Chùa Làng, Chùa Thị
Huỳnh Kim Quang
Ở quê tôi, đa phần các làng đều có chùa và đ́nh. Ngày xưa lúc c̣n bé, tôi và những đứa trẻ trong làng hay đến chùa và đ́nh vào những dịp lễ để vui đùa và ăn ké theo người lớn. Những h́nh ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đ́nh vẫn c̣n in đậm trong kư ức tôi cho đến ngày nay.
Thật ra lúc c̣n nhỏ, tôi chẳng hiểu được ư nghĩa về sự có mặt của chùa và đ́nh trong làng, cũng như những sinh hoạt lễ lạt thường kỳ tại các ngôi chùa và đ́nh đó có tác động thế nào đến đời sống văn hóa và tâm linh của người dân. Nhưng càng lớn lên tôi càng nh́n ra được vai tṛ quan trọng của chùa và đ́nh trong làng. Ở đây tôi chỉ xin nói riêng về vai tṛ của chùa làng, v́ nó gắn liền với cuộc đời tôi kể từ thời tấm bé.
Nói đến vai tṛ của chùa làng, tôi xin kể cho các bạn nghe một sự kiện xảy ra trong làng tôi lúc tôi c̣n rất nhỏ. Chuyện là thế này, tại làng tôi, có một họ tộc theo đạo Thiên Chúa. Lúc đó tôi không biết và cũng không phân biệt được họ theo Tin Lành hay Công Giáo. Họ không đông đảo lắm chỉ có mấy gia đ́nh. Họ thường tụ tập tại các tư gia này để đọc kinh, làm lễ. Họ là những gia đ́nh có nhiều người ăn học khá hơn người dân khác trong làng. V́ vậy, họ mở lớp học, dạy trẻ em trong làng tại nhà riêng. Tôi là một trong những đứa bé tham dự vào các lớp học mẫu giáo a, b, c,… tại những ngôi nhà của họ tộc theo đạo Thiên Chúa này. Ấn tượng mà tôi c̣n nhớ măi là cái cảm giác ngồ ngộ kích thích sự ṭ ṃ muốn xem và nghe lúc các gia đ́nh này tụ họp để đọc kinh. Nhưng lúc đă nh́n thấy họ đọc kinh và nghe âm điệu là lạ, nh́n cây đèn bạch lạp màu trắng xanh xao, th́ ḿnh lại có cảm giác ngờ ngợ, xa lạ sao đó… Cho nên, đa phần bọn trẻ chúng tôi chỉ đến xem một lát th́ bỏ về. Dân trong làng, những người lớn tuổi khác th́ không thấy có mặt ở đó dù chỉ để xem. Lúc đó, tôi có cảm nhận mấy gia đ́nh theo đạo ấy là một ốc đảo lẻ loi trong cái làng của ḿnh.
Mấy năm sau, tôi rời làng, lên tỉnh để học. Bẵng đi một thời gian vài năm, khi tôi về lại th́ hoàn cảnh đă thay đổi. Hầu như đa phần trong số các gia đ́nh họ đạo ấy đều bỏ đạo đi theo chùa. Những người con cháu trong các gia đ́nh họ đạo đó đă không c̣n tiếp tục giữ đạo nữa. Có lần về chùa làng trong dịp lễ tôi thấy họ đi chùa lễ Phật và sinh hoạt chung với bà con trong làng. Cái ốc đảo họ đạo kia hầu như đă bị chuyển hóa toàn bộ.
