MỘt Con ĐưỜng
Trầm Lăng
Một bài thơ mở đầu cho kỷ niệm này. Một kỷ niệm cho những tháng ngày rong ruổi giữa cuộc đời đầy nước mắt lẫn nụ cười. Kỷ niệm một chuyện đời, đề tựa bài thơ được tặng cho một người bạn cũng như những người bạn cô độc khác. Và cũng là cảm hứng khơi nguồn cho ḍng tản mạn này.
Kỷ niệm một chuyện đời
(Thân tặng TQ)
Ta đă ém hồn thơ trong hốc nhỏ
Con nước vô t́nh đâu ngại khoảnh khắc trôi
C̣n mô nữa mà tặng em chiều ấy
Lăng đăng mây trời, mảnh trăng đọng chơi vơi
Em hỏi tôi bài thơ t́nh chắp nối
Chuyến tàu hoàng hôn em đề tựa trên môi
Dơi bóng đêm heo hắt t́nh ṃn mỏi
Gửi về em kỷ niệm một chuyện đời.
(Ga Đông Hà, Hoàng hôn 22.8.05)
Chiều hôm đó, cũng như những chuyến tàu hoàng hôn khác, chúng tôi đang đợi để đón tàu ra Vinh. Những chuyến tàu thay nhau đổi sân ga. Bến đợi. Bến đi. Ai c̣n một chút luyến tiếc. Bao nhiêu chuyến tàu đến - đi rồi nhỉ? Sân ga có bao giờ chợt nhớ, chợt ghi nhận để làm kỷ niệm và ai đó chợt bắt gặp để níu lại khoảnh khắc mơ hồ ấy như là h́nh bóng của riêng ḿnh hay h́nh như cũng chẳng của riêng ai. Cây ngô đồng thưa lá, bóng đổ dài giữa chiều thu man mác, đang đợi chờ màn đêm huyền hoặc trở về ấp ủ để rồi thất vọng khiến trơ vơ vài chiếc lá cuối thu, có khi nào ǵn giữ h́nh bóng những chuyến tàu ấy không mà những phiến lá lại trơ trọi những đường gân khô đét mỏng manh như thế.
Nhiều lúc chúng ta mông lung, ngái ngủ khi chợt nhận chân cuộc đời. Sự phù phiếm tựa như hoa đốm giữa hư không về một sinh mệnh. Một dấu chấm hỏi về cuộc tồn sinh đang là nấc thang đè nặng trên đôi vai gầy của những ai có chút nhận thức về một lối sống, về một kiếp người mộng ảo tựa như một hạt sương trong có đó rồi chợt biến đi. “Cái chập chờn của một thân thế phiền năo không biết mai này mốt nọ ra sao, cứ thắc thỏm muốn gửi gắm vào cuộc đời một linh hồn phiêu lạc. Tôi phiêu lạc bao nhiêu năm rồi trên một ḍng đời không bờ bến. Có khi tưởng bờ là bến. Có khi tưởng bến là bờ. Cái tạm và cái thường hằng lắm khi là một. Thế mà cứ lại là khác nhau. Cái bờ mỏng mảnh khoảnh khắc ra đi. Cái bến nhiều khi bền bền ở lại. Bờ mở ra những bến. Có dâu bể cho bờ. Nên định mệnh bờ thường trói buộc thân phận bến. Tôi là bờ em ra đi. Em là bến tôi ghé lại. Con đ̣ ghé qua bờ này bờ nọ nhưng sẽ đậu lại ở một bến kia.”(1)
Thời gian trôi nhanh khi chúng tôi như những con vụ chuyển ḿnh giữa sân ga. Lật đật như vừa đánh mất một thứ ǵ và đan tâm t́m kiếm khi có sự hối thúc trong ḷng. Một mảnh trăng non; con trăng sơ huyền ấy nằm chơi vơi như thách đố cùng hiện thực, như trêu cợt kiếp nhân sinh giữa cơi phù mộng nầy; để rồi cơn gió nhẹ thoảng qua và rùng ḿnh, nó nép vào phiến lá. Một vài ba tiếng cười cợt của lũ trẻ; tiếng hàng rong mời mọc của vài chị vai mang tay quảy; chiếc lưng cong ṿng như chiếc đ̣n gánh của một bà mệ với đôi quang thúng đựng vài ba thỏi bánh, một ít nước trong; những giọt nước mắt rơi nhẹ và thầm kín - không biết tủi thân hay thương bạn - nhẹ nhàng vén áo lau nhanh khi người ta tiễn bạn ra đi theo tiếng gọi tri thức. Mùa thi. Mùa đậu Đại học. Học để quên quê hương c̣n nghèo đói. Nhiều khi có người học chỉ để quên ḿnh như ngày xưa có người chợt nói: “Ngày mai đi nhận xác chồng. Say đi để thấy ḿnh không là ḿnh”.
