HẠNH CƠ

  

Tục danh Nguyễn Hữu Lợi, pháp danh Thị Ích, bút hiệu Hạnh Cơ, Thượng Huyền, Phương Đoan.

Theo “Giấy Thế V́ Khai Sinh” th́ sinh năm 1940, tại làng Đắc-nhân, quận Bửu-sơn, tỉnh Ninh-thuận.

Thuở nhỏ nhà nghèo, không được đi học trường làng, nhưng gặp duyên may, năm 1947 được ở chùa làm điệu, được học kinh kệ, giáo lí, chữ Hán, rồi chữ quốc-ngữ. Đó là chùa Thiền-lâm, một ngôi chùa cổ của làng, Thầy Bổn Sư là cố Ḥa Thương Thích Huyền Tân. Pháp Huynh phụ trách dạy dỗ là cố Ḥa Thượng Thích Đỗng Minh; Pháp Huynh phụ trách chăm lo đời sống là cố Ḥa Thượng Thích Đỗng Hải.

Do cái duyên ban đầu tốt đẹp ấy mà lớn lên cũng được học hành tử tế, đó là quăng đời từ năm 1950 trở đi, được Ḥa Thượng Thích Chí Tín ở chùa Long-sơn, Nha-trang, nhận làm dưỡng tử, dạy dỗ và nuôi nấng cho ăn học; đặt cho một biệt danh là Phương Đoan.

Trong quá tŕnh học vấn, về nội điển th́ trải qua các nơi: Tăng học đường Phan-rang (1949-1950), chùa Sinh Trung Nha-trang (1952-1953), Phật học đường Nha-trang (1953-1957), Phật học viện Hải Đức Nha-trang (1957-1960); về ngoại điển th́ trải qua các nơi: trường Tiểu học Bồ Đề Nha-trang (1952-1953), trường Trung học Bồ Đề Nha-trang (1953-1957), trường Trung học Lê Quư Đôn Nha-trang (1957-1958), trường Trung học Vơ Tánh Nha-trang (1958-1960), trường Trung học Chu Văn An Sài-g̣n (1960-1961), trường Đại học Văn Khoa Sài-g̣n (1962-1965), Ban Cao học Viện Đại Học Vạn Hạnh Sài-g̣n (1971-1974).

Tháng 5. 1980, vượt biên, tới trại tị nạn Galang; được đi định cư tại Canada vào cuối tháng 10 năm ấy.

 

Các tác phẩm và dịch phẩm đă xuất bản:

- Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ  tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác  Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984); Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994; Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn); Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004; Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005.

- Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản, Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996.

- Kinh A Di Đà (dịch năm 1997  – chưa in)

- Hăy Xóa Đi Huyền Thoại (thơ, kí tên Phương Đoan, chung tuyển tập thơ với Nguyễn Bá Hổ và Việt Văn Lang), tự in, California, 1998.

- Hồ Chí Minh Tại Trung Quốc (kí tên Thượng Huyền, dịch từ tác phẩm Hồ Chí Minh Tại Trung Quốc, nguyên tác Hoa văn của Tưởng Vĩnh Kính, Truyện Kí Văn Học Xuất Bản Xă, Đài-bắc, xuất bản năm 1972), Văn Nghệ (California) xuất bản, 1999.

- Giấc Mộng Đ́nh Mai Của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận văn học), Làng Cây Phong xuất bản, California, 2001.

- Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xă, Đài-bắc, ấn hành năm 1996).

*    Giáo Khoa Phật Học Cấp Một - bản Giáo Thọ, BPDPTPGVN (Nha-trang) in lần 1, năm 2002 (sắp in lần 2)

*    Giáo Khoa Phật Học Cấp Một - bản Học Chúng, BPDPTPGVN (Nha-trang) in lần 1, năm 2002 (sắp in lần 2)

*                Giáo Khoa Phật Học Cấp Một - bản Cư Sĩ, BPDPTPGVN (Nha-trang) in lần 1, năm 2002; Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2, năm 2002 (không đề hàng chữ  “bản Cư  Sĩ”); BPDPTPGVN (Nha-trang) sắp in lần 3

*                Giáo Khoa Phật Học Cấp Hai - quyển thượng, BPDPTPGVN (Nha-trang) in lần 1, năm 2004; BBTPDPTVN (California) in lần 2, năm 2005

*    Giáo Khoa Phật Học Cấp Hai - quyển hạ, BPDPTPGVN (Nha-trang) in lần 1, năm 2005;     BBTPDPTVN (California) in lần 2, năm 2006

*    Giáo Khoa Phật Học Cấp Ba (sắp in)

- Một Cành Mai (hợp tác với Vơ Đ́nh), An Tiêm (Paris/San Jose) in lần 1, năm 2005.

