HÀNH TR̀NH MÙA THU

Vĩnh Hảo

(ghi lại những ngày tham dự Khóa Tu Học Mùa Thu 2008 tại Tu viện Phổ Đà Sơn, Ottawa, Canada, từ ngày 10 đến 12.10.2008)

 

 

Mùa thu ở Ottawa đẹp nhưng khá lạnh, cần mang theo áo ấm. Khi vị tu viện trưởng dặn ḍ trước như thế, phải biết rằng dù đây là một khóa tu học Phật Pháp, không ai ngăn cản sự thưởng thức cái đẹp của thiên nhiên.

Chuyến bay đêm đưa tôi đi từ tây sang đông, rồi ngược về phương bắc. Ngoài cửa sổ đen mịt không thấy ǵ. Sớm mai thức dậy, đă thấy phi cơ xuống thấp dần khi nắng lên cao. Mây trắng mỏng giăng ngang nền trời Ottawa. Từ trên nh́n xuống, rừng thu thấp thoáng trổ nhiều màu lá, từ sắc xanh đến sắc vàng, rồi cam, rồi sậm đỏ. Ánh nắng lấp lóa trên thảm lá vàng ướt sương và những mặt hồ tĩnh lặng. Vẻ đẹp này ai cũng có cơ hội để thưởng lăm, nhưng cái mà tôi cảm nhận lúc này, là một cảnh giới tịch mặc, tráng lệ, nơi đó không c̣n bất kỳ một t́ vết ǵ của tâm lư và thời gian. Khi con người vật thể được đặt ở vị trí cao ngất giữa không trung, mọi sự vật bên dưới trở thành vô nghĩa, nhỏ bé.

Ra khỏi sân bay, có gió lạnh, dù nắng đă lên cao. Thầy Bổn Đạt, tu viện trưởng, đón tôi ở sân bay, vồn vă, chân t́nh. Trông thầy có vẻ mất ngủ, nhưng nét mặt luôn rạng rỡ, vui tươi. Thầy không lái xe; đi đâu cũng nhờ phật-tử. Lần này là một tín nữ hiền lành như ni cô, từ Mỹ sang, lănh phần đưa đón khách phương xa. Các lẵng hoa để trang trí chất đầy trên xe. Tôi ngồi ở băng sau, im lặng ngắm cảnh bên đường. Lá phong không cùng úa vàng một lúc. Cũng một giống cây, có nơi lá đă chuyển màu đỏ sậm, có chỗ vẫn c̣n xanh. Giữa hai sắc lá này là nhiều màu vàng đậm nhạt khác nhau. Lác đác cũng có một số cây trơ trụi vươn những cành khẳng khiu lên nền trời biếc. Dưới những cội cây là những thảm lá nâu, vàng.

Tu viện Phổ Đà Sơn nằm trên đỉnh đồi. Từ đường lộ nh́n lên, tượng Bồ-tát Quán-thế-âm lộ thiên màu trắng nổi bật giữa tán lá phong vàng rực. Tượng bồ-tát hướng mặt về phía hồ nước rộng mênh mông như một con sông lớn, phía bên kia lộ. Đây là lần thứ ba tôi đến tu viện mà sự thân thuộc vẫn không lấp được cảm giác ngạc nhiên, kỳ thú trước phong cảnh tĩnh mịch và nên thơ nơi đây.

Một tấm biểu ngữ giăng ngang lối vào khu vực chánh điện nói rơ khóa tu học mùa thu năm nay cũng do Hội Thân Hữu Già Lam tổ chức. Trong khi chờ đợi thầy tu viện trưởng sắp xếp pḥng nghỉ, tôi nh́n bâng quơ lên tấm biểu ngữ, chợt thấy một nỗi ngậm ngùi xót xa nào đó. Mấy chữ "Thân Hữu Già Lam" khiêm nhường và nhẹ nhàng như thế, thời gian hai năm qua bỗng trở thành một tấm bia to lớn đón nhận những nguyền rủa, công kích, xuyên tạc của một nhóm người nhân danh bảo vệ "chân lư." Tôi tự hỏi, phải chăng khi những thân hữu của một khóa học, hay của một ngôi già-lam danh tiếng, ngồi lại với nhau trong thân t́nh đạo bạn th́ sẽ làm cho thế giới của ma vương, ác đảng rúng động, khiếp sợ và ganh ghét? Có lẽ dưới lớp sơn phù phiếm của những thứ lư tưởng và phong trào thời thượng nhân danh quyền sống con người, chỉ là những tâm hồn mục rữa, dơ bẩn. Chỉ những tâm hồn như thế mới cảm thấy dị ứng, ngột ngạt với mục đích đơn giản và trong sáng của Thân Hữu Già Lam. Những thành viên thân hữu đó đă làm ǵ, đang làm ǵ? Mỗi năm họp mặt thân t́nh, hàn huyên tâm sự, xem có thể giúp được ǵ nhau trong việc hoằng pháp, cũng như hỗ trợ quư thầy trong nước thực hiện các phật-sự văn hóa, giáo dục Phật giáo. Việc hỗ trợ trong nước tất nhiên cũng bị giới hạn như bao nhiêu tổ chức, hội đoàn, giáo hội các tôn giáo khác tại hải ngoại trong t́nh trạng của đất nước hơn ba thập niên qua. Chỉ mong làm được những ǵ trong khả năng của ḿnh. Thế nhưng người khác làm được, c̣n ḿnh làm th́ người ta chụp mũ, vu khống, gán ghép những sự kiện và tội vạ không thực. Lư do ǵ người ta lại có những phản ứng gay gắt khó chịu đối với lẽ chân, thiện, mỹ? Trong trường hợp này, có lẽ câu trả lời đă nằm sẵn trong câu hỏi.

