LỜI NÓI ĐẦU
KỶ YẾU TƯỞNG NIỆM TRƯỞNG LĂO H̉A THƯỢNG THÍCH HẠNH
ĐẠO
(chấp bút
thay Môn đồ Tứ chúng Chùa Phổ Đà, Santa Ana, California, Hoa Kỳ)
Chúng tôi dự trù xuất bản tập kỷ yếu nầy từ một năm trước nhân
lễ Tiểu tường của Thầy chúng tôi: Ḥa thượng Thích Hạnh Đạo.
Nhưng sự ra đi của Thầy sau một năm vẫn c̣n là nỗi bàng hoàng
trong tâm tưởng, lại thêm việc ổn định sinh hoạt và tu bổ Chùa
Phổ Đà sau tang lễ là việc cần kíp, do đó phải hoăn lại cho đến
lễ Đại tường năm nay.
Lúc sinh tiền, Thầy chúng tôi là con người hành động: làm nhiều,
nói ít. Trong giao tiếp, Thầy thường gợi ư cho người khác nói,
và Thầy chỉ lắng nghe, gật gù, tán thưởng hoặc góp ư, khuyên
bảo. Thầy lặng lẽ, kiệm lời, nhưng khi cần thiết th́ nói thao
thao bất tuyệt bằng biện tài ngôn thuyết sẵn có. Về phương diện
văn học, Thầy không để lại tác phẩm nào để chúng tôi có thể dùng
làm chứng từ hay di ngôn cho người đời sau nương học; nhưng cuộc
đời 80 năm của Thầy hiển nhiên là một tác phẩm đẹp mà ai từng
diện kiến, tiếp xúc, lắng nghe, đều có thể thưởng thức được. Đó
là một tác phẩm sống động về đức uy dũng, về hạnh bao
dung, giản dị và khiêm tốn.
Thầy vốn không sợ một thế lực nào, nghịch cảnh nào. Đối với pháp
nạn, quốc nạn, Thầy sẵn sàng dấn thân, đứng nơi đầu ngọn sóng.
Trong giai đoạn đao binh khói lửa, Thầy cũng đă từng “Thấy dân
thấy nước nghĩ mà đau,” (*) để thực hiện hạnh đồng sự, gần gũi
khuyến hóa anh em quân nhân trong Quân lực VNCH, để rồi năm 1975
Thầy bị tù 10 năm trong chế độ Cộng sản.
Uy dũng như thế, mà ḷng bao dung tha thứ, không ôm ḷng thù
hận, oán ghét ai, kể cả những người đày đọa hoặc vu hăm, phỉ
báng ḿnh.
Đặc biệt là đức tính giản dị, khiêm tốn. Thầy không cầu kỳ, kiểu
cách, mà luôn sống hài ḥa với mọi người, mọi lứa tuổi, mọi
tŕnh độ. Đóng góp thật nhiều cho đạo, cho đời mà chẳng bao giờ
khoe khoang, kể lể. Giao tiếp với người, dù bậc thượng, trung,
hạ, đều một mực từ tốn khiêm cung. Chính sự giản dị khiêm tốn
nầy tạo nên bản sắc riêng của Thầy: một nhà tu khả kính, một
người bạn thân thiết, một vị thầy lân mẫn, một Sư Ông hiền
ḥa... của tất cả mọi người.
Thế nên, khi Thầy nằm xuống, biết bao người kính tiếc, khóc
thương. Tang lễ của Thầy, đông đảo người tiễn đưa, đủ mọi thành
phần xă hội. Qua tang lễ, đủ biết tấm ḷng của người ở lại đă
dành cho Thầy sâu đậm như thế nào; và cũng qua tang lễ, nói theo
cách người xưa, “cái quan định luận,” phẩm hạnh, nhân cách và
hành trạng thực sự của Thầy đă được biểu hiện.
Đời Thầy là tác phẩm đẹp. Tác phẩm ấy được đúc kết trong tập kỷ
yếu nầy qua những bài cảm niệm của thân hữu, pháp lữ, đồng đạo,
và đệ tử nhiều giới; cũng như qua những trang h́nh ảnh cũ và mới
sưu tập được từ xưa đến nay. Nếu có những thiếu sót nào th́ đó
là lỗi của chúng tôi, những người thực hiện kỷ yếu, chứ không
phải nơi cuộc đời Thầy.
(lược bớt một đoạn cảm tạ những người đóng góp h́nh ảnh, bài vở
và tài chánh để thực hiện tập kỷ yếu nầy)
Lời cuối, Thầy chúng tôi đă về cơi Phật hai năm rồi, nhưng h́nh
bóng của Thầy vẫn c̣n rợp mát sân Chùa Phổ Đà, rợp mát cả tâm
tưởng chúng tôi. H́nh bóng ấy sẽ không bao giờ phai nhạt, và nếu
phải dùng lời lẽ hay h́nh ảnh nào để diễn đạt niềm kính tiếc và
tri ân vô vàn đối với Thầy, chúng tôi chỉ có thể tâm thành dâng
lên tập kỷ yếu nầy. Tập kỷ yếu đơn sơ mộc mạc như chính cuộc đời
Thầy, được thực hiện cũng là để kính tặng tất cả những ai đă
từng hay chưa từng hội kiến Thầy chúng tôi.
Tứ chúng đệ tử Chùa Phổ Đà
_______
(*) Thơ của Đức Huỳnh Phú Sổ, bài “Quyết Rứt Cà Sa,” sáng tác
năm 1946 trong thời kỳ toàn dân kháng Pháp.