DÂU TRĂM HỌ
 
Vĩnh Hảo
 

 

Từ thời xa xưa lắm rồi, khi nói “dâu trăm họ”, lập tức người ta nghĩ ngay đến những vị thầy trụ tŕ ở các chùa. (Xin hiểu chữ trụ tŕ như là danh từ chuyên môn rất phổ thông để chỉ các vị sư, tăng hay ni, viện chủ, chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi công việc đối ngoại lẫn đối nội của một ngôi chùa, chứ không phải trụ tŕ như một động từ kép mà một số Phật tử hay không Phật tử đă dùng để chỉ cho việc ăn ở, trú ngụ của bất kỳ vị tăng sĩ nào). Các vị sư phụ khi bổ nhiệm đệ tử ḿnh đi trụ tŕ ở một ngôi chùa nào đó đều dặn ḍ, huấn thị về việc “làm dâu trăm họ” phải như thế nào. Rồi cứ như vậy, từ ngữ đó truyền đi từ đời trụ tŕ này đến đời trụ tŕ khác, đến độ trong nhà chùa, từ ngữ ấy hầu như chỉ được hiểu như là từ chuyên môn để ám chỉ các vị thầy trụ tŕ, tu viện trưởng, viện chủ v.v...

Ngày nay, từ ngữ dâu trăm họ đă không c̣n xa lạ ǵ với mọi người. Thậm chí, nhiều người c̣n lấy từ ngữ ấy để áp dụng cho một số trường hợp khác ngoài thế tục (chẳng hạn ông chủ nhiệm một tờ báo cũng có thể than thở: “Chao ôi, biết làm sao cho vừa ḷng độc giả đây! Thiệt khổ cho cái nghiệp làm dâu trăm họ.” Một ca sĩ hay chủ nhà hàng cũng có thể tự ví ḿnh như vậy). Cho nên, chữ dâu trăm họ bây giờ không c̣n là của riêng của các thầy trụ tŕ nữa.

Nói như vậy không phải là tiếc nuối muốn đ̣i lại cái từ ngữ rất phiền đó về cho nhà chùa. Quí thầy trụ tŕ có muốn cất riêng từ ngữ ấy đâu. Muốn vất đi th́ có. Có điều là vất không được đó thôi. V́ ḷng từ bi, v́ hạnh nguyện dẫn đạo và sứ mệnh hoằng pháp mà phải gánh lấy, phải chịu làm người dâu cho bá tánh thập phương. Khi vị thầy trụ tŕ nói đến chữ dâu trăm họ, không phải là để than thở, mà là để nhớ lấy trách vụ của ḿnh, nhớ lấy bổn phận hoằng đạo của ḿnh để mà tiếp tục chịu đựng...

Chịu đựng cái ǵ? Nói vô phép, có cạy miệng quư vị trụ tŕ, quư ngài cũng không nói ra. Chuyện đạo, chuyện chùa, tự nguyện dấn thân làm việc, có ǵ phải than trách, kể lể. Những kẻ xuất trần, lấy trí tuệ giác ngộ làm sự nghiệp, xem ba cơi bốn đại là không, chẳng mấy người chịu đưa vai gánh lấy ngôi chùa để tiếp cận chúng sinh và cuộc đời mà dẫn dắt họ trên đường tu học. Đa phần người xuất gia thích ẩn cư trên núi cao, hoặc du hóa, nay chùa này mai chùa nọ, hoặc ở chúng (tức là chỉ ở chùa thôi, ai làm trụ tŕ th́ làm, phần ḿnh chỉ biết lo tu tập và nhận công tác nào vị trụ tŕ giao phó, chứ nhất quyết không nhận trách nhiệm trụ tŕ). Họ muốn cứu độ chúng sinh lắm, nhưng họ không muốn phải gánh cái trách nhiệm trụ tŕ, tu viện trưởng, viện chủ v.v... Trách nhiệm đó nặng nề, bận rộn và trở ngại việc tu tập lắm. Đă không gánh th́ thôi, gánh th́ phải gánh cho trọn. Mà làm sao cho trọn được khi mà chúng sinh khó độ, hết người này đến kẻ khác, hết thế hệ này đến thế hệ kia, hằng hà sa số chúng sinh mong đợi được dẫn đạo. Đó là chưa nói đến trăm ngàn Phật sự khác ở chùa, từ miếng cơm manh áo cho tăng chúng cho đến những lễ lượt, hết ngày này qua ngày khác, hết năm này qua năm nọ, làm thế nào mà ngưng được để gọi là trọn!

