Ngh́n năm đất tổ Luy Lâu
Chuyện xưa trăng rụng chân cầu thế thôi !
(TK)
Không ai biết ông là người xứ nào. Có
người hỏi, ông nói đến một miền đất xa xôi có tên gọi thật khó nhớ.
Cứ vậy rồi thân thế của ông trong trí nhớ thiên hạ cũng mơ hồ như
cái địa danh xa lạ đó. Nhiều lắm là có người c̣n nhớ được một chuyện
lạ xăy ra vài hôm trước ngày ông đến đây. Lần đó, suốt hai đêm liền,
thôn trưởng làng Nhơn Trạch nằm mơ thấy một lăo hành khất rách rưới
ghé làng rồi đến ngũ nhờ trước hiên nhà ông. Lăo lạ lùng lắm, không
thấy ăn uống ǵ, và đến không chào hỏi mà đi cũng không từ biệt.
Chuyện kỳ dị là ngay sau lúc lăo bỏ đi, trên chổ nằm c̣n ấm hơi
người ấy, thôn trưởng đă nhặt được một thỏi vàng ṛng chói ḷa. Ông
đă cho người chạy theo lăo hành khất để trả lại, nhưng lăo im lặng
lắc đầu rồi thoáng mất như bóng ma trên con đường c̣n đầy sương sớm.
Không phải người nông cạn dễ tin với những mộng mị hoang đường,
nhưng lần này thôn trưởng vẫn thấy có chút kỳ lạ. Giấc mơ đêm trước
và đêm sau giống nhau từng nét và rơ ràng như chuyện thật giữa ban
ngày. Mấy hôm sau, ông có việc đi ngang ngôi đ́nh cuối làng và nh́n
thấy một du sĩ đang thọ trai ở đó. Thức ăn chỉ là chút cơm bánh
trong b́nh bát khất thực. Thôn trưởng thoáng giật ḿnh. Trên gương
mặt trung niên kia, ông vừa nh́n thấy ánh mắt sâu thẳm của lăo hành
khất trong giấc mơ đêm trước !
Ngày đó, đạo Phật c̣n rất lạ lẩm với người dân xứ này. Thiên hạ chỉ
thỉnh thoảng kể nhau nghe về một vài tu sĩ ăn mặc lạ lùng theo các
tàu buôn xứ ngoài đến đây từ một miền đất nào đó có cái tên như là
Thiên Trúc, gọi theo các khách trú phương Bắc. Hôm vị du sĩ lên bờ
khất thực, dân làng không biết ông muốn ǵ khi ngôn ngữ bất đồng và
chỉ thấy ông im lặng bước đi trên đường làng, tay ôm b́nh bát, một
món vật dụng mà họ chưa từng thấy qua bao giờ. Trong hoàn cảnh khó
xử ấy, một khách đi đường xem chừng cũng người xứ ngoài đă rẻ vào
quán nước bên đường chọn lấy vài thứ bánh trái đem đến đặt vào b́nh
bát của vị du sĩ rồi im lặng bỏ đi, không nói ǵ. Cả người cho lẫn
người nhận đều im lặng. Dân làng thấy lạ, nhưng mấy ngày kế đó, họ
đă biết làm ǵ khi thấy ông khất thực. Dân chúng ở đây phần lớn mù
chữ, nhưng ai cũng có ḷng. Sau một vài hôm, họ dần dần biết ông
không ăn buổi chiều, khi khất thực chỉ nhận những thứ không cần nấu
nướng và không cất lại phần thức ăn dư.
