THÍCH DUY LỰC

(1923-2000) 

 

Hiệu:  Duy Lực.  Tự:  Giác Khai.  Thế danh:  La Du.

Phẩm vị:  Thiền Sư.

Sinh ngày 5 tháng 5 năm 1923.

Người làng Long Yên, huyện Phong Thuận, phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa.

Theo cha sang Việt Nam năm 1938 tại Cần Thơ.

Xuất gia năm 1973 với Ḥa Thượng Thích Hoằng Tu tại Chùa Từ Ân, quận 11, Sài G̣n.

Sang định cư tại Hoa Kỳ vào tháng 2 năm 1989 tại California và sáng lập Từ Ân Thiền Đường.

Viên tịch lúc 10 giờ 30 phút sáng ngày 07 tháng 01 năm 2000 tại California, Hoa Kỳ.

 

Tác phẩm đă xuất bản:

Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Thích Duy Lực dịch Việt và lược giải - 1990

Giảng Kinh Lăng Nghiêm

Kinh Duy Ma Cật -  Thích Duy Lực dịch Việt - 1991

Kinh Viên Giác - Thích Duy Lực dịch Việt và lược giải - 1991

Kinh Kim Cang Bát Nhă Ba La Mật - Thích Duy Lực dịch Việt

Cội Nguồn Truyền Thừa và Phương Pháp Tu Tŕ Của Thiền Tông - Nguyệt Khê Thiền sư - Thích Duy Lực dịch Việt - 1991

Công Án Của Phật Thích Ca và Tổ Đạt Ma - Thích Duy Lực dịch Việt và lược giải

Tham Thiền Phổ Thuyết - Lai Quả Thiền sư - Thích Duy Lực dịch Việt - 1992

Truyền Tâm Pháp Yếu - Hoàng Bá Thiền sư - Thích Duy Lực dịch Việt - 1992

Kinh Pháp Bảo Đàn - Lục tổ Huệ Năng - Thích Duy Lực dịch Việt và lược giải - 1992

Bá Trượng Ngữ Lục - Hoài Hải Thiền sư - Thích Duy Lực dịch Việt - 1992

Lâm Tế Ngữ Lục - Thiền sư Nghiă Huyền - Thích Duy Lực dịch Việt - 1993

Nam Tuyền Ngữ Lục -  Thích Duy Lực dịch Việt

Kinh Lăng Già -  Thích Duy Lực dịch Việt - 1994

Bửu Tạng Luận - Đại sư Tăng Triệu - Thích Duy Lực dịch Việt - 2001

Duy Lực Ngữ Lục - Quyển thượng - 2001

Duy Lực Ngữ Lục - Quyển hạ - 2002

Đại Thừa Tuyệt Đối Luận - Nguyệt Khê Thiền sư - Thích Duy Lực dịch Việt

Đại Huệ Ngữ Lục - Thiền sư Đại Huệ - Thích Duy Lực dịch Việt

Khai Thị Ban Đầu Tại Hoa Kỳ - 2004

Danh Từ Thiền Học Chú Giải

 

Pháp luận khác:

- Phật Pháp với Thiền Tông.

 

 

a

 

 

 

LỜI GIỚI THIỆU

PHÁP MÔN TỔ SƯ THIỀN

 

 

Từ Ân Thiền Đường chuyên hoằng Tổ Sư Thiền, là pháp thiền trực tiếp do Phật Thích Ca đích thân truyền cho sơ tổ Ma Ha Ca Diếp, rồi truyền cho nhị tổ Anan, Tam Tổ Thương Na Ḥa Tu, từ tổ từ tổ truyền xuống, đến tổ thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma truyền sang Trung Quốc làm sơ tổ Trung Quốc rồi truyền cho người Trung Quốc là Nhị Tổ Huệ Khả, Tam tổ Tăng Xán, Tứ tổ Đạo Tín, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, Lục Tổ Huệ Năng v.v... Đến Thầy Thích Duy Lực là đời thứ 89 (kể từ tổ Ca Diếp).

