ĐÀO VIÊN
Thế danh: Nguyễn Văn Phác. Sinh năm 1930 tại Bắc Ninh, Bắc Việt Nam. Có vợ và 4 con.
Học Tiểu học và Trung học tại Hà Nội.
Học Đại học tại Sài G̣n và Paris, Pháp.
Tốt nghiệp Kỹ Sư.
Trước 1975, làm việc với Bộ Giao Thông Vận Tải.
Di cư sang Hoa Kỳ năm 1975.
Làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy (Kennedy Space Center) tại Cape Canaveral, tiểu bang Florida, trong chương tŕnh Con Thoi Không Gian (Space Shuttle).
Nay đă hồi hưu và sinh sống tại miền Nam California, Hoa Kỳ.
a
CHIM SẮT ĐĂ BAY...
Khi nào chim sắt bay được vào Tây Tạng và ngựa chạy bằng
bánh xe th́ người dân Tây Tạng sẽ rải rác như bầy kiến trên khắp mặt trái đất
và giáo pháp của Đức Thế Tôn sẽ truyền qua đến xứ của người da đỏ.(1)
- Padma Sambhava
Trên đây là lời tiên tri c̣n đươc truyền tụng đến nay, của Tổ Sư Padma Sambhava, người đầu tiên đă đem Phật Giáo vào Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8.
Chim sắt đă bay, ngựa đă chạy bằng bánh xe và Phật giáo đă đến Hoa Kỳ, xứ sở của người Da Đỏ. Đối vơi nhiều người, Phật Giáo đă chính thức đến Hoa Kỳ vào ngày 8 tháng 9 năm 1893, khi Đại Hội Đồng Tôn Giáo Thế Giới (World Parliament of Religions) được khai mạc tại Chicago, với sự tham dự của các đoàn đại biểu của trên 10 truyền thống tín ngưỡng thế giới. Ngoài các truyền thống Thiên chúa giáo, và Do thái giáo, các tôn giáo Á châu, như Ấn Độ giáo (Bà La Môn, Parsis, Sikhs, Jains), Hồi giáo, và Phật giáo cũng đều có mặt. Khổng giáo và Lăo giáo cũng được tŕnh bầy bởi một vị từ sứ quán Trung Hoa tại Hoa Thịnh Đốn đến. Riêng Phật giáo Á Châu, đại biểu Phật giáo Tiểu Thừa từ Tích Lan, Thái Lan, Phật giáo Đại Thừa từ Nhật Bản (ngành Thiền Lâm Tế, Tào Động, và Liên Hoa Tông) và Đạ Thừa Trung Hoa đă tích cực đóng góp để Đại Hội đạt được “một thành quả cao cả và đáng vinh danh nhất của thế kỷ”. Trước Đại Hội, Phật giáo được chính thức ra mắt người dân Hoa kỳ và ngược lại cũng đă được người dân Hoa Kỳ đón tiếp rất nồng nhiệt. Hai vị đại biểu Phật giáo đă làm các đoàn đại biểu các tôn giáo cũng như hơn hai trăm nhân sĩ tham dự phải chú ư là đại sư Anagarika (Khất Sĩ) Dharmapala từ Tích Lan (Tiểu Thừa) và Thiền sư Soyen Shaku hay Kogaku Soen (Chiếu Nguyên Giác, hay Hồng Nhạc Tông Diễn) từ gịng Lâm Tế Nhật Bản. Đại sư Dharmapala (2), nói tiếng Anh rất lưu loát, nhắc lại rằng năm trăm năm trước đây, vua Asoka cũng đă có tổ chức một đại hội liên tôn tương tự như Đại hội hôm nay, nói lên tinh thần bao dung và từ bi của Phật giáo. Đại sư cũng cho rằng Phật giáo, chứ không phải Thiên Chúa giáo, mới có thể đem tôn giáo và khoa học gần vơi nhau. Lời tuyên bố mạnh dạn này đă làm sửng sốt rất nhiều người. Thiền sư Soyen Shaku, không nói tiếng Anh, nhưng có viết một bài tham luận được dịch sang tiếng Anh bởi một đệ tử tên là Daisetz Teitaro Suzuki (Đại Chuyết Linh Mộc). Bài này, rất thiết thực, thảo luận về thuyết Nhân Quả, đă được Tiến Sĩ John Henry Barrows, chủ tịch Đại hội đọc, và được đặc biệt chú ư. Một sự bất ngờ đă xẩy ra trước khi Đại Hội bế mạc: một người Hoa kỳ, gốc Do Thái, ông C. T. Strauss, đă xin và được Khất Sĩ Dharmapala cho làm lễ quy y ngay trên khán đài trước Đại Hội.
Sau Đại Hội Tôn Giáo Thế Giới năm ấy, nhiều vị lănh tụ Phật giáo đă lần lượt đến Hoa kỳ hoằng hóa, thiết lập nên nhiều tu viện, chùa chiền, thuộc nhiều giáo phái khác nhau, chuyển hóa nhiều Phật tử cùng đào tạo nhiều lănh tụ Phật giáo người Hoa kỳ, để h́nh thành một nền Phật giáo của Hoa kỳ với những tính chất rất đặc thù.
Ngài Dharmapala, trở lại Hoa kỳ rất nhiều lần, từ 1887 đến 1925. Ngài đi diễn thuyết tại San Francisco, Santa Cruz, Tuskegee, Carlisle... Tuy ngài không trực tiếp thiết lập nên các cơ sở Phật giáo, ta có thể nói ngài đă tiên phong mở đường cho Phật giáo Tiểu Thừa tại Hoa kỳ vậy. Thiền Sư Soyen Shaku, trước khi về Nhật, đă làm quen được với một học giả kiêm nhà xuất bản sách tôn giáo là tiến sĩ Paul Carus, ở thành phố LaSalle, Illinois. Ông Carus muốn được Thiền Sư Soyen Shaku ở lại hợp tác phiên dịch một số thư tịch tôn giáo Á Châu sang tiếng Anh, nhưng Thiền Sư đă từ chối, và chỉ định ông D.T. Suzuki làm việc đó giúp ông Carus. Ông Daisetzu Teitaro Suzuki không phải là một người xa lạ đối với người Phật Tử trên thế giới. Ông đă là tác gỉa khoảng 30 cuốn sách về Zen, hay Thiền Nhật bản, rất nổi tiếng và đă được dịch ra nhiều thứ tiếng. Trong số những người cư sĩ có công trong việc truyền bá Phật pháp tại Hoa Kỳ, Tiến sĩ Suzuki phải là một trong những người đứng hàng đầu. Với những tác phẩm của ông và qua những bài thuyết giảng ông đọc trong các đại hội về Phật giáo, các trường đại học, ông đă đề cập đến và giảng giải cho người Hoa Kỳ hiểu những vấn đề căn bản, rất trừu tượng của Thiền Tông như: Thiền là ǵ? tư duy của Đông phương khác Tây phương thế nào? Thế nào là Kiến Tánh, là Giác Ngộ? Công án là ǵ? Vai tṛ của công án vân vân.. Trước ông, cũng đă có nhiều nhà trí thức, nhà viết báo người Hoa Kỳ như Sir William Jones, Henry David Thoreau, Ralph Waldo Emerson và Walt Whitman làm công việc giới thiệu các tôn giáo và triết học Á Châu (Ấn giáo, Phật giáo) với người Hoa Kỳ, nhưng chỉ ở một tầm mức giới hạn v́ chính các tác giả cũng chỉ có một kiến thưc về Phật giáo hạn chế. Trong khi ông Suzuki, mặc dầu chỉ là một cư sĩ, chính ông cũng đă là một thiền gia đầy đủ. D.T. Suzuki sinh năm 1870, gịng giơi vơ sĩ đạo, gia đ́nh theo Thiền Lâm Tế như các gia đ́nh vơ sĩ đạo khác, học thiền với thiền sư Setsumon, rồi thiền sư Kosen Imagita (Hồng Xuyên Tôn Ông). Sau khi thiền sư Kosen viên tịch, Suzuki tiếp tục học thiền với ngài Soyen Shaku (Hồng Nhạc Tông Diễn) là đệ tử thừa kế của Kosen. Mặc dầu suốt thời gian 4 năm tu tập, Suzuki không xuống tóc nhưng ông đă sống một cuộc đời của một nhà tu hành trong thiền viện, và một hôm ông đă hiểu ra công án chữ Vô (3) mà thầy ông đă đề ra. Ông đă được ngài Soyen công nhận ông đă chứng ngộ. Ông Suzuki sang tới LaSalle vào đầu năm 1897 và giúp P. Carus dịch các sách triết học và tôn giáo Á Châu sang Anh ngữ. Tác phẩm đầu tiên mà ông dịch là cuốn Đạo Đức Kinh. Ông đă cộng tác với P. Carus 11 năm. Sau đó ông sang Nữu Ước làm phật sự cho thầy Sokei-an. Trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến ông nhập thất và đếàn 1950 ông mới trở lại Hoa Kỳ giậy Phật học tại các trường Đại học. Ông giậy 6 năm tại Đại học Columbia và được chú ư rất nhiều. Chính các bài viết về ông và về các lớp ông giậy, đăng trong các tạp chi Time, Vogue đă làm ông nổi tiếng và tu Thiền lối Nhật Bản, được gọi là Zen, đă đi vào gịng chính của xă hội Hoa Kỳ. Ông lập gia đ́nh với một người Mỹ năm 1911. Ông mất năm 1966.