- Kinh Hạnh Nguyện Phổ Hiền & Kinh Vô Lượng Nghĩa (dịch từ kinh văn chữ Hán), Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 1, năm 2006.

- Niệm Phật Vô Tướng (dịch từ tác phẩm Vô Tướng Niệm Phật, nguyên tác Hoa văn của Tiêu B́nh Thật cư sĩ, Đài-loan),    Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange Counry (California) in lần 1, 2006.

- và một số bài thơ, thơ dịch, văn, tiểu luận... sẽ thu tập thành sách.

 

 

a

 

 

 

CHUYỆN MỘT CON TRÙN

 

Thuở loài người c̣n là cây cỏ

Có một con trùn từ đá chui ra

Là động vật đầu tiên trên đất

C̣n trăng sao th́ đầy ắp thiên hà

 

Trải muôn vạn hằng sa kiếp trược

Bấy giờ con trùn trở lại làm trùn

Đó là khoảng ba ngàn năm trước

Lúc Hộ Minh giáng trần thành đức Thích Tôn

 

Một hôm khi cơn mưa vừa dứt

Con trùn từ dưới đất chui lên

Ḅ lạng quạng trên đường vô định

Nhưng vô t́nh đầu hướng Trúc-lâm

 

Một vị t́ kheo vào thành khất thực

Đi chân trần từng bước khoan thai

Bỗng cảm giác bàn chân lành lạnh

Th́ ra ngài đă giẫm con trùn

 

Thân xác con trùn đà xẹp lép

Lại trải qua một cuộc tử sinh

Thân phận trùn có ǵ đáng nói

Nhưng Phật thương chế giới an cư

Gần ba ngàn năm sau đó

Trải qua vạn vạn kiếp bẩn dơ

Tại Ma-nương đèo heo hút gió

Con trùn tái sinh thành đứa Hạnh Cơ.

 

 

 

AI ĐỨNG ĐẦU GHỀNH

 

Mộng đă đành

Thực đă đành

Ai xui con bướm đậu đầu cành

Gió chiều lồng lộng

Cánh bướm mong manh

Ráng chiều rực rỡ

Mắt bướm long lanh

Trời chiều man mác

Vóc bướm thanh thanh

Mây chiều lớp lớp

Hồn bướm xây thành

Thành xây cao ngất

Mộng cũng đành

Thực cũng đành

Ai xui bọt sóng nổi đầu ghềnh

Ḱa ai đứng ở đầu ghềnh

Mộng vẫn đành

Thực vẫn đành.

 

 

 

THƯỜNG TẠI

 

Kính dâng Giác Linh Ḥa Thượng THÍCH ĐỖNG MINH

 

Ai đă xếp tàn y chưa nhỉ

Mà nghe như gió thoảng đượm mùi hương

Chiều đă về trên non quạnh quẽ

Người đi đâu để lá rũ buồn thương

Bước chân lần ḍ mộng mị

Lập ḷe đom đóm dặm trường

Mù mịt khói sương

Côn trùng rên rỉ

Rừng sâu ánh đuốc soi đường

Lâu rồi ngàn ngàn thế kỉ

Đến đi một nẻo kim cương

Đâu là biên cương

Đâu là vóc thể

Trăng lung linh soi lời đại thệ

Tâm như như nhập nội vô thường

Hồng trần đâu có mà vương

Vào ra thực mộng một chương không lời

Nh́n trăng già trẻ đầy vơi

Ôm trăng già trẻ đầy vơi vô ngh́

Long sơn nào xếp tàn y

Đạo tràng nào có chuyển di bao giờ.

 

 

 

HẠC HUYỀN

 

Không đi mà cũng không về

Lặng im giấc ngủ hồn mê cơi ngoài

Mênh mang băi vắng đêm dài

Nhẹ nhàng sương khói nửa vời thong dong

Hạc huyền tiếng hú trên sông

U khê rồng đợi nằm trong tháp vàng

Yên hà xây đắp dung nhan

Êm êm thuyền trúc đưa đường về tây

Yêu kiều dáng gió vẻ mây

Dấu chân trên cát đă đầy trăng sao.

 

 

 

BÀI THƠ TỪ GIẤC NGỦ

 

Cứ tưởng đến đây là xong nhỉ

Không! Vẫn c̣n tuyết trắng đọng chân mây

Một nhúm cỏ khô nằm đáy vực

Trải bao nhiêu kiếp bụi chưa đầy

Đi nữa chứ! Cho cùng khoảng trống

Cuộc lữ này trót hẹn trăng sao

Trên sâu thẳm vô cùng diện mục

Chút bọt bèo gợn sóng lao xao

 

Nơi chân trời có ǵ không nhỉ

Có khoảng không trùm chứa khoảng không

Rồi sao nữa, c̣n nơi góc bể

Cũng khoảng không trùm chứa khoảng không

 

Vật ngă câu vong hề vô nhất sắc

Cảnh tâm giai tại hề biến thập phương

Trong chiêm bao lộ tướng chân thường

Ngoài mộng mị t́m đâu diện mục.

