HÀN LONG ẨN
Hàn Long Ẩn pháp tự là Thích Thiện Long, sinh năm 1972 tại Thừa Thiên Huế.
Đă tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Khoa học Huế; tốt nghiệp khoa tiếng Trung Quốc trường Đại học Sư phạm Sài G̣n; tốt nghiệp khoa Phật học trường Đại học Phật giáo; sau đó sang Trung Quốc và tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Tâm lư học tại trường Đại học Sư phạm Hoa Trung.
Hiện đang ở tại tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Từng dịch, viết văn, làm thơ, viết thư pháp đăng trên một số tập san, báo chí như Phương Trời Cao Rộng, Chánh Pháp, và các website như: chanhphap.net, phapvan.ca, phatgiaodaichung.com, quangduc.com, phoquang.org, haitrieuam.com
Tác phẩm đă xuất bản:
- Cát Bụi Đường Bay (thi phẩm), xuất bản 2009
- Quan Điểm Cơ Bản Của Phật Giáo (dịch phẩm), xuất bản 2009
Sẽ xuất bản:
- Quán Gió Ven Đường (thi phẩm)
- Phật Tâm Giữa Đời Thường (dịch phẩm)
oOo
BÓNG DÁNG THIÊN THẦN
(tặng những chỏm tóc)
Em bỏ lại khung trời tuổi mộng
Bước chân đi duyên kiếp tự thuở nào
Câu kinh Phật sớm hôm bầu bạn
Gối thềm khuya mơ một v́ sao.
Hương hoa sứ ngạt ngào bay trong gió
Tiếng chuông ngân lồng lộng bóng trăng rằm
Manh áo vá c̣n nguyên mùi nhang khói
Bóng em ngồi hun hút xa xăm…
Em hiền dịu tinh khôi quá đỗi
Trần gian kia phủ phục nét em cười
Trong nắng sớm bên giàn thiên lư
Chắp tay nh́n bóng hạt sương rơi.
Tôi lang bạt đi t́m lẽ sống
Rồi gặp em giữa chốn Ta-bà
Chiếc chỏm tóc in h́nh dấu hỏi
Chợt giật ḿnh Phật chẳng đâu xa.
Già Lam, 1998
NÉT CỌ CUỘC ĐỜI
Ta lấy viết phết cuộc đời lên giấy
Nghe đất trời cuồn cuộn âm ba
Giữa thinh không ẩn hiện bóng sơn hà
Nghiêng nét bút phóng ngang bờ ảo mộng.
Từ điểm khởi ta sổ dài kiếp sống
Như đường gươm vun vút lao nhanh
Rồi đứng yên ngó lại cuộc vi hành
Tâm ta đó, nét nḥe đậm nhạt.
Đă mang kiếp phong trần phiêu bạt
Th́ sá chi cuộc thế eo xèo
Hơn thua nhau tảng đá nặng c̣n đeo?!
Chấm thêm mực ta phẩy dài lần nữa.
Đi loanh quanh chuyện đời rồi cũng rứa!
Cũng đầu đuôi ngang dọc xéo xiên
Cũng lên lên xuống xuống ưu phiền
Thôi ta chấm để vo tṛn nét mực.
Cali, Nov 2009
T̀NH NHƯ VẠT NẮNG
Em cứ hỏi t́nh yêu ta măi
T́nh yêu của anh có khác trần gian?
Ta im lặng để thinh không vọng lại
Kiếp phù sinh là mưa nắng bẽ bàng.
Đêm vụt xuống ta gối t́nh sương phủ
Nằm im nghe ếch nhái kêu gào
Trong dấu lặng bóng h́nh em găy đổ
Ngó lên trời đếm mộng chiêm bao.
Dẫu cố níu mặt trời về xóa dấu
Th́ bóng đêm vẫn tràn ngập quỷ ma
Em đừng hỏi t́nh yêu ta nữa
Khách phong trần, vạt nắng bay qua.
Cali, 2007
CÁT BỤI ĐƯỜNG BAY
…Bàn tay lướt phím tơ đàn
Rừng khuya hợp tấu mây ngàn về nghe
Suối sông gơ nhịp đê mê
Ngàn con sóng nhỏ ḥa về hát ca
Chân như thực tại đang là
Vô tâm hớp ngụm chung trà hạo nhiên
Như Lai chím nụ cười hiền
Nhành hoa sen nở trên miền tuyết băng
Về thôi cát bụi đá vàng
Về thôi cuộc mộng non ngàn phù vân
Đêm nay buốt giá phiêu bồng
Lặng nghe chiếc lá bạt ḍng sương bay
Vườn đông khép lá ngủ say
Ḱa trong đôi mắt hao gầy trúc tơ
Trầm tư ta thảo nét mơ
Họa người ta vút đường mờ như sương
Bao giờ phai dấu bụi đường
Gót chân thôi hết dặm trường phiêu du?