Tôi được sắp xếp ở chung pḥng với Thầy Nguyên Siêu, hội trưởng Hội Thân Hữu Già Lam. Thầy cũng từ Mỹ sang như tôi, nhưng trước một đêm. Quư thầy Trí Thành, Tâm Ḥa, Nguyên Lạc và Tâm Hải lái xe từ Toronto lên, sẽ đến tu viện vào buổi chiều. Ngoài quư thầy này, c̣n có Sư cô Liễu Hà từ Florida sang. Các sư cô ở địa phương có Sư cô Viên Tánh và Phổ Tánh.

Tối hôm đó, trong buổi lễ khai khóa, sau lời chào đón khóa sinh của thầy Bổn Đạt, thầy Nguyên Siêu đă nói về ư nghĩa vô thường qua mùa thu và những lá vàng úa, là h́nh ảnh sống động mọi người có thể nh́n thấy hàng ngày ở chung quanh, nhất là mùa thu của vùng lănh tuyết Canada. Lời khai khóa nhắc nhở nỗ lực hành tŕ để chuyển hóa tự tâm, thắng lướt những phiền năo có thể phát sinh từ sự va chạm những biến thiên của thế gian và đổi thay của ḷng người.

Tan khóa lễ, từ khu vực chánh điện trở về tăng xá, thật ngạc nhiên kỳ thú, tôi được thưởng ngay một vầng trăng, lung linh sáng lên giữa vùng trời thu lạnh. Ngạc nhiên v́ suốt thời gian chuẩn bị lên đường, tôi không để ư rằng những đêm có mặt trên đồi lá vàng này sẽ là những đêm trăng.

Đêm đầu tiên hội ngộ, chúng tôi không dễ ǵ đi ngủ sớm. Chuông báo giờ chỉ tịnh có vẻ như chỉ dành cho các khóa sinh. Ngồi uống trà bên ánh lửa bập bùng của ḷ sưởi pḥng khách, chúng tôi có những giờ phút thân t́nh để đàm đạo, trao đổi. Cuộc sống hôm nay, để có một cuộc gặp gỡ nhiều đồng môn tại một địa điểm trong vài ngày không phải là điều dễ. Chúng tôi không bỏ lỡ cơ hội tương phùng này, tṛ chuyện cho đến hai ba giờ sáng. Trước khi vào pḥng ngủ, tôi c̣n ráng mở cửa bước ra ngoài để ngắm trăng. Nhưng trăng đă khuất sau rặng phong phía tây của tu viện. Chỉ thấy một vùng sáng c̣n vương lại trên nền trời dầy đặc sương mù.

Chợp mắt một giấc ngắn th́ chuông đă báo thức năm giờ, công phu sáng. Bài tán Phật đầu ngày trong nghi thức Huế thật thiền vị. Khóa công phu sáng kết thúc th́ cũng bắt đầu cho một ngày mới trọn vẹn với những buổi giảng và tụng niệm liên tục nối tiếp nhau cho đến giờ chỉ tịnh vào mười giờ tối. Trong ngày này có ba buổi giảng do quư thầy Nguyên Siêu, Trí Thành và Tâm Ḥa phụ trách.

Thầy Nguyên Siêu giảng về bồ-đề tâm, cách phát tâm chân chính và trưởng dưỡng tâm ấy để hành bồ-tát đạo. Thầy cũng hướng dẫn cách phân biệt chánh-tà, chân-ngụy, chọn lựa chân sư và chánh pháp để nương tựa tu học.