Vị du sĩ thường qua đêm trong đ́nh làng và ban ngày sau giờ khất
thực người ta vẫn thường nh́n thấy ông ngồi im lặng một ḿnh ở đâu
đó trên đồi cây hay ngoài băi sông vắng người. Thi thoảng người ta
có nghe vài câu tṛ chuyện của ông với đám trẻ chăn trâu, và có lẽ
qua chúng, ông đă từng ngày học thêm tiếng địa phương để nói được
những câu chữ đơn giản : Đừng giết, đừng trộm, đừng dối, đừng say,
đừng tham, đừng giận. Dần dần, ông c̣n dạy chúng những bài hát nghe
chừng ngô nghê như đồng dao:
Nhanh quá phù vân
đời có rồi không
buồn vui vinh nhục
trăng rụng trên đồng
người rồi về đất
như nước về sông
mang ǵ theo được
ngoài một tấm ḷng…
Chữ nghĩa mơ hồ, chỉ cần chút vần điệu là lũ trẻ có thể gỏ sừng trâu
mà hát. Chúng hát hồn nhiên không cần nghĩ ngợi xa xôi. Nhưng rồi
ngày kia cũng có đứa hỏi ông bài hát đó nói ǵ, ông bảo:
- Trái không độc th́ ăn được, lời không phiền người th́ nói được,
việc không hại người th́ làm được, câu có vần điệu th́ hát được. Cứ
hát, cứ sống như trẻ con để khi hiểu được ư nghĩa cuộc đời th́ cũng
là lúc phải đi xa một ḿnh rồi.
- Đi xa là về đâu thưa ông ?
Vị du sĩ mỉm cười trỏ tay về mấy g̣ đất bên đường. Đám trẻ tỏ dấu
rùng ḿnh. Chúng từng nghe người lớn trong làng bảo đó là những nấm
mồ vô danh không biết của ai.
Mùa hạ năm đó, trong làng có người mắc bệnh lạ, thuốc thầy ǵ cũng
không chữa khỏi. Đường cùng, dân làng bàn nhau đến cậy nhờ vị du sĩ
như để cầu may, một phần cũng v́ có kẻ nhất mực cho ông là một
phương sĩ lưu lạc thế nào cũng biết vài món huyền thuật để pḥng
thân. Nghe dân làng thưa chuyện, vị du sĩ mỉm cười :
- Ta chưa từng biết đến thứ ǵ là linh phù, thần dược hay cầu đảo
quỷ thần. Sa môn dù có riêng biệt dặm mây cũng phải có lúc thuận
theo thế thường mà liệu việc: Uống ăn phải lẽ, thuốc thang hợp cách,
tâm bớt tham giận, tận dụng thanh khí, thân thường vận động. Đó
chẵng là phép dưỡng sinh hữu hiệu nhất đó sao !
- Xin thưa, lời thầy thậm phải, nhưng dường như trong cơi nhân gian
đôi lúc c̣n có những thứ nằm ngoài điều thường thức vốn chỉ có thể
nhận biết bằng việc thấy nghe …Nay xin được nghe về điều ấy, ít ra
cũng để trấn an ḷng người.
- Th́ ra là thế. Nếu đă thử qua nhiều cách, giờ c̣n một cách may ra
giúp được ǵ chăng : Gom hết ăn mày làng trên xóm dưới về và tùy sức
ḿnh mà cho gạo thóc áo quần rồi một ḷng nghĩ tưởng đến hàng khuất
mặt như là những người thân để chia sẻ công đức này và nguyện được
b́nh yên. Nếu chẵng mắc trọng nghiệp tiền thân th́ cách này xem ra
cũng có chổ hi vọng.
Dân làng theo lời và chuyện lạ lùng khó ngờ được đă xăy ra. Hơn chục
kẻ bệnh trong làng bỗng dưng khỏe lại như chưa từng đau. Dân làng
cảm mộ ân đức vị du sĩ, họ góp sức nhau dựng cho ông một thảo xá
xinh xắn nằm biệt lập ở băi sông cuối làng. Vị du sĩ chịu về thảo xá
để không phụ ḷng thiên hạ, nhưng bao nhiêu lễ phẩm mang đến cúng
dường đều bị ông từ chối.
Ông tiếp tục khất thực mỗi sáng, và thức ăn c̣n lại luôn chia đều
cho đám trẻ chăn trâu. Trước sau dường như ông chỉ độ được lũ con
nít này. C̣n người lớn, phục ông th́ có phục, nhưng họ không thể
thân cận. Lời ông nghe ra quá khô khan khó hiểu, và điều đáng nói là
ông đă không có được một vẻ ngoài khuất lấp mơ hồ để họ phó thác thứ
niềm tin thần mị. Ông luôn là một người quá thực tế, minh bạch. Mà
đó lại không là điều thiên hạ mong mơi. Họ muốn thấy ông phù phép
thần bí, thậm chí có chút cơ xảo cũng được, miễn là kín đáo tinh vi
một tí để ḷng phàm dễ dăi của họ có chổ tựa nương. Nói cho cùng,
những thứ ông có th́ thiên hạ không cần và thứ họ cần th́ ông không
có. Thế là dù vẫn mỗi sáng đặt bát cúng dường vị du sĩ, nhưng đối
với dân làng ở đây việc t́m đến lắng nghe ông vẫn cứ là điều bất
tiện.