Cho nên, khi một tăng sĩ chấp nhận đi trụ tŕ một ngôi chùa là coi như đă chấp nhận hy sinh cả một đời. Rất hiếm khi vị trụ tŕ bỏ chùa mà đi (chỉ có những thầy trụ tŕ ở các chùa hội Phật giáo tại hải ngoại v́ thấy không thích hợp với sinh hoạt hội hè nặng chất thế tục mới tự động rời chùa mà đi, hoặc bị các hội viên Phật tử chia phe phái, tranh giành quyền lực, t́m cách mời đi mà thôi). Thường thường đă nhận trụ tŕ là trụ tŕ suốt đời. Gánh lấy ngôi chùa là gánh lấy cục nợ, tự dưng phải lo việc trả, trả cho đến khi nào không c̣n nợ, hoặc đến khi nhắm mắt. Mà nợ ở đây là nợ cái ân của chư Phật chỉ dạy con đường giải thoát sinh tử, và nợ cái ân của chúng sinh đă là những nghịch duyên và thuận duyên cho ḿnh trên bước đường giải thoát đó. Cái ân đó biết bao giờ mới trả hết nếu không chứng ngộ thành Phật. Mà muốn thành Phật, đâu phải suốt ngày tiếp đón Phật tử để nghe hết lời than thở này đến sự trách phận kia, cùng với những đ̣i hỏi, yêu sách... rồi đùng cái thành Phật! Cũng phải có thời giờ tu tập riêng biệt tại phương trượng, tại pḥng riêng; cũng phải có một khoảng không gian và thời gian tối thiểu nào đó trong ngày để quay về với chính ḿnh chứ!

Cho nên, đề cập đến chuyện dâu trăm họ ở đây, thực ra không phải để bàn tán b́nh phẩm ǵ về quư thầy trụ tŕ, mà chính là để nói chuyện với chính hàng Phật tử chúng ta. Quư thầy sẽ không bao giờ nói, mà không nói th́ chúng ta không biết. Vậy th́ chúng ta phải tự nói, nói để cùng biết.

 

LƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT

Khi một người từ bỏ gia đ́nh để trở thành kẻ xuất trần học đạo, mục tiêu mà kẻ ấy nhắm đến là giải thoát giác ngộ. Thiền sư Qui Sơn trong Cảnh Sách Văn nói: “Phàm là người xuất gia, khi cất bước đi là hướng đến một phương trời cao rộng. Tâm tính và h́nh dung khác hẳn với người thế tục, [là v́ muốn] nối bước và làm hưng thịnh cho gịng giống Phật đà, làm kinh động và nhiếp hóa những kẻ tà vạy xấu ác (ma quân)...”

Phương trời cao rộng ấy không phải chỉ nói cái lư tưởng xuất gia theo nghĩa đen là rời bỏ gia đ́nh thế tục (cha mẹ, anh chị em và bà con ruột thịt), mà chính yếu là mang cái nghĩa giải thoát giác ngộ, tức là chứng ngộ được trí giác vô thượng như Phật để vĩnh viễn thoát ly sinh tử. Không có trí tuệ ấy th́ không thể nào có giải thoát hoàn toàn, rốt ráo. Và ngoài trí tuệ ấy, không có ǵ đáng gọi là sự nghiệp của tăng sĩ cả (Duy tuệ thị nghiệp-chỉ có trí tuệ mới là sự nghiệp). V́ vậy, khi một tăng sĩ đi trụ tŕ một ngôi chùa, th́ đó là do hạnh nguyện hoằng pháp lợi sanh mà làm, chứ không phải là v́ sự nghiệp của vị ấy theo cách hiểu thông thường của nhiều người. Chính v́ lấy trí tuệ giác ngộ làm sự nghiệp, các thầy trụ tŕ đă không xem việc trụ tŕ ngôi chùa hay chính ngôi chùa vật chất đó là hệ trọng. Một khi phủi tay bước vào khung trời tự tại giải thoát th́ ba ngàn đại thiên thế giới cũng vất đi chứ đáng sá ǵ một ngôi chùa nhỏ! Sở dĩ phải bận tâm lo lắng cho sự tồn vong của chùa là v́ muốn giáo hóa chúng sinh, và v́ hàng Phật tử chúng ta thực sự muốn có ngôi chùa ấy để nương tựa Tam Bảo mà tu học.

Trong khi đó, chúng ta chỉ muốn điều thuận lợi cho chúng ta, mà quên rằng, rất nhiều vị trụ tŕ phải khốn đốn khổ nhọc với ngôi chùa mà đáng ra, theo lư tưởng giải thoát, vị ấy không cần phải gánh lấy. Ư tôi muốn nói rằng, không có ngôi chùa ấy, không có việc hướng dẫn Phật tử tu học, vị thầy vẫn có thể giải thoát giác ngộ như thường. Đâu phải có làm Phật sự, có hoằng pháp lợi sanh th́ mới được trí tuệ, và được giải thoát! Cũng như không phải xây chùa, đúc tượng, in kinh, thuyết pháp, làm công quả... th́ tự nhiên phát sinh trí tuệ. Các vị tăng sĩ không cần đi trụ tŕ để được trí tuệ, giải thoát. Họ đảm nhận việc ấy là v́ hàng Phật tử chúng ta mà thôi.