 

 

 

THƠ DỊCH

 

CÚC HOA *

 

Huyền Quang

 

Text Box:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

            Hoa tại trung đ́nh nhân tại lâu

            Phần hương độc tọa tự vong âu

            Chủ nhân dữ vật hồn vô cạnh

            Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu.

 

* Đây là đoạn 5 trong bài thơ “Cúc Hoa” – gồm có 6 đoạn, của Tổ HUYỀN QUANG (1254-1334), đời Trần, thế kỉ 13-14.

 

Diễn dịch:

 

 

 

oOo

 

 

CHÙA MỘT CỘT

với TINH THẦN PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI NHÀ LÍ

 

 

Cũng như triều đại nhà Đinh (968-980) trước đó, triều đại Lê Đại Hành (980-1005)(1) là một triều đại vẻ vang trong lịch sử dựng nước của nước ta. Nhưng sự nghiệp ấy quá ngắn ngủi v́ sự phá nát của vua Lê Long Đĩnh (1005-1009)(2), cho nên bắt buộc phải có một sự đổi thay. Phú cường và an cư lạc nghiệp là những nhu cầu thiết yếu của quốc gia dân tộc, và đó đă là động cơ thúc đẩy Lí Công Uẩn(3) lên nắm chính quyền (1010-1028) để phục hưng quốc gia, bảo vệ tinh thần đạo đức của dân tộc. Và sự lên ngôi của Lí Công Uẩn để khai sáng ra nhà Lí đă là một công tŕnh, một sắp xếp chính trị rất khéo léo của thiền sư Vạn Hạnh(4). Đó là một kết quả của “tinh thần Vạn Hạnh”, và Lí Công Uẩn lên ngôi, cũng như các vua Lí kế tiếp, là thực hiện cái sứ mệnh “đem ĐẠO vào ĐỜI” của Tổ Vạn Hạnh. Nói cách khác, tư tưởng của Vạn Hạnh đă ảnh hưởng sâu xa và quyết định phần lớn cho tinh thần giới lănh đạo suốt triều đại nhà Lí; đó là tinh thần tập thành Thiền và Mật, có kiến thức cao siêu thần toán, thấu suốt và nối liền quá khứ, hiện tại, vị lai, sử dụng các thuật phong thủy và sấm vĩ, làm lợi khí cho những hành động ích quốc lợi dân, phụng sự quốc gia và bảo vệ chủ quyền dân tộc. Nhà Lí đă xây dựng một quốc gia tiến bộ khác hẳn Đinh, Lê trước đó, và chùa Một-cột đă xuất hiện một cách độc đáo trong cái tinh thần tiến bộ toàn diện đó.

 

1. Sự H́nh Thành và Ư Nghĩa Chùa Một Cột

Chùa MỘT-CỘT được h́nh thành là do một giấc mộng của vua Lí Thái-tông (1028-1054)(5). Đại Việt Sử Kí Toàn Thư chép: “Tháng hai, mùa xuân năm Kỉ-Sửu (1049) đổi niên hiệu là Sùng-hưng-đại-bảo (1049-1054)(6) năm đầu. Trước đó vua mộng thấy Phật Quán Âm ngồi trên đài hoa sen, dẫn vua lên đài. Khi tỉnh dậy, vua nói lại với triều thần. Có người cho là điềm gở, nhưng nhà sư Thiền Tuệ th́ khuyên vua nên xây chùa, dựng cột đá giữa hồ, xây đài hoa sen có tượng Phật Quán Âm ở trên, đúng như h́nh ảnh đă thấy trong mộng. Các nhà sư chạy đàn chung quanh, tụng kinh cầu sống lâu, nhân đó đặt tên chùa là Diên-hựu.”(7)

Theo đó th́ chùa Một-cột đă lấy nguồn cảm hứng từ giấc mộng đài sen với Phật Bà Quán Âm. Cảm hứng từ mộng là một thứ tâm lí nghệ thuật của các dân tộc Đông- phương, và h́nh dáng chùa đă bao hàm nhiều ư nghĩa nghệ thuật

tôn giáo.

