ĐỖ QUƯ TOÀN

 

Đỗ Quư Toàn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bút hiệu:  Vương Hữu Bột, Chân Văn

Sinh năm 1939 tại Bắc Ninh

Cựu giáo sư ngành Tài chánh Xí nghiệp tại Đại học Quebec, Canada.

Chủ bút tạp chí Thế Kỷ 21.

 

Tác phẩm đă xuất bản:

Nàng - Thơ, 1965

Đêm Việt Nam - Tho, 1966

Yêu Con Dạy Con Nên Người Việt - 1988

Cỏ và Tuyết - Thơ, 1989

Đổi Mới Kinh Tế

T́m Thơ Trong Tiếng Nói - 1992.

 

 

 

a

 

 

 

NHÀ THƠ VÀ ĐẠO SĨ

 

(Giới thiệu tập thơ Mây Trắng Thong Dong của Thi  Sĩ Huyền Không,

Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ xuất bản năm 2008)

 

 

Thiền vào cơi tịch diệt vô ngôn. Thơ dao động trong ṿm trời ngôn ngữ. Hành giả trong hai cơi, có lúc thấy hai thế giới chạm nhau, thành một. Lúc khác, Thơ vẫn có thể là ngón tay chỉ người ta tới cơi Thiền. Huyền Không đi trong hai thế giới đó, một thi sĩ và một thiền sư.

Thơ Huyền Không tỏa ra một niềm lạc quan, dấn than, yêu đời. Một trong những bài thơ vào lúc cuối đời dùng làm tựa sách, thi sĩ ngẫm về những khái niệm “có, không phiêu bồng hóa hiện” vẫn nh́n thấy:

C̣n đây c̣n một đóa hồng tươi

Trên môi nhân loại nụ cười c̣n nguyên

 

Tâm hồn thi sĩ đă như vậy từ thời thanh niên. Ông thầy tu trẻ cũng đắm ḿnh trong thiên nhiên và rung động với thiên nhiên, cất tiếng hót như, “Đây là chim bé nhỏ của rừng xanh” bay trong ḷng vũ trụ, lấy không gian làm cánh, gió thổi, suối reo là tiếng hót. Có lúc thi sĩ thấy “tôi là ḍng suối nhỏ;” có lúc thần trí nhập vào “sao ngân hà uyển chuyển.”

Rung cảm với thiên nhiên là bước khởi đầu của rất nhiều thi sĩ. Huyền Không cũng vậy. Mối rung cảm đó gạn lọc cho tâm hồn trong sang mà nhà thơ trẻ, nhà tu đang học đạo muốn giữ suốt đời, như khi nh́n hoa sen đă phát lời nguyện diễn tả trong những vần điệu vụng về:

Ta xin nguyện muôn đời trong kiếp sống

Để linh hồn trong trắng măi không thôi

 

Thi sĩ trải rộng tâm hồn đa cảm và nhân hậu trong vũ trụ và khắp cơi nhân sinh, trong khi đất nước ch́m trong cảnh bom đạn ông vẫn nh́n xa thấy niềm hy vọng. Trong những năm chiến tranh đầu thập niên 1950 ông vẫn viết những lời thơ chia sẻ những rung động và cả những ngôn ngữ mà chúng ta thấy trong thơ Quách Thoại, một nhà thơ cũng bước vào tuổi 20 cùng thời gian đó:

Thế kỷ huy hoàng trong tuổi 20

Và:

Reo lên đi, hỡi tiếng gió thanh b́nh

Thêm nữa:

Cùng vũ trụ hát bài ca nhân ái

 

Nhiều năm sau, những rung động đó vẫn c̣n nguyên như trong tập thơ, Không Gian Thành Chiếc Áo, chứa đựng những lời phát nguyện của một tăng sĩ đă trưởng thành chứ không chỉ là những rung động của một nhà thơ trẻ:

T́nh nhân loại sáng ngời

Hoa xuân cười phơi phới

Tâm hồn trong sáng và đa cảm của Huyền Không được tôi luyện trong cuộc sống tự viện và giáo lư đạo Phật, cho nên thái độ lạc của ông được mài dũa trở thành tinh thần tích cực dấn than của một người Phật tử.Từ hơn 50 năm trước đây, Huyền Không đă đưa tới cho người đọc h́nh ảnh của một nhà thơ và một nhà tu nhập thế, khác hẳn những định kiến tưởng rằng người theo đạo Phật là xa cách cơi đời. Huyền Không t́m thấy trong đời sống tăng sĩ cũng như trong kinh điển giáo lư một sức sống tinh thần tràn ngập “Hương Trần Gian” ở ngay trong cơi nhân gian này chứ không phải t́m trong viễn mộng. Cho nên, khi nh́n gịng nước sông Hương mà người khác chỉ có thể phát sinh những xúc cảm ủy mị, ông lại cất lời ngợi ca:

Nhân gian, nhân gian, hoa vạn đại

Nở hoài trong ánh sáng tinh khôi

 

Một trong những t́nh cảm nặng nhất của nhà thơ là ḷng yêu thương đất nước. Nhà tu 21 tuổi nh́n thấy tôn giáo của ḿnh là một với tâm hồn dân tộc.

Mái chùa che chở hồn dân tộc

Nếp sống muôn đời của tổ tông

Khi đang tu học ở Nhật Bản, ở Tokyo ông vẫn nghĩ đến nắng Việt Nam với

Nắng thiu đốt dân ḿnh chém giết hăng say

Tiếng máy bay gầm thét xé không gian

Cướp giấc ngủ trưa em bé Việt Nam

Khi đến thành phố Hiroshima từng bị bom nguyên tử thiêu hủy, ông chỉ nhớ về quê hương lúc đó cũng sống trong lửa đạn:

Máu với nước mắt chảy hoài không nghỉ

Có lúc nhà tu hành lên tiếng hỏi:

Thế giới ơi

Tại sao đất nước tôi lại khổ

Chúng ta lại thấy tấm ḷng yêu nước đó thể hiện khi nhà thơ phải đi t́m tự do, rời xa đất nước. Thi sĩ thông cảm những người đi trước từng “trông lại tha hồ mây trắng bay” cảnh ly hương:

Xứ lạ quê người mây trắng bay

Và khi nghe tin ở trong nước các đồng đạo Huyền Quang và Quảng Độ bị bắt, ông tự chất vấn ḿnh:

Ô hay non nước của ḿnh

Mà sao ta phải dứt t́nh ra đi

Niềm hy vọng thiết tha của người thi sĩ với tâm thanh thản của vị thiền sư đă thốt lên cùng một lời:

Ngày nào quay lại hương quê

Hằng sa mây trắng bốn bề thong dong

 

Trong ước nguyện đó đạo và đời đă nhập làm một. Nhiều lúc Huyền Không cũng tiết lộ những kinh nghiệm thiền quán, như muốn vẽ lại những dấu vết của người tu tập công phu để cho mọi người cùng chia sẻ, nếu có nhân duyên. Có những lời chúng ta đă nghe rất nhiều lần, mà người có công phu đă trải qua, c̣n người nghe nhận được hay không c̣n tùy nhân duyên chuẩn bị:

Giác ngộ muôn đời chỉ phút giây

Thi sĩ nào cũng rung động trước vầng trăng. Kh́ tĩnh tọa “sống giữa cảnh vô biên” Huyền Không nh́n thấy trong trăng “Đạo lư hùng hồn” và

Nơi đây có ánh trăng rằm

Ngh́n năm tỏa chiếu âm thầm sáng tươi

Những câu thơ trên nếu chuyên chở được chất Thiền tới thẳng tâm người đọc th́ cũng là những lời chứng của một người đă đi vào cơi đạo rồi thuật lại, cho người sau thêm tin tưởng.

 

Trong những tập thơ sau này, xuất bản sau khi tác giả sống cuộc đời tị nạn ở Hoa Kỳ, ông đă diễn tả các kinh nghiệm thiền định trực tiếp hơn, đặc biệt trong những bài thơ được dịch ra Anh ngữ và được Họa Sĩ Vơ Đ́nh minh họa tài t́nh.

Có những bài ngũ ngôn như:

Cây tùng năm lăm tuổi

Trên đầu lá c̣n xanh

Nhà sư già cằn cơi

Môi nở nụ cười lành

 

Vẫn ngôn ngữ b́nh dị như chúng ta thấy ở một Huyền Không từ thuở thanh niên, vị đạo sĩ nh́n vào h́nh ảnh cây tùng trẻ và nhà sư già với con mắt an nhiên tự tại, không c̣n những sôi nổi như khi nh́n chim bay, nh́n suối chảy và thấy ḷng dào dạt nữa.  

Sau cùng, mà lúc nào cũng là những phút sau cùng, nhà tu cũng nhập vào nhà thơ, thành một.

 

Chân Văn

2008