Trong những năm 50, một số các nhà trí thức cấp tiến thuộc phong trào Beat, chịu ảnh hưởng của Thiền Nhật Bản, của Suzuki, như Allen Ginsberg, Jack Kerouac, Gary Snyder và nhất là Alan Watts đă tiếp tay phổ thông hóa - đúng hơn đă Mỹ hóa - Phật pháp trong xă hội Hoa kỳ.
Thực ra, sự lan tràn của Phật giáo và tầm mức quan trọng của nó trong xă hội Hoa Kỳ phần lớn nhờ ở sự truyền giáo của các bậc tu hành đạo cao chức trọng từ Nhật bản, Trung Hoa, Thái Lan và Miến Diện, và sau này từ Tây Tạng, Đại Hàn và Việt Nam sang, thuộc đủ các tông phái: Tịnh Độ tông, Liên Hoa tông, Thiền Nhật Bản (Lâm Tế, Tào Động), Thiền Trung Hoa, Tiểu thừa, Kim Cang thừa (Mật tông) vân vân...
Tông phái đến Hoa kỳ sớm nhất (4) có lẽ là Phật giáo Tịnh Độ (Jodo Shinshu - Tịnh Độ Chân Tông) của người Nhật, bởi v́ Nhật Bản là sắc dân đă đến Mỹ sớm sủa và đông đảo nhất. Năm 1899, hai nhà truyền giáo Shuye Sonoda và Kakuryo Nishijima thuộc Tổ đ́nh Tịnh Độ tông Nishi Hongwanji (Tây Bổn Đại Tự) ở Kyoto, Nhật Bản, được cử sang vùng San Francisco để giảng dạy Phật pháp và trông nom phật sự cho cộng đồng người Nhật, Lúc đầu khách thập phương chỉ là dân Nhật từ bản quốc sang. Dần dà có thêm người gốc Nhật sinh tại Mỹ, và những người Mỹ chính cống. Đến năm 1900, đă có một tăng đoàn gồm 20 người Nhật và 25 người Mỹ. Rồi một tổ chức mệnh danh là Buddhist Church of America (BCA) được thành lập, với một cơ quan ngôn luận Anh ngữ là tờ The Light of the Dharma. Các vị Dharmapala, Carus, và Suzuki có viết bài tham luận cho tờ báo này.
Xă hội Hoa kỳ vào những năm 1900 c̣n đầy rẫy những kỳ thị sắc tộc, và theo đó, tôn giáo. Sắc dân đông đảo nhất là Nhật Bản và Trung Hoa, sang Hoa Kỳ làm phu phen thiết lộ hay làm trồng tiả, đă bị đe dọa nặng nề. Chính phủ và Quốc Hội Hoa kỳ đă ra những sắc luật hạn chế sự sinh hoạt của dân Nhật, do đó ngăn trở sự bành trướng của tổ chức Phật giáo BCA. Đến năm 1942, khi Mỹ Nhật trở thành đối nghịch th́ tất cả kiều dân Nhật đă bị giam vào các trại tập trung. Phật giáo Tịnh Độ Nhật BCA cũng bị vạ lây. V́ Phật giáo BCA khai sinh rất sớm nên cũng trưởng thành rất sớm để ḥa nhập sớm sủa vào xă hội Hoa Kỳ. Điều đó có nghĩa là Phật giáo BCA đă Mỹ hóa nhanh hơn các tông phái khác đă đến xă hội Hoa Kỳ chậm hơn. Ngay từ 1926, thế hệ thứ hai người Nhật tại Hoa Kỳ đă bắt đầu dùng Anh ngữ trong phật sự. Năm 1968, Institute of Buddhist Studies được lập ra để đào tạo tăng tài, thuần dùng Anh Ngữ, và từ đấy các vị trong tăng thống lănh đạo của BCA toàn là người Mỹ gốc Nhật, thay v́ sư Nhật tự Kyoto sang.
Nhật Liên Tông (Nichiren Shoshu) là một tông phái đặc biệt Nhật Bản. Tông phái này được truyền sang Mỹ quốc từ đầu thập niên 1930 trong cộng đồng di dân Nhật. Tôn giáo này có một tổ chức cư sĩ, có tên là Soka Gakkai (Sáng Giá Học Hội), rất hữu hiệu trong việc truyền bá Nhật Liên Tông tại Nhật cũng như tại hải ngoại, nhất là tại Hoa Kỳ. Soka Gakkai được coi là một bộ phận ngoại vi của Nichiren Shoshu. Người sáng lập ra tổ chức cư sĩ này là ông Josei Toda. Chính ông đă đẩy mạnh sự truyền bá Nhật Liên Tông sang Hoa Kỳ và tổ chức cư sĩ trở thành Soka Gakkai USA (gọi tắt là SGI-USA). SGI trở nên mỗi ngày một mạnh khi có nhiều quan hệ thế tục với chính quyền. Thế rồi, cũng như Công giáo La Mă (Roman Catholics) và Phản Thệ giáo (Protestants) bên trời Âu, giữa SGI của cư sĩ và Nichiren Shoshu của tăng đoàn đă có nhiều mâu thuẫn, nhất là trong vấn đề quyền hạn của tổ đ́nh Nhật Liên tại chùa Taisekji bên Nhật đối với hàng lănh đạo SGI. Khi ông Daisaku Ikeda làm Chủ Tịch SGI thay thế ông Toda th́ SGI-USA và Nichren Shoshu (Nhật Liên Chánh Tông) không c̣n lệ thuộc nhau nữa mặc dầu cả hai đều làm công việc truyền bá giáo phái Nhật Liên. SGI-USA trở thành SGI International. Ông Ikeda được coi là một người lănh đạo rất có tài và giúp SGI-USA phát riển rất mạnh không chỉ trong cộng đồng gốc dân Nhật mà c̣n cả trong các sắc dân khác nữa. Người ta ước lượng SGI International hiện nay có khoảng 400 ngàn hội viên trong đó 25% là dân Á đông, 40% là người da trắng, 19%ø là người da đen và 4% là Nam Mỹ.
