VÀI CẢM NGHĨ VỀ "TÍN NGHĨA THI TẬP"
(Tín Nghĩa Thi Tập được
in chung trong Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập do Thích Tín Nghĩa sáng
tác và sưu tập)
Bàn về thơ,
không phải chuyện dễ. Bàn về thơ đạo lại càng khó bội phần.
Vậy mà không thể không bàn nói một chút về tập thơ này.
Tín Nghĩa
Thi Tập gồm khoảng 80 bài thơ do một nhà tu Phật giáo sáng tác. Tập thơ
gom góp bề dày thời gian 20 năm sinh sống và hành đạo của tác giả nơi xứ
người, với bao hoài vọng, hồi ức, kỷ niệm, ước vọng, hoài băo... và trên
hết, nỗi tha thiết muốn đóng góp chút ǵ đó cho dân tộc và đạo pháp trong
giai đoạn nhiễu nhương, thống khổ của quê hương.
Người đọc có
thể t́m thấy nơi đây tâm t́nh của một nhà tu chay tịnh nơi cửa Thiền,
những nỗi niềm thật gần gũi, mật thiết với đời sống, qua những bài nói về
thế thái nhân t́nh, ḷng hoài vọng cố hương, hoặc tư duy về vận nước:
"Mai
cười đùa gió lạnh
Đào nở đón
xuân về
Tin xuân đưa
tới niềm hy vọng
Trông ngóng
trời xa đượm t́nh quê"
(Báo Tin)
"Ḷng
xao xuyến thu vàng đổ lá
Xa quê hương
mấy độ thu về
Thu về ḷng
những nhớ quê
Ơn thầy, t́nh
bạn năo nề vắng xa..."
(Cảm Niệm Vu
Lan)
"Một
phần nào nghĩ suốt thâu canh
Ngồi đứng,
vào ra vẫn một ḿnh
Nhớ nước đau
ḷng thân sầu thảm
Thương nhà
xót ruột dạ buồn tênh..."
(Cảm Thán)
Nhưng đồng
thời bạn đọc cũng sẽ nhận ra, qua hầu hết những bài thơ khác, niềm tin
mănh liệt vào sự vi diệu của Phật Pháp được tỏa sáng trong từng chữ, từng
lời, từng đoạn thơ của tác giả:
"Thậm
thâm vi diệu pháp
Là lục tự Di
Đà
Chí tâm vô
biệt niệm
Thẳng đến cửu
liên hoa..."
(Chú Ư)
"Khổ càng tu
học, khổ mới tiêu
Nếu khổ không
tu, khổ càng nhiều
Nghiệp chướng
vương mang thêm sầu lụy
Oan khiên trừ
diệt hết đăm chiêu..."
(Dứt Khổ)
Xuất gia từ
thuở bé, với gần nửa thế kỷ tụng đọc và thâm nhập kinh điển cũng như các
thiền kệ của nhà thiền, tác giả đă sáng tác thơ trong một phong thái và
tâm cảnh rất tự nhiên, dễ dàng, không gượng ép. Cảm nhận một điều ǵ, liền
ghi xuống, theo vần điệu nhập tâm quen thuộc, vậy là thành thơ. Hơi thơ đi
nhẹ với chút cẩn trọng như của một thiền gia nắm giữ hơi thở trong chánh
niệm. Lời thơ giản dị, trong sáng, không cố ư dùng nhiều điển tích hoặc từ
ngữ khúc mắc, cầu kỳ. Cấu trúc thơ vẫn giữ nguyên vẻ cổ điển, không cố
t́nh phá thể hoặc cách tân như nhiều nhà thơ hiện đại khác, mà lại nhịp
nhàng một cách khéo léo trong khuôn khổ.
Có thể nói,
tác giả chú trọng chuyên chở ư đạo, biểu đạt tư tưởng, hơn là dấn ḿnh
trọn vẹn vào thế giới của ngôn ngữ và thi ca. Nhưng cũng nhờ sự thâm sâu,
tha thiết trong thệ nguyện và sự hành tŕ tu tập, ngôn ngữ đạo nở hoa. Và
sự thành công của tác giả về mặt văn chương, chính là ở điểm này.
Bàng bạc
trong mấy chục bài thơ là chân t́nh của một người tu, yêu đạo, thương đời,
luôn ưu tư đến khổ nạn của người khác, cảm thông và chia xẻ với mọi người
về kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm tu tập. Với kiến giải minh bạch
và niềm tin kiên cố nơi Chánh Pháp, tác giả, như một hậu duệ chí hiếu,
thừa tự di sản quư báu của Thầy Tổ, thắp sáng ngọn đuốc của từ bi và giác
ngộ qua ngôn ngữ thơ của thời đại. Và đây lại cũng là mặt thành công khác
của tác giả.
Đối với văn
chương cũng như đối với tông môn, tác giả không đảm nhận vai tṛ của một
người khai phá, mở đường, t́m cầu cái mới; mà âm thầm tự khiêm, chọn lấy
sứ mệnh của một kẻ bảo tŕ, ǵn giữ giềng mối cao đẹp cổ kính của tiền
nhân. Cái đẹp của thi phong và tuệ học ở đây, vô t́nh lại tỏa ngát hương
vị thâm trầm dài lâu của Chân, Thiện, Mỹ.
Xin cám ơn
tác giả và xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
California, ngày 12
tháng 4 năm 2003.
Vĩnh Hảo