Cách đây không lâu, khi lang thang trên Internet, tôi bắt gặp bài viết: “Thuyền ngược bến không” của Thầy Tuệ Sỹ; người xưa cũng ra đi, ra đi cũng từ những sân ga nhưng không giới hạn ở những ga tàu mà xuất phát từ mọi bến bờ. Không lệ thuộc xuất phát từ đâu, song đều chung nỗi niềm ra đi. Người lên rừng, kẻ xuống bể. Tất bật ra đi theo tiếng gọi lương tâm, theo tiếng gọi quê hương, theo tiếng gọi cuộc sống, mở ra chân trời nhận thức nhằm khai quang một nếp sống mới. Thầy viết: “...Chiến tranh, thù hận, và đâu đó, từ sâu thẳm của khát khao, t́nh yêu và sự chết là nổi ám ảnh và như là chất liệu cho ư thức sinh tồn. Có một cơi thi ca riêng biệt như vậy. Dành cho những tâm hồn nhạy cảm. Nh́n con chim giăy chết trong tranh mà ngẩn ngơ, bàng hoàng. Nhưng ngôn ngữ của nó cũng biến h́nh. T́nh yêu thất vọng, đam mê, như những con sóng nồng nhiệt trên mặt nước, mà dưới đáy sâu ai biết ẩn chứa những ǵ.
Nước xa cuồn cuộn ra khơi
Sâu trong tâm thể có đôi giọt gần
(Dư tập, Thủy mộ quan - Viên Linh)
Những câu thơ như vậy thật hiếm hoi cho một đời bận rộn. Không bận rộn sao được khi quanh ḿnh những bạn bè trang lứa lần lượt ra đi. Một số người vượt suối vô rừng. Đi theo tiếng gọi của hận thù, máu lửa, trong trái tim đang bốc cháy bởi chủ nghĩa anh hùng...” Động lực ngày ấy, hoàn cảnh ngày ấy khác hẳn hôm nay. Song đều là sự khởi hành để truy t́m một giá trị cho cuộc sống. Giờ đây, ở sân ga này, tôi lặng thinh, chỉ vài lời qua lại của chúng bạn. Một, hai ba người và rồi nhiều hơn nữa... Bâng quơ!
Như cuộn phim đọng lại; thời gian đâu ngại bước lăng du. Em chợt hỏi, như níu lại một thời khắc nào đó mà giữa cuộc phù sinh mộng ảo, nhân duyên đă từng hội ngộ. Thơ tặng em đâu? Bài thơ về chuyến tàu hoàng hôn ấy! Tôi lúng túng. H́nh như gió hơi lạnh trong ḷng. Gió từ đâu? Ư niệm chợt thoáng qua như có lần Xuân Quỳnh tự hỏi, gió bắt đầu từ đâu? Sóng bắt đầu từ gió. Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa. Khi nào ta yêu nhau. Sóng ḷng. Gió ḷng. Gió từ đáy ḷng thổi lại như khơi nhẹ một chút ân t́nh mong manh; nhẹ nhàng mà đầm ấm; mềm dịu mà mỏng mảnh như hơi thở; nồng nàn mà hanh hao tựa nắng Xuân phai.