Để đáp lại sự hy sinh cao quư đó, chúng ta nên cùng góp sức, mỗi người một tay, chia xẻ những Phật sự trong chùa. Có như vậy, các vị trụ tŕ mới có được thêm th́ giờ để tu tập, làm những Phật sự cần thiết và nhất là không phải bận tâm ở những điều không đáng bận tâm. Ở hải ngoại, nhất là ở Hoa Kỳ, điều bận tâm của các vị tăng ni trụ tŕ là tiền thuê, nợ, phải trả hàng tháng cho ngôi chùa. Điều này thật không xứng hợp với vị trí và tâm nguyện của người xuất gia chút nào. Ở Việt Nam, dù là nước nghèo đói, quư thầy cũng đâu phải lo toan, để tâm vào những chuyện tiền bạc, hóa đơn v.v... Chí nguyện xuất trần cao đẹp như vậy mà nay tâm tư phải đặt vào những chuyện tầm thường như tiền nhà với hóa đơn th́ uổng phí quá. Để thoát khỏi t́nh trạng đầy phiền năo đó, về mặt nội tại, đ̣i hỏi các vị trụ tŕ phải đầy đủ bản lĩnh để an nhiên vượt qua (nhưng đôi khi, chuyện tài chánh có vẻ như không dính nhập ǵ đến vấn đề bản lĩnh hay nghị lực cả: đúng vào đầu tháng th́ phải có tiền để trả nhà băng về khoản nợ mua nhà, không có sự nhân nhượng cho thành phần xă hội nào); về mặt ngoại tại, đ̣i hỏi phải có sự hỗ trợ tích cực của hàng Phật tử cư sĩ tại gia chúng ta.

Nhưng điều quan trọng cần nói ở đây, không phải chỉ là lời kêu gọi cúng dường, hỗ trợ vật chất cho quư thầy, cho các chùa (chuyện này mọi người cho rằng đă từng làm nhiều năm nay rồi). Điều đáng nói là hàng Phật tử chúng ta phải làm sao để các thầy trụ tŕ và những vị xuất gia không bị vướng víu hay bị coi là những nàng dâu cho trăm họ nữa.

Dù cho chuyện làm dâu trăm họ là chuyện mà quư thầy vui ḷng chấp nhận, hy sinh mà hứng chịu, chúng ta cũng xót xa, chẳng yên ḷng để cho quư thầy phải khổ nhọc gánh lấy. Không thể để cho chuyện trụ tŕ trở thành một thông lệ, một trách nhiệm tất nhiên mang đầy những ràng buộc, lo âu, toan tính, trái ngược với lư tưởng giải thoát mà người xuất gia hằng đeo đuổi. Quư thầy đă giúp chúng ta có nơi nương tựa lễ bái, tu học th́ chúng ta cũng phải giúp quư thầy được thong thả tâm trí để hành đạo. Đừng bắt quư thầy làm dâu trăm họ nữa. Không phải chỉ riêng với các vị trụ tŕ, mà kể cả đối với những thầy, những sư cô khác ở chùa. Đừng bắt người xuất gia đeo đuổi lư tưởng giải thoát trở thành những nàng dâu.

Điều ǵ khiến người ta ví các thầy trụ tŕ (và ngay cả những người xuất gia hiện nay tại hải ngoại) như là những nàng dâu trăm họ? Nhóm chữ dâu trăm họ đó mới đọc qua chẳng thấy ǵ đáng chú ư lắm. Ừ th́ người ta đi lấy chồng, người ta về nhà chồng làm dâu cho họ nhà chồng, rồi người ta được gọi là nàng dâu. Làm nàng dâu sống bên nhà chồng phải thuận theo tục lệ nhà chồng, phục vụ cho nhà chồng tối đa, quên cả bản thân và gia đ́nh ruột thịt của ḿnh (đây là chỉ nói h́nh ảnh nàng dâu hồi xưa mà thôi). C̣n ở đây, vị trụ tŕ không làm dâu cho một họ, mà cho cả trăm họ (bá tánh). Khác nhau ở số lượng phục vụ, vậy thôi! Người ta nghĩ đơn giản như thế. Mà v́ đơn giản, nên thấy rằng các thầy trụ tŕ, hay các vị xuất gia, phải có bổn phận đối với ḿnh, giống như nàng dâu phải có bổn phận với nhà chồng. Nghĩ như vậy là đánh giá vai tṛ của các vị trụ tŕ, các vị xuất gia quá thấp. Đánh giá thấp nên hết đời này đến đời khác, các vị ấy cứ phải làm dâu trăm họ hoài. Đó là điều rất chua xót mà chúng ta cần phải suy nghĩ và thảo luận.