Ở chùa làng, thường những vị thầy trú tŕ làm rất nhiều việc cho dân làng. Ngoài việc trông nom chăm sóc ngôi chùa, mà chùa nào cũng có ruộng đất canh tác riêng để tự túc, việc lễ lộc hàng tháng, hàng năm tại chùa, vị trú tŕ c̣n kiêm luôn việc coi ngày giờ tốt, xấu để cưới hỏi, ma chay, xây cất và sửa chữa nhà cửa, thậm chí sửa chuồng ḅ, chuồng heo cũng nhờ thầy xem ngày tốt. Những khi dân làng có chuyện tang chế th́ vị thầy ở chùa làng là người tận t́nh cố vấn, hướng dẫn, và thực hiện các lễ nghi cho tang quyến. Chùa làng c̣n là nơi để dân làng đến uống trà, tṛ chuyện, tâm sự đủ mọi thứ trên đời. Tôi nhớ trong thời kỳ chiến tranh, chùa làng cũng là nơi để dân ở những làng khác chạy giặc đến tạm cư một thời gian, khi b́nh an th́ quay về lại làng cũ. V́ vậy, có thể nói chùa làng là cái ngôi từ đường của bá tánh trong làng. Nó gần gũi, hữu ích, thân thiện, và không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của người dân. Tôi vẫn không quên h́nh ảnh rất cảm động của người dân làng mang, xách, đội từng trái bầu, trái bí, củ khoai, cái bắp chuối, rổ rau sống, giỏ bánh mứt đến chùa làng trong những dịp lễ cúng. Họ xem đó như là chuyện b́nh thường của người trong nhà, trong họ nên làm lúc nhà từ đường cúng giỗ. Với t́nh cảm thiêng liêng, sâu sắc và truyền thống lâu đời như vậy, dân làng xem chùa làng, xem đức Phật, xem ông thầy như người nhà với tất cả sự kính trọng và thân yêu.
Trong ngôi làng như thế th́ đâu c̣n chỗ nào cho một tôn giáo mới nảy sinh và phát triển.
Có người nói, chùa chiền ǵ mà lung tung quá, mê tín dị đoan quá, không hợp với Phật Pháp! Chùa chiền ǵ mà đi xem bói, đi coi ngày tốt xấu để cưới hỏi, để xây chuồng ḅ, chuồng heo!
Những phàn nàn và thậm chí chỉ trích trên, không phù hợp với thực tế. Tại sao?
Bởi v́ tập tục bị phàn nàn đó là của người dân chứ không phải của chùa. Chùa làng nếu muốn phục vụ cho dân th́ trước hết phải đáp ứng theo một số nhu cầu của họ, mà ở đây là những tập tục đă có từ lâu đời. Chùa cũng không thể quay lưng hay chống đối cực đoan với các tập tục đó mà phải lần hồi thay đổi bằng những phương thức hợp t́nh hợp lư, nếu không chùa sẽ trở thành một thứ ốc đảo bị cô lập trong cộng đồng làng xă địa phương. Nhắc tới điều này, tôi nhớ, trước Cộng Đồng Vatican 2 vào đầu thập niên 1960, Công Giáo cũng v́ cấm con chiên thắp nhang, thờ cúng ông bà tổ tiên nên khi truyền vào Á Châu th́ bị thất bại, không thể phát triển, v́ bị người dân chống đối, tẩy chay. Do đó, Cộng Đồng Vatican 2 mới để cho con chiên được tiếp tục giữ tập tục truyền thống của họ. Trước Cộng Đồng Vatican 2, Giáo Hội Công Giáo cũng chỉ trích việc thờ cúng ông bà là mê tín dị đoan, là hủ tục cần phải thay đổi để sống theo nếp sống văn minh.
Dĩ nhiên, chùa là nơi để thực hiện mục đích chuyển mê khai ngộ cho con người, tức là có nhiệm vụ giáo dục, điều hướng, và giúp con người khai mở tâm và trí, để xây dựng niềm tin trong chánh kiến, phát triển trí tuệ và mở rộng ḷng từ bi. Nhưng việc chuyển mê khai ngộ th́ c̣n tùy theo căn cơ của con người và hoàn cảnh của xă hội mà ứng dụng phương thức, cũng như có mau chậm khác nhau. Muốn chuyển hóa dân làng từ mê tín sang chánh tín cần phải chuẩn bị một số việc cần thiết như sau.
Thứ nhất, nâng cao dân trí bằng con đường mở mang trường học, khuyến khích và hỗ trợ cho dân làng và con em của họ có điều kiện học hành tới nơi tới chốn để tránh t́nh trạng thất học, hay học ít nên thiếu nhận thức chính xác. Trong trường hợp này, chùa làng có vai tṛ rất lớn và rất hữu dụng trong việc giúp giáo dục con em của dân làng bằng cách biến chùa thành trường học, thành nơi dạy kèm cho các em. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng ngày xưa khi đất nước chưa thành lập hệ thống giáo dục chính thức th́ chùa là trường học, là trung tâm văn hóa đào tạo nhân tài cho xă tắc.
