NHƯ NÚI NHƯ MÂY
Vĩnh Hảo
Núi đứng, mây trôi. Một tịnh, một động. Nhưng cả hai vẫn thường kề cận, tiếp xúc, có khi không thấy đâu là không gian ngăn cách. Mây ôm núi. Núi lẩn trong mây. H́nh ảnh ấy, ai cũng từng thấy. Nhưng trong Thiền học, núi thường được dùng đến để nói một trạng thái hay một cảnh giới của định. Dáng ngồi vững chăi của thiền giả cũng được ví như núi. Thầy Nhất Hạnh có viết một bài tựa đề là “Ngồi Yên Như Núi” [1] để khích lệ khuyên nhắc các học tṛ trẻ ở Tu viện Bát Nhă Lâm Đồng khi họ gặp nạn. C̣n mây th́ thường dùng để chỉ vô thường, biến hoại. Trong văn chương cũng thế: “Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương.” [2] Mây cũng được dùng trong âm nhạc nghệ thuật để diễn tả tiết tấu và văn phong trôi chảy, nhẹ nhàng, bất tuyệt: “Lưu thủy, hành vân.” [3]
Tôi muốn mượn cách dùng h́nh ảnh núi và mây ở trên để nói về các Tăng Ni Bát Nhă, hay Tăng thân Làng Mai ở Tu viện Bát Nhă, Lâm Đồng. Họ là những ai, tôi không biết mặt, và dù đă đọc nhiều bản tin, vẫn không nhớ rơ đạo hiệu của những vị thường được nhắc. Tôi chỉ biết họ là một tập thể xuất gia trẻ, an tịnh, vững chăi. Ngồi như núi, bước như mây, giữa một trần gian đảo điên, bạo động, tráo trở, hiểm ác. Suốt thời gian bị cưỡng bức rời khỏi Bát Nhă với các vụ tấn công liên tục ngày đêm bằng chưởi bới, hăm dọa, nguyền rủa, ném gạch đá, phân dơ, đánh đập bằng tay chân, gậy gộc, và cuối cùng là tống xuất bằng bạo lực, những Tăng Ni trẻ này đă tự kiểm soát và tự thắng bằng nội lực của chính họ, không vị đạo sư hay bậc tăng trưởng nào trực tiếp d́u dắt. Tôi xem đây là h́nh ảnh cao đẹp và rực rỡ nhất của Tăng Ni trẻ Việt Nam suốt hơn 30 năm tu học và hành đạo trong đất nước cộng sản. “Thắng một vạn quân không bằng tự thắng. Tự thắng mới là chiến công oanh liệt nhất,” kinh Pháp Cú đă ghi lời dạy bất hủ đó của đức Phật; và những Tăng Ni trẻ này đă làm đúng như thế trước cuộc áp đảo tàn bạo của những nhân viên công lực và “những kẻ lạ mặt” đằng đằng sát khí.
Dù đă khoác mặc pháp y của thiền gia, những Tăng Ni này vẫn c̣n là những người trẻ, tuổi từ 15 đến 35, nét mặt hăy c̣n thơ ngây, với những bàn tay nhỏ chỉ biết chắp thành búp sen, với những đôi chân chỉ biết bước nhẹ như mây trong ḍng chánh niệm. Thân thể quư báu của họ được cha mẹ sinh dưỡng đă v́ lư tưởng làm đẹp cuộc đời mà dâng hiến cho đạo. Vậy mà họ lại bị tấn công, lôi kéo, đánh đập, xúc lên xe, chở đi… rồi bỏ xuống đường dưới cơn mưa lạnh cắt của thời tiết cao nguyên, của cơn giông băo số 9 đang dần tiến vào.[4] Họ là những Tăng Ni trẻ, trong đó có một số được gọi là tập sự nam và tập sự nữ (nói nôm na theo ngôn ngữ nhà chùa là “điệu Tăng” và “điệu Ni”, tức là những chú tiểu mới học hạnh xuất gia), cố nhiên thời gian tu tập và “tập sự” của họ chưa đủ chín muồi để bước vào những cảnh giới thiền định cao (ngoại trừ những trường hợp túc duyên nhiều đời rất hiếm) mà hành giả tuyệt nhiên không c̣n biết những ǵ đang xảy ra đối với thân xác, cũng như đối với các hiện tượng xảy ra chung quanh.[5] Như vậy, đáp lại với các bạo hành của những “người lớn” thế tục, Tăng Ni trẻ Bát Nhă đă không ở trong đại định mà chỉ ở trong chánh niệm, với những ánh mắt tỏa sáng năng lượng từ bi từng được học hỏi quán chiếu trong tu viện. Vũ khí tự vệ của họ là như thế. Cũng không thể nói là vũ khí. Hăy nói là pháp môn đối trị sân hận của chính ḿnh và của người khác.