Vốc trăng hứng giọt sa mù
Đề thơ trên lá gửi phù hư chơi…
Sacto, 2008
(Trích đoạn trong tập thơ
“Cát Bụi Đường Bay”của tác giả.)
TRỞ VỀ TRÊN MỘ ĐỊA
Ta trở về như một sự ra đi
Bao hy vọng ước mơ giờ lụi tắt
Cảnh vật xung quanh bỗng nhiên trầm mặc
Và ḷng người đă bừng cháy tro than.
Trần gian ơi sao kiếp sống bẽ bàng
Trăng giẫy chết trên vũng śnh thối nát
Ta cũng chết như trăng ơi đen bạc
Bàn tay khô không đỡ nổi thói đời.
Ta trở về như một bóng ma trơi
Chân hỏng đất theo lũ người áo trắng
Tiếng ai kêu giữa đêm khuya quạnh vắng
Hồn lênh đênh trên mộ địa dật dờ.
Đến bao giờ đời hết nỗi bơ vơ
Hay măi măi vẫn kiếp người khổ lụy!?
Thôi, mặc xác! Đường trần dài thiên lư
Ta gối đầu trên cọng cỏ chiêm bao.
Vọng Nguyệt Lâu, 2006
oOo
NÓI LỜI DỊU DÀNG DỄ THƯƠNG
Chim khôn hót tiếng thanh nhàn
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Trong cuộc sống chúng ta, hạnh phúc hay khổ đau đều khởi đi từ lời nói. Lời nói dịu dàng đằm thắm, dễ thương, lịch sự luôn mang lại một cảm giác ấm áp, an vui, nhẹ nhàng và thoải mái cho người nghe. Tuyệt nhiên, đó không phải là lời nói khách sáo, tâng bốc, dua nịnh để cho được việc rồi “đâm sau lưng chiến sĩ”. Và ngược lại, đôi khi một lời nói mà làm cho người khác phải tan nhà nát cửa, gây ra sự thù oán, nghi kị lẫn nhau: cha con bất ḥa, vợ chồng không tin tưởng, anh em mất đoàn kết, người người công kích mạ lị lẫn nhau….Có khi, v́ uất ức một lời nói mà người ta phải kết liễu cuộc đời trong âm thầm lặng lẽ.
Nh́n thấy được tầm quan trọng của lời nói như thế nên đức Phật đă chỉ dạy cho chúng ta bốn phương pháp (Tứ Nhiếp Pháp) nhằm nhiếp hóa hữu t́nh, mang lại hạnh phúc, an vui thiết thực cho ḿnh và cho người. Một trong Tứ Nhiếp Pháp đó là Ái Ngữ.
Ái ngữ được định nghĩa là:
- Ái ngữ là lời nói của ḷng từ bi nhân ái.
- Ái ngữ là lời nói hiền ḥa chân thật.
- Ái ngữ là lời nói về công đức, trí tuệ và làm cho tâm được cởi mở.
- Ái ngữ là lời nói v́ lợi ích người khác.
- Ái ngữ là lấy tâm vô nhiễm mà chỉ rơ cho mọ người đâu là mê đâu là ngộ.
- Ái ngữ tối thắng là nói pháp đúng thời, và nói cho người hợp căn cơ.
Như vậy, Ái ngữ là lời nói sự thật, là biểu hiện của ḷng từ bi, là trí tuệ, là tư cách đạo đức và phẩm hạnh của người đó.
Trong kinh A Hàm đức Phật dạy có ba cách nói: một là nói như phân, hai là nói như hoa và ba là nói như mật. Nói như phân là loại người nói điêu ngoa xảo trá, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói đâm thọc, nói ác khẩu và nói không đúng sự thật. Nói như hoa là loại người không nói điêu ngoa xảo trá, không nói thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không nói đâm thọc, không nói ác khẩu và nói đúng sự thật. Nói như mật là loại người không nói điêu ngoa xảo trá, không nói thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không nói đâm thọc, không nói ác khẩu và nói đúng sự thật. Ngoài ra, họ c̣n nói những lời không hại ai, nói lời hướng thiện, nói lời êm thắm, dịu dàng, lịch sự, làm cho ai nấy đều thích nghe, sanh tâm chánh tín Tam bảo.