Thứ hai, giúp dân làng ngày càng hiểu biết thêm về Phật Pháp. Đây chính là sứ mạng trọng đại mà chùa là cơ sở nền tảng để thực hành. Chùa cần thường xuyên giảng giải Phật Pháp trong các lễ lạt hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, hay trong các khóa tu học đặc biệt. Chùa là thư viện, là trung âm ấn hành, biếu tặng và khuyến khích quần chúng đọc kinh sách Phật học.
Thứ ba, các vị trú tŕ cần được đào tạo có trường lớp căn bản về khả năng chuyên môn làm trú tŕ. Các vị trú tŕ không thể thiếu một số yếu tố cần thiết như tŕnh độ Phật học căn bản, biết các khoa nghi lễ tổng quát, biết cách tiếp xử với quần chúng Phật tử nông thôn, có tấm ḷng từ bi hỷ xả đủ để có thể bao dung, tận tụy phục vụ cho dân làng mà không đ̣i hỏi điều ǵ vượt ngoài hoàn cảnh tại địa phương cho phép.
Tuy nhiên, đó chỉ là lư thuyết. Thực tế, th́ không đơn giản như vậy. Dân làng thường là thành phần nông dân có học thức thấp, sống giản dị, chất phác, thuần hậu và giữ ǵn tập tục một cách bền vững. Cho nên, người dân làng ít hiểu biết thấu đáo tinh hoa triết lư và giáo pháp đức Phật để đem ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày. Niềm tin của dân làng, v́ vậy, cũng rất mộc mạc và pha lẫn tính huyền thoại đôi khi không phù hợp với chánh tín, rất khó để thay đổi lối sống theo tập tục lâu đời. Hơn nữa, các vị tăng, ni trú tŕ các ngôi chùa làng thường là gốc gác từ gia đ́nh nông thôn mà ra, không phải là những vị tăng, ni có tŕnh độ văn hóa và Phật học cao - những vị có tŕnh độ văn hóa và Phật học cao th́ thấy không thích hợp với vai tṛ trú tŕ ngôi chùa làng - nên cũng khó ḷng mà thực hiện các phương thức chuyển hóa dân làng hiệu quả. Từ thực tế đó cho thấy rằng chúng ta, trước hết, là phải chấp nhận hiện thực khiếm khuyết ở một số mặt mà không thể đ̣i hỏi sự hoàn hảo quá lớn. Rồi th́, song song với việc duy tŕ sự có mặt của chùa làng là đề ra và thực hiện các phương thức chuyển hóa và hoàn thiện lần hồi tùy theo hoàn cảnh ở mội địa phương.
Nhân đây tôi cũng xin đề cập đến một sự kiện rất đáng quan ngại về t́nh h́nh chùa chiền tại nông thôn Việt Nam ngày nay. Với đà phát triển của xă hội theo chiều hướng kinh tế thị trường những năm gần đây, bộ mặt nông thôn Việt Nam đang ngày càng biến dạng trong chiều hướng tiêu cực: đất đai trồng trọt mùa màng ngày càng bị mất v́ nhường chỗ cho các hăng xưởng mọc lên; vành đai các đô thị lớn mở rộng đến các miền nông thôn; nhiều dân quê không c̣n thấy việc làm ruộng là phương kế sinh nhai thích hợp nên t́m cách vào các thành phố để kiếm công ăn việc làm; tuổi trẻ nông thôn sau khi học xong th́ đa phần đều chọn sống ở thành thị nên, không quay về miền quê nữa; đ́nh, chùa ở nhiều làng v́ vậy cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng thậm chí có nơi c̣n không có tăng, ni nào trú tŕ để hướng dẫn Phật tử tu học và duy tŕ cơ sở vật chất. Các tổ chức Giáo Hội dường như vẫn chưa quan tâm đúng mức hầu đề ra kế hoạch cụ thể và khả thi để duy tŕ và phát triển hệ thống chùa làng. Thêm vào đó, đa phần tăng, ni đều không muốn về làm trú tŕ ở các ngôi chùa làng, v́ nhiều lư do, mà trong đó có lư do chùa làng không phải là đất phát triển, không thích hợp với bằng cấp cao mà họ đă thành đạt, v.v…
T́nh h́nh này nếu c̣n tiếp tục kéo dài th́ thành tŕ kiên cố lâu đời nhất để bảo vệ Phật Giáo, bảo vệ văn hóa truyền thống dân gian Việt Nam sẽ bị sụp đổ!