 

TRỤ TR̀

Đúng ra phải đọc là trú tŕ. Theo định nghĩa thông dụng trong nhà chùa, trú tŕ là kẻ trú Pháp vương gia, tŕ Như lai tạng. Tức là kẻ ở trong nhà của Pháp Vương, ǵn giữ kho báu của Như Lai. Pháp Vương (vua Pháp) cũng là một danh xưng chỉ đức Phật. An trú trong nhà Pháp Vương theo nghĩa đen là trú trong ngôi chùa thờ Phật, nhưng nghĩa chính yếu là nói Ở Nhà Như Lai như trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, (phẩm Pháp Sư, thứ mười), tức là thể hiện tâm từ bi rộng lớn đối với tất cả chúng sinh. C̣n giữ ǵn kho báu Như Lai nếu hiểu đơn giản th́ là bảo vệ và hoằng dương Chánh pháp; nhưng nói cho trọn vẹn hơn th́ chính là thấu triệt và thể nghiệm được Như Lai Tạng Tính, tức Chân Như vậy.

Định nghĩa đơn giản, ngắn gọn, nhưng ư nghĩa thâm sâu đến cảm động. Cảm động v́ nó nói lên được cái sứ mệnh cao cả, vĩ đại thực sự của các thầy trụ tŕ, cũng như các vị xuất gia, không giống như cái nghĩa dâu trăm họ rất thường mà người ta từng nghĩ.

Dâu trăm họ! Từ ngữ đó càng lúc càng hiển lộ một thực tế rất đau ḷng trong sinh hoạt tự viện của Phật giáo Việt Nam, kể cả trong nước và hải ngoại. Thực tế đó phát xuất từ đâu? Từ nàng dâu lúc nào cũng muốn hết ḷng cung kính phục vụ họ chồng do bởi ḷng thương yêu của ḿnh, hay từ sự đ̣i hỏi, yêu sách quá đáng của họ nhà chồng?

 

TƯƠNG QUAN GIỮA NÀNG DÂU VÀ TRĂM HỌ

Ngày xưa, đức Phật vất bỏ cung vàng điện ngọc để trở thành khất sĩ, chu du khắp nơi để hóa độ chúng sinh. Ngày nay, ở xă hội văn minh, thời đại văn minh, chế độ khất sĩ không c̣n thích hợp nữa. Chùa chiền, tu viện, tịnh xá, niệm Phật đường được xây dựng khắp nơi. Chư tăng ni trở thành những vị trú tŕ ở các tự viện ấy. Dù trên h́nh thức sinh hoạt có thay đổi, nhưng trong bản chất, những vị xuất gia ít nhiều đều thừa hưởng được tinh thần phá chấp và hạnh xả ly của đức Phật. Tinh thần phá chấp khiến người xuất gia không bám trụ vào bất cứ h́nh sắc hay tâm pháp nào; hạnh xả ly khiến người xuất gia xem thế gian như đôi dép bỏ (Luận Bảo Vương Tam Muội-Mười điều tâm niệm), xem tất cả các pháp dù thiện hay ác, như giấc mộng, như hoa đốm, như bọt nước, như ảnh tượng, như sương mai, như bóng chớp... (Kinh Kim Cang Bát Nhă Ba La Mật). Thế nên, việc trú tŕ thực ra không phải là một cách để tạo sự nghiệp, mà là một phương thức khác của hạnh nguyện độ sanh, hoằng truyền chánh pháp. Khi xưa, tăng sĩ chu du, đến những nơi nào cần đến, đem ánh đạo truyền khắp nhân gian; ngày nay, việc ấy cũng không thay đổi: chùa chiền mọc khắp nhân gian. Chùa chiền chính là những biểu hiện của Nhà Pháp Vương. Nơi đâu có chùa, nơi đó có Tam Bảo và nơi đó, có Phật tử thiện tín tụ về tu học, lễ bái, tụng niệm.

Chúng ta cứ thử tưởng tượng rằng ở hải ngoại không có một ngôi chùa nào hết. Một hôm ra đường gặp một vị tăng, hay một vị ni. Chúng ta có mừng, sung sướng, vội vàng t́m đến để được chắp tay vái lạy chăng? Ở xă hội này, c̣n một vị tăng hay vị ni khoác mặc pháp y là điều hiếm hoi, quư giá. Không có chùa chiền, tịnh xá, nhưng có bóng dáng của tăng sĩ đầu tṛn áo vuông, là biết đạo vàng hăy c̣n cơ duyên phát triển. Tăng là ngôi thứ ba trong Tam Bảo mà chúng ta phát nguyện quay về nương tựa (quy y), làm sao không vui mừng khi bắt gặp!