Trong ba loại người kể trên, đức Phật khuyên chúng ta nên làm loại người thứ ba hoặc chí ít cũng làm loại người thứ hai, chứ đừng bao giờ làm loại người thứ nhất. V́ rằng, khi chúng ta làm loại người này sẽ bị mọi người xa lánh, tởm lợm, không muốn tiếp xúc, gần gũi. C̣n khi ta làm loại người thứ ba th́ sẽ thích hợp với chánh pháp, đem chân lư đi vào cuộc đời, làm cho đời sống được thăng hoa, mọi người đều được sống trong t́nh thương yêu ḥa thuận, an b́nh, như cơn mưa mát dịu giữa mùa hè oi bức tưới cùng khắp mặt đất cằn khô đầy rẫy sự bất an này.
Cổ nhơn có dạy:
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa ḷng nhau.
Hay:
Muốn nói bớt bảy c̣n ba
Bớt hai c̣n một mới là an vui.
Một lời nói chẳng mất ǵ cả, vậy mà v́ tánh ích kỷ tham lam, sân hận, si mê nên đă tuôn ra những lời khó nghe, tạo sự ly gián giữa người với người, gây thù kết oán, làm cho họ phải điêu đứng, ấm ức, thất điên bát đảo, trong khi đó, ḿnh lại vui cười sung sướng trên sự đau khổ của người khác. Những loại người như vậy thật ác độc hơn loài thú dữ. Bởi lẽ, thú dữ chỉ ăn thịt loài khác trong một đời, c̣n người nói lời thô ác, nham hiểm làm người khác phải chết dần chết ṃn, uất hận từ đời này qua kiếp khác.
Nếu chúng ta không thể nói lời dịu dàng, dễ thương được th́ tốt nhất là nói ít lại hoặc thực tập im lặng, c̣n hơn là phải xổ ra những lời nói khó nghe, ngược ngạo phi lư, gây tổn hại đến đời sống và danh dự của người khác.
Trong Kinh Pháp Cú, đức Phật dạy: “Dù nói hàng ngàn lời vô ích, không bằng chỉ nói một lời đúng chánh pháp. Lời nói đúng chánh pháp có lợi ích làm cho tâm người nghe được an tịnh”.
Thật đúng như vậy, chúng ta nói nhiều những lời vô ích th́ sẽ mắc bệnh nói nhiều, nói dai, nói dở, bằng như chúng ta biết nói ít lại, nói những lời đúng chánh pháp th́ không chỉ chúng ta được lợi ích mà người khác cũng được vui theo. Cho nên, lời đức Phật dạy “im lặng như chánh pháp, nói năng như chánh pháp” làm cho ta thấm thía biết dường nào.
Ngoài tấm gương của đức Phật khuyên chúng ta nói đúng, nói ít hay thực tập im lặng ra, c̣n có những bậc thánh nhân, triết gia, thi hào, nhân sĩ cũng đều khuyên chúng ta nên nói ít lại. Đức Khổng tử đă dạy học tṛ rằng: “Đa ngôn đa quá”, (nói nhiều th́ lỗi nhiều).
Và đây, hăy nghe thi sĩ Hàn Mặc Tử nhắn gửi:
Ai hăy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu rung trong gió
Và để xem trời giải nghĩa yêu.
Lắng đọng tâm tư, chúng ta mới có thể nghe được tiếng “nước hồ reo”, tiếng “tơ liễu rung trong gió” và thấy được bầu trời giao cảm đang giải nghĩa yêu thương. Chỉ có tâm hồn lắng đọng tợ nước hồ thu như thế, chúng ta mới “nghe” được những cung bậc rung lên từ đáy sâu thăm thẳm của nội tâm đang bắt nhịp cùng ngoại cảnh, để rồi từ cái “một” nhỏ nhoi đó nhập vào mênh mông đại hải của vạn hữu đất trời. Đây là triết lư “nhất quy vạn pháp” của nhà Phật.
Cần nói thêm nữa là, trong Phật giáo, im lặng đôi khi đó là sự “im lặng sấm sét”. Tổ sư Bồ-đề Đạt-ma là một minh chứng hùng hồn với “cửu niên diện bích”, chín năm quay mặt vào vách đá. Sự im lặng của Ngài là một tiếng thét sấm sét làm bung vỡ cái vơ bọc vô minh, u ám từ nhiều đời kiếp tan tành thành trăm ngàn mảnh, chỉ c̣n lại bản tánh Chơn Như Diệu Hữu, sáng suốt và giác ngộ.
Hay như thi sĩ Thiền Basho đă lịch nghiệm:
Chuông chùa đă lặng
Mà tiếng ngân c̣n vang khắp đồi hoa.