Khi làn sóng văn minh phương Tây mà đi theo là các trào lưu văn hóa mới, các thị trường kinh tế tư bản tự do thổi vào Việt Nam trong các thập niên đầu thế kỷ hai mươi và đặc biệt là trào lưu toàn cầu hóa trong vài thập niên qua, mô thức sinh hoạt của xă hội Việt Nam đă lần lần thay đổi: sức mạnh của đô thị hóa, công nghiệp hóa, tin học hóa ngày càng phát triển lôi kéo theo đó là sự gia tăng dân số tại thành thị đến mức chóng mặt mà hệ quả không tránh khỏi là xă hội nông thôn đứng trước t́nh trạng thụt lùi cả về mặt dân số lẫn sức duy tŕ và phát triển đủ để đáp ứng những biến động dồn dập đưa tới.
Chùa chiền, do đó, cũng bị cuốn hút theo cơn lốc thời đại. Về mặt khách quan, đó là nhu cầu không thể cưỡng và c̣n rất cần thiết đối với các tôn giáo nói chung và Phật Giáo nói riêng, cũng như các cộng đồng xă hội khác. Ngược lại, về mặt chủ quan, đó là thách thức đầy nguy cơ cho Phật Giáo nếu không biết cách thích nghi để vừa bảo vệ truyền thống, vừa phát triển đạo giáo, và vừa tránh được những bế tắc khó thoát. Trong bối cảnh đó, chùa chiền ngày càng được kiến tạo nhiều hơn tại các thành phố, nhưng lại bị lăng quên ở miền quê, miền núi xa xôi. Số lượng tăng, ni cũng càng lúc càng gia tăng ở thành thị. Đó là tin vui v́ theo lư thuyết một ngôi chùa có mặt sẽ giảm đi một nhà tù, một người xuất gia đầu Phật sẽ bớt đi một người xấu tạo bất ổn cho xă hội.
Đến đây, một vấn đề khác cần được đặt ra là, với t́nh trạng phát triển của Phật Giáo qua h́nh thức chùa chiền và tăng, ni có mặt đông đảo có thực sự giúp ích cho cộng đồng xă hội bớt những tệ nạn, những bất an hay không? Chưa có một nghiên cứu hay thống kê nào đầy đủ và khả tín về vấn đề này được thực hiện và đưa ra cho đến nay để có thể giúp người ta có nhận định và chứng thực cụ thể. Tuy nhiên, những nhà lănh đạo Phật Giáo và cả hàng ngũ cư sĩ Phật tử có quan tâm đến vận mệnh của đạo pháp và dân tộc cũng cần phải nghiêm chỉnh xem xét và thẩm định lại chuyện này.
Xem xét và thẩm định để làm ǵ, có lợi ích ǵ?
Câu trả lời đă quá rơ, đó là có, rất có lợi ích. V́ sao? Bởi v́, chúng ta không thể một mặt th́ cho rằng Phật Giáo đang phát triển, chùa chiền và tăng, ni đông đảo, nhưng mặt khác, trên thực tế xă hội, lại từng ngày từng giờ chính chúng ta chứng kiến vô số những bất an mang lại từ các tệ nạn xă hội: rượu chè cờ bạc, hút xách, x́ ke ma túy, băng đảng hoành hành, tuổi trẻ sa đà trong những cuộc truy hoan, ăn chơi, lêu lỏng hay bị bán cho các tổ chức tội phạm chuyên mua bán trinh tiết, tham nhũng tràn ngập khắp nơi và ngay cả trong học đường, trong chùa chiền, gian dối, lừa gạt, trộm cắp, và chạy theo chủ nghĩa kim tiền để chỉ biết có tiền và xoay lưng lại với tất cả nguyên tắc đạo đức truyền thống, v.v…
Tất nhiên, về mặt hành chánh và pháp lư, đó không phải là trách nhiệm của Phật Giáo, nhưng về mặt đạo đức và tâm linh, nếu Phật Giáo có mặt trong hoàn cảnh xă hội với những bất ổn và tệ nạn như vậy mà không làm ǵ để cải thiện, để giúp ích giảm thiểu th́ cũng cần phải đặt lại vai tṛ và hiệu quả của sứ mệnh truyền bá chánh pháp mà chúng ta thường xuyên nói đến. Nếu chúng ta, những Phật tử tăng, ni và cư sĩ, cho rằng đó là chuyện của các cơ quan chức năng nhà nước, c̣n ḿnh th́ chỉ chú tâm vào việc hoằng pháp, hướng dẫn tu học cho quẩn chúng. Vậy th́, chúng ta cũng nên suy nghĩ lại về hiệu qủa cùa sự hướng dẫn tu học đó có tác động thực tiễn và hữu ích đến mức nào đối với từng cá nhân, gia đ́nh và cộng đồng xă hội chung quanh. Nếu trong khu phố, trong làng có ngôi chùa mà cùng lúc cũng là nơi xảy ra nhiều tệ nạn xă hội th́ những vị có trách nhiệm hoằng pháp trong ngôi chùa đó cần phải xem xét lại hiệu quả xă hội của công tác hoẳng pháp mà ḿnh đă thực hiện.