Chánh niệm là một chi trong Bát Chánh Đạo (Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định). Thầy Nhất Hạnh triển khai chánh niệm thành một pháp môn, với lư thuyết nhân-quả đồng thời, nhân là chánh niệm, quả cũng là chánh niệm, chính nơi chánh niệm mà hành giả đạt được “hiện pháp lạc trú.” Một câu nói thật văn chương của Thầy Nhất Hạnh bao hàm lư thuyết này là “Không có con đường dẫn đến hạnh phúc. Hạnh phúc chính là con đường.” Một số người, trong đó có tôi, từng nghi ngại rằng không biết với những bước chân chánh niệm nhẹ nhàng, thảnh thơi, hành giả có thể vượt qua nổi các biến động và nghịch cảnh khắc nghiệt mang tính bạo hành, áp bức hay không. Th́ nay, Tăng Ni trẻ tại Bát Nhă Lâm Đồng đă trả lời một cách hùng tráng bằng tinh thần và hành xử an nhiên, bất bạo động của họ. Cốt tủy của Phật giáo, con đường ḥa b́nh của Phật giáo, đă một lần nữa, được chứng thực. Tuổi trẻ Việt Nam, tuổi trẻ Phật giáo Việt Nam đă cất lên tiếng nói của ḷng thương yêu và hiểu biết đối với quê hương nói riêng, và toàn thế giới nói chung. Tiếng nói như những hoa sen, cùng lúc nở rộ trên quê hương thống khổ, và khiến cho cả thế giới bàng hoàng xúc động.
Không hờn oán, không sân hận, không trách lỗi ai. Tăng Ni trẻ Bát Nhă đă tiếp nối bước chân của Thầy-Tổ, từ bi và kham nhẫn, đưa vai gánh lấy nỗi khổ nhục của dân tộc và đạo pháp trước những áp bức bất công.
Họ đă làm ǵ? - Chỉ ngồi yên như núi, và bước đi như mây. Lư tưởng này, tâm nguyện này, vững chăi như núi, không thế lực nào có thể lay chuyển. Hướng đi này, bước chân này, nhẹ tựa mây trôi, chẳng ai có thể cản ngăn. Kiên định mà vô chấp. Từ bi mà thông tuệ. Ngồi như núi, bước như mây. Họ chỉ làm những việc đơn giản như thế.
C̣n thế giới những “người lớn,” những thế hệ đi trước họ, đă làm ǵ, nói ǵ để cứu nguy, để t́m giải pháp tốt đẹp nhất cho họ? Tôi cảm thông và tôn trọng những người im lặng. Có nhiều lư do để giữ im lặng, nhất là đang sống trong hoàn cảnh của đất nước, dưới chế độ ấy, có những điều tế nhị không thể nói ra hết, và không phải lúc nào cũng phải nói. Nhưng tôi thực sự thất vọng với một số người đă nói mà nói những điều không nên nói. Đổ lỗi cho nhau. Nói dối. Che giấu những thủ đoạn mờ ám và phi nhân. Đồng lơa với tội ác. Nói hùa theo phát ngôn nhân của nhà nước rằng đó chỉ là chuyện nội bộ giữa Thầy Nhất Hạnh và Thầy Đức Nghi. Nói ch́ nói chiết, mỉa mai Thầy của các Tăng Ni Bát Nhă (đang hành đạo ngoài nước) mà không hề quan tâm thực trạng Tăng Ni trẻ đang là những nạn nhân bị áp bức tại quê hương. Đố kỵ, thù ghét Thầy mà tảng lờ khổ nạn của học tṛ. Bầy trẻ gặp nạn trong nhà lửa, có cần t́m hiểu chúng là con cái của ai không? Người con Phật thà không nói, c̣n nếu nói, phải nói như Chánh Pháp.
Tôi viết những ḍng này, mục đích không phải để lên án những kẻ phi nhân tính, v́ mặt thật của họ, cả thế giới đều biết rơ rồi. Tôi chỉ muốn tỏ ḷng ngưỡng mộ của tôi đối với các Tăng Ni Việt Nam, trước hết là Tăng thân Làng Mai ở Bát Nhă, sau đó là chư tôn đức đă hết ḷng bênh vực, bảo bọc và viết cả tâm thư[6] biểu lộ sự đoàn kết thương yêu đối với đồng đạo của ḿnh. Qua quư vị, tôi biết tương lai của Phật giáo Việt Nam đi về đâu.
Con đường chúng ta đă chọn, không ai có thể thay đổi. Tất nhiên trong những hoàn cảnh nguy kịch và khắc nghiệt nhất, chiếc áo và sinh mệnh chúng ta có thể bị hủy phạm bởi bạo lực, nhưng ḷng từ bi và hiểu biết th́ không bao giờ vơi mất. Như núi, như mây, chúng ta đi vào cuộc đời.
California, ngày 14.10.2009
[1] Xem www.langmai.info và www.phusa.info
[2] Cung Oán Ngâm Khúc, Nguyễn Gia Thiều (1741-1789), câu 76.
[3] Nước chảy, mây trôi. Cũng có người dịch là đi mây, lướt nước (biển), nói phong cách giang hồ tự tại, lịch lăm. Trong cải lương Việt Nam có một bản nhạc tên “Lưu thủy hành vân”, mà đây cũng là tên một giai điệu của môn nhạc này.
[4] Tăng Ni Bát Nhă bị cưỡng bức rời tu viện ngày 27.9.2009, băo số 9 (Ketsana) quét vào các tỉnh miền Trung và cao nguyên Việt Nam đêm 28.9, rạng ngày 29.9.2009.
[5] Một lần đức Phật nhập đại định, có 500 cỗ xe ḅ đi ngang qua, bụi lấm đầy người mà ngài không hay. Xem Lê Mạnh Thát, Tổng Tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam, Tập I, Chương V, Quyển Bảy, Thiền Vượt Bờ.
[6] Xem “Huyết thư” của Tăng Ni trẻ tỉnh Lâm Đồng ở http://hoitrongbatnha.blogspot.com/2009/09/huyet-thu.html