Ḍng đời trôi nhanh như con nước. Vị du sĩ đă trăi hơn mười mùa mưa
ở làng Nhơn Trạch. Một đứa trong đám trẻ chăn trâu xem chừng có
nhiều ngộ tánh đă tự ư xin theo vị du sĩ để làm học tṛ và kiếp tu
của nó cũng được vỡ ḷng bằng mấy bài hát đồng dao mà mỗi chặng đời
sau này chỉ là từng bước thấm thía những huyền nghĩa trong đó.
Một đêm mùa đông, sương trắng ở đâu về giăng kín làng và sáng hôm
sau người ta mới hay vị du sĩ đă lên đường đi mất, để lại ở thảo xá
kia một nhà sư trẻ tuổi tiếp nối chuyện kệ sớm kinh chiều.
Những buổi mưa khuya nằm một ḿnh ở thảo xá quạnh hiu, nhà sư trẻ
kia cứ ngẩm nghĩ măi vẫn không hiểu được câu nói lấp lững mơ hồ của
sư phụ trong đêm từ biệt:
- Xứ này âm thịnh dương suy. Chánh pháp là mặt trời lớn nên dễ khiến
thiên hạ e ngại. Họ chỉ có thể đón nhận cái ǵ nhẹ nhàng, êm mát như
ánh trăng chẵng hạn. Ánh trăng cũng là ánh sáng mặt trời nhưng đă
qua một miền trung chuyển. Con rồi cũng có lúc phải bỏ đây mà lên
đường, nhưng khi đó nơi này sẽ là một đạo tràng lớn mạnh và chính
con là người khởi dựng công tŕnh ấy. Đừng quên lời ta, lúc ấy hăy
đặt tên chùa là Hiệp Phố…
Sao lại là Hiệp Phố ? Tên gọi đó nào có ư nghĩa ǵ trong Phật điển
hay văn chương. Dường như đó chỉ là một địa danh cũ ở đất Giao Châu
xưa. Thầy nhớ từng nghe qua nơi chốn này từ các kỳ lăo. Sao lúc nào
lời sư phụ cũng có âm hưởng đồng dao. Ông yêu tuổi thơ hay chưa từng
tin cậy người lớn ?
-------------xxx-------xxx------------
Hai mươi năm sau, nhà sư trẻ ngày xưa giờ đă trọng tuổi. Sau mấy lần
thay mái sửa vách cho thảo xá, ông đă đi xin gạch vụn về rồi tự tay
trộn vữa làm chùa bằng vôi bột, bă đường với nhựa dây tơ hồng hái từ
ngoài băi. Việc xong, ông đặt tên chùa là Hiệp Phố. Trong chùa bây
giờ ngoài ông, c̣n có một bà cụ cũng người phương ngoài xô dạt đến
đây xin làm công quả.
Một đêm mưa gió mịt mù, anh đánh dặm ngoài làng đă vớt được trên
sông một tráp gỗ quách am thơm lừng và trong đó là một đứa bé c̣n đỏ
hỏn. Anh đánh dặm muốn nuôi làm con, nhưng xem lại thấy nó là gái,
anh có chút ái ngại rồi đem giao cho bà cụ trên chùa. Đứa bé được
đặt tên Phù Di (con mọi trôi sông) và dễ nuôi kỳ lạ, chỉ uống nước
cơm, cháo loăng mà bụ bẩm mau lớn không ngờ. Vừa lên sáu tuổi nó đă
nhận được mặt chữ, hoành phi trướng liễn thấy được ở đâu một lần đều
có thể viết lại không thiếu một nét. Thầy trụ tŕ thấy lạ, đem các
sách An Ban, Lư Hoặc dạy cho, thảy đều nằm ḷng chẵng sót.
