CON LÀ BỒ-TÁT

 

(viết thay những người làm cha mẹ,

và để tặng những thiên thần bé nhỏ trên đời)

 

 

 

TIẾNG GỌI CỦA L̉NG TỪ 

 

Cơn trốt tàn nhẫn quét ngang cánh đồng trống, ngang qua những căn nhà gỗ mong manh, xoáy mạnh và bốc lên cao những người, thú, đất đá và cây cối…, rồi vô t́nh thả xuống lại trên những đồng cỏ và mặt đất xác xơ. Trốt qua rồi, không ǵ c̣n nguyên vẹn. Trên những dặm vuông dài là hoang tàn, đổ nát.

Con người ở đời này vẫn thường phá hoại như thế. Chỉ v́ những cái tên, người ta vô tâm, lạnh lùng hăm hại và làm tổn thương kẻ khác. Cái tên đối với một số những người lớn, không đơn thuần là cái tên để gọi và để phân biệt giữa người này với người nọ; mà trở thành mục tiêu để theo đuổi những thành quả ở đời đến nỗi có thể dẫm đạp lên sự thật, đánh mất niềm tin về nhân-quả, vô ân bạc nghĩa, và không c̣n ḷng trắc ẩn đối với nỗi khổ của con người.

Con của ba mẹ không như thế. Con không có khái niệm ǵ về một cái tên và giá trị phân biệt nào của nó. Khi gọi “ba ơi, mẹ ơi!”, con gọi với ḷng thương yêu và nhu cầu thương yêu của con. Tiếng “ba,” tiếng “mẹ,” không phải là những cái tên mà là những kư hiệu của thương yêu. Mỗi lần nghe con gọi “ba, ba ơi!”, hay “mẹ, mẹ ơi!”, ba mẹ rung động cả tâm can. Dường như trọn vẹn cả hồn và xác ba mẹ đều được đánh thức dậy bởi tiếng gọi đó của con. Tiếng gọi đầu đời của con là tiếng gọi của ḷng thương yêu, của niềm trắc ẩn. Dù tâm hồn của ba mẹ có băng giá đến đâu, dù ba mẹ có là những người vị kỷ sống trên đời không làm lợi ích cho ai, nhưng nghe tiếng con gọi là tất cả ḷng thương yêu được trỗi dậy, và tính vị kỷ liền tan biến ngay. Tiếng gọi của con chẳng khác ǵ ban cho ba mẹ niềm vui và ḷng thương tưởng đến kẻ khác.

Con đă nhắc nhở ba mẹ thế nào là ḷng từ bi, con có biết không?

 

 

KHOAN DUNG, THA THỨ

 

Người ta thường có khuynh hướng tự tha thứ: dễ dàng xí xóa cho bản thân nếu làm phải điều lỗi lầm ǵ; nhưng lại quá khe khắt, quá cố chấp đối với những lỗi lầm của kẻ khác. Có khi chỉ v́ một vài lỗi nhỏ mà những người thương nhau đă không nh́n mặt nhau trong một thời gian dài, hoặc vĩnh viễn xa nhau. Có khi v́ những sai lầm của ai đó, người ta giận ghét lây đến nhiều người khác. Có khi lỗi lầm của thế hệ trước lại trút những hậu quả hận thù và khổ đau đến nhiều thế hệ sau. Có khi đă tỏ ư ăn năn và xin lỗi về những sai lầm đă phạm, không tái phạm về sau, vẫn bị người đời đay nghiến, nguyền rủa và nhắc tới nhắc lui suốt đời. Có khi miệng nói xin lỗi mà ḷng chẳng ăn năn, việc sai lầm cứ lặp lại, từ sai lầm nhỏ tiến  đến những sai lầm trầm trọng hơn, thương tổn đến nhiều người, nhiều thế hệ khác. Người ta dễ dàng kết án, luận tội, phán xét về lỗi lầm của kẻ khác, không khoan dung tha thứ cho ai, ngoại trừ cho chính bản thân.