Theo giáo sư Nguyễn Đăng Thục (trong sách

Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam) th́ từ thời nhà Đinh đă dựng cột bia đá “Đà-la-ni”, gọi là cột “nhất-trụ”, để cầu tuổi thọ, cầu cho vận nước dài lâu bên cạnh cái không khí luôn luôn đe dọa nặng nề của Trung-quốc. Đến nhà Lí th́ cây cột “nhất-trụ” ấy lại bao hàm nhiều ư nghĩa hơn nữa, khi vua Lí Thái-tông đă biến h́nh “nhất-trụ” thành h́nh hoa sen (bằng cách cho xây trên đỉnh cột một cái điện nhỏ bằng gỗ lợp ngói, mái cong), để trở thành chùa Diên-hựu (tức Một-cột). Chùa có h́nh dáng một hoa sen, và nếu nh́n từ xa th́ quả đó một hoa sen lớn mọc lên từ hồ nước, – dĩ nhiên, cây cột đă trở thành cọng sen.

Vẫn theo giáo sư Nguyễn Đăng Thục th́ h́nh ảnh hoa sen cũng đă có những ấn tượng rơ nét trong tinh thần dân tộc ta từ thời nhà Đinh: Đinh Bộ Lĩnh (tức vua Đinh Tiên-hoàng-đế, 968-979) ở cạnh đền Sơn-thần, ngoài cửa có đám sen núi có dấu chữ “thiên tử”; mẹ Lê Hoàn (tức mẹ vua Lê Đại Hành) có mang nằm mộng thấy trong bụng sinh hoa sen; tháng sáu, niên hiệu Long-thụy-thái-b́nh (1054-1058)(8) thứ 5 (1058), vua Lí Thánh-tông (1054-1072)(9) cho xây điện Linh-quang, bên trái dựng điện Kiến-lễ, bên phải dựng điện Sùng-nghi; phía trước điện dựng lầu chuông một cột sáu cạnh h́nh hoa sen.(10)

Vậy th́, hoa sen luôn luôn mang một ư nghĩa tốt đẹp, tượng trưng cho những ǵ cao quí nhất trên đời. Nơi nào có hoa sen là nơi đó có Phật, Bồ-tát ngự trị; nơi nào có dấu sen là nơi đó có dấu vết hiền nhân; nơi nào có hồ sen nhất định phải là nơi thanh tịnh; và chính hoa sen đă được người b́nh dân tôn quí để ví với những người có tâm hồn thanh cao, sống nơi bụi trần đầy danh lợi mà

không bị những thứ ô uế

cám dỗ, ràng buộc:

Trong đầm ǵ đẹp bằng sen,

 

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng;

Nhụy vàng bông trắng lá xanh,

 

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

(Ca Dao)

Cuối cùng, hoa sen có một ư nghĩa vô cùng quan trọng, đến nỗi nó đă được dùng làm tựa đề cho một bộ kinh cao thâm của Phật giáo

đại thừa: Kinh Diệu Pháp Liên

Hoa. Do đó có thể thấy, tín ngưỡng

HOA SEN là tín ngưỡng PHẬT THỪA

vậy.

Cũng v́ hoa sen mang những ư nghĩa như

thế, nên hễ người ta nói đến

hoa sen là nói đến Phật. Sen là chỗ

Phật ngự. Ṭa sen là ṭa Phật. Và

bộ ba “Tam Thánh”: Di Đà – Quán Âm - Thế Chí

đă dính liền mật thiết với hoa

sen trong tín ngưỡng Tịnh Độ tông.

Cơi Cực-lạc là cả một thế giới hoa sen. V́ vậy, vua Lí Thái-tông đă mộng thấy hoa sen với Phật Bà Quán Âm đứng trên đài sen, và giấc mộng ấy đă được hiện thực bằng ngôi chùa Một-cột có h́nh dáng hoa sen với tượng Bồ Tát Quán Thế Âm

được thờ trong đó.

Tín ngưỡng Phật Bà Quán Âm trong tâm thức dân tộc Việt cũng là một tín ngưỡng đặc biệt, nó biểu hiện cho ḷng yêu thương vô bờ của MẸ, ḥa đồng với tín ngưỡng sùng bái Nữ Thần cố hữu trong tư tưởng b́nh dân Việt-nam. Người b́nh dân Việt-nam với tâm hồn chất phác, chân thật, luôn luôn có khuynh hướng nguyện cầu một “tha lực” từ bi cứu khổ cứu nạn như Bồ Tát Quán Thế Âm, hay là Nữ Thần của họ. Họ nương tựa vào đó như một nơi an lành, như đứa bé cảm thấy được yên ổn trong ḷng mẹ. Họ luôn luôn yên tâm

khi tin tưởng có Bồ Tát Quán Thế Âm

ở bên cạnh để che chở, độ

tŕ.

