ĐẠO SĨ HANG DƠI
Toại Khanh
Đành thôi, về núi chép kinh
Chép lên vách đá cho ḿnh mai sau
(TK)Thiên hạ vẫn gọi ông bằng cái tên ấy dù ông tự thấy không phải thế, và con dơi cuối cùng trong sơn động của ông, có lẽ không chịu được mùi hương trầm, cũng đă bay mất từ nhiều năm trước. Thế nhưng ông cứ tiếp tục tồn tại trong ḷng mọi người bằng cái đạo hiệu ngộ nghĩnh đó. Ông không giải thích, không t́m cách sửa đổi nó. Ông mặc nhiên chấp nhận nó như đă từng im lặng đón nhận một mệnh vận của đời ḿnh từ ba mươi năm trước.
Ngày đó, tuổi trẻ ngang tàng, nhiều mộng lớn, thích dong ruỗi đó đây, Xích Hăn Bạt Tư theo khách thương hồ bán buôn rồi lưu lạc quê người. Ngày ḅn được chút của nả, ông c̣n có thêm một người vợ mặn ṃi nhan sắc. Sau một lần trúng quả, ông bàn với đám bạn chuyện hồi hương. Một người phản phúc trong đám bạn đă vụng trộm với vợ ông rồi lừa cả bọn giao cho đám sơn tặc. Bị tước sạch mọi thứ, bọn ông c̣n bị giam giữ như tù nhân để tiếp tục chịu thêm những trận đ̣n khảo của. Ḷng nhớ quê, cộng thêm nổi sợ chết, đă giúp bọn ông có được cái gan dạ của những người tử tù bạt mạng. Cả bọn tổ chức một cuộc trốn chạy liều lĩnh giữa một vùng núi rừng xa lạ và hiểm trở trong một đêm giông băo tối trời. Họ gặp phải cơn lũ rừng tàn bạo và bạn bè ông đă chết hết trong chuyến đi ấy. Chỉ c̣n lại ḿnh ông. Xích Hăn Bạt Tư sống sót như một kỳ tích. Trong ánh chớp ḷe lúc đó, nh́n thấy người bạn cuối cùng đă ch́m xuống con thác, ông nhắm mắt chờ đợi đến lượt ḿnh bị cuốn phăng xuống ấy.
Vậy rồi sau chừng một ngày đêm, ông tỉnh dậy trên băi cỏ này. Cái đầu tiên ông nh́n thấy chính là một sơn động nhiều dơi với một khe nước len lơi bên cạnh. Hai tay đă trắng, mộng đời đă tan, ông chợt có ư lưu lại nơi này như một cơi quê mà chẵng cần hồi hương về đâu nữa. Quê hương là chốn về, và bây giờ ông đă về đây, thế không phải quê hương th́ c̣n là nơi đâu nữa. Ngó mấy con khỉ, con chim trên rừng ông ngẩm nghĩ. Chúng sống được nơi này, sao ông lại không. Ông nhổ cỏ xếp đá để dọn lối vào hang và chỉ biết vỏ vẻ một ít chữ nghĩa, ông tẳn mẳn chạm vào đá một chữ Tâm cao ngang đầu người giữa dấu khuyên tṛn như một chữ triện.
Đôn Hoàng thời ấy là chốn linh địa văn hoá của Trung Hoa trong vị trí tiếp nhận nhiều nguồn văn hoá văng lai. Thương gia, học giả, tu sĩ các tông phái đặt chân đến đây đều để lại ít nhiều dấu ấn. Cao nhân, kỳ thư không thiếu, nhưng chẵng hiểu sao Xích Hăn Bạt Tư lại cứ vô tâm trước mọi mời gọi như đang sống vẹn ḷng cho một nhân duyên tiền kiếp.
Ông độc cư mà không là ẩn sỹ. Sống ẩn tu lánh đời mà không hề biết đến một nghi thức thờ phụng nào. Không biết phải xếp ông vào đâu, những người hái củi quanh vùng đă gọi ông là đạo sĩ hang dơi. Thiên hạ nh́n về ông bằng nhận xét đó, ông không màng, v́ ông biết ông. Ông biết ḿnh cũng là một tín đồ, nhưng của một đường lối hành đạo mà vị giáo chủ đă như vô danh, một giáo phái không có bệ thờ thần tượng. Đèn đóm ở đây chỉ để thắp sáng. Nhang khói ở đây chỉ để xua tan uế khí và sưỡi ấm con người. Bao nhiêu hương đăng sùng kính đă được dọn hết vào ḷng…Cho một người ẩn tu như ông có thể để người đời muốn gọi sao th́ gọi.
