TÁCH TRÀ BUỔI SÁNG
VÀ NHỮNG MẬT NGÔN T̀NH CỜ
Huệ Trân
Mỗi tuần, tôi có một ngày để làm hai việc tuyệt vời. Đó là, thứ nhất: làm thinh, thứ hai: không làm ǵ cả!
Hôm nay đang là phút giây tuyệt vời đó.
Sau những ngày lạnh bất thường, nắng sáng nay rất đẹp, vàng óng và ấm áp. Cây cỏ hoa lá rộ lên niềm vui. Mọi cánh cửa mở rộng để nắng ghé vào, mang hương thơm của đất trời chuyển hóa. Không mùi hương nhân tạo nào so sánh được với hương gió núi mây ngàn. Ít nhất, chủ quan tôi như thế.
Một ngày đẹp như vầy, được tự tại với hai việc: làm thinh và không làm ǵ cả, th́ có tuyệt vời không!
Chậm răi pha một b́nh trà.
Hốt nhiên, tôi thích thú với ư tưởng khởi lên rơ rệt “Tôi không đang PHẢI LÀM cái việc pha trà, mà là ĐANG HƯỞNG sự pha trà”.
A! Bấy lâu nay, hàng ngày ta làm đủ thứ việc, lẫn lộn giữa những cái “phải làm” và những cái “đang hưởng” mà mấy khi nhận rơ như thế. Cũng hành động đó, cũng công việc đó, nhưng làm bằng trạng thái “hưởng”, tất hạnh phúc gấp bội hơn là “phải”.
Vậy, cánh cửa niềm vui là ở đây chăng? Đâu là ch́a khóa chuyển hóa “phải’ thành “hưởng” để ta tra vào ổ khóa của cánh cửa này?
Trà sen bạn cho đă lâu, nhưng được ủ kỹ nên hương vẫn c̣n ngát. Sen mọc dưới ao bùn mà lại mơ màng tới bốn câu kệ Làng Mai:
Trà trên đỉnh núi Tản
Nước giữa ḷng sông Đà
Thiền vị chỉ một ngụm
Tịnh Độ đă sinh qua.
V́ căn bản nội điển c̣n yếu kém nên trước đây, mỗi khi nghe hai tiếng “Tịnh Độ” là tôi chỉ có thể nghĩ đến cơi Tây Phương Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà. Sau này, nhờ dần dần được học thêm, tôi mới biết, tùy căn cơ chúng sanh, Đức Phật đă chỉ bày tới bốn thế giới Tịnh Độ tiêu biểu, chứ không chỉ một.
C̣n nhớ, khi biết điều này, tôi vô cùng hứng khởi, như kẻ đang dọ dẫm, được dắt từ cái hữu hạn tới cái mênh mông vô hạn.
Mỗi thế giới Phật cũng đă mênh mông, nhưng từ một, tới vô cùng mênh mông, không là trùng trùng duyên khởi cho lữ khách đường xa gặp nước mát ư?
Khi Đức Phật tới thành Xá Vệ thuyết giảng kinh A Di Đà dưới h́nh thức “vô vấn tự thuyết”, nghĩa là không ai hỏi mà tự giảng. Nguyên do, v́ khi đó, vua Ba Tư Nặc quá yêu kính Đức Phật và Tăng đoàn nên đă ban một sắc luật hy hữu: “Nếu là người xuất gia th́ dù phạm tội ǵ cũng không bị trừng phạt”. Do khe hở quá lớn của sắc luật đó, mà nhiều thành phần bất lương đă len lỏi vào Tăng đoàn để lợi dụng làm nhiều điều bất thiện. Họ đă quy tụ tới sáu nhóm ác tăng mà dân chúng thời đó gọi là Lục Quần Tỳ Kheo!
Những vị chân tu không thể chung sống trong môi trường bất tịnh, nên cùng nhau xin với Đức Phật để được rời đi nơi khác. Đức Phật bèn khuyến tấn họ nên nhiếp tâm niệm Phật th́ dù hoàn cảnh xung quanh thế nào, cũng chiêu cảm được mười phương Chư Phật.
Và thế giới Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà được Đức Phật Thích Ca giới thiệu trước thính chúng, như sự khẳng định hứa khả đối với những ai có tín tâm bất hoại.
Đó là dấu mốc đầu tiên để hành giả pháp môn Tịnh Độ nương vào thế giới này như một Điểm Tới lư tưởng, khi thân tứ đại tan ră nơi cơi ta-bà.
Nhưng thế giới Phật không ngừng ở đó.
Khi sự sinh hoạt của Tăng đoàn tạm yên ổn, thành phần ác tăng, kẻ được chuyển hóa, kẻ bị lộ diện không nơi ẩn núp, đành tự rời đi, th́ Đức Phật đă tạo điều kiện để tăng chúng phát khởi Bồ Đề Tâm.
Và Pháp Hội Yêm La thành h́nh ở thành Ca Tỳ La Vệ.
Nơi đây, h́nh ảnh Thế giới Tịnh Độ không phải chỉ là Tây Phương Cực Lạc, với ao thất bảo, với chim thuyết pháp, mà thính chúng trong Pháp Hội Yêm La không chỉ thụ động thính pháp. Tinh thần của Pháp Hội là thính chúng vừa được chứng kiến, vừa đóng góp vào sự nhiệm mầu của tương quan giữa cá nhân và tập thể. Pháp hội, với số lượng đông đảo hàng nhiều chục ngàn vị, đủ cả Phạm Thiên, Bồ Tát, Tỳ Kheo, nhưng tất cả đều nhận được lời Phật dạy, theo căn cơ và sở đắc riêng của ḿnh nên tâm mỗi vị đều trở nên thanh tịnh. Mỗi tâm thanh tịnh đó đă tương quan với nhau, thành Thế Giới Phật Thanh Tịnh.
Ở cơi Tịnh Độ này, sự quán tâm là chính.
Ở cơi Tịnh Độ Tây Phương, lấy câu tŕ danh hiệu Phật A Di Đà làm chuẩn.
Nhưng rốt ráo, quán tâm và tŕ danh hiệu Phật để làm ǵ? Có phải để đạt được đoạn trừ phiền năo, tiến tới giải thoát nghiệp chướng, ra khỏi ṿng sinh tử luân hồi?
Cũng thế, theo căn cơ chúng sanh, Đức Phật dẫn dần tới cơi Tịnh Độ ở Kinh Hoa Nghiêm với tư tưởng đại thừa “Trùng trùng duyên khởi” và Kinh Pháp Hoa với lời hứa khả “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật”.
Như thế, mọi điểm đi (h́nh thức) có khác, mà mọi điểm tới (kết quả) th́ như nhau. Suy ra, hành giả chọn pháp môn nào, hướng về Thế Giới Tịnh Độ nào, cũng khởi từ tâm ḿnh. Tu Thiền mà đạt tâm thảnh thơi th́ cũng như tu Tịnh mà đạt tâm an lạc.
Người tu thiền chạm vào công án “Người niệm Phật là ai?” có khác người tu Tịnh, kiên tŕ với từng chuỗi hạt “Nhất tâm bất loạn”?
Một con chim bay ngang bờ hiên, cất tiếng gọi bạn, chợt đưa tôi về với tách trà, về với hai việc của ngày tuyệt vời là: Làm thinh và không làm ǵ cả!
Nếu nh́n qua lăng kính tích môn, tôi đang làm thinh và không làm ǵ cả. Cái thân tứ đại vẫn đang ngồi yên, không nói và không làm.
Nhưng nh́n qua lăng kính bản môn, nghĩa là nh́n sâu vào những bước đi của tâm linh, th́ dường như tôi đang nói nhiều và làm nhiều.
Khi tâm khởi lên h́nh ảnh những Thế Giới Tịnh Độ th́ bỗng nhiên cái công án nổi tiếng “Niệm Phật thị thùy?” (Người niệm Phật là ai?) cũng đồng thời hiện ra. Công án này được coi là cây cầu nối liền giữa Thiền và Tịnh, mà một lần Sư Ông Làng Mai đă gợi ư, là người tu Tịnh mà giải được công án này th́ sẽ trở thành thiền- sư.
Không thấy ghi lại ở đâu, có hành giả tu Tịnh nào đă giải công án này, nhưng con đường t́m học, tự nó, không hề tự dựng nên rào cản nào. Hành giả mọi pháp môn, mọi căn cơ, trong lúc nâng tách trà, nhấp một ngụm, đều có thể bâng khuâng tự hỏi “Người niệm Phật là ai?”
Người học Phật, đều biết trên Lư, rằng vạn hữu, gồm mọi người, mọi loài, đều biến diệt, đổi thay từng sát na. Lớn như ḥn núi, đứng đó khi ta chưa sanh, c̣n đó khi ta chết đi, tưởng như nó vô sanh bất diệt. Nhưng sự thực nào phải thế! Sự biến chuyển, hao ṃn của núi chỉ là quá chậm, quá nhỏ đối với kích thước của nó, khiến ta không thấy mà thôi. Rồi phải tới lúc, nó không là rặng núi, mà chỉ là ngọn đồi, tang hải hóa nương dâu, huống chi thân người mong manh! Cái ǵ biến hoại, cái đó là Vô Thường.
Trái với núi, những biến diệt trên thân người có thể thấy thật gần, thật rơ. Tóc mới xanh, nay đă bạc, đẹp đẽ bao lâu, mà nay xấu xí, mới vừa khỏe mạnh, nay sao ốm o …. Phàm những ǵ đổi thay, thành hoại, cái đó là vô thường. Thân ta đă vô thường, c̣n chấp cái Ngă nào là ta không?
Có một giai thoại khi hành giả về tham thiền, hỏi thiền sư Duy Khoang:
- Thưa thiền sư, đạo ở đâu?
Thiền sư buông gọn hai tiếng:
- Trước mắt!
Hành giả chau mày:
- Con không thấy.
Thiền sư tội nghiệp:
- V́ ngươi đang bận nghĩ tới Ta và Người.
Hành giả hào hứng, như câu giải đáp sắp tới đích:
- Thiền sư thấy không?
- Nếu ta cũng đang bận nghĩ về Ta và Người th́ ta không thấy.
Kiên nhẫn tới đây, hành giả tin rằng câu giải đáp phải ngay sau câu hỏi kế tiếp. Bèn hỏi:
- Nếu không c̣n bận nghĩ ǵ về Ta và Người th́ thiền sư có thấy không?
Thiền sư cười lớn:
- A ha! Khi tâm đă rỗng rang, không bận nghĩ ǵ về Ta và Người th́ làm ǵ c̣n ai hỏi, để mà trả lời đạo ở đâu, thấy hay không thấy!
Tách trà suưt rơi khỏi tầm tay khi giai thoại này bất ngờ tung một móc xích vào công án oái oăm :”Người niệm Phật là ai?”
Khải bạch Như Lai,
Trong Bát Nhă Bát Thiên Tụng, có đoạn: “Tâm Như Lai không trụ bất kỳ ở đâu. Không trụ trên các pháp hữu vi, không trụ trên các pháp vô vi. Do đó, không hề rời khỏi sở trụ.”
Thiện tai! Thiện tai!
Vậy th́, Sở Trụ này ở đâu? Phải chăng Sở Trụ này chỉ do Thức, khởi lên từ Vô Thức? Nó vốn Như Thị. Nó vốn Như Thế. Nó được gọi là Sở Trụ mà lại chẳng phải là Điểm Trụ; v́ nếu là Điểm Trụ, nó sẽ ngăn đường đến cảnh Phật! “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm” Hăy để cho tâm tự tại khởi lên, can chi phải cố định nó ở nơi nào!
Đến đây th́ “Người niệm Phật là ai?”
May quá, phút trước đỡ kịp tách trà; chứ không, phút này lấy ǵ thấm giọng mà hào sảng ngâm lên hai câu bất hủ của Thiền sư Chân Nguyên:
V́ Người đưa một nét,
Đầu núi ánh dương hồng.
Nào hay, sức mạnh ngút ngàn vô song của nội lực trí tuệ tiềm ẩn trong mỗi tâm-sanh mới dũng mănh nhường nào!
B́nh trà buổi sáng của kẻ phàm phu chưa cạn, đă thấy thấp thoáng bóng Ngài Trúc Lâm trên non Yên Tử, thong dong đăi khách một Thiền Trăng:
“B́nh xưa dốc nguyệt, trời khuya nấu trà!”
Huệ Trân
(Tào-Khê tịnh thất- một ngày tĩnh lặng)