Tôi cúi nh́n mặt đất như cố t́m một sự ǵn giữ. Đất có giữ thơ tôi không? (Đất được ví như người Mẹ hiền, bao năm lầm lũi, lặng nh́n quê hương đổi thay. Ḷng người thay đổi, phai nhạt như một ngọn gió chợt thoáng qua kẽ lá. Đất âm thầm chịu đựng; người xưa thường ví von đức tính ấy như là một phẩm tính vô giá của người Mẹ; để rồi, hội họa gọi tên bằng màu sắc; âm nhạc hóa hiện thành âm điệu; thi ca ôm ấp bằng lời, bằng h́nh ảnh bóng bẩy, du dương; điêu khắc hóa hiện qua h́nh tượng, và chính con người cảm thụ qua sự rung động của trái tim nồng cháy – nóng bỏng hương t́nh.
Đất ôm ấp ǵn giữ mọi thứ, mặc cuộc đời sông nước chảy về đâu! Nh́n bề mặt, đất im ĺm trơ gan cùng năm tháng; song trong tận ḷng sâu, ai có hay đất vẫn chuyển ḿnh. Khi dữ dội, khi dịu êm, khi đằm thắm, êm ả như những lúc Hạ về, tiếng Mẹ ḥ điệu dân ca đậm chất điền dă. Đượm chút mặn ṃi của hương biển và ngọt ngào của sông nước quê hương. Để rồi, khi chuyến tàu rời sân ga, tôi nằm yên lắng nghe hơi thở chính ḿnh; nhịp tim co bóp, nhịp thở lên xuống như nước triều dâng. Hơi thở sao mà nồng nàn vậy, có nỗi buồn nào đang ngự trị chăng? Rồi, lắng nghe gió thổi mà thấy ḷng lành lạnh. Những cơn gió mỏng vừa luồn qua khung cửa, cái rét đă có rồi.).
Một nét vẽ dưới chân tôi, h́nh như của một họa sĩ vô danh nào đó trong một khoảnh khắc lạc lơng đang đợi tàu giữa sân ga đă nguệch ngoạc họa nên. Họa sĩ ấy đă vẽ ǵ nhỉ? Một con đường. Một con đường mà ngút ngàn sâu thẳm, không nhận thấy đâu là điểm khởi đầu và điểm kết thúc. Con đường tàu đi qua và anh ta là bến đợi! Hay con đường cuộc đời cho mỗi bước chân qua!
Ừ nhỉ, đúng là con đường. Con đường mà tôi và những người bạn đêm ấy đang đi qua. Con đường gian nan và hiểm trở. Con đường mà biết bao đau thương của thế hệ đi trước đă tô bồi bằng chính máu xương của họ. Con đường mà nhiều khi người ta gọi là con đường oan nghiệt, bởi biết bao nhiêu người đă khốn khổ, đau thương, tù đày v́ nó. Nó được đánh đổi với nhiều giá trị như vậy song có nhiều người lại đành ḷng đem tâm d́m bỏ hay phủ nhận; xem nó như chuyện quá khứ, không liên hệ ǵ đến hiện tại. Một sự chối bỏ muộn màng.