Tại hải ngoại, từ khi cộng đồng người Việt định cư tạo nhiều miền của nhiều quốc gia trên thế giới từ Mỹ Châu, Âu Châu tới Úc Châu, chùa chiền được xây dựng lên ngày càng nhiều, nhất là ở Hoa Kỳ, nơi có dân số người Việt và tăng, ni Phật Giáo Việt Nam đông đảo nhất. Chỉ riêng tại thành phố Santa Ana, miền nam tiểu bang California, đă có tới ba, bốn chục ngôi chùa. Nhiều chùa rất bề thế, khang trang, rộng răi, và đồ sộ. Nhưng cũng có nhiều chùa thuộc loại “cải gia vi tự” nhỏ hẹp, thiếu nhiều phương tiện, không đủ không gian để tổ chức các khóa tu học và lễ lạt thường kỳ. Ngay tại Santa Ana, trong một khu vực chưa quá vài dặm vuông, đă có tới mười mấy ngôi chùa, có thể gọi là làng chùa, chứ không phài là chùa làng như ở thôn quê Việt Nam. Một cách nào đó, làng chùa ở hải ngoại là mô thức chùa làng ở nông thôn Việt Nam, dù hoàn cảnh th́ khác xa. Nhưng, tựu trung đó là thành tŕ để giữ Đạo.
T́nh trạng chùa chiền như vậy có nhiều quá tới mức lạm phát không?
Đối với tôi th́ không. V́ sao?
Về mặt h́nh thức, ít nhất đó là chứng cứ rơ rệt cho thấy sự ổn định và phát triển vững mạnh của các cộng đồng Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại trong hơn ba mươi năm có mặt tại những quốc độ này. Hơn nữa, sự có mặt của những ngôi chùa Việt Nam trên đất khách quê người, ngay tại các quốc gia mà chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Ky Tô Giáo, như vậy cũng làm cho cư dân bản địa phần nào biết đến Phật Giáo Việt Nam qua h́nh ảnh, qua nghệ thuật kiến trúc, qua h́nh tượng Phật, Bồ Tát, và qua h́nh bóng của vị Tăng Sĩ Phật Giáo Việt Nam. Đó cũng là cách giới thiệu gián tiếp đạo Phật Việt Nam cho thế giới Tây Phương, chưa nói đến, trên thực tế có rất nhiều người Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Úc đă trở thành Phật tử dưới sự hướng dẫn của chư tăng, ni Phật Giáo Việt Nam hành đạo tại những đất nước này.
Về mặt sinh hoạt văn hóa, đạo đức và tâm linh, dù là ngôi chùa có rất ít sinh hoạt th́ cùng có thể quy tụ được một vài vị tăng, ni và vài ba chục Phật tử đến để tu học, tụng Kinh, bái sám, cử hành các lễ lộc theo truyền thống dân tộc và Phật Giáo Việt Nam. Đối với những ngôi chùa bề thế có nhiều chương tŕnh sinh hoạt phong phú như dạy tiếng Việt cho con em người Việt, dạy vơ, dạy hội họa; in ấn sách báo, kinh điển; tổ chức các buổi ra mắt hay giới thiệu các tác phẩm văn học Phật Giáo; tổ chức các buổi lễ lớn trang nghiêm và công cộng đúng truyền thống Phật Giáo Việt Nam như lễ Phật Đản, Vu Lan, Tết Nguyên Đán, Rằm Tháng Giêng, v.v…; tổ chức các thời thuyết pháp, các khóa tu học hàng tuần, hàng tháng, các ngày thọ Bát Quan Trai, huân tu Tịnh Độ, thực tập Thiền, và các khóa tu học Phật Pháp đặc biệt, v.v…
Về mặt bảo vệ truyền thống Đạo Phật Việt Nam, tại hải ngoại, nơi mà người Việt sinh sống là lănh địa lâu đời của Công Giáo và Tin Lành với cơ sở vật chất và phương tiện quảng bá sung măn th́ sự có mặt của tăng, ni và chùa chiền là cách tiếp cận, duy tŕ và phát triển đạo Phật Việt Nam cho các cộng đồng người Việt sống tha hương. Hơn nữa, con em người Việt tại hải ngoại từ tấm bé đă được giáo dục trong môi trường văn hóa và học đường khác hẳn với thế hệ cha mẹ, nghĩa là chúng rất dễ lăng quên hay bỏ hẳn truyền thống tôn giáo của giống ṇi. Trong bối cảnh đó, sự có mặt của nhiều ngôi chùa ngay tại những khu vực có người Việt định cư là nhu cầu cần thiết và cấp bách. C̣n nữa, sự có mặt của nhiều ngôi chùa ngay trong các khu dân cư có người Việt là điều thuận tiện cho việc đi chùa của những người cao niên không thể tự ḿnh lái xe đi xa.