Xem thế, chùa Một-cột quả là một tác phẩm nghệ thuật tân ḱ, thể hiện trọn vẹn cái tâm linh độc đáo của dân tộc. Với cây cột độc nhất dựng sừng sững giữa hồ, nó biểu hiện cho tín ngưỡng về nguồn sống vũ trụ, về âm dương ḥa hợp của tư tưởng Bà-la-môn giáo và Chiêm-thành – vốn cũng đă ảnh hưởng ngấm ngầm vào tinh thần dân Việt từ lâu. Với cái điện h́nh hoa sen mọc lên từ hồ nước, nó nói lên cái tinh thần phấn đấu âm thầm với dục vọng để tự kiến tánh thành Phật của các thiền sư, tức là giới trí thức bác học. Và với tượng Phật Bà Quán Âm, nó bộc lộ cái t́nh Mẹ, tượng trưng cho Nữ Thần, một tha lực từ bi luôn luôn cứu độ chúng sinh, đó là tín ngưỡng của giới b́nh dân chơn chất. V́ vậy, chùa Một-cột quả đă gói ghém hoàn toàn tinh thần tín ngưỡng

đặc biệt của Việt-nam thời đó.

Tinh thần chùa Một-cột là một tinh thần tổng hợp của Phật giáo Việt-nam thời Lí. Tinh thần đó đă dung ḥa các tư tưởng vừa Thiền, vừa Mật, vừa Nho, vừa Lăo, vừa trí thức, vừa b́nh dân, nhất là nó thể hiện một tinh thần hợp sáng

nhưng độc lập của quốc gia; và chính

cái tinh thần đó đă là nguyên

nhân sâu xa của việc thành lập thiền

phái Thảo Đường, một phái thiền

Việt-nam độc đáo thời nhà Lí.

 

2. Thiền Phái Thảo Đường: Một Kết Tinh Của Tinh Thần Phật Giáo Việt Nam Thời Nhà Lí

Thời đại nhà Lí là thời đại toàn thịnh của Phật giáo Việt-nam, mà cũng là thời đại có ư thức dân tộc cao nhất, tinh thần quốc gia hùng mạnh nhất trong lịch sử độc lập của Việt-nam. Về điểm này, giáo sư Hoàng Xuân Hăn có nói: “Lí Thánh-tông là vua ta đầu tiên có óc lập một đế quốc có danh ngang với một nước thiên tử. Vua đặt quốc hiệu là Đại-việt (1054), tôn các vua trước là Thái-tổ, Thái-tông, coi các nước nhỏ là chư hầu, và muốn ngăn cấm Chiêm-thành thần phục Tống.”(11) Và chính ở trong cái ư thức dân tộc và tinh thần độc lập, tự cường cao độ đó mà phái thiền Thảo  Đường đă xuất hiện, như học giả Trần Văn Giáp đă nói: “Đến thế kỉ XI, đạo Phật rất thịnh vượng ở Việt-nam. Những người nhiệt thành với đạo này không phải chỉ là quần chúng mà cả những quan lớn ở triều đ́nh, và cả những vua chúa nữa. Những ông vua ấy muốn thiết lập một phái mới. Nhưng thay v́ trực thuộc với Bồ Đề Đạt Ma, họ lại chọn một thiền sư Trung-hoa tên là Thảo Đường đă đến Chiêm-thành và ngụ một thời gian ở đó. Chắc chắn họ đă theo giáo huấn của vị sư trưởng này và thực hành giáo pháp của ông. Thời ḱ thứ tư này quả là thời ḱ Thiền học Việt-nam.”(12)

Từ Lí Thái-tông, ta thấy nhà vua đă có khuynh hướng xây dựng một nền Phật giáo riêng biệt, đặc thù cho Đại-cồ-việt(13) qua việc xây cất chùa Một-cột. Đến vua Lí Thánh-tông th́ cái khuynh hướng ấy lại càng mạnh mẽ hơn nữa, đến nỗi đă đưa đến việc sáng lập một phái thiền mới lấy tên của thiền sư Thảo Đường.

Về sự tích Tổ Thảo Đường,

sách An Nam Chí Lược chép: “Thảo Đường

đi theo sư phụ sang ở đất Chiêm-thành. Khi vua Lí Thánh-tông đánh Chiêm-thành, bắt được làm tù binh, giao cho quan tăng lục làm gia nô. Quan tăng lục viết sách Ngữ Lục, để ngỏ trên bàn và đi khỏi. Nhà sư Thảo Đường xem trộm, có sửa chữa đi. Quan tăng lục về thấy thế lấy làm kinh ngạc về anh gia nô, bèn tâu lên vua. Vua bái Thảo Đường làm quốc-sư.”(14)

Tinh thần của tài liệu này cho ta thấy ǵ? Đọc lại lời của giáo sư Hoàng Xuân Hăn ở trên th́ triều đại Lí Thánh-tông quả là một triều đại oanh liệt, có tinh thần dân tộc cao sáng nhất. Vua Lí Thánh-tông nuôi mộng xây dựng quốc gia thành một đế quốc hùng cường, xứng danh “Đại-việt”; trong đó bao gồm ư  tưởng sáng lập một tông phái Phật giáo Đại-việt đặc thù, hoàn toàn mang màu sắc dân tộc,

mặc dù trước đó đă có

hai phái thiền T́ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn

Thông từ ngoại quốc truyền vào. Và mộng ước ấy đă được thành tựu do một thiện duyên hăn hữu, đó là việc nhà vua đi đánh Chiêm-thành, bắt nhiều tù binh, và trong

đám tù binh ấy có thiền sư Thảo Đường.