Mọi chuyện được bắt đầu từ một buổi sáng quét dọn hang động, lúc ông đă sống nơi này được ba năm.
Không ly kỳ như những t́nh tiết thêu dệt trong các chuyện dă sử, cái ông bắt gặp được trong hốc đá sáng hôm đó chỉ là một cuộn giấy dó nhàu nát đặt trong ống tre xem chừng cũng đă khô mục. Rọi bó đuốc vào hốc đá ông c̣n nh́n thấy ba chữ lớn nguệch ngoạc trên vách động: Hang Thường Tiếu.
“Kalaguha đă nói như thế. Ta là gă ẩn sỹ ham vui, thích rong chơi trong cơi thiền định. Những ghi chép ở đây chỉ là những chuyện cười thời mạt pháp. Chỉ là những nụ cười nghe qua rồi bỏ. Sơn động ta từ đó đôi khi vang dội những tiếng cười trong đêm. Khách dạ hành nghe thấy và chẵng biết ai trong số họ đă gọi nơi đây là hang Thường Tiếu. Ta cười mỗi đêm, cười suốt một đời và chỉ cười một ḿnh. Nên chăng, hỡi người hữu duyên, những nụ cười bật máu để giải thoát?”
Cuộn giấy có vẻ là một tập cổ thư và tuyệt không một chổ đánh dấu trước sau, nhưng đă được bắt đầu bằng những câu nói như ẩn ngữ ấy. Kalaguha là ai ? Bặt!
Mấy trang đầu của cuộn giấy đă nhoè, Xích Hăn Bạt Tư lần giở mấy trang c̣n lại.
- “Đêm thiền định thứ chín. Ta nh́n thấy một chuyện buồn cười đang xảy ra ở một thành tŕ lớn cách đây vạn dặm. Đại sư kia có hơn hai ngàn môn đồ. Một phần ba trong số đó đă là những bậc danh sư nhưng đều một ḷng kính sư trọng đạo. Mỗi ba năm một lần, họ quay về họp mặt dưới chân sư phụ. Hương đăng lễ phẩm chất cao như núi. Vị đại sư đương nhiên được trọng vọng như hiền thánh. Ông xứng đáng thế. Bác lăm quần thư, lợi khẩu biện tài và ngoại diện xuất chúng. Ngày đại sư xuôi tay, tễ tướng đích thân khâm liệm. Hỏa đài toàn bằng trầm kỳ, mùi hương toả ngát trăm dặm. Trong số môn đồ chịu tang, có không ít những bậc long tượng thời danh. Một trong số đó sắp được vua tấn phong ngôi viện chủ kế tục đại sư. Bằng thiền định, ta biết rơ người tân nhiệm này và hơn mười vị nữa đều là giọt máu của đại sư lúc sinh thời. Dù nghe đâu đại sư xuất gia từ bé. Kalaguha đă nh́n thấy chuyện đó với tiếng cười trong đêm.”
- “Đêm thiền định thứ mười. Vẫn chuyện nh́n thấy trong đêm. Gia đ́nh triệu phú Hoắc Chân nổi tiếng giàu có và quyền thế ở thành phố Năi Man. Thứ nam của ông một ḷng thờ kính cha già, dâu ông trinh thục đảm đang và tất cả các cháu nội ngoại đều ngoan hiền hiếu để. Quan tổng trấn địa phương vẫn thường lui tới nhà ông như người trong thân tộc. Từ nhiều năm nay dinh thự của ông vẫn được vua xem như một hành cung. Bằng thiền định, ta thấy rơ ông thứ nam kia chỉ một dạ nghĩ đến gia tài thừa kế v́ người anh cả vốn không có cơ mưu, vô tư nhẹ dạ. Măi lo toan tính lừa mị cha già, gă thứ nam không hay biết vợ ḿnh đă đi lại với một anh nài ngựa. Đám con của gă hiểu rơ chuyện riêng của cha mẹ nên cũng mỗi người một mộng, chỉ nghĩ đến những thứ vật chất mà cha ḿnh tranh thủ được từ ông nội. Gái đem tiền nuôi kép hát, trai đem của nuôi kỹ nữ. Một gia tộc tan nát đến thế mà vẫn được người đời xem như gương sáng để noi theo. Kalaguha đă nh́n thấy chuyện đó với tiếng cười trong đêm.”
- “Đêm thiền định thứ mười một. Khuya nay có bà mẹ đă chấp nhận một đường dao hiểm ác để bảo vệ đứa con trong bụng. Bản ngă trong một bản ngă và sự hi sinh v́ tha nhân chỉ cách nhau trong gang tấc. Chỉ tiếc bà mẹ ấy không thấy ra sự khác biệt như sơn này. Kalaguha đă nh́n thấy chuyện đó với tiếng cười trong đêm.”