Có người nói sinh hoạt chùa chiền và nếp sống tăng, ni Việt Nam ngày nay trong và ngoài nước có vẻ như không những đi xa với truyền thống thiền môn mà c̣n đi ngược lại đời sống Tăng già thời Phật. Nhận định đó về mặt bề ngoài th́ đúng, nhưng chắc chắn là chưa xét tới nhiều yếu tố khác rất quan trọng. Đó là yếu tố thời đại và xă hội.
Điều cần nói ngay ở đây là, sứ mệnh hoằng pháp là đem giáo pháp chuyển mê khai ngộ của đức Phật để giáo hóa quần sinh. Nhưng để thực hiện sứ mệnh ấy người tăng sĩ Phật Giáo phải dấn thân vào cuộc đời, vào xă hội, phải đem Phật Pháp vào tận thành thị nông thôn, vào tận từng gia đ́nh, mà không phải chờ đợi người dân đến với ḿnh, giống như ngày xưa đức Phật đi du hóa từ làng này sang làng khác, từ thị tứ kia đến thị tứ nọ. Sự có mặt của ngôi chùa trong từng làng mạc, trong từng khu phố chính là thể hiện sứ mệnh nói trên một cách tích cực và cụ thể.
Phật Giáo lưu truyền tại thế giới này cho đến nay đă trên hai mươi lăm thế kỷ, trải qua biết bao biến thiên của thời cuộc, biết bao thăng trầm của lịch sử, và biết bao chuyển đổi của các nền văn minh, mà vẫn tồn tại và không ngừng phát triển là v́ nguyên do ǵ, nếu không phải dựa vào hai yếu tính bất biến và tùy duyên. Bất biến đối với lư tưởng cốt lơi giải thoát và giác ngộ, nhưng tùy duyên với thời đại và hoàn cảnh sở tại. Ngày nay, trong thế giới toàn cầu hóa, sinh hoạt thiền môn trên non cao, trong rừng sâu núi thẳm cô tịch đă không c̣n là phương thức kiến hiệu để mang thông điệp giải khổ của đức Phật đến cho bá tánh vạn dân. Giờ đây, trong xă hội bùng phát nhanh như hỏa tiễn của nếp sống văn minh khoa học kỹ thuật, dù là tăng sĩ hay cư sĩ cũng không thể đẩy ḿnh ra ngoài lề cuộc đời bằng lối sống chậm tiến, lạc hậu, và cổ hũ mà mong làm tṛn trọng trách hoằng dương Phật Pháp. Trong bối cảnh thời đại và xă hội như thế, chùa chiền không thể là những am tranh xiêu vẹo, bởi v́ nơi đó sẽ không thể thực hiện được các Phật sự mang tầm vóc cộng đồng rộng răi, và có sức thu hút nhiều người thuộc các thành phần và giai tầng xă hội, đặc biệt là giới trẻ.