Thảo Đường là một tù binh được cắt đặt làm thị giả cho vị tăng lục (vị tăng sĩ cao cấp trông coi về tăng sự). Lại do sự khám phá của chính vị tăng lục mà Thảo Đường được nhà vua tôn làm quốc sư. Ấy là vua đă nhặt được viên ngọc vô giá từ trong bùn lầy! Ư vua đă mong ước thành lập một tông phái đặc biệt Việt-nam, nhưng nhà vua là cư sĩ, không thể đứng làm tổ khai sơn cho một môn phái, lại không muốn chọn các vị thiền sư đă sẵn có môn phái đương thời, nhân cơ hội khám phá được viên ngọc vô giá là thiền sư Thảo Đường (dù vốn có nguồn gốc từ Trung-hoa), bèn lập tức tôn lập ngài làm Tổ, lấy tên ngài làm tên môn phái, rồi chính nhà vua làm đồ đệ đầu tiên đời thứ nhất. Thật là một cơ hội ngh́n vàng để vua thực hiện giấc mộng. Quan tăng lục là một vị cao tăng, mà viết “ngữ lục” c̣n bị Thảo Đường sửa chữa, th́ Thảo Đường quả xứng đáng với sự trông đợi và kính ngưỡng của vua Lí Thánh-tông.

Vậy th́ cái tinh thần đặc biệt của Tổ Thảo Đường là ǵ? Đó là một tinh thần tổng hợp Thiền và Tịnh. Theo tinh thần bài “Kỉnh Sách” của Tổ th́ con đường tu hành không phải chỉ có một, mà phải gồm cả ba phương diện: tham thiền,

quán chiếu và niệm Phật. Tham thiền

và quán chiếu tức là tập trung tinh

thần nhắm vào một điểm, ngưng đọng

tất cả mọi vọng niệm trong tâm, để

cho tâm ư thanh tĩnh, không c̣n vọng động.

Lúc đó cả năng tri và sở tri đều mất, trí tuệ phát sinh, kiến tánh giác ngộ. Đó là con đường tự lực đốn ngộ, có thể giải thoát ngay ở đời này, được áp dụng chung cho cả tăng lẫn tục. Nhưng đó là con đường trí thức, chỉ thích hợp cho những bậc thượng nhân; c̣n đối với kẻ độn căn mà đa số là quần chúng nông dân th́ không thích hợp. Do vậy mà Tổ đă đưa ra con đường niệm Phật để dẫn dắt đám quần chúng nông dân đông đảo ấy. Tổ nói: “Thiền vốn không có cửa vào nhất định, nếu không đủ căn bản tâm linh th́ phần nhiều rơi vào lầm lạc, trọn đời trôi nổi, khó mà giác ngộ. Pháp quán tâm th́ rất tế nhị, tinh vi, nếu không có trí tuệ bát nhă th́ ít có thể tiến bộ trên đường chứng nghiệm. Chỉ c̣n có lối niệm Phật là rất mau lẹ, tiện lợi. Từ xưa đến nay, người thông minh hay ngu độn đều tu, đàn ông hay đàn bà đều chuộng, muôn người không một sai lầm như bốn lời dạy của phái Lâm Tế đă tỏ rơ. Chỉ cần tự phân tích lấy tâm ḿnh, chớ nghi ngờ ḿnh làm không được.”(15)

Người nông dân vốn dồi dào t́nh cảm và giàu tưởng tượng. Hơn nữa, trải qua bao cảnh bạo tàn, đau thương của giặc giă, chiến tranh từ các đời trước, họ chỉ mong được một đời sống thanh b́nh, an cư lạc nghiệp với sự độ tŕ của thần linh, cho nên sự tin tưởng vào Phật Bà Quán Âm với ḷng từ bi của Mẹ Hiền cứu khổ cứu nạn đă phổ biến mau lẹ và sâu rộng trong quần chúng b́nh dân. Tín ngưỡng vào Bồ Tát Quán Thế Âm cứu khổ độ tŕ là một ḷng tin vào tha lực. Bởi thế, con đường niệm Phật dành cho người b́nh dân đă được đề cao bên cạnh con đường tham thiền và quán chiếu dành cho bậc đại trí tin tưởng vào tự lực; đó là cái chủ tâm của vua Lí Thánh-tông trong việc thành lập thiền học Thảo Đường, nhằm tổng hợp tín ngưỡng của toàn dân, làm thành một sức mạnh

vô địch để thực hiện cái

mộng “Đại-việt” trong tinh thần dân

tộc cao sáng của ḿnh.