Những vị tăng ni đang tị nạn trên xứ người đó, tự mỗi người có thể mướn tạm một pḥng nhỏ để sống qua ngày. Họ có khả năng làm việc như chúng ta, tuy không dư dả ǵ nhưng chắc chắn là có thể trang trải được tiền pḥng để có chỗ tu niệm. Hồi xưa tăng sĩ ngủ dưới gốc cây (không được quá hai đêm cho một chỗ), nay có căn pḥng nhỏ tưởng cũng quá nhiều rồi, đâu cần đ̣i hỏi ǵ hơn. Chuyện kiến tánh thành Phật đâu có lệ thuộc vào chỗ ở rộng hay hẹp. Nhưng thấy các vị ấy phải đi làm kiếm sống qua ngày mà tu niệm, lại ở chỗ nhỏ hẹp không được khang trang, chúng ta áy náy chẳng yên ḷng, bèn vận động lập chùa, lập hội, nài nỉ các vị về đó để hướng dẫn chúng ta tu học.

Ngôi chùa dựng lên rồi, dù không được to lớn và có nét thiền môn như các chùa ở Việt Nam, nhưng cũng có được chánh điện trang nghiêm với Phật tượng, kinh sách và tăng sĩ để chúng ta ngưỡng vọng nương tựa. Vậy là chúng ta yên tâm rồi. Khi nào có chuyện buồn phiền trong gia đ́nh, cứ lái xe đến chùa, lạy Phật, gặp thầy, gặp sư cô để giải bày, để được khuyên răn, dạy dỗ... Mỗi ngày rằm, mồng một, cho đến các ngày lễ lớn, Phật Đản, Vu Lan, Tết... chúng ta có nơi có chỗ để về dự hội, gặp gỡ đồng hương v.v... Xong lễ th́ quay về vui hưởng đời sống sung túc ấm êm của gia đ́nh. Nhưng rồi sinh hoạt ở chùa hàng ngày, hàng tháng ra sao, chúng ta có thực sự biết rơ không? Đời sống của tăng ni ra sao? Thuốc men, quần áo, thực phẩm, tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước v.v... Chúng ta có cung ứng đầy đủ cho các vị ấy yên tâm tu tập không?

Có nhiều vị tăng ni phải đi ra ngoài làm việc thêm để có tiền trả tiền thuê nhà hàng tháng. Một số Phật tử thấy vậy, không bằng ḷng, yêu cầu các vị ấy đừng đi làm nữa. Yêu cầu đừng đi làm nữa để ḷng ḿnh khỏi áy náy, để ḿnh khỏi xấu hổ với những người khác đạo, để ḿnh khỏi mang tiếng là bỏ đói tăng ni; nhưng việc cung ứng tịnh tài để chi phí cho chùa lại chẳng lo bồi đắp hay t́m cách giải quyết; chỉ lo cái quả, chẳng lo cái nhân. Nếu ví các vị ấy như những nàng dâu th́ có thể tự hỏi rằng tại sao các nàng dâu phải ra ngoài kiếm thêm tiền để nuôi gia đ́nh chồng? Rơ ràng là v́ sinh hoạt gia đ́nh nhà chồng đ̣i hỏi nhiều chi phí quá mà lại không thu vào được lợi tức nào.

Thực ra, một vị tăng sĩ không nhất thiết cần có một ngôi chùa. Khi họ chấp nhận việc xuất gia, họ đă sẵn sàng chấp nhận đời sống không nhà, làm khất sĩ lang thang, và chấp nhận bất kỳ hoàn cảnh sống khó khăn nào để có thể tu và hành đạo. Họ dựng chùa, hoặc đồng ư đảm nhận một ngôi chùa do chúng ta dựng nên, đều là v́ chúng ta cả. Chúng ta phải biết, phải nhớ điều ấy.

Chúng ta không thể giao khoán cho họ cái trách nhiệm lo lắng tiền bạc, tài chánh (điều tối kỵ trong nhà chùa) để cố gắng ǵn giữ cho ngôi chùa khỏi rơi vào tay nhà băng và các công ty cho vay. Trách nhiệm và công việc của người xuất gia không phải như vậy. Không thể liệt kê thêm trong danh mục hoằng pháp của người xuất gia cái vấn đề rất đau xót và buồn cười là: kiếm tiền trả tiền thuê nhà mỗi tháng. Và khi chúng ta có thể lập được ban Hộ tŕ Tam Bảo, hay ban Bảo trợ ǵ đó để cáng đáng vấn đề tài chánh rồi, th́ cũng không nên xem tăng sĩ như những nàng dâu có bổn phận phục dịch chúng ta.