Thế hệ tăng, ni Việt Nam đầu tiên ra nước ngoài định cư và hoằng pháp từ khoảng ba chục năm nay không phải v́ miếng cơm manh áo hay v́ chùa to Phật lớn mà phải tận tụy hy sinh cuộc đời tu hành của ḿnh để lao tâm khổ tứ đi xây từng viên gạch, lấp từng vũng nước đọng, trồng từng cội tùng non hầu tạo dựng một ngôi Tam Bảo có đủ điều kiện thuận tiện và an tâm cho một đạo tràng tăng tín đồ tu học. Đó là công đức không nhỏ của những nhà truyền bá chánh pháp lúc ban đầu. Tôi đă từng chứng kiến cảnh tượng rất xúc động tại một số ngôi chùa ở Hoa Kỳ mà tôi có dịp ghé thăm, khi thấy những vị trú tŕ vừa là giảng sư thuyết pháp, vừa là đạo sư hướng dẫn tu học cho đồng hương Phật tử, vừa là kinh sư đáp ứng nhu cầu nghi lễ cho bà con người Việt trong vùng, vừa tự túc nấu ăn, vừa làm hương đăng dọn dẹp trong ngoài chùa, vừa công phu bái sám, nghĩa là làm tất cả mọi việc cần làm. Nếu không có những vị tăng sĩ hy sinh như thế th́ ngày nay làm ǵ có hàng trăm ngôi chùa tại hải ngoại?
Với hoàn cảnh xă hội và sinh hoạt thiền môn ở hải ngoại, ngay cả trong nước nữa, như thế, tất nhiên, không thể nào không ảnh hưởng đến con đường tu tập của tăng, ni. Nhưng, ảnh hưởng tới mức nào và như thế nào th́ c̣n phải tùy thuộc vào bản lănh tu tập và nội lực tâm linh của từng vị. Đánh giá ảnh hưởng đó lên con đường tu tập của chư tăng, ni th́ không thể chỉ nh́n bề ngoài, hay chỉ nh́n thoáng qua trong một giai đoạn nào đó. Người xưa có nói rằng “cái quan định tội,” nghĩa là muốn phán xét một người nào đó th́ tốt nhất là hăy đợi đến lúc đậy nắp quan tài của người đó rồi hăy khẳng định.
Đề cập đến vấn đề bản lănh tu tập và nội lực tâm linh của tăng, ni và cư sĩ tại hải ngoại, tôi xin đơn cử hai trường hợp mà tôi từng chính mắt chứng kiến cũng như từng nghe người khác chứng kiến thuật lại về sự ra đi của Cố Trưởng Lăo Ḥa Thượng Thích Trí Chơn (ngày 14 tháng 3 năm 2011 tại Santa Ana, California) và Cố Giáo Sư Phạm Công Thiện (ngày 8 tháng 3 năm 2011 tại Houston, Texas). Ḥa Thượng Thích Trí Chơn là vị tăng sĩ Phật Giáo Việt Nam đă hy sinh mấy chục năm dài để hoằng pháp, xây dựng chùa chiền và giáo dục tăng, ni trẻ. Nh́n bề ngoài Ngài là người rất đa đoan Phật sự. Nhưng khi Ngài viên tịch th́ quả thật là nội lực tâm linh và tu chứng đạt đến mức phi thường. Bệnh ung thư, sức khỏe suy kiệt trầm trọng, nhưng Ngài vẫn b́nh thản, tự tại. Ngài biết trước ngày ra đi. Đến giờ phút cuối cùng trước khi viên tịch Ngài rất minh mẫn và tinh tấn lạ thường. Ngài ra đi trong tỉnh giác và b́nh an. Giáo Sư Phạm Công Thiện cũng vậy, là vị cư sĩ mà hành trạng lúc sinh tiền không giống ai cả. Nhưng, đến khi lâm chung th́ rất bất khả tư ngh́. Ông biết trước ngày ra đi và ngay trước khi lâm chung ông c̣n tỉnh giác tŕ chú và bắt ấn hộ thân. Đúng là Phật Pháp rất mầu nhiệm và hành trạng của chư tăng, ni cũng như cư sĩ, những vị hành tŕ Phật Pháp, cũng rất thậm thâm vi diệu!
Như thế th́ đâu phải trong thời đại văn minh khoa học kỹ thuật vượt bực, trong xă hội vật chất xa hoa phóng dật, trong cuộc sống mà con người bị cuốn hút theo giờ giấc và công việc lại không có những hành giả thành tựu đại nguyện và đại hạnh của bồ tát?
Để kết thúc bài viết này, tôi xin mượn mấy câu thơ nổi tiếng của Cố Thi Sĩ Huyền Không viết về ngôi chùa trong bài thơ Nhớ Chùa:
“Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông.”