Nếu Tịnh Độ Tông Nhật đă đến Hoa Kỳ sớm sủa nhất th́ Thiền tông Nhật Bản - tiếng Nhật là Zen - mới là tông phái Phật giáo được truyền bá sâu rộng trong mọi giới Hoa Kỳ. Thiền Sư Soyen Shaku, 12 năm (1905) sau khi tham dự Đại Hội Tôn Giáo Thế Giới tại Chicago, đă trở lại Hoa Kỳ, vùng San Francisco, với một số đệ tử, để truyền bá Zen hay Thiền Tông Nhật Bản, trong số đó có Thiền Sư Nyogen Senzaki (Thiên Kỳ Như Huyễn). Năm sau (1906), một nhóm Thiền sư khác lănh đạo bởi ngài Sokatsu Shaku (Chuyết Ông Tông Hoạt) tới Hoa Kỳ hoằng pháp trong hai năm cũng ở vùng San Francisco. Đại đệ tử của Sokatsu Shaku là Thiền Sư Sokei-An đă ở lại Hoa Ky. Đến năm 1916 Sokei-an sang Nưũ Ước sinh sống và bắt đầu từ 1928 giậy Zen cho người Hoa Kỳ. Năm 1931 Sokei-an thành lập Hội Phật Học Buddhist Society of America đặt trụ sở tại 63 W. 76th Street, NY. Lúc đầu chỉ có 8 thiền sinh. Bốn năm sau số này lên tới 15, và sang đến 1970 th́ có trên 30 thiền sinh người Hoa Kỳ học tọa thiền với Sokei-an. Trong khi ấy Nyogen Senzaki cũng truyền bá Thiền tại vùng Los Angeles. Cả hai lập nên những thiền đường dậy thiền một cách đơn giản, mỗi tuần một lần, ngồi thiền một tiếng trên ghế thay v́ ngồi bán già hay kiết già, tụng vài bài kinh, rồi nghe thầy giảng một thời pháp ngắn. Song mọi người ra về. Thấy có sự thiếu sót, năm 1934, một thiền sinh Hoa kỳ, ông Dwight Goddard, ngươi đă từng học Thiền tại Trung Hoa (Phúc Kiến) và Nhật Bản (Kyoto) trước đó, đứng ra thành lập hẳn một Thiền Viện với một gịng Thiền, mệnh danh The Followers of Buddha, gồm tu sĩ xuất gia và cư sĩ tại gia, hoạt động theo đúng đường lối khi xưa: người cư sĩ ủng hộ người xuất gia sống một cuộc đời độc thân, không nhà, để đạt chánh quả. Ông cũng viết cuốn The Buddhist Bible và dịch nhiều kinh sách như Bát Nhă Tâm Kinh, Kinh Kim Cang, Kinh Hoa Nghiêm để truyền bá Phật pháp. Tiếc thay, ư kiến lập một hội tăng già chuyên tu như The Followers of Buddha của ông đă quá là mới mẻ cho một xă hội nặng truyền thống Thiên Chúa giáo Hoa Kỳ thời đó, nên không được hưởng ứng. Tuy nhiên cuốn The Buddhist Bilble của ông đă được coi là một cuốn sách căn bản cho người Mỹ muốn theo đạo Phật và sách của ông đă đươc tái bản nhiều lần.
Cho đến năm 1938, đă có hai Thiền Đường Zen, ba chùa Tịnh Độ tông, và hai tu viện Nhật Liên tông do các tu sĩ Nhật bản thành lập. Trong khoảng thời gian đệ Nhị Thế Chiến, như đă nói ở trên, các kiều dân Nhật tại Mỹ, trong số đó có các Thiền sư Soike-an, Sensaki, đă bị ruồng bắt và giam trong những trại tập trung.
Trong số những người học thiền với Sensaki, phải kể đển các ông Robert Aitken, và Philip Kapleau. Robert Aiken ở Nhật một thời gian và đă gặp và thọ giáo với thiền sư Senzaki tại đó. Trở về Mỹ, ông thành lập một tăng đoàn nhỏ (the Diamond Sangha) tại Hawaii. Đến năm 1974 ông thọ giáo với Thiền sư Koun Yamada, tuy vẫn chỉ là một cư sĩ. Philip Kapleau chú ư đến Phật giáo khi gặp D.T.Suzuki, năm 1948, tại Nhật, khi ông đang là một thành viên của Ṭa Án Quân Sự Quốc Tế xét xử nhóm quân phiệt Nhật đă gây tội ác chiến tranh. Sau đó ông trở lại Nhật học thiền với nhiều thiền sư có uy tín (Soen, Yasutani). Ông đă soạn cuốn The Three Pilars of Zen khi ông c̣n ở bên Nhật, và sách này đă được in và tái bản nhiều lần tại Hoa Kỳ. Trở về Mỹ năm 1966, sau 17 năm học tập tại Nhật Bản, ông lập một trung tâm Thiền tập tại Rochester, Nữu Ước (Zen Meditation Center of Rochester, ZMCR). Ông đă đẩy mạnh sự Mỹ hóa Thiền Nhật bản để truyền bá Phật pháp. Ông dịch Tâm Kinh (Bát Nhă Ba La Mật Đa) cùng một số kinh Phật khác sang tiếng Anh; dùng Anh Ngữ trong mọi nghi thức tụng niệm; tổ chức Thiền thất thích hợp với người Tây Âu (như ngồi trên ghế thay v́ xắp bằng tṛn trên toạ cụ). Điều này đă làm cho sư phụ ông là thiền sự Yasutani không mấy bằng ḷng. Tuy nhiên, dưới sự hướng dẫn của Philip Kapleau, trung tâm ZMCR đă bành trướng rất mạnh.
Sang đến những năm 1960, Thiền Nhật ngành Tào Động (Soto) phát triển tại vùng San Francisco dưới sự hướng dẫn của thiền sư Shunryu Suzuki. Ông đă lập nên 3 thiền đường (San Fancisco Zen Center). Thiền sư giậy thiền tại chùa Sokoji (Kim Sơn Tự) hằng tuần từ 05:30 sáng. Sau đó giảng pháp, công án và kinh luận bằng Anh ngữ. Sang đến năm 1962, số thiền sinh rất đông, nên có thiền tập mỗi ngày. Ba năm sau đó, một thiền sư Tào Động khác, ông Hakuun Yasutani cũng tới Hoa kỳ hoằng pháp tại Los Angeles, với sự trợ giúp của hai thiền sư Tào Động khác là Tai Shimano và Taizan Maezumi. Đến năm 1966, một đệ tử của T.S Suzuki là Richard Baker t́m thấy một miếng đất trong vùng Los Padres giửa Carmel và Santa Barbara, tên là Tassajara Hot Springs, rất thuận tiện cho việc mở một trung tâm Thiền học. Thiền sư Suzuki, với sự trợ giúp tài chánh của rất nhiều người hâm mộ có cảm t́nh với Phật giáo, đă mở ra một trung tâm Thiền quan trọng tại đó, theo đúng truyền thống Thiền Nhật. Trung tâm phải tự túc sinh kế và T.S. Suzuki đă áp dụng phương pháp “bất tác, bất thực” của tổ Bá Trượng ngày trước. Sang đến năm 1971 th́ T.S. Suzuki qua đời để lại trung tâm Tassajara cho đệ tử người Hoa kỳ là Richard Baker trông coi. T.S. Yasutani mất năm 1973 và công việc hoằng pháp được các đệ tử là Philip Kalpleau tại Rochester, NY và Robert Aiken tại Hawaii tiếp tục.