Theo thực tế mà nói, Phật Giáo là giáo dục, truyền dạy Tâm Pháp dẫn đến giác ngộ cuối cùng, nhưng hiện nay nhiều người hiểu lầm cho là một tôn giáo mê tín. Nói giáo dục là bao gồm vũ trụ vạn vật, chẳng có một sự vật nào thiếu sót gọi là vạn pháp duy tâm. V́ nguồn gốc của vạn sự vạn vật là tâm linh, nên Phật Thích Ca nói tất cả do tâm tạo. Vậy tâm là thế nào? Tâm là một danh từ ai cũng nói được, nhưng tâm là ǵ th́ chẳng ai biết. Tổ thứ 14 của Thiền Tông Ấn Độ là Ngài Long Thọ dùng "hư không vô sở hữu" để thí dụ cho tâm. Tâm linh vốn không có h́nh thể số lượng. Do đó dùng bộ óc suy nghĩ chẳng thể tiếp xúc, nên chẳng thể dùng lời nói văn tự để diễn tả. Phật Pháp chỉ có thể miễn cưỡng nói là tánh KHÔNG. Dù nói KHÔNG, KHÔNG này tức là để hiển bày sự dụng của tâm. Cũng như hư không vô sở hữu mà dung nạp tất cả vật, tất cả vũ trụ vạn vật từ mặt trăng, mặt trời, cho tới núi sông, đất đai, nhà cửa, cây cối, bất cứ cái ǵ đều phải nhờ cái "vô sở hữu" này dung nạp và ứng dụng. Cuộc sống hằng ngày của con người như ăn cơm, mặc áo, nói năng, tiếp khách, làm việc đều phải nhờ cái "vô sở hữu" này mới được hiển bày, chỉ tiếc rằng chúng ta ứng dụng hằng ngày mà chẳng tự biết. Nên Phật Thích Ca dạy pháp thiền trực tiếp để mọi người đều được tự hiện toàn vẹn chính tâm ḿnh. Cái giờ phút hiện ra tâm ḿnh gọi là kiến tánh thành Phật. Dù nói thành Phật thực chẳng có Phật để thành, chỉ là ở trong mở mắt chiêm bao tỉnh dậy mà thôi. Cũng như ở trong nhắm mắt chiêm bao tỉnh dậy th́ tự chứng tỏ tất cả sự vật trong chiêm bao (người và thế giới chiêm bao) đều chẳng thật gọi là chứng ngộ.

Nay nói sơ về cách thực hành Tham Tổ Sư Thiền: Tức là tham thoại đầu và khán thoại đầu. Thoại là lời nói, đầu là đầu tiên lời nói. Nghĩa là chưa khởi ư niệm muốn nói, mới được gọi là thoại đầu. Hễ khởi niệm muốn nói là thoại vĩ rồi. Tham là hỏi câu thoại để kích thích sự không hiểu không biết. Khán là nh́n chỗ không biết, muốn xem chỗ không biết đó là ǵ? Chỗ không biết th́ không có chỗ, không có chỗ th́ không có mục tiêu để nh́n, nên nh́n măi không thấy ǵ, vẫn c̣n không biết, chính cái không biết đó Thiền Tông gọi là nghi t́nh.

Hành giả tham thiền, cứ hỏi và nh́n đồng thời đi song song để giữ cái nghi t́nh. Nghi t́nh này sẽ đưa hành giả đến thoại đầu. Thoại đầu tức là vô thuỷ vô minh, cũng gọi là đầu sào trăm thước, cũng là nguồn gốc của ư thức. Từ đầu sào trăm thước tiến lên một bước ngay đó liền ĺa ư thức, cái sát na ĺa ư thức đó gọi là kiến tánh thành Phật - bỗng dứt hết nghi. Tức là trí Bát Nhă được hiện hành khắp không gian thời gian, sự hiểu biết chẳng có ǵ thiếu sót. Giáo môn gọi là "Chánh Biến Tri".

 

Westminster, CA 12-21-96

Thích Duy Lực

(Nguồn: www.thuvienhoasen.org)