Vậy mới biết, một lời nói đúng như chánh pháp hay im lặng như chánh pháp như tiếng chuông chùa, dù đă lặng nhưng âm vọng vẫn c̣n ngân măi ngân măi đến muôn trùng.
Đức Phật c̣n khuyên rằng, ngoài sự thực tập Ái ngữ, chúng ta phải biết giữ tâm ḿnh cho thăng bằng, an tịnh, không bị giao động bởi những tiếng thị phi, ác khẩu, những vu khống, mạ lị, lăng nhục. Giữ được trạng thái như vậy th́, dù cho người khác có cố ư ám hại, nói xiên xỏ đặt điều, nói bóng nói gió, nói thêu dệt lắm chuyện… ḿnh vẫn an nhiên tự tại, xem đó như là thử thách trong bước đường t́m cầu đạo giải thoát của chính ḿnh. Có câu chuyện kể rằng: Nhà hiền triết nọ có bà vợ bị bệnh nói nhiều. Một hôm, bà bị bệnh không thể nói nhiều được nữa. Hôm đó nhà hiền triết than là, ông đă mất cơ hội thực hành hạnh tu nhẫn nhục và hạnh lắng nghe.
Một điều không thể thiếu bên cạnh lời nói dễ thương, biết nhẫn nhục, giữ tâm thanh tịnh, đó là chúng ta cần thực tập lắng nghe, lắng nghe một cách sâu sắc mới có thể thấu hiểu hết được những nỗi đau, những điều u uất dồn nén từ lâu trong ḷng họ, kể cả những người ác ư vu hăm ḿnh, họ cũng có cái “biệt nghiệp” huân tập từ nhiều đời nhiều kiếp của họ. V́ vậy, chúng ta cần có cái tâm vững chăi, tâm từ bi bao dung độ lượng để nhiếp phục họ, chuyển hóa họ. Nếu không chuyển hóa họ được, th́ ít ra cũng không gây thù, chuốc oán thêm nữa. Thiền Tăng Hàn Sơn hỏi Thập Đắc: “Người thế gian phỉ báng tôi, khích bác tôi, làm nhục tôi, cười tôi, khinh tôi, rẻ rúng tôi, lừa tôi th́ làm thế nào để đối trị?” Thập Đắc trả lời: “Chỉ nên nhẫn họ, nhường họ, tránh họ, v́ họ, nhịn họ, kính họ, không để ư đến họ rồi qua một thời gian đến thăm họ.”
Trong cuộc sống, ai mà chẳng có lúc phạm phải sai lầm. Nhưng nếu người phạm lỗi biết nhận lỗi, biết ăn năn hối hận, c̣n những người xung quanh th́ biết bao dung tha thứ cho những người lầm lỗi đó th́ đâu có xảy ra hận thù, đố kỵ, hiềm khích gây đau khổ cho nhau, mà ngược lại, người người sẽ sống ḥa thuận, nhà nhà yên vui, gia đ́nh hạnh phúc, xă hội an b́nh, thịnh vượng. Ôi, thật cao quư biết bao!
Khổ nỗi, chúng ta không làm được như thế, cứ măi ngụp lặn trong hỷ, nộ, ái, ố, trong tham lam, sân hận, si mê rồi gây khổ cho mọi người và cho chính cả bản thân ḿnh.
Đúng là:
Đường đời chật hẹp người chen lấn
Lối đạo thênh thang hiếm kẻ t́m.
Cho nên, đức Phật nhắc nhở chúng ta luôn luôn sống tỉnh thức, bên trong th́ tinh cần nỗ lực, thúc liễm thân tâm, trau dồi trí tuệ; bên ngoài th́ không bon chen danh lợi, không đua tranh hơn thua với ai, sống ḥa ái, nhu ḿ, đức độ.
Nói tóm lại, nếu chúng ta muốn có một đời sống an lạc, hạnh phúc thực sự th́ chúng ta phải biết sống đúng như chánh pháp: biết ăn ở hiền lương, biết nói lời chân thật dịu dàng dễ thương hay nói khác hơn là thực hành Ái ngữ theo lời Phật dạy. Làm sao để mỗi lời nói của chúng ta sẽ thơm ngát như bông hoa, sẽ đậm đà như mật ngọt, ngơ hầu góp phần hóa giải phiền năo, khổ đau, hận thù, đem lại lợi ích, an vui cho tất cả nhân loại.
Vậy th́, bạn c̣n chần chờ ǵ nữa mà không nói lời dịu dàng dễ thương ngay bây giờ?
Sacramento, August 2009
Thiện Long – Hàn Long Ẩn