Như vậy, đứng về phương diện lịch sử, chúng ta phải công nhận người sáng lập ra phái thiền Thảo Đường là vua Lí Thánh-tông. Tinh thần Thảo Đường chính là tinh thần Lí Thánh-tông trong ư hướng sáng lập một môn phái đặc biệt dân tộc. Tinh thần Lí Thánh-tông là một tinh thần cởi mở, sẵn sàng thâu hóa nhiều tín ngưỡng khác nhau. Vua rất sùng thượng Phật pháp nên đă xây cất và tu bổ rất nhiều chùa tháp. Tinh thần từ bi của Phật giáo đă ảnh hưởng sâu đậm nên nhà vua có tiếng là một ông vua nhân từ. Vua đă từng ban chăn chiếu cho tù nhân, cho họ ăn cơm đầy đủ v́ nghĩ thương cái hoàn cảnh đói lạnh của họ trong ngục xá; và đối với dân chúng th́: “Ḷng trẫm yêu dân như yêu con trẫm vậy; hiềm v́ trăm họ ngu dại làm càn phải tội, trẫm lấy làm thương lắm; vậy từ nay về sau, tội ǵ cũng giảm nhẹ bớt đi.”(16) Đối với Khổng giáo nhà vua cũng rất chú trọng. Vua là người đầu tiên ở nước ta dựng lập văn miếu, tạc tượng Chu Công, Khổng Tử và tứ-phối để thờ phượng (1070). Vua cũng rất hâm mộ âm nhạc Chiêm-thành và tin Thần đạo, xây chùa Nhị-thiên-vương thờ Nhật Thiên (Civa Deva) và Nguyệt Thiên (Visnu Deva)

thuộc tín ngưỡng Ấn-độ giáo.

V́ vậy, khi nhận xét về Lí Thánh-tông,

giáo sư Nguyễn Đăng Thục đă viết: “Xem thế th́ biết rằng khuynh hướng tín ngưỡng của nhà vua cũng như của toàn quốc thời bấy giờ không có tính cách giáo điều, hết sức cởi mở để thỏa hiệp nhiều tín ngưỡng khác nhau.”(17)

 

3. Quán Âm Nữ

Nói đến Lí Thánh-tông, chúng ta c̣n phải đề cập đến một điểm đặc biệt khác nữa, đó là sự liên quan gần như mật thiết giữa n

hà vua với h́nh ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm. Sử chép: “Nhà vua 40 tuổi, chưa có con trai, thường đi các đền chùa để cầu tự. Ngự giá đến đâu, người xem chật đường. Khi đến làng Thổ-lỗi, có người con gái hái dâu đứng dựa vào khóm cỏ lau, nhà vua lấy làm lạ, cho vào cung, lập nàng làm Ỷ Lan phu nhân. Đến khi có mang, sinh hoàng tử Càn Đức, nhà vua mừng lắm. Ngày hôm sau lập làm thái tử, đổi niên hiệu, đại xá, phong Ỷ Lan phu nhân làm thần phi, lại gọi là nguyên phi, đổi làng Thổ-lỗi làm làng Siêu-loại, v́ là nguyên quán của nguyên phi.”(18)

Và: “Vua thân đi đánh Chiêm-thành, lâu không thắng, trở về đến châu Cư-liên, nghe tin nguyên phi điều khiển nội trị được ḷng dân ḥa hợp, trong nước yên ổn, tôn sùng Phật giáo, tục gọi là Quán Âm Nữ. Vua tự bảo, kẻ kia là một nữ nhi mà c̣n có thể được thế, ta là trai c̣n dùng làm chi! Bèn quay lại đánh mới thắng được.”(19)