Năm mười ba tuổi, dù ăn vận nâu ṣng, nhưng Phù Di cứ đẹp như hoa:
Răng ngọc, môi hồng, cao lớn cân đối, đă vậy lại ăn nói ư tứ, sâu
sắc. Có điều kỳ lạ là cô bé như căm ghét đàn ông, bất luận tuổi tác.
Ngoại trừ sư phụ là trụ tŕ chùa Hiệp Phố, cô bé luôn tránh mặt nam
giới. Tuy thế, điều đặc biệt là từ sau ngày có cô, khách thập phương
đến viếng chùa như đông đảo hơn. Người ta thích nghe cô tụng kinh,
nói chuyện. Giọng cô khi vui như tiếng hoàng yến, lúc buồn nghe như
ngọc vỡ. Mấy hôm sư phụ có bệnh, cô đứng làm chủ lễ, người xem như
hội.
Một khuya, thỉnh chuông đă lâu, không thấy sư phụ lên điện tụng kinh,
Phù Di cùng bà cụ xuống tăng pḥng gỏ cửa măi không nghe thấy tiếng
trả lời. Sau đó biết ra là thầy trụ tŕ đă bỏ chùa ra đi với mấy chữ
nhắn lại, viết trên vách gỗ, đọc tựa đồng dao :
Duyên đến duyên đi
Nhân sinh mấy th́
Chim chiều về núi
C̣n chi, mất chi
Chết là tử biệt
Sống là sinh ly
Kẻ sau, người trước
Ai khứ, ai quy
Phù Di chẵng tỏ vẻ ǵ, mắt chỉ đỏ hoe, xưa giờ ít nói, nay càng im
lặng. Ba năm sau, bà cụ mất, Phù Di tṛn mười tám tuổi. Cô tự thí
phát và chiêu tập ni sinh. Chỉ trong mấy năm, chùa Hiệp Phố đă có
một ni chúng trên mười vị, ai cũng chữ nghĩa biện tài. Và trong chùa
ngoài cổng lúc này đều được sửa chữa to rộng đẹp đẽ hơn trước, chỉ
riêng điện Phật bằng gạch cũ th́ vẫn được giữ nguyên như xưa để làm
nơi tôn trí di vật của hai đời sư trưởng trước kia.
Ni trưởng Phù Di rất giỏi nghi lễ. Rằm nguơn sóc vọng trên chùa hay
chuyện tang tế trong làng đều một tay cô sắp xếp. Cô soạn lại các
bài tụng, thêm bớt các lễ tiết, lại nghĩ ra nhiều cách ngâm xướng
khác nhau cho từng trường hợp tụng niệm. Cô cũng vẽ lại các kiểu mẩu
tranh tượng và kiến trúc đền tháp. Tiếng tăm đồn đại, không ít chùa
xa cũng đă đến tham khảo học hỏi. Nhưng không phải ai cũng đồng ư
với Phù Di, thậm chí có người không phục, cho cô là xem nặng h́nh
thức, bày vẽ dư thừa. Phù Di trả lời xa xôi :
- Đất này xưa từng có cao nhân dừng chân hoá độ, chỉ tiếc ở đây âm
thịnh dương suy nên không chịu nổi hùng lực của chánh pháp. Thương
đời không hưởng được ánh nắng, tổ sư đă gợi ư hậu sinh dùng phương
tiện ánh trăng để chiếu soi đời mạt pháp. Đạo ta kể ra cũng có âm và
dương, có tánh và tướng, có h́nh thức và nội dung. Trí tuệ nội quán
là phần dương cực, nội dung của đạo. Cúng tế lễ lạc là phần âm cực,
h́nh thức bên ngoài của đạo, như ánh trăng chỉ là phản quang của mặt
trời. Hai đời trụ tŕ ở đây trước kia đều là nam giới, nên xem ra
chẵng hạp thủy thổ với đất này. Trí tuệ nội hướng của các vị cứ
khiến thiên hạ thấy xa lạ, khôn kham. Ta nay thân nữ, có lạm dụng
chút h́nh thức lễ nghi nào đó th́ cũng coi như đang dùng ánh trăng
phương tiện để hoằng đạo mà thôi. Ngay đến việc ta bày ra các giọng
ngâm xướng kinh kệ cho có vần điệu cũng chỉ nhằm thuận ứng ḷng
người ở đây. Chúng sinh ở chốn biên địa lại trong thời mạt pháp th́
chỉ cần nghe để gieo duyên, chứ không thể hiểu để chứng ngộ. Các
tiền bối của ta xưa c̣n dùng đến đồng dao để hoá độ th́ việc ngâm
xướng du dương hôm nay cũng hợp lẽ mà thôi. Về việc có ai đó cho ta
không phải chánh tông truyền thừa, tự ư khai sơn, th́ cũng xin trả
lời chung là nếu thầy ta là gốc đă đi xa th́ ta là ngọn cũng nên nấn
ná mà che mát khách đường trong giây lát. Nếu đă là vật tạm th́ luận
chi đến chuyện khai giáo hay truyền thừa chứ !