Con của ba mẹ không như thế. Trong khi ba mẹ luôn la trách, điều chỉnh những điều con làm không đúng th́ con luôn luôn là người lắng nghe, sửa đổi. Những điều gọi là lỗi lầm mà ba mẹ dạy con, yêu cầu con đừng tái phạm, chẳng qua là v́ không đúng với ư của ba mẹ và xă hội. Ba mẹ đă lấy đi sự hồn nhiên trong trắng của con bằng những h́nh phạt, không cho ăn, không cho chơi, giới hạn những điều con thích, có khi là phạt đ̣n (dù chỉ là những đ̣n khẽ nhẹ nhàng), để cho con phải khóc, phải giận… Nhưng liền sau đó, con đă vui đùa trong thế giới h́nh tượng và đồ chơi của con. Dường như sống ở đời này, ba mẹ nào cũng cho rằng ḿnh không có lỗi, và chưa hề biết xin lỗi ai, huống ǵ xin lỗi con. Ba mẹ chỉ biết dạy con phải chịu lỗi và ṿng tay xin lỗi. Ba mẹ chưa kịp tha thứ cho con th́ con đă biết tha thứ cho ba mẹ. Con không bao giờ giữ lâu trong ḷng những điều bất măn, không như ư. Con không bao giờ để tâm về những sai lầm và các hành vi quá đáng của ba mẹ hay của người khác. Chung quanh con, trước mắt con là thế giới thơ mộng, đẹp đẽ, đầy những điều kỳ diệu và khám phá mới. Con khóc đó, nhưng rồi con cũng cười đó. Nụ cười ngây thơ rạng rỡ của con, ánh mắt trong veo của con, bàn tay thiên thần nhỏ nhắn của con, tất cả những thứ ấy đă xoa dịu và đánh tan đi những ưu tư phiền muộn của ba mẹ.

Con đă nhắc nhở ba mẹ về ḷng khoan dung, tha thứ, con có biết không?

 

 

BUÔNG XẢ

 

Thế giới người lớn thường bày vẽ những tṛ chơi huyễn mỵ. Từ ngàn xưa đến ngàn sau, người ta hăm hở mong được trưởng thành sớm để thực hiện những hoài vọng, cao  vọng; tùy theo sở thích và khả năng, khuynh hướng và địa vị, chọn lựa những lư tưởng và mục tiêu riêng hay chung, cho cá nhân hoặc cho những tập thể cùng quan điểm hay lối sống, cùng tôn giáo hay đảng phái, cùng quốc gia hay sắc tộc; để rồi, ức hiếp, chèn lấn, cạnh tranh, đày đọa, giết hại lẫn nhau… Nhân danh những đấng thiêng liêng, những nhà lănh đạo tối cao, những chính nghĩa cao tột, con người tự cho ḿnh quyền hạn cướp đoạt sở hữu và mạng sống của kẻ khác. Tất cả những tham vọng thâm căn cố đế của lịch sử loài người, từ nhiều thế hệ di truyền và tiếp nối nhau, kết tập thành một cọng nghiệp bao trùm thế giới, tác động lên toàn bộ cuộc sống của người xưa, người nay. Trong cái khung kiên cố trói chặt cuộc đời với hỗn loạn, đấu tranh, bất an và thống khổ, con người tuần tự sinh ra và lớn lên, không thắc mắc hoài nghi về ư nghĩa đích thực của cuộc tồn sinh này. Bên dưới những bàn thờ, bàn họp, bàn tiệc, bàn làm việc, bàn cân, bàn toán, bàn cờ… là những bàn đạp để con người ngoi ḿnh lên, d́m kẻ khác xuống. Lềnh bềnh trong vũng lầy trần gian là những âu lo, hăi sợ, trăn trở, thao thức, bất đắc chí, hy vọng, thất vọng… và phiền năo triền miên…

Con của ba mẹ không như thế. Con có mặt không phải để tom góp, chiếm hữu. Những ǵ ba mẹ sắm sửa và ban tặng con, muốn con hiểu rằng đó là những sở hữu của con, con không bao giờ nắm giữ, bám chặt. Đối với áo quần, giày giép, đồ chơi, ba mẹ cố gắng dạy con sự phân biệt để cân nhắc lợi-hại, hơn-thua, đắt-rẻ, nặng-nhẹ… nhưng trong mắt con, tất cả cũng chỉ là những món vật b́nh đẳng, không hơn không kém. Con có thể cầm nắm, hân thưởng và giữ làm của riêng trong một thời gian ngắn, nhưng rồi con cũng buông bỏ tất cả. Điều quan trọng nhất trong đời con, chỉ là nụ cười của ba mẹ và những người chung quanh. Con chỉ cần được thương và trao gởi t́nh thương của con. Thế giới của con không có sự cạnh tranh, không có những nỗ lực để chiếm hữu, cho nên cũng không có những phiền muộn, tân toan. Một ngày vui chơi, đêm về nằm nghe kể chuyện, và đánh một giấc ngủ vô tư vô lự.

Con đă nhắc nhở ba mẹ về sự buông xả, con có biết không?

