguyện: trải thân cát bụi để thực hiện Bồ-đề hạnh trong lũy kiếp
hằng sa quốc độ.
Trong sự ngưỡng phục
và đồng cảm sâu sắc với hạnh nguyện vô biên của Thầy, chúng
con/chúng tôi xin kính dâng Thầy những ḍng văn thơ mộc mạc này,
và cùng một lời, xin thưa với Thầy rằng, Thầy sẽ không cô độc,
v́ khi nh́n xuống, Thầy sẽ thấy chúng con/chúng tôi với ước
nguyện “thiên lư đồng hành” trên lộ tŕnh giác ngộ thênh thang.
Ban Biên Tập Kỷ Yếu kính ghi
__________________
(1)
H́nh ảnh từ Kinh Con Tê Ngưu Một Sừng,
Kinh Tập (Sutta
Nipata) - HT Thích Minh Châu dịch.
(2)
Thiên
Lư Độc Hành,
thi phẩm của HT Thích Tuệ Sỹ.