Quan hệ giữa Tăng Bảo và cư sĩ tại gia không phải là quan hệ nàng dâu và nhà chồng. Cho dù những vị ấy v́ thương xót chúng ta, v́ muốn làm điều lợi ích cho chúng ta, v́ cung kính chúng ta như những đức Phật tương lai mà chấp nhận một đời phục vụ không biết mỏi mệt, chúng ta cũng không có quyền đ̣i hỏi các vị ấy phải có bổn phận ǵ đối với chúng ta cả.

Thử nh́n lại hàng ngũ cư sĩ tại gia, những người của trăm họ, tức thập phương bá tánh, chúng ta sẽ thấy bên cạnh những Phật tử thuần thành, tận tụy chăm lo việc chùa, hộ tŕ giúp đỡ tăng ni, siêng năng tu tập lễ sám, cung kính tăng ni đúng như hàng Tăng Bảo, c̣n có những người cũng xưng là Phật tử nhưng lại đến chùa và gặp tăng ni với thái độ, lời nói, ư nghĩ và những mục tiêu không phù hợp chánh pháp như sau:

- xem tăng ni như ông từ, bà từ giữ chùa cho ḿnh đến lễ lạy khi nào thấy cần (tợ như cách nhà chồng nh́n nàng dâu nói trên);

- tu học th́ chẳng màng, lúc có việc th́ đến chùa nhờ vả, sai khiến chư tăng ni như sĩ quan sai lính;

- thấy tăng ni chắp tay chào ḿnh và lúc nào cũng “mô Phật” khi nghe ḿnh nói, tưởng là ḿnh quan trọng, được đối xử đặc biệt, coi bạn đạo khác không ra ǵ, vênh váo ra vào cổng chùa như văn quan vơ tướng;

- mượn đạo, mượn chùa để lập bè lập nhóm mà tranh danh tranh lợi với đời, có được chút hư danh th́ không c̣n biết kính nể Tam Bảo là ǵ;

- cúng dường cho chùa rồi kể lể ân nghĩa, đ̣i hỏi tăng ni trọng vọng; lỡ không được vừa ư th́ đem ḷng giận mà bỏ chùa, bỏ thầy;

- biết làm công quả, biết tụng kinh bái sám, nhưng chấp chặt vào những sinh hoạt bề ngoài đó, cho là ḿnh tu nhiều, làm phước nhiều hơn tăng ni, đem ḷng khinh mạn với hàng Tăng Bảo;

- với tâm mê muội cố chấp, học đạo nhiều năm không sao giải thoát được, nghe lời chiêu dụ của tà giáo hứa hẹn có pháp tu lạ mau thành Phật thành Thánh, bèn xun xoe chạy theo, trở mặt hủy báng Tăng Bảo;

- có được chút bằng cấp học vị ở đời, lại được cơ hội đọc một số kinh điển sách báo trong đạo, tưởng rằng như vậy là đă “đời-đạo hai vai,” đạt đến chỗ tột mức đời sống trí thức, vào cửa chùa rêu rao khoác lác, coi thường các bạn đạo kém tài vô danh khác, lại khinh thị cả tăng ni v́ thấy những vị này không có văn bằng và kiến thức thế tục như ḿnh hoặc chưa đọc tới những cuốn sách của những tác giả ngoại quốc viết về Phật giáo như ḿnh, từ đó tự thấy ḿnh là kẻ ngoại hạng cao cả, là bậc thầy của cả Phật tử và tăng ni;

    - nghe giảng về tự quy y, về tự tính ḿnh vốn là Phật, Pháp, Tăng... (kinh Pháp Bảo Đàn của Lục Tổ Huệ Năng), chấp chặt vào đó, cho rằng ḿnh cũng vốn là Phật, Pháp, Tăng; cho rằng ḿnh cũng ngang với Phật, Pháp, Tăng; từ đó trở nên cống cao ngă mạn, coi Tam Bảo không ra ǵ (mà thực ra, trên thực tế sinh hoạt tâm linh cũng như đời sống thường nhật, chính ḿnh chưa tu học một cách nỗ lực, nghiêm chỉnh; chưa hề giữ được một ngày xuất gia thanh tịnh; suốt đời bon chen lợi danh với đời, về nhà th́ đắm nhiễm t́nh cảm thê nhi—tham; ai không thuận theo ư ḿnh th́ đem ḷng sân hận, ghét bỏ—sân; luôn luôn chấp chặt vào sự hiểu biết của ḿnh, không chịu tiếp nhận ư kiến kẻ khác—si; ngạo mạn cho ḿnh là cao cả, cho ḿnh là sáng suốt, đứng trên kẻ khác—mạn... Những tâm lư phiền năo căn bản đó mà không bước qua nổi th́ làm sao có thể gọi là thấu triệt được tự tính thanh tịnh? làm sao có thể nói đến chuyện b́nh đẳng với Tăng Bảo hay Tam Bảo!);