 

 

BAN TẶNG

 

Khi không thể hoàn thiện phẩm cách của chính ḿnh, người ta thích soi mói lỗi lầm, khuyết điểm của người khác. Dường như nói lên điều dở của ai đó sẽ khiến người ta thấy ḿnh tốt đẹp hơn. Thói quen này không sửa đổi được ǵ cho người khác, nếu thực sự là họ có những khiếm khuyết, mà cũng khó để cải thiện nhân cách của ḿnh. Nó khiến người ta thù ghét, ganh tỵ thay v́ thương yêu; đố kỵ, ghim gút thay v́ vui vẻ tha thứ; cố chấp, khư khư thành kiến thay v́ bao dung, buông xả. Những suy nghĩ, lời nói và hành động của thế giới người lớn thường đi theo vết ṃn hướng ngoại: thấy cái sai khuyết của người, chê bai châm biếm điều lỗi của người, cạnh tranh với người khác để ḿnh được trội hơn. Tưởng như vậy là đóng góp xây dựng cuộc đời, mà kỳ thực chỉ là những vọng động của bản ngă, chỉ mang lại xung đột và phá hoại.

Kinh nghiệm của các bậc hiền trí cho thấy sự cải thiện nào cũng phải bắt đầu từ nội tâm, từ chính ḿnh. Sửa đổi ḿnh trước khi góp ư cải cách xă hội, sửa đổi con người. Chúng ta không thể sửa đổi kẻ khác điều mà chúng ta không thể sửa đổi.

 

Có lần con đang ngồi xếp các ô h́nh bỗng ngừng lại, ngước nh́n ba. Con nh́n ba thật lâu, ba biết, nhưng ba vẫn phải cắm cúi làm việc. Con đă đến bên ba, níu lấy tay ba, “ba ơi, chơi với con.” Ba nhăn mặt nhíu mày, “ba đang làm việc, con không thấy sao?” Lúc đó ba nghĩ con ích kỷ, chỉ biết ṿi vĩnh, bắt ba phải ngưng việc để chơi với con. Ba có ư thầm trách con. Nhưng con vẫn nài nỉ, “ba, đừng có làm việc nữa, ba chơi với con.” Ba bắt đầu bực bội, nói giọng không được nhẹ nhàng với con, “ba cần làm xong việc này trong ngày hôm nay. Con chơi đi.” Con không chịu thua, dạt hai tay ba sang hai bên, lèn vào ở giữa, chắn ngang ba và bàn phím, “ba chơi với con, đừng có làm việc nữa.” Ba gần phát cáu, “con, đừng có như vậy, để ba làm việc; khi nào xong ba sẽ chơi với con.” Nhưng ngay sau câu nói đó, nh́n đôi mắt khẩn khoản và đầy t́nh thương của con, ḷng ba lắng xuống, lời ba dịu lại, “con… con muốn chơi ǵ?” Hai bàn tay nhỏ nắm lấy hai cổ tay ba, con cố sức kéo ba ra khỏi bàn làm việc. Ba miễn cưỡng theo con, rời thế giới của người lớn. Ba hỏi lại, “con muốn chơi ǵ đây? Trốn-t́m, vật lộn, hay cưỡi ngựa?” Con tṛn mắt nói “ba mở nhạc lên, nhảy.” Ba hơi khựng, lại hỏi “nhạc nào, con thích bài nào?” Con chỉ vào cái máy hát, “ba bấm lên đi, nhạc đó.” Ba uể oải bước đến máy, bấm. Nhạc lên, con níu lấy tay ba, hét lớn “nhảy, nhảy, ba nhảy đi!” Rồi không chờ ba nhảy, con nhảy trước làm gương. Bước nhảy, điệu bộ đôi tay và đôi vai của con không theo bất kỳ thể điệu nào của các điệu nhảy thông thường. Chẳng phải cha-cha, bebop, slow, soul, tango, disco, hip hop… Chẳng phải điệu nào của thế giới người lớn. Nhịp nhàng theo nhạc, con bước những bước nhẹ như mây, đôi tay như đôi cánh múa lượn uyển chuyển. Ba sững sờ nh́n con trong giây phút. Chưa bao giờ ba cảm nhận nhạc điệu và bước nhảy ḥa quyện với nhau kỳ diệu, bất phân như con đang tŕnh diễn. Con học từ đâu, ba tự hỏi. Không từ đâu cả. Không phải cái ǵ hay th́ đều học từ người lớn. Con chỉ biểu hiện thể cách của một thiên thần, không có định kiến, không có những nề nếp và thói quen, không có những công thức và khuôn khổ của thế giới người lớn mà ba kinh qua. Ba cố gắng bước theo con, nhưng chỉ là những bước vụng về, nặng nhọc. Ba nghĩ ba có thể như nhà văn nọ, nơi băi biển lộng gió, ở tận cùng của tuyệt vọng mất mát, học nhảy từ Zorba, con người ngang tàng lịch lăm—nhân vật chính trong tác phẩm của Nikos Kazantzakis, nhưng ở đây, ba không thể học bước nhảy của thiên thần. Điệu nhảy của con không thông qua trường lớp nào, con người nào. Con vừa nhảy vừa cười rạng rỡ, đôi khi có vẻ ch́m đắm lặng lờ trong tiết điệu. Từ bản nhạc này, lại tiếp qua bản khác, con nhảy liên tục. Nhạc điệu nào con cũng có cách biểu đạt riêng của con. Hết đĩa nhạc, ba ngồi bệt xuống sàn, im lặng ngắm nh́n con. Nài nỉ ba mở đĩa nhạc khác không được, con nhào tới vật ba xuống, đùa giỡn, cù lét. Chúng ta chơi với nhau như con nít đồng trang lứa. Mệt mỏi, đổ mồ hôi, con nằm lăn trên sàn nhà, mỉm cười nh́n ba một lúc, rồi nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ.