Đến đây, Phật giáo đă trở nên một truyền thống tôn giáo vững mạnh tại Hoa Kỳ. Người ta đă thấy các chùa, thiền viện tại rất nhiều nôi:
- tại Maine (thiền sư Walter Nowick, Lâm Tế)
- tại Boston (Cambridge Buddhist Society)
- tại New York (thiền sư Sokei-an)
- tại Philadelphia (TS Yasutani, Soen, Shimano)
- tại Washington DC (Therevada)
- tại Rochester (TS Philip Kapleau)
- tại Chicago (Tịnh Dộ Tông)
- tại San Francisco (TS Suzuki)
- tại Hawaii (TS R. Aitken)
- tại Los Angeles (TS Tào Động Yasutani, John Sasaki, Soen).
Năm 1950, Trung Cộng tiến vào Tây Tạng. Nhưng măi đến 1959 Đức Dalai Lama lănh tụ tôn giáo cũng như chính trị của xứ này, cùng nhiều lănh tụ khác, mới ra khỏi nước. Từ đó bốn tông phái chính của Phật giáo Tây tạng được truyền sang đến xứ của người da đỏ. Bốn tông phái đó là: Nyingma, Kagyu, Geluk và Sakya.
Nyingma là tông phái cổ nhất Tây Tạng (Nyingma có nghĩa là cổ), thành lập bởi Đại Sư Padma Sambhava, người Ấn Độ, người đầu tiên mang Phật Giáo vào Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8. Tông phái này phát triển mạnh ở Âu Châu nhờ ở sự hoằng pháp của các ngài Kangyur Rinpoché (5) (Pháp), Dujom Rinpoché (Anh, Pháp), Dilgo Khyentsé Rinpoché (Pháp), Sogyal Rinpoché (London), Norbu Rinpoché (Y¨ Đại Lợi). Vị thiền sư quan trọng thuộc tông phái Nyingma đến hoằng pháp tại Hoa kỳ là ngài Tarthang Tulku (6). Ông đă đến San Francisco năm 1969 và thành lập tại đó Trung tâm Thiền học Mật Giáo đầu tiên (Tibetran Nyingma Meditat́on Center) có tên là Padma Ling. Sau đó ông mở một trung tâm huấn luyện Kim Cang thừa gọi là Nyingma Institute, nhằm vào giới trí thức tại vùng Berkeley. Nhờ ông mà Kim Cang Thừa được mang đến Hoa kỳ. Sang đến năm sau, một đại sư khác cũng thuộc tông phái Nyingma đến tên là Sonam Kazi. Sonam Kazi là đệ tử của ngài Lochen, và có tổ sư là ngài Dujom Rinpoché, vị tăng thống cao nhất của tông phái Nyingma, được coi là hậu thân của ngài Xá Lợi Tử (Sariputra). Năm 1976, ngài Dujom Ripoché cũng sang Hoa kỳ hoằng pháp và mở một trung tâm Phật giáo Tây Tạng Nyingma quan trọng (Orgyen Cho Dzong) tại Nữu Ước.
Tông phái Karma Kagyu là tông phái lớn nhất ở Tây Tạng. Choyam Trumpa Rinpoché là vị tu sĩ thuộc tông phái này có ảnh hưởng lớn tại Hoa kỳ. Sau khi ra khỏi Tây Tạng ít lâu, ông được học bổng sang học tại Oxford bên Anh, về tôn giáo, triết học và cả nghệ thuật. Năm 1968, khi ấy ông mới 29 tuổi, ông sáng lập trung tâm Phật Giáo Tây Tạng đầu tiên (Samye Ling) của châu Âu tại Scottland. Nhưng sau đó ông đă sa ngă trước phong trào ăn chơi và có một cuộc đời trác táng, dính dáng đến rượu chè, nữ sắc, ma túy, khiến trung tâm phải đóng cửa. Ông lại bị một tai nạn xe hơi trầm trọng làm ông bị tê liệt xuốt đời phải ngồi xe lăn. Ông đă quyết định sang Hoa Kỳ năm 1970 làm lại cuộc đời và hành đạo 17 năm tại đây truyền bá Phật giáo Tây Tạng ngành Kagyu. Nhiều trung tâm Thiền Mật tông được ông lập nên tại Boulder (Colorado), Vermont, New York, Boston, Berkeley, Los Angeles và Naropa Institute ở Rocky Mountain. Naropa Institute nay đă trở nên một đại học nhân văn của Hoa Kỳ. Năm 1974, vị tăng thống cao nhất tông phái Kagyu là Rangjung Rigpe Dorje, vị Karmapa thứ 16 sang Hoa Kỳ và tiếp theo đó là ngài Kalu Rinpoché. Những sự viếng thăm này đă giúp nhiều cho sự phát triển của tông phái Kagyu tại Hoa Kỳ.
Đức Dalai Lama la vị tăng thống tối cao cuả tông phái thứ ba Geluk Tây Tạng, nhưng ngài cũng là quốc trưởng chính trị của xứ này. Ngài sống tại Ấn Độ, thỉnh thoảng mới sang hoằng pháp tại Hoa Kỳ. Đại sư Geshe Wangyal cuả ngành Geluk đă đến Hoa Kỳ để truyền bá Phật giáo từ 1955. Đại sư là một người Mông Cổ (phần lớn phật tử Mông Cổ theo tông phái Geluk) mở thiền đường Lạt Ma giáo tai New Jersey và có nhiều học tṛ người Mỹ theo học. Robert A. Thurman (7) là người Mỹ đầu tiên được đức Dalai Lama xuống tóc làm Sa di ngành Geluk. Jeffrey Hopkins là một nhà sư Geluk Hoa Kỳ khác. Hai người này, tốt nghiệp Tiến Sĩ đại học Harvard, đă trở thành những cán bộ cốt cán của đại sư Geshe Wangyalï khi ngài thành lập trung tâm American Institute of Buddhist Studies tại New Jersey.
Tông phái Sakya là tông phái Phật giáo Tây Tạng nhỏ nhất. Tông phái này cũng có mặt tại Hoa kỳ với Đại sư Deshung Rinpoche. Ngài được Tiến sĩ Turell Wylie thuộc trường đại học University of Washington mời sang Seattle giảng pháp. Ngài sáng lập và điều khiển hai trung tâm phật giáo Jetsun Sakya Center tại Seattle và New York. Đức tăng thống tối cao của phái Sakya là ngài Sakya Tridzin cũng sang Hoa kỳ năm 1977 thăm các thiền viện đă được lập nên tại Seattle, New York và Berkeley.