Thầy Trí Thành giảng về tâm nguyện và các phương thức ủng hộ Phật Pháp, qua đó, người phật-tử có thể kiên định tín tâm và tự biết ứng xử đúng pháp đối với các chướng duyên hoặc thuận cảnh trong việc tu tập và hộ tŕ Tam Bảo.

Thầy Tâm Ḥa giảng về 12 hạnh nguyện của bồ-tát Quán Thế Âm. Thính chúng được hiểu sâu thêm về các hạnh nguyện đặc trưng nhất của vị bồ-tát này, nhờ đó củng cố niềm tin, tinh tấn thực hành con đường cứu khổ ban vui đối với thế nhân, cuộc đời.

Các buổi giảng đều được phật-tử ngợi khen, phát biểu rằng họ đă học được rất nhiều điều để có thể ứng dụng, và ngay trong lúc nghe pháp, chính họ cũng đă cảm nhận được pháp vị vi diệu.

Buổi tối có giờ thiền trà từ tám giờ. Sau một ngày tu học, đây là giờ thư giăn, thoải mái nhất. Buổi thiền trà được chủ tŕ bởi thầy tu viện trưởng. Một nghi thức trang nghiêm được thầy đơn thân cử hành để khởi sự cho buổi thiền trà này, biểu lộ một sự trân trọng đối với nước uống và tài nguyên thiên nhiên nói chung. Nghi thức cũng gợi ư sự tĩnh tâm chánh niệm trong lúc dùng trà. Sau đó, là gần hai tiếng đồng hồ để giáo thọ và học viên thoải mái đọc thơ, ngâm thơ, kể chuyện, thật vui vẻ. Buổi thiền trà chấm dứt lúc mười giờ đêm, giờ chỉ tịnh.

Bước ra khỏi chánh điện, tôi t́m trăng mà không thấy. Sương thu lạnh hắt theo làn gió hiu hiu. Lá phong lác đác rụng. Tiếng nước róc rách từ xa vọng về.

Đêm nay, quư thầy đi nghỉ sớm hơn, vào khoảng sau mười hai giờ. Chỉ có tôi c̣n ngồi thức một ḿnh bên ḷ sưởi thêm một lúc. Tôi vẫn có ư chờ sương mù tan bớt và trăng sẽ hiện trên đỉnh đầu vào lúc nửa đêm, v́ đêm nay là đêm mười ba âm lịch rồi. Tôi khoác thêm áo ấm, bước ra ngoài dạo một ṿng quanh tượng Quán Âm lộ thiên rồi ngồi nơi bậc thềm, lắng nghe tiếng đêm thu. Thật lâu, vẫn không thấy trăng hiện. Nhưng tôi cơ hồ nghe được tiếng của trăng, từng sợi mỏng rơi nhẹ theo sương và những lá vàng đâu đó.

Năm giờ sáng thức dậy, dự khóa lễ công phu, bắt đầu một ngày mới, và là ngày cuối của khóa tu học.

Buổi sáng sau giờ điểm tâm, có hơn một giờ đồng hồ dành cho thiền hành. Thầy Bổn Đạt thật xuất sắc khi triển khai ư nghĩa của thiền hành ở một cái nh́n sâu lắng hơn, qua đó, mỗi bước chân lên đường trong chánh niệm chính là sự trở về với cội nguồn chân tâm. Gần một trăm người im lặng nối nhau đi quanh cuộc đất của tu viện, dẫm trên những thảm lá vàng, ngang qua vườn Lộc-uyển, ṿng qua hồ thủy tạ ở phía đông, dọc theo đường nhỏ của dăy tăng xá, chánh điện, ra đến con lộ tráng nhựa độc đạo của khu vực, dừng chân nghe thác nước đổ mạnh bên cầu, băng qua đường ngắm những hàng phong bọc quanh hồ nước thiên nhiên lặng lờ.

Trở về tu viện, mọi người được nghỉ ngơi khoảng nửa giờ rồi tham dự buổi "Phật Pháp tọa đàm." Giờ này do thầy Tâm Ḥa điều hợp, có thầy Nguyên Siêu chứng minh, và có tôi được mời tham dự để chia sẻ ư kiến. Các thắc mắc của học viên được nêu ra trong buổi tọa đàm này. Câu hỏi không nhiều nhưng gợi lên nhiều ư kiến đóng góp. Tôi cũng tự giong tay phát biểu một lần và được yêu cầu một lần. Xem như là tôi đă mở miệng hai lần trước đại chúng trong suốt khóa tu học này. Tựu trung, buổi pháp đàm này cũng đă giải tỏa được một số nghi vấn về giáo lư cũng như phần thực hành cho học chúng trước khi bế giảng.