Năm Phù Di đúng bốn mươi tuổi, một sáng đích thân lau dọn gian pḥng
cũ của sư phụ đă t́nh cờ bắt gặp một tráp gỗ lớn thơm ngát, dài
khoảng mấy gang tay, nằm kín đáo dưới gầm giường. Nàng bất giác liếc
nh́n về bàn thờ sư phụ rồi mở tráp. Một mảnh giấy vàng ố nhưng vẫn
c̣n nguyên vẹn những ḍng bút tích của ông:
- “ Ngày mồng sáu tháng bảy năm Canh Tuất, thiện nam Nguyễn Hoắc đến
chùa giao một bé gái trôi sông nhờ cụ bếp Ngô Thị nuôi hộ. Ngoài
chiếc tráp bằng gỗ quách am, bên cạnh đứa nhỏ c̣n một miếng ngọc
khắc chữ, hẳn là tên người. Ta là trụ tŕ tạm cho đứa bé cái tên Phù
Di để ngừa chuyện hung hiểm cho nó. Mai sau nếu tu hành sẽ có pháp
hiệu, nếu về đời có thể dùng lại tên họ trên miếng ngọc để tương
nhận thân bằng ”.
Phù Di đọc nhanh cái tên ḿnh được khắc trên miếng ngọc trắng muốt.
Lư Gia Bảo Châu. Cô bé tên Bảo Châu con nhà họ Lư. Nàng bỗng lạnh
người nhớ đến mấy câu nói của sư phụ năm nào:
- Thầy ta từng dặn phải đặt tên chùa là Hiệp Phố…. Lại bảo ta rồi sẽ
bỏ đi và mai sau ở đây sẽ là một đạo tràng lớn mạnh. Nhưng trước mắt
có ai đâu, Phù Di c̣n bé thế này lại chẵng phải là tăng.
Hai trong ba điều ấy nàng đă hiểu. Sư phụ của Phù Di đă ra đi từ năm
nàng vừa tṛn mười lăm tuổi và nơi đây bây giờ ít nhiều cũng đă là
một đạo tràng tiếng tăm. C̣n v́ sao tên chùa phải là Hiệp Phố ? Phải
chăng sư ông đă biết trước rằng người sẽ trùng hưng ngôi pháp vũ này
là một bé gái mồ côi, và lẽ nào tên nàng lại có thể ứng với tên chùa
theo lời sư ông đă dặn…
Phù Di thầm th́ trên môi :
- Chùa Hiệp Phố… Lư Gia Bảo Châu…Châu về Hiệp Phố !
Rơ ràng nơi đây đă là chốn về của con bé Bảo Châu, và Phật pháp qua
cách ứng dụng của nàng quả nhiên có phần đắc địa ở đây như một duyên
nghiệp của chúng sinh sở tại. Đó chẵng là ư nghĩa của dụ ngôn Châu
Về Hiệp Phố đấy sao !
Như có ai đó xô đẩy, ni sư Phù Di từng bước tiến lại quỳ sụp trước
bệ thờ hai thầy phương trượng. Một chút hương trầm bay nhẹ quanh
nàng.
FL 05/2005