Trong chế độ quân chủ xưa, việc vua sinh được hoàng nam là một điều vui mừng trọng đại không những cho nhà vua, cho triều đ́nh, mà cho cả nhân dân trong nước. Vua Lí Thánh-tông đă 40 tuổi mà chưa có con trai, nay gặp được Ỷ Lan phu nhân th́ sinh hoàng nam, đó chẳng là điều đại phúc cho triều đ́nh và cho cả thiên hạ ư? V́ vậy, từ một cô thôn nữ, Ỷ Lan đă được bước lên địa vị một nguyên phi, và đối với nhân dân th́ được tôn kính là Quán Âm Nữ (con gái của Phật Bà Quán Âm), nàng quả đă được mọi người, mọi tầng lớp trong toàn quốc coi là một cứu tinh của dân tộc. Nàng là cứu tinh của dân tộc không những sinh được vị thái tử anh minh, mà c̣n v́ ở tư cách lănh đạo nhân dân, làm cho họ được sống thanh b́nh trong cảnh an cư lạc nghiệp. Người dân vốn đă sẵn ḷng sùng bái Phật Bà Quán Âm, nay họ có dịp hiện thực hóa Phật Bà Quán Âm vào đối tượng Ỷ Lan phu nhân, chứng tỏ đă có một ư thức cảm thông, một sợi dây nối kết giữa tự lực và tha lực, giữa trí thức bác học và nông dân quê mùa, giữa giới thống trị và giới bị trị; và sợi dây đó chính là nàng thôn nữ Ỷ Lan. Ỷ Lan đối với nhà vua là h́nh ảnh Quán Âm Nữ, không những đă đem đến cho nhà vua hiếm hoi một vị thái tử anh minh nối nghiệp, mà c̣n là một động lực phấn khởi nhiệm mầu khiến cho nhà vua thắng trận khải hoàn; c̣n đối với nhân dân th́ Ỷ Lan cũng là h́nh ảnh Quán Âm Nữ v́ đă đem lại cho họ một xă hội an cư lạc nghiệp. V́ vậy, sau khi thắng giặc Chiêm-thành trở về, vua Lí Thánh-tông đă sáng lập tại kinh đô Thăng-long thiền phái Thảo Đường, cũng với ư chí thống nhất tín ngưỡng sùng bái của b́nh dân với tín ngưỡng trí thức của bác học để lấy sức mạnh toàn dân mà thực hiện mộng “Đại-việt”

nói về phương diện quốc gia, và thực

hiện một môn phái Thiền “Đại-việt”

nói về phương diện Phật giáo.

*

Nh́n một cách tổng quát, chúng ta thấy Phật giáo thời Lí quả đă chứng tỏ cái năng lực phi thường trong việc giáo hóa con người về cả hai phương diện, xuất thế cũng như nhập thế. Từ Lí Thái-tổ đến Lí Chiêu Hoàng (1224-1225), trải qua chín đời vua, trị v́ suốt một thời gian 215 năm (1010-1225), Phật giáo luôn luôn nắm vai tṛ chủ động. Mọi phương diện hệ trọng của quốc gia, từ chính trị, quân sự, đến giáo dục, văn học, nghệ thuật v.v... đều mang tinh thần Phật

giáo. Ba phái thiền T́ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông

và Thảo Đường cùng nhau hợp

tác, truyền bá song hành, và cùng chung

qui vào một chí hướng phục vụ

quốc gia dân tộc.

Về phương diện xuất thế, các thiền sư cũng như các vua chúa sùng đạo đều căn cứ vào thiền học để khai phóng tâm linh, tự ḿnh phát triển trí tuệ mà ngộ đạo. Về phương diện nhập thế, sau khi ngộ đạo, họ đă ḥa ḿnh vào đời sống xă hội, từ cung vua, kinh thành, cho đến làng mạc, thôn quê, họ đă mở bao nhiêu đạo tràng, trường học để mở mang văn hóa, giải phóng tâm hồn mông muội cho người đời; ở đâu có người sống là ở đó có ánh sáng đạo lí lan tràn tới. Bao nhiêu tinh hoa của dân

tộc được khai triển triệt để,

làm cho nền văn minh nước ta vào

thời đó thật rực rỡ, sánh ngang

 hàng với Trung-quốc, khiến cho nước

láng giềng to lớn này phải nể sợ.

Tinh thần Phật giáo thời Lí, nhất là từ khi h́nh ảnh hoa sen với tượng Phật Bà Quán Âm xuất hiện, không phải là một tinh thần Phật giáo Thiền tông thuần túy, mà là cả một tinh thần dung hóa sáng tạo. Từ thiền sư Vạn Hạnh (tịch năm 1018) với triết lí “dung tam tế” đến các thiền sư Từ Đạo Hạnh (tịch năm 1112), Minh Không (tịch năm 1141) với khuynh hướng tổng hợp Thiền-Mật, sử dụng quyền năng thần thông để giúp đời; rồi các thiền sư Viên Chiếu (tịch năm 1090), Cứu Chỉ (tịch năm 1067), Ngộ Ấn (tịch năm 1088), Thông Biện (tịch năm 1134), Viên Thông (tịch năm 1151) v.v..., đều khai triển cái học TAM GIÁO (Phật - Lăo - Nho) để phụng sự quốc gia dân tộc, khiến cho cái tinh thần “Bi, Trí, Dũng” của Phật giáo, hay “Nhân, Trí, Dũng” của Nho giáo được các cấp lănh đạo thực hành triệt để, xây dựng một nước Đại-việt hùng cường, thịnh