Rất có thể là sư Huệ Sơn cùng một số tăng sĩ Trung Hoa (4) đă là những Phật tử đầu tiên đặt chân vào nước Mỹ từ thế kỷ thứ 4, trước Kha Luân Bố (Columbus) rất lâu. Nhưng những dấu chân đó, nếu thực sự có, nay không c̣n chút vết tích nào. Người tu sĩ Phật giáo Trung Hoa đem Thiền Trung hoa vào Hoa Kỳ để rồi trở nên một truyền thống Phật giáo Trung Quốc lớn mạnh, phải là Hoà Thượng Tuyên Hóa. Ngài sinh năm 1908, đi tu khi c̣n nhỏ, sang Hoa Kỳ năm 1962 hoằng pháp tại khu Hoa Kiều vùng San Francisco. Năm 1970, hội Phật Giáo Mỹ Hoa của ngài mua lại một xưởng làm đệm, sửa sang lại thành một ngôi chùa khang trang đặt tên là Kim Sơn Tự. Đến năm 1976, hội cũng đă mua lại của chính phủ một nhà thương (cho tù nhân mất trí) ở Mendocino và biến cơ sở 237 mẫu với 280 pḥng giam này thành một trung tâm Phật giáo đồ sộ: Vạn Phật Thành. Tại đây, không phải chỉ có Thiền tông của Hoà Thượng Tuyên Hoá, mà c̣n có tất cả các tông phái khác của Phật giáo Trung Hoa, được giảng dậy như Tịnh Độ tông, Thiên Thai tông và Hoa Nghiêm tông v.v...Đây cũng là một trung tâm phiên dịch các kinh điển, tài liệu Phật giáo sang nhiều thứ tiếng. Dư luận Hoa Kỳ đă chú tâm đến Phật giáo nói chung và Vạn Phật Thành nói riêng năm 1974, khi hai tu sĩ từ Chùa này đă thực hiện một cuộc hành hương “Tam Bộ Nhất Bái” (đi ba bước th́ lại lễ nằm dài xuống đất một lễ) để cầu nguyện cho Ḥa B́nh Thế Giới. Hai nhà sư Trung Hoa này đă mất 9 tháng trời để “tam bộ nhất bái” từ Vạn Phật Thành ở San Francisco, tiểu bang California đến Seattle thuộc tiểu bang Washington, đi qua tiểu bang Oregon. Hai vị này đă thực hiện lại một cuộc hành hương vô tiền khoánh hậu trước đây của sư tổ của họ. (8)
Thiền sư Phật giáo Đại Hàn Soen-sa-nim (cũng có chỗ viết là Seung-Sahn) đă từng giảng pháp tại Nhật Bản và Hồng Kông sau Đệ Nhị Thế Chiến. Đến năm 1972, không tiền, không một chữ tiếng Anh nào, sư lấy phi cơ sang Hoa Kỳ, định đến Los Angeles, mà tại đấy đă có một cộng đồng Đại Hàn khá đông đảo. Nhưng trên phi cơ, sư gặp một người đồng hương giậy học tại Providence, Rhode Island. Ông này cũng là chủ một tiệm giặt ủi và đă rủ sư về đấy làm cho ông ta. Sư về Providence sinh sống , bắt đầu học Anh ngữ, làm quen với một giáo sư Đại Học Providence môn Phật Học. Sư vào Đại Học này giảng Phật Học bằng tiếng Nhật, được vị giáo sư của trường dịch sang Anh ngữ. Từ đó Phật Giáo Đại Hàn trưởng thành với hai trung tâm, một tại New York (International Zen Center) và một tại Los Angeles (Tah Mah Sahl)
Nói tới sự du nhập của Phật giáo từ Việt Nam vào Hoa Kỳ cho người Hoa Kỳ th́ phải nói tới Ḥa Thượng Thích Thiện Ân và Ḥa Thượng Thích Nhất Hạnh. Hoà Thượng Thiện Ân đă tới Hoa Kỳ từ năm 1966, làm giảng sư môn Triết Lư Đông Phương tại Đại Học UCLA, sau khi đă tốt nghiệp Tiến Sĩ về Văn Chương Đông Phương tại đại học Wasada, Nhật Bản. Ngài cũng giảng giậy Phật học, Thiền, tại một căn nhà nhỏ vùng Hollywood. Sau ngài sáng lập nên trung tâm thiền học International Buddhist Meditation Center cho những người Hoa Kỳ muốn học thiền. Đến năm 1973, ngài thành lập đại học College of Oriental Studies (sau trở thành University of Oriental Studies) giậy Phật học, với giảng sư là những thiền sư, những nhà Phật học danh tiếng xuất thân từ những thiền viện Nhật bản, Thái Lan, Đại Hàn và Tây Tạng. Khi Sài g̣n thất thủ, gây nên một làn sóng di cư của người Việt Nam sang Hoa kỳ th́ Hoà Thượng đă lănh đạo một phong trào Phật tử Hoa Kỳ trợ giúp dân tỵ nạn trên nhiều phương diện về đạo cũng như về đời. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ (VietNam Buddhist Churches in America) được thành lập với trụ sở là chùa Việt Nam tại Los Angeles. Tháng 10 năm 1980, ngài viên tịch v́ chứng ung thư gan. Trung tâm thiền học đươcï giao cho học tṛ ngài là ni sư Karuna Dharma. Ḥa Thượng Thích Măn Giác được cữ thay người điều khiển Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Ḥa Thượng Thích Nhất Hạnh đă ra khỏi nước và đến Hoa Kỳ từ năm 1961, nhưng thầy đă chỉ thực sự mang Phật Giáo Việt Nam vào xă hội Hoa Kỳ từ năm 1983, khi thầy thành lập một gịng tu Tiếp Hiện, mà thầy đă sáng lập ra khi c̣n ở Việt Nam, tại Berkely, California. Cơ sở chính của Thầy là Làng Hồng (sau đổi tên lại là làng Mai) gần Bordeaux, phía Nam nước Pháp. Tuy nhiên, Thầy hằng năm đều sang Hoa kỳ, cùng nhiều nơi khác trên thế giới, hoằng pháp, tổ chức những khóa tu ngắn hạn hay trung hạn, mở những buổi diễn thuyết, tham dự những khóa hội thảo. Aûnh hưởng lớn của thầy Nhất Hạnh vào xă hội Hoa Kỳ chính là số lượng lớn lao sách vở thầy đă trước tác, bằng Anh ngữ, cũng như Việt ngữ, giới thiệu Phật giáo cho người Hoa Kỳ. Năm 1997 thầy thành lập tu viện Đạo Tràng Thanh Sơn tại Hartland-Four Corners, Vermont và Tu Viện Rừng Phong, tại South Woodstock, Vermont. Hai cơ sở này nhằm vào, và được điều khiển bởi, các tu sỉ không có gốc A¨ Châu. Đến năm 2000, thầy thành lập thêm Tu viện Lộc Uyển tại Escondido, miền nam California. Thầy đă nói: “Phật giáo tại Hoa Kỳ phần đông sẽ là cư sĩ tại gia. Gia đ́nh sẽ là nơi tu tập cá nhân mà các trung tâm sẽ là nơi thăm viếng và tu tập cho gia đ́nh. Như vậy không có nghĩa là sẽ không có tăng sĩ. Chúng ta phăi xây dựng đạo Phật (ở Hoa Kỳ) bằng dân địa phương.”