Ba hiểu rằng con rủ ba chơi đùa không phải v́ con, mà v́ ba. Con thương ba sao cứ ngồi cặm cụi làm việc với vầng trán nhăn, nhíu. Con thương ba không biết thư giăn, vui đùa. Con thương ba không biết thỉnh thoảng dừng lại, hát lên những bản nhạc ḿnh thích hoặc chỉ nghe nhạc và nhảy… Con đă ban tặng ba những ǵ ba không có hoặc đă quên lăng.

 

Gần một giờ đồng hồ buông hết công việc, múa nhảy và chơi đùa theo con, ba nghiệm ra rằng, nhiều khi người lớn tưởng là không có ǵ để ban tặng cuộc đời th́ thực ra ai cũng đều có một điều ǵ đó tốt đẹp để ban tặng; những việc nghĩ là không thể buông xả, đều có thể buông xả; những ǵ tưởng là không thể tha thứ, đều có thể tha thứ; những ai ḿnh tưởng là không thể thương yêu, đều có thể thương yêu.

Một thiên thần ba tuổi như con, rồi đây sẽ được ba mẹ, học đường và xă hội dạy cho chữ nghĩa, con số, màu sắc, âm thanh, h́nh tượng, mùi vị, cách đo lường, tính toán, phân biệt, suy tưởng, phân tích, kết luận… để rồi con sẽ trưởng thành như một người lớn trong số hàng tỉ người lớn đă sinh ra và mất đi trên cơi đời này. Người lớn thường tự hào hănh diện về những thành tựu của họ để dựng nên nền văn minh kỹ thuật hiện đại. Nhưng họ không bao giờ thực sự hạnh phúc, bởi v́ họ không biết thương yêu, tha thứ, buông xả và ban tặng.

Cho nên, nếu một ngày nào con học được từ đâu đó, sự vinh danh cha mẹ là những vị Phật, th́ con nên hiểu rằng đó chỉ là ẩn dụ đầy ấn tượng để nhắc nhở những người con kính yêu và tri ân bậc sinh thành của ḿnh; đồng thời, cũng nhắc nhở những người lớn phải biết học và ôn lại cái đẹp hồn nhiên vốn có của ḿnh từ thế giới trẻ con.

Nh́n lại chặng đường đă kinh qua, với tâm tư, ư chí và những hành xử rập khuôn theo ước lệ của gia đ́nh và xă hội, chỉ khiến gây thêm tranh căi, hỗn loạn và khổ đau cho cuộc đời, ba mẹ tự thấy không xứng đáng là những vị Phật. Danh hiệu Phật phong tặng những người không toàn đức toàn trí chỉ khiến ba mẹ thêm xấu hổ. Nhưng con, thiên thần tuyệt vời của ba mẹ, con đă vô tư trao đến ba mẹ những bài học về các phẩm tính cao đẹp mà ba mẹ bỏ quên từ khi bắt đầu làm người lớn. Chỉ ngần ấy không thôi, nếu cần nói một lời nào để cảm ơn con, ba mẹ muốn nói rằng: con xứng đáng được gọi là bồ-tát của ba mẹ.

 

California, mùa Vu Lan, năm 2010

 

 

 


 

Trở về trang chính

Trở về trang Văn Học Phật Giáo