“Thế hệ các con được giáo dục để quên đi quá khứ. Nhiều người trong các con không biết đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là ǵ; đă làm ǵ và cống hiến những ǵ cho sự nghiệp văn hóa, giáo dục, ḥa b́nh dân tộc, trong những giai đoạn hiểm nghèo của lịch sử Dân tộc và Đạo pháp của đất nước. Một quá khứ chỉ mới như ngày hôm qua mà di sản vẫn c̣n đó nhưng đă bị chối bỏ một cách vội vàng. Di sản được tích lũy ṛng ră hằng thế kỷ, bằng bao tâm tư qua bao khổ lụy đau thương, bằng máu và nước mắt của biết bao Tăng Ni, Phật tử; mà những người gầy dựng nên di sản đó bằng bi nguyện và hùng lực của ḿnh, có vị bị bức tử bởi bạo quyền, có vị suốt năm tháng dài chịu tù đày, bị lăng nhục. Nhưng sống hay chết, vinh hay nhục, không làm dao động tâm tư của những ai biết sống và chết xứng đáng với phẩm cách của con người, không hổ thẹn với phẩm hạnh cao quư của bậc xuất gia.”(2)
Với cái nh́n, cái biết như thật, hay danh từ Phật học gọi là Như thật tri kiến, con đường chỉ là con đường (nếu thật có con đường). Dù phương sở nào hay thời gian nào, căn cơ nào nó cũng chỉ là con đường. Song sở dĩ nó có nhiều màu sắc, oan nghiệt hay vinh quang hay mộc mạc là bởi chính tâm thức con người đă khoác cho nó những chiếc áo đầy màu sắc sặc sỡ hay nh́n nó dưới những cặp kính màu.
Con đường. Con đường in đậm thảo hài vô chung của chư Tổ. Con đường đă một thời đón nhận h́nh bóng trơ xương cùng tuế nguyệt của tiền nhân. H́nh ảnh tôn giả Kiều Trần Như, một hạt mè nuôi thân tứ đại để rồi những đốt xương trở thành chiếc áo bao bọc chính nó. Thật đúng với câu nói, nh́n sợi vải thấy rơ chính linh hồn. Rồi, h́nh bóng ung dung trong biển lửa để gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh nhân loại, thắp lên ánh đuốc giữa chốn mù sương của Quảng Đức Bồ tát; và cũng đón nhận h́nh bóng trầm mặc của Đấng Đạo Sư trong một đêm trăng sáng; ánh sao Mai đang tư lự giữa trời khuya ngất tạnh. Nó c̣n mang đậm hơi thở của chính Ngài: “Thuở xưa, có một vương tử mà ngai vàng đă dọn sẵn, vó ngựa chinh phục đă sẵn sàng yên cương. Rồi một đêm, khi cả cung đ́nh đang ngủ say trong giấc ngủ êm đềm của quyền uy, danh vọng, giàu sang; vương tử gọi quân hầu thắng cho Ngài con tuấn mă trường chinh. Nhưng vó ngựa trường chinh của Ngài không tung hoành chiến trận. Thanh gươm chinh phục của Ngài không đánh gục những chiến sĩ yếu hèn. Gót chân vương giả từ đó lang thang khắp chốn sơn cùng thuỷ tận; cô đơn bên bờ suối, dưới gốc cây. Ngài đi t́m ǵ? Ta hăy nghe Ngài nói: ‘Rồi th́, này các Tỳ kheo, một thời gian sau, trong tuổi thanh xuân, khi tóc c̣n đen mượt, với sức sống cường tráng; mặc dù cha mẹ không đồng ư với gương mặt đầm đ́a nước mắt, Ta đă cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca sa, ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh. Trong khi ta đi như vậy, làm người đi t́m cái ǵ đó chí thiện, t́m con đường hướng thượng, t́m dấu vết của sự tịch mịch tối thượng...”. (3)
Con đường đă được khai quang, chỉ c̣n đợi con người dấn thân vào cuộc lữ.
Chú thích:
(1) Nhiều tác giả, Trịnh công Sơn - Người hát rong qua nhiều thế hệ, Nhà xuất bản Trẻ, tr. 21.
(2) Tuệ Sỹ, Thư gởi các Tăng sinh Thừa Thiên - Huế nhân đọc Tâm thư của Tăng sinh dâng Hoà thượng Thiện Hạnh, ngày 28.10.2003.
(3) Tuệ Sỹ, Đạo Phật với tuổi trẻ.