    - đọc sách thiền, nghe giảng thiền nói về sự phá chấp, chỉ hiểu lơm bơm chứ không lĩnh hội được trọn vẹn, rồi chấp vào tư tưởng phá chấp ấy, cho rằng việc tụng kinh bái sám cũng như các h́nh thức sinh hoạt truyền thống của các tăng ni là phù phiếm, mê tín... và cuối cùng chính ḿnh trở thành những người mê chấp, đi đâu cũng chỉ trích, khinh dễ tăng ni và sinh hoạt các chùa...

Và c̣n rất nhiều trường hợp rất tệ hại khác từ phía hàng cư sĩ tại gia, tự nhận Phật tử như chúng ta. Nêu ra những tệ hại ấy nơi đây là để chúng ta phản tỉnh. Nếu chúng ta chưa phạm vào những lỗi ấy th́ rán giữ sao đừng phạm; c̣n đă lỡ phạm th́ phải cùng chân thành mà sám hối, chừa bỏ.

Thực ra, trong hàng ngũ tăng sĩ Phật giáo-cũng như bất cứ hàng ngũ tu sĩ của tôn giáo nào trên đời-có một vài cá nhân sinh hoạt sai chánh pháp, và đôi khi đă làm ô danh cho đạo ḿnh. Nhưng chúng ta không thể dựa vào những điều này để lên án, chỉ trích toàn bộ hàng ngũ tăng sĩ của giáo hội.

Tăng sĩ, như chúng ta đều biết, là những trưởng tử của đức Phật, là một ngôi trong Tam Bảo. Chúng ta đă từng phát thệ quy y, đem trọn đời ḿnh nương tựa nơi các vị ấy để tu học, lư đâu có thể v́ vài cá nhân nào đó mà phỉ báng cả Tam Bảo! Lư đâu lại nh́n các vị ấy như những nàng dâu có bổn phận với ḿnh! Mà thực ra, do đâu một người Phật tử có tư tưởng và hành vi đó? Phải chăng v́ thói quen xem nặng đồng tiền cúng dường của ḿnh, và tưởng rằng tăng sĩ phải lệ thuộc vào đồng tiền cúng dường ấy? Phải chăng v́ tư tưởng lầm lạc rằng “ḿnh nuôi quư thầy”? Và phải chăng cái thói quen và tư tưởng lầm lạc trên đă tô đậm thêm ư nghĩa dâu trăm họ cho vai tṛ của các vị tăng sĩ nói chung, các vị trụ tŕ nói riêng?

Trong cuốn Góp Nhặt Cát Đá của thiền sư Muju (bản dịch của Đỗ Đ́nh Đồng) có một câu chuyện lư thú như sau:

 

“Vào thời Kamakura, khi Seisetsu là đại sư của đền Engaku, ông đ̣i một nơi rộng hơn v́ nơi ông dạy đă quá chật v́ đông người. Umezu, một thương gia ở thành phố Edo, quyết định cúng năm trăm đồng tiền vàng ryo để xây một trường học rộng răi hơn. Umezu mang số tiền này đến Seisetsu.

Seisetsu nói: “Được rồi. Tôi sẽ nhận.”

Umezu biếu túi vàng cho Seisetsu nhưng Umezu không hài ḷng thái độ của Seisetsu. Với ba ryo người ta có thể sống trọn một năm, và ông thương gia không được Seisetsu cảm ơn việc ông tặng năm trăm đồng vàng này.

Umezu ám chỉ: “Trong túi đó là năm trăm ryo.”

Seisetsu đáp: “Ông đă nói với tôi rồi.”

Umezu nói: “Mặc dù tôi là thương gia giàu có nhưng năm trăm ryo là một món tiền lớn.”

Seisetsu hỏi: “Ông muốn tôi cảm ơn ông?”

Umezu đáp: “Vâng, phải vậy.”

Seisetsu hỏi: “Sao lại tôi? Người cho phải cảm ơn chứ.”

 

Câu chuyện ấy sẽ khiến cho những người chưa hiểu đạo giật ḿnh, và có thể khó chịu, bất măn dùm cho thương gia Umezu. Nhưng nếu là Phật tử thuần thành, chúng ta hẳn phải mỉm cười cám ơn đại sư Seisetsu đă cho chúng ta một bài học quư giá về ư nghĩa của sự cho, sự bố thí, cúng dường.