- “Đêm thiền định thứ mười hai. Ngoại thành Uất Chi đêm nay có một vị tướng quân trốn vợ nhà để đến với t́nh nhân là một cô gái nghèo mà không hề biết rằng nàng chỉ ḅn rút của ông để cung đốn cho t́nh lang là một thương khách hào hoa. Và người thương khách kia lại ngày đêm tưởng nhớ một mệnh phụ tuyệt sắc mắc bệnh đồng tính luyến ái. Kalaguha đă nh́n thấy chuyện đó với tiếng cười trong đêm”
Lại phải bỏ đi vài trang không đọc được.
- “Đêm thiền định thứ mười sáu. Ngoài khơi Bột Hải có một hoang đảo lớn rộng vốn được đám hải tặc bao đời chọn làm chổ chôn của. Đêm nay một nhóm hải tặc lại mang về đảo phần châu báu vừa cướp được và tiếp tục cất giấu trong một hang đá từng là kho tàng của một thế hệ cướp biển tiền bối. Từ trăm năm trước, sau một cuộc tương tranh nội bộ, đám cướp đó đă bị một đàn em đầu độc và tất cả châu báu trong hang đến nay vẫn c̣n nguyên vẹn. Số nầy lớn gấp trăm lần số châu báu của đám hải tặc hiện tại. Đêm nay ngoài số vàng ngọc, chiến lợi phẩm của chúng c̣n là một cô gái trẻ đẹp bị câm từ bé mà không ai trong bọn chúng biết được rằng nàng chính là đứa con gái mất tích của tên đầu đảng. Đến bây giờ cả bọn vẫn không biết ǵ về kho tàng kia cũng như thân phận thật sự của cô gái nạn nhân. Kalaguha đă nh́n thấy chuyện đó với tiếng cười trong đêm.”
- “Đêm thiền định thứ hai mươi. Một số đông tín đồ ở tự viện kia đang x́ xụp bái lạy thầy viện chủ như thánh sống. Trong suy nghĩ của họ, không ai có thể hơn được một nhục thân Bồ Tát như thầy ḿnh được. Bằng thiền định, ta ngậm ngùi thấy ra một sự thật đau ḷng phía sau sự vụ. Bằng thủ thuật giảo hoạt của một tay gian thương bậc thầy, thầy viện chủ thường khéo léo che dấu sở tri nghèo túng của ḿnh bằng tiếng cười x̣a rồi đưa họ vào một mê lộ quên lối về. Thầy cũng có thể thoát hiểm bằng cách ném một nhận xét phạm thượng lên ai đó để ngầm chứng minh là ḿnh cao hơn kẻ ấy một bậc. Thế là hàng ngàn tín đồ của thầy cứ thầm hănh diện rằng ḿnh đă t́m thấy minh sư trong thời mạt pháp. Suốt cuộc đời lừng lẫy, chỉ bằng hai cách khen chê có chủ ư, thầy đă vùi xuống bùn vô số người mà thầy xem là đối thủ. Kalaguha đă nh́n thấy chuyện đó với tiếng cười trong đêm.”
“Tội khổ trầm luân biết nên khóc hay cười. Bao nhiêu kho tàng trên đời đă bị lăng quên mất dấu ngay trước mắt những người t́m kiếm ? Biết bao nhiêu bí mật sinh tử trong những kiếp người đă không được biết đến. Nước mắt vẫn tiếp tục chăy xuôi giữa ḷng nhân gian quá khan hiếm nụ cười. Kalaguha đă nói như thế. ”
“Ta vẫn từng đêm ngắm nh́n những chuyện đời nghịch lư và cũng từng đêm suy tư về những con đường nghịch thường mà ta trộm gọi là nghịch đạo. Nếu chẵng là nghịch đạo thế sao một bậc đại thánh ngày xưa sau đêm giác ngộ chỉ muốn im lặng ra đi không nói một lời ?”
“Hỡi người hữu duyên ! Minh triết của thánh hiền xưa, giờ đă quá mênh mông với những phàm tâm dễ dàng bội thực. Ta sẽ dạy cho ngươi con đường nghịch đạo vốn hợp với tạng phủ những người không nhiều trí nhớ. Biển khổ vốn từ những ḍng chăy mê lầm mà tích tụ. Bi kịch nào của thế nhân cũng đi ra từ nỗi vong thân, niềm vọng ngoại. Bị h́nh thức lừa mị, người đời sẽ quên mất nội dung.Ta sẽ dạy cho ngươi con đường nghịch đạo thứ nhất vượt thoát mọi lừa mị…
“Có một con đường dẫn đến sự thanh tịnh mà xưa nay vẫn hiếm người chấp nhận. Người hữu duyên ! Đó là đạt đến cơi thanh tịnh bằng con đường Bất Tịnh Quán. Không thấy được cái dơ xấu ngay trên tấm thân này, sẽ không nh́n ra những cái đẹp khác huyền nhiệm hơn. Nhận thức này sẽ dẫn đến một phương trời cao rộng cho hành giả. Không hành sẽ không hiểu. Đây là nghịch đạo thứ nhất. Kalaguha đă nói như thế.