Ngoài hai vị trên, nhiều tăng sĩ Phật giáo Việt Nam, đả theo làn sóng di cư sang Hoa Kỳ, lập chùa cảnh tại những nơi có đông người di dân Việt Nam như Orange County, San José tại tiểu bang California, Houston, tiểu bang Texas, vân vân… mà mục đích chính là để cung ứng Phật sự truyền thống Tịnh Độ Tông cho dân Việt di cư. Đây không phải là nhửng trung tâm Phật học, Thiền học hay tu tập thực sư,ï do đó không thu hút được nhiều Phật tử chánh gốc Hoa kỳ như các trung tâm Phật giáo Nhật bản, Đại Hàn, hay Tây Tạng. Ảnh hưởng của các chùa chiền Việt nam này chỉ quanh quẩn trong một cộng đồng bé nhỏ mà trong đó, những chống đối chia rẽ, đả kích lẫn nhau, về chính trị cũng như tôn giáo - dư âm của một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn đă chấm dứt từ lâu - đả không giúp ích ǵ cho sự đóng góp vào việc phát triển Phật pháp tại xứ này.
Kể từ năm 1998, nghành thiền Trúc Lâm Việt Nam, dưới sự lảnh đạo của một thiền sư có uy tín là thiền sư Thích Thanh Từ cũng đả sang tới Hoa Kỳ và rất được tín đồ Phật giáo Việt Nam hâm mộ. Thầy Thanh Từ đă thành lập những thiền thất chuyên tu, tại Orange County tiểu bang California, Houston tiểu bang Texas, cho những ai muốn học Thiền hay tu hành, dù là xuất gia hay tại gia. Hiện nay ngành Thiền Trúc Lâm c̣n phôi thai, nhưng với một tôn chỉ đứng đắn, một tổ chức quy mô, đào tạo ra nhiều tăng sĩ giỏi, đạo cao, hạnh cả, và được sự ủng hộ của quần chúng trong cộng đồng, ngành này có một triển vọng tốt trong tương lai tại xứ này.
Phật giáo đă bắt rễ vào xă hội Hoa kỳ và đă đi vào mạch chính của đời sống Hoa Kỳ, mặc dầu đôi khi vẫn c̣n là nạn nhân của những kỳ thị, xuyên tạc, nói xấu (9).
Có bao nhiêu phật tử tại Hoa kỳ? Rất ít nguồn thống kê chính xác về điểm này. Mười năm trước đây (1990) có một thống kê ước lượng con số khoảng một triệu, nhưng lại có một nguồn thống kê khác, năm 1992, cho rằng có khoảng 5 đến 6 triệu rồi. Năm 1997, một nguồn thống kê khác từ Âu châu (10) mà nhiều người cho là đáng tin hơn nói là ở Hoa kỳ có từ 3 đến 4 triệu người theo đạo Phật. Trong số này một phần ba là người Hoa Kỳ sinh đẻ tại đây. Hai phần ba kia là người gốc Á Châu nhập cư vào nước Mỹ trong diện di dân. Trong khi đó ở Âu Châu, Pháp là nước có Phật giáo thịnh hành nhất chỉ có 650,000 phật tử mà thôi.
Phật giáo đă có một địa vị rất vững vàng trong xă hội Hoa Kỳ để thỏa măn nhu cầu tâm linh của người dân xứ này. Ngược lại, đạo Phật cũng chịu ảnh hưởng lớn lao của nền văn hóa và sự sinh hoạt của xă hội Hoa Kỳ mà biến đổi cho thích hợp với nếp sống ở đây. Do đó, Phật Giáo Hoa Kỳ - danh xưng để chỉ ngành Phật giáo đang sanh sôi nẩy nở ở xứ này - đă có những tính chất rất đặc biệt khác với, không thấy tại, các quốc gia chính gốc ở Á Châu.
Đặc điểm đầu tiên là tính cách đa dạng, đa nguyên của Phật giáo Hoa Kỳ. V́ Hoa kỳ là một đất mới, một xă hội hợp chủng, đa nguyên, có một tổ chức chính trị, văn hóa rộng răi cởi mở, nên Phật giáo Hoa kỳ cũng mang một mầu sắc tương tự. Chẳng đâu người ta thấy sự có mặt của đủ các truyền thống Phật giáo như ở đây: Tiểu thừa, Đại thừa, Kim Cang thừa, Tịnh độ tông, Liên Hoa tông, Thiền tông Nhật Bản (Lâm Tế, Tào Động), Thiền tông Trung Hoa, Mật tông Tây Tạng (với đủ 4 ngành)...Tất cả các truyền thống này phát triển tự nhiên, như có đầy đủ duyên lành, song song, không ganh đua, không gây ra những mâu thuẫn giáo lư, quyền lợi thế tục như người ta đă thấy nơi một số tôn giáo khác. Người phật tử Hoa kỳ do đó có thể chọn lựa các giáo phái, truyền thống khác nhau, cho thích hợp với bản năng và xu hướng tâm linh của ḿnh.
Cộng đồng phật tử ở Hoa Kỳ cũng rất khác biệt. Ở các nước Á Châu (Việt Nam, Nhật bản, Trung Hoa…), theo truyền thống th́ có hai nhóm: một là Tăng Đoàn là đoàn thể những người tu sĩ đă xuất gia dành trọn đời tu hành theo Chánh Pháp, và hai là Cư Sĩ bao gồm những phật tử tại gia, có đời sống và gia đ́nh riêng, mà hoạt động tôn giáo chú trọng vào việc ủng hộ Tăng đoàn tu tập cho đạt thành chánh quả. Đối với nhóm người này, Phật giáo là truyền thống tín ngưỡng của gia đ́nh của dân tộc nhiều hơn là một nguồn sống cho nhu cầu tâm linh. Ở Hoa Kỳ, ngoài hai nhóm trên tương đối ít, lại có một nhóm Phật tử thứ ba, thành phần khá đông, nửa là cư sĩ, nửa là tu sĩ. Họ vẫn có công ăn việc làm như những người khác - đôi khi họ lại vẫn có, vẫn giữ truyền thống tín ngưỡng của gia đ́nh, của gịng giống (11) - nhưng có một đời sống tu tập Phật pháp rất chuyên cần nghiêm chỉnh. Họ đến các trung tâm Phật giáo để học hỏi, t́m hiểu đạo Phật, để hành thiền, để t́m những lời giải cho những thắc mắc tâm linh. Người phật tử cư sĩ Mỹ không nghĩ đến chuyện phải giúp đỡ, ủng hộ các nhà sư xuất gia mà chỉ nghĩ đền sự giải thoát cho chính ḿnh. Niềm tin phải giúp đỡ các tu sĩ chuyên tu, làm công quả ở chùa để có thêm công đức dường như không có nơi người Mỹ. Nhiều phật tử Hoa kỳ không lưu tâm đến khía cạnh tôn giáo, khía cạnh linh thiêng, tín ngưỡng của Phật giáo mà chỉ chú ư nhiều đến khía cạnh thực tế của sự tu tập, đến kỹ thuật quán tưởng (meditation), ngồi thiền (Zen), có một đời sống chay tịnh lành mạnh (ăn chay, tránh sát sinh) hay coi đạo Phật như là một phương pháp chữa trị những căn bệnh tinh thần. Nhiều người trí thức Hoa kỳ lại chỉ chú ư đến Phật giáo như một nghành khoa học về tâm lư, về tâm linh con người. Do đó, nhiều người Mỹ, theo đạo Phật, không thấy có ǵ là mâu thuẫn với tín ngưỡng cổ truyền của họ (11). Điều này đă giải thích phần nào sức hấp dẫn và sự thành công của Phật giáo trên đất Mỹ.
Thiền sư Nhật Shunryu Suzuki đă phải thốt lên: “Người Tây phương các anh, không ra là Phật tử tại gia, mà cũng phải là tu sĩ xuất gia, thọ giới, sống độc thân tu hành. Các người là một loại người ǵ đâu ấy!”
Cơ cấu tồ chức cũng như phương thức hành tŕ của Phật giáo Hoa kỳ cũng bị thay đổi nhiều, khác lạ với Phật giáo tại các nước A¨ Châu. Hệ thống tổ chức tôn ti trật tự trên dưới bớt chặt chẽ, chế độ _ "thầy/tṛ, sư phụ/đệ tử " được “dân chủ” hóa bởi tinh thần trọng tự do và b́nh đẳng của người Mỹ. Không khí tu tập tại các trung tâm Phật giáo rất thoải mái, khác với không khí trang nghiêm tại các chùa Á Châu. Cũng khác với nhiều nước bên Á Châu, phái nữ theo đạo Phật rất đông, hoặc bằng hoặc là đông hơn phái nam. Do đó, cũng như trong nhiều cơ chế khác ở xă hội Mỹ, Phật giáo Hoa Kỳ được “nữ giới hóa”, nghỉa là trong đó tiếng nói cũng như quyền lợi của phái nữ được đề cao và tôn trọng. Sự đóng góp của phái nữ vào công việc truyền bá phát triển Phật giáo rất đáng kể. Rất nhiều Ni Sư, Nữ Thiền sư, những Ni Sư trưởng, được đào tạo tại Nhật Bản, Trung Hoa, Ấn Độ hay ngay tại Hoa kỳ đă xuất hiện, ban pháp thoại, giảng kinh, viết sách, viết báo để hoằng dương Phật pháp. Trong ngành Tiểu thừa, thầy dạy thiền Minh Sát có các vị như Ruth Denison, Sharon Salzberg, Jacqueline Mandell và Sylvia Boorstein. Trong truyền thống thiền Nhật bản (Zen) phải kể đến Maurine Stuart, Toni Packer, Jan Chozen Bays, Joko Beck, và Yvonne Rand. Mật tông cũng có các vị Pema Chodron, Tsultrim Allione. Ngành Tịnh Độ tông th́ có ni sư Karuna Dharma, đệ tử của thầy Thích Thiện Ân.
Tinh thần thiết thực, thích tham gia vào công tác xă hội của người Hoa Kỳ đă giúp cho một ngành Phật giáo phát triển mạnh. Đó là ngành Phật giáo “dấn thân vào đời”. Đây là một ngành Phật giáo mới xuất hiện sau này ở Âu Châu và Mỹ châu. Thiền Sư Thích Nhất Hạnh cũng giúp công đẩy mạnh Phật giáo dấn thân với ngành Tiếp Hiện, mà thầy đă thành lập tại Việt Nam, nay được truyền bá tại Hoa Kỳ (vùng Berkeley).
Nếu không khí cởi mở, tự do của xă hội Hoa Kỳ đă giúp cho sự phát triển của Phật giáo, th́ nó cũng đă có những ảnh hưởng không lành mạnh. Vào những năm 60, Thiền Nhật bản Zen trở thành như một cái “mốt” thời thượng trong giới trẻ của phong trào chống đối lề thói thường (counterculture), của phong trào “híp-py” Beatnicks với những nhà văn, nhà thơ như Jack Kerouac, Gary Snyder, Alan Ginsberg, Alan Watts. Đi đâu, vào bất kỳ một “party” của giới trẻ thời kỳ “Zen boom” ấy, người ta đều nghe nói đến Zen, thiền định, lẫn lộn với bói bài Tarot, bùa ngải, thần linh Ấn Giáo, Thiên Chúa giáo, xử dụng ma túy, cần xa. Phong trào dùng ma túy, như LSD, để t́m đến ổn định cho tinh thần, t́m đến giác ngộ, thay thế cho thiền định của Phật giáo được nhiều người theo. Nổi tiếng nhất là hai vị giáo sư Tâm Lư học của đại học Harvard là Timothy Leary và Richard Alpert đă chủ trương và thực nghiệm dùng LSD để chứng tỏ là đó cũng là một cách đi tới giải thoát như thiền định. Gary Snyder viết trong cuốn Passage to More than India rằng: “Đối với những ai không có tiền hay th́ giờ đi sang Ấn Độ, hay Nhật bản, mà vẫn suy nghĩ nhiều đến những truyền thống ưu việt nơi đó, th́ cũng có thể đạt được nhiều kết quả tốt nếu dùng LSD”. Hiện tượng này đă làm nhiều thiền sư Nhật lo ngại và các bậc thầy như Koun Yamada, Yasutani, D.T. Suzuki, Robert Aiken đă phải mất rất nhiều công phu, thờ giờ tổ chức những cuộc hành thiền, pháp thoại, viết sách, viét báo để sửa sai sự lệch lạc ấy của Phật giáo Hoa Kỳ.
Vào những năm 80, Phật giáo Hoa Kỳ cũng bị một số tai tiếng xấu. Tệ hại nhất là tai tiếng tại trung tâm San Francisco Zen Center, một trung tâm rất lớn, có nhiều cơ sỏ tại nhiều nơi và được tiếng tốt trong giới phật tử Hoa Kỳ. Vị thiền sư thủ tọa, viện trưởng, người Hoa Kỳ, đă bị tố giác là có quan hệ bất chính với một nữ tín đồ, cũng là người Mỹ, đă có gia đ́nh. Sau đó người ta cũng vạch ra nhiều tai tiếng khác trong lề lối quản trị của trung tâm, kể cả sự che dấu quan hệ bất chính của vị thủ toà mà nhiều người đă biết. Tuy đây không phải là một hiện tượng chỉ xẩy ra đối với Phật giáo, vụ tai tiếng này đă làm xôi nổi cộng đồng Phật giáo một thời, v́ ít người nghĩ là những lỗi lầm này lại có thể xẩy ra tại những thiền đường, đối với những vị thiền sư đă trải qua những thời kỳ huấn luyện gay go, nhiều năm khép ḿnh vào kỷ luật, và được coi là đă giác ngộ. Người ta cho rằng phong tục tập quán của xứ này trong quan hệ nam nữ (rất phóng túng), quan hệ thầy tṛ (rất lỏng lẻo), quan niệm về giá trị cá nhân (rất cao), nhất là nhăn quan nh́n thiền thất như là một trung tâm huấn luyện, không khác một trường đại học bao nhiêu, thay v́ là một cơ sở tôn giáo trang nghiêm như ở bên A¨ Châu, đă ảnh hưởng không ít vào sự đổ vỡ trên.
Tương lai của Phật giáo Hoa kỳ sẽ ra sao? Không thể có được một câu trả lời xác quyết. Nếu có cũng chỉ là một lời phỏng đoán, v́ như ta đă biết là tôn giáo này đă từng có ở một vài nơi những thời kỳ rực rỡ, cực thịnh để rồi lại bị ch́m đắm trong quên lăng như tại Ấn Độ, Nam Dương, v́ một khúc ngoặt bất thường của lịch sử.
Một nhà báo, trong một cuộc phỏng vấn Đức Dalai Lama đă hỏi ngài nghỉ ǵ về tương lai của Phật Giáo tại Hoa Kỳ. Mới đầu Ngài chỉ trả lời: “Câu hỏi khó trả lời quá”. Ngài suy nghĩ thêm một lúc rồi nói: “Tôi nghĩ là mọi người ai cũng như ai, đều có những vấn đề như nhau: sinh lăo, bệnh, tham ái, vướng mắc. Giảng day Phật pháp th́ ở đâu cũng giống nhau, v́ cùng từ một nguồn gốc mà ra. Thế nhưng văn hóa mỗi nơi một khác. Ngày nay Phật giáo đă sang Tây Phương và sẽ trở thành Phật giáo Tây Phương. Tôi nghĩ thật là một đại hạnh khi Phật giáo trở thành một thành phần của đời sống Hoa Kỳ”.
Tuy vậy có nhiều người, đă rất tin tưởng vào sự phát triển của ṭn giáo này. Giáo sư Robert A. F. Thurman (7) của đại học Columbia, tiểu bang Nữu Ước, đă thuật lại một nhận định của một vị giáo sư người Nhật ở đại học Kyoto, tên là Gadjin Nagao, khi sang Hoa kỳ giảng giậy về Phật giáo. Trong một buổi thuyết giảng, ông đă đưa ra một ư kiến táo bạo là Phật giáo có năm thời kỳ cực thịnh và nhân loại đă chứng kiến bốn. Thời kỳ thứ nhất tất nhiên là thời kỳ đức Phật Thích Ca c̣n tại thế và c̣n đang hành đạo. Thời kỳ thứ hai tương ứng với thời kỳ phát triển của Phật giáo Đại Thừa từ Ấn Độ, đề rồi lan truyền sang Trung Hoa, Triều tiên, Nhật bản, Tây Tạng, Mông Cổ v.v… Thời kỳ thứ ba, kéo dài từ đời nhà Đường bên Trung Hoa cho đến thế kỷ thứ bảy sau khi Thiền tông đă nẩy nở vững chắc tại Trung Hoa và Nhật bản. Thời kỳ thứ tư chính là triều đại Kiếm Thương (Kamakura) bên Nhật đồng thời với thời kỳ Chấn Hưng Phật Giáo tại Tây Tạng khi Mật Tông đă trở thành quốc giáo xứ này. C̣n thời kỳ thứ năm? Giáo sư Nagao đă để mọi người chờ đợi khá lâu, để gây thêm nhiều chú ư, trước khi trả lời:
“Sẻ không có thời kỳ cực thịnh thứ năm, trừ phi Phật giáo phát triền được tại Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là xứ độc nhất giúp Phật giáo có được một thời cực thịnh nữa trong lịch sữ loài người. Điều này chỉ có thể thực hiện được bởi người Phật tử Hoa kỳ và một khi Phật giáo được chấn hưng từ Mỹ nó sẽ có ảnh hưởng lớn lao ngược lại về các nước Châu Á. Thời kỳ cực thịnh thứ năm chỉ có thể xẩy ra tại Hoa Kỳ mà thôi”, ông nhấn mạnh. Tiếc thay ông đă không đưa ra một luận cứ nào minh chứng cho lời tiên đoán đó ./.
_________________
(1) Đạo làm đời sống nở hoa - Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả
(2) Dharmapala khi c̣n đi học tại một trường của người Anh, lúc ấy đang đô hộ Tích Lan, đă bị đuổi ra khỏi trường v́ đă dám nghỉ học ngày Vesak là ngày đản sinh đức Phật. Để phản bác lại những lời xuyên tạc phỉ báng đạo Phật của các ông thầy Thiên Chúa Giáo trường ông học, ông đă đọc thuộc hầu hết cuốn Kinh Thánh và dùng những lư luận từ Phật giáo đả kich lại Kinh Thánh.
(3) Công án chữ Vô là từ một câu của Thiền Sư Triệu Châu; “Cẩu tử vô Phật tánh” (con cho không có Phật tánh).
(4) Có lẽ Phật giáo đă tới Hoa kỳ lần đầu tiên từ thế kỷ thứ 5. Năm 1761, nhà khảo cổ học người Pháp M. De Guignes đă cho rằng một nhà sư Trung Hoa tên là Huệ Sơn (Hui Shan) đă cùng với 5 nhà sư khác tới lục địa Mỹ Châu (Alaska và miền duyên hải Bắc Mỹ) từ thế kỷ thứ 5. Giả thuyết này cũng được hai học giả khác xác nhận : Charles G. Leland (The Discovery of America by Chinese Buddhist Priest in the Fifth Century -1875) và Edward Payson Vinning ( An Inglorious Columbus: Evidence that Hwui Shan and a Party of Buddhist Monks from Afganistan Discovered America in The Fifth Century - 1885).
(5) Rinpoché, tiếng Tây Tạng, có nghĩa là "đấng tôn quư”, là tước vị dành cho những vị Thiền Sư Tây Tạng đạo cao hạnh cả.
(6) Tulku, tiếng Tây Tạng, để chỉ một vị Lạt Ma đă được công nhận là hậu thân của một vị lat ma khác đă qua đời.
(7) Robert A. Thurman là giáo sư Tiến sĩ về Tôn Giáo và Thần Học của Đại Học Columbia, Nữu Ước. Ông chuyên về Ấn Độ và Tây Tạng Học. Ông cũng là Chủ Tịch hội American Institute of Buddhism. Ông là một trong những học giả về Phật Học có tiếng và được trọng vọng nhất tại Hoa Kỳ. Ông đă dịch nhiều sách Phật học của Tây Tạng sang tiếng Anh. Ông cũng là tác gỉả nhiều cuốn sách như cuốn “Tsong Khapa’s Speech of Gold in the Essesnce of True Eloquence and Wisdom and Compasssion: The Sacred Art of Tibet”. Con gái ông là cô đào đóng phim, Uma Thurman, cũng là một Phật Tử (Phật Giáo Tây Tạng) thuần thành giống như các tài tử nổi danh Richard Gere, Sharon Stone, Jane Fonda và Tina Turner của Hollywood.
(8) Thực vậy, năm 1880, ḥa thượng Hư Vân, thầy của Ḥa thượng Tuyên Hóa, đă thực hiện một hành tŕnh “tam bộ nhất bái” dài 3 ngàn dặm suốt từ miền Đông sang miền Tây Trung Quốc. Ông đă mất 6 năm để làm công việc này, khi ấy ông mới 43 tuổi. Ông mất năm 1957, hưởng thọ 120 tuổi.
(9) Năm 1991, 9 nhà tu hành, (6 vị sư, I ni sư, 1 sa di, và một người làm công quả) tại chùa Thái Lan Wat Promkunaram đă bị kẻ lạ mặt giết trong một đêm. Nhà chức trách cho rằng vụ án mạng này có tính cách kỳ thị tôn giáo, kỷ thị mầu da. Hồng Y Giáo chủ Ratzinger, cánh tay phải của Giáo Hoàng John Paul II, trong một cuộc nói chuyện với các báo chí đă có nhận định: “Phật giáo là một thứ Tự Khich dâm Tâm Linh” (Buddhism is a kind of spiritual auto-eroticism)
(10) Martin Beauman: The Dharma Has Come West: a recent survey _ 1998
(11) Sylvia Boorstein, tiến sĩ Tâm Lư học, người Do Thái, học Thiền Minh Sát vơi nhà sư Joseph Golstein, dạy Thiền cho người Do Thái, đă tin tưởng ở Do Thái giáo hơn, khi cùng là một Phật tử. Bà đă nói: “I am a prayerful Jew because I am a Buddhist”
_____________________________________________
Đào Viên
(Tháng 4, 2002)