Đức Phật nói sự tương quan giữa người thiện tín cúng dường (thí chủ) và tăng sĩ xuất gia là sự tương quan giữa con dao và đá mài. Càng mài, dao càng bén, trong khi đó, đá càng ṃn. Có nghĩa rằng, thí chủ khi làm việc bố thí cúng dường sẽ được tăng thêm phước báo, c̣n người thọ nhận sẽ bị giảm thiểu đi nếu không có đức độ xứng đáng để nhận lănh vật bố thí cúng dường ấy. Một h́nh ảnh thông dụng khác là ruộng phước (phước điền). Tăng sĩ là thửa ruộng để thí chủ gieo trồng phước đức. Người gieo sẽ được gặt, trong khi đó, đất ruộng càng lúc càng tiêu hao đi chất màu mỡ nếu không chịu tô bồi thêm. Nếu bố thí cúng dường mà đ̣i hỏi sự cảm ơn, nhớ ơn, đối xử đặc biệt, hay đền đáp, th́ sự bố thí ấy vốn không hợp chánh pháp, và được xem như là “thi ân mà có ư mưu lợi” (Luận Bảo Vương Tam Muội-Mười điều tâm niệm). Như vậy, người thọ nhận càng tỏ ư cảm ơn hay đền đáp chúng ta nhiều chừng nào, phước đức chúng ta càng ít chừng nấy (nếu không muốn nói là chẳng có ǵ). Đây là lư do mà đại sư Seisetsu nói rằng người cho phải cám ơn người nhận, người nông phu phải cảm ơn thửa ruộng, con dao phải cảm ơn viên đá mài.

Đó là chỉ nói riêng về việc bố thí cúng dường. Ngoài việc ấy ra, người cư sĩ tại gia chúng ta c̣n thâu đạt được rất nhiều điều lợi ích từ việc tiếp cận học hỏi các vị xuất gia mà ai cũng biết rơ, không cần phải liệt kê nơi đây.

Điều cần nói nhất là chúng ta phải nhận thức rơ rệt vai tṛ cư sĩ học đạo và hộ pháp của ḿnh cũng như sự tương quan giữa chúng ta với hàng Tăng Bảo. Cái tương quan đó thể hiện sự b́nh đẳng về mặt thể tánh, nhưng rất sai biệt trên mặt h́nh thức sinh hoạt và căn cơ tu tập. Sự sai biệt đó không cho phép chúng ta nh́n những vị tăng sĩ như những nàng dâu của trăm họ nữa.

*

Con đường giải thoát là con đường gian truân, khổ nhọc, đ̣i hỏi nhiều tâm chí và nghị lực để thành tựu. Và họ, chỉ có ho, những người xuất giạ với lư tưởng xuất trần và hạnh nguyện xả ly cao cả, mới vượt qua được một cách vẻ vang. Nhiều người trong số họ đă chứng minh sự cao đẹp đó bằng chính cuộc đời phạm hạnh thanh tịnh của ḿnh. Vài người trong số họ đă thất bại và bị cuốn theo ḍng thế tục, nhưng cũng có người sau những cơn trượt ngă khốn cùng, đă gượng đứng dậy, tiếp tục dấn bước để đi nốt con đường cao đẹp bị dang dở.

Dù đến đích một cách êm thắm hay nhiều vấp ngă, sự nỗ lực của họ vẫn là những chiến công oanh liệt mà chúng ta không đủ đởm lược để tham dự hoặc chưa từng có ư nghĩ dấn ḿnh vào.

Họ vốn không cần những nơi trú ẩn tầm thường của thế gian mà chỉ có nơi chốn duy nhất để an trú là ngôi nhà Pháp vương. Họ vốn không cần những lợi dưỡng của thế gian mà chỉ có kho tàng duy nhất để ǵn giữ là kho tàng Như Lai.

Nếu chấp nhận dừng chân ở một nơi chốn nào th́ đó là v́ ḷng thương xót đối với chúng sinh đau khổ. Ḷng thương xót ấy khiến họ tự nguyện phụng sự chúng ta một cách tận tụy. Có thể họ khiêm cung tự nhận là những nàng dâu, những nô bộc, hay bằng những vai tṛ thấp hèn hơn. Nhưng chúng ta không thể nh́n họ bằng đôi mắt ấy.

Nối gót đức Phật, trên lộ tŕnh giải thoát giác ngộ, họ là những bậc thầy cao cả của thế gian.

 

(Trích từ tác phẩm "Con Đường Ngược Ḍng" của Vĩnh Hảo - xuất bản 1998)

 

 

 


Trở về trang chính

Trở về trang Văn Học Phật Giáo