Sau giờ này là lễ lạc thành vườn Lộc Uyển. Vườn được thầy tu viện trưởng và một kỹ sư phật-tử thiết kế, dựng nên. Tượng đức bổn-sư và năm môn đồ đầu tiên tạc bằng đá, được thiết trí trên một g̣ đất cao, bao bọc bởi một dăy tường đá thấp, có tam cấp lót đá dẫn từ dưới lên. Chung quanh trang trí những bồn hoa. Chính giữa là một đỉnh lư cũng bằng đá. Sắc màu tự nhiên của đá hài ḥa với cảnh trí rừng phong chung quanh. Lễ lạc thành cử hành trang nghiêm với sự chứng minh của chư tăng ni, học chúng và phật-tử địa phương.

Sau lễ lạc thành là giờ thọ trai, tiếp đến là lễ bế giảng. Lễ này đơn giản nhưng cảm động với những lời dặn ḍ, sách tấn cuối cùng của đại diện ban giáo thọ trước khi chia tay, cũng như cảm niệm của đại diện học viên bày tỏ niềm tri ân đối với ban tổ chức và các ban viên trai soạn, hành đường, vệ sinh, v.v…

Rời chánh điện sau lễ bế giảng, các học viên ở Toronto đă lục tục thu xếp hành lư chuẩn bị lên xe buưt trở về. Đến năm giờ chiều Chủ nhật th́ không khí tĩnh mịch vắng vẻ được trả lại cho tu viện. Ngồi ở thềm hiên có thể nghe được tiếng gió vi vu qua những nhánh thông xanh nhưng lại làm rơi những lá phong vàng.

Buổi tối bên ḷ sưởi, không c̣n ai. Thầy Nguyên Siêu đi ngủ sớm. Tôi ngồi một ḿnh cho đến mười một giờ khuya th́ thầy tu viện trưởng đi lo phật-sự ngoài phố trở về. Thầy buông người xuống ghế, tỏ dấu hiệu hài ḷng đă hoàn tất một chương tŕnh, với nét mặt rất hoan hỷ. Quanh năm suốt tháng, một ḿnh chăm lo công việc của hai ngôi chùa, c̣n đứng ra tổ chức khóa học Phật Pháp để phật-tử địa phương có cơ hội tiến tu, thầy quả là con người năng động hiếm có, làm việc không biết mệt mỏi. Chúng tôi tṛ chuyện cho đến ba giờ sáng. Nghe được quá tŕnh hành đạo của thầy, nhiều việc chưa hề biết, tôi thật cảm kích. Đời thật hạnh phúc khi có những thiện hữu tri thức như thế.

Trước khi trở về pḥng ngủ, tôi không quên mở cửa ra ngoài, lại dạo một ṿng quanh đài Quán Thế Âm, nh́n về hướng bên kia lộ, hy vọng t́m thấy trăng lồng bóng dưới hồ nước như đêm thu năm trước, cũng ở chốn này. Nhưng không. Trong đêm mù sương, mặt nước đen kịt. Trăng không hiện. Ḷng bỗng chùng xuống, bâng khuâng thế nào ấy.

Tại sao phải là trăng ở nơi này? V́ năm trước, chính con trăng ấy đă soi bóng lung linh trên mặt hồ, trong một đêm lạnh, và tôi đă lặng đứng nơi đây, trong khoảnh khắc giao thần tuyệt diệu, thấy giữa ḿnh và trăng không c̣n ngăn cách… Phút giao thần ấy dường như chỉ có thể xảy ra một lần trong đời, trong một cảnh trí, một thời điểm nào đó, không thể lặp lại lần thứ hai.

Năm trước quay về mang theo những mầm hoa khô. Năm nay xuống núi, hành trang gói theo một chiếc lá phong vàng.

Chuyến bay dài từ bắc xuôi nam, từ đông về tây. Về tới phi trường th́ trời đă về đêm. Loay hoay lấy hành lư, nhập vào ḍng người lăng xăng chộn rộn. Đón một chuyến buưt đưa đến chỗ đậu xe. Nổ máy, nhắm mắt, ngồi im trên xe chờ máy ấm. Ngước lên, bỗng thấy vằng vặc ánh trăng rằm.

 

 

 

 


Trở về trang chính

Trở về trang Văn Học Phật Giáo