“Ta lại dạy ngươi con đường nghịch đạo thứ hai. Có một con đường dẫn đến sự Bất Tử bằng tâm niệm thường trực về chính cái chết. Không thấy được cái chết sẽ không thể biết sống. Ôm lấy trăm năm là chối bỏ vĩnh cửu. Đời sống cần được nh́n thấy là từng giây phút ngắn ngủi đang trôi qua. Sống trong sự tỉnh thức này, ngươi sẽ đạt đến cảnh giới bất tử. Đây là nghịch đạo thứ hai. Kalaguha đă nói như thế.
“Ta lại dạy ngươi con đường nghịch đạo thứ ba. Có một con đường tốt nhất để hành giả đạt tới khả năng tự vệ như một cao thủ thật sự. Đó là hăy nghĩ nhiều về muôn loài trước khi nghĩ về ḿnh. Ta nói với ngươi : Vong thân để sa đà quả không nên có, vong thân để yêu người đúng là chẵng nên không. Trong niềm yêu thương vô bờ đối với tha nhân, ngươi sẽ được bảo vệ cẩn mật. Kalaguha đă nói như thế.”
“Ta lại dạy ngươi con đường nghịch đạo thứ tư. Có một con đường dẫn đến quyền năng tối thượng, có tất cả trong tay, chính là buông bỏ tất cả. Đó là phép bán buôn của một đệ nhất hiền giả. Kalaguha đă nói như thế. “
“Ta lại dạy ngươi con đường nghịch đạo thứ năm. Có một con đường dẫn đến sự an lạc tuyệt đối. Đó chính là sự từ bỏ tất cả khoái lạc để được an lạc. Chỉ có sự an lạc này mới là niềm hạnh phúc thật sự của một hiền giả. Kalaguha đă nói như thế.”
“Ta lại dạy ngươi con đường nghịch đạo thứ sáu. Có một con đường giúp ngươi có thể t́m quên tất cả đau khổ là sự ghi nhớ tỉnh táo từng khoảnh khắc sống. Hăy nh́n ngắm chính ḿnh và thế giới chung quanh như nó Đang Là. Chính nổi nhớ này sẽ giúp ngươi lăng quên tất cả khổ lụy. Ta gọi đó là phép nhớ để quên. Kalaguha đă nói như thế.”
Đó là tất cả nội dung c̣n lại của cuộn giấy trong ống tre. Kalaguha là ai, đối với Xích Hăn Bạt Tư bây giờ chuyện đó không c̣n cần thiết nữa. V́ ông đă nh́n thấy Kalaguha, cứ cho là chủ nhân đời trước của sơn động này, một ẩn sỹ vẫn cười lớn mỗi đêm trên những chuyện đời c̣n nghịch lư hơn cả những con đường nghịch đạo mà Người đă nói đến.
Xích Hăn Bạt Tư từ đó đă là một tu sĩ mà đạo sư chỉ là một người xa lạ nào đó có cái tên Kalaguha. Kalaguha là một giáo chủ, hay lại chỉ là một người nhắc lại lời xưa, thuật nhi bất tác ? Kalaguha c̣n nh́n thấy bao nhiêu chuyện đời ngang trái nữa, và c̣n lại bao nhiêu con đường nghịch đạo mà Người vẫn chưa nói hết ? Câu trả lời lại cũng không cần thiết, v́ Xích Hăn Bạt Tư đă nh́n thấy.
Ông tiếp tục là lăo đạo sĩ hang dơi với nếp đời truyền thừa thầm lặng như cái ống tre mà ông đă bắt gặp trong buổi sáng định mệnh. Ông sống được 120 tuổi và ra đi êm đềm như một làn gió, sau khi đă chép lại những ǵ đă đọc được của Kalaguha và tiếp tục cất lại trong một ống tre đặt trong hốc đá ngày nào.Bản kinh Kim Cương xưa nhất đă được t́m thấy trong một hang động ở Đôn Hoàng. Nhưng từ đó đến giờ vẫn chưa ai nghe tin tức ǵ về chiếc ống tre của người đạo sĩ hang dơi. C̣n không? Hay đă mất?
Đầu hạ 2004
Trở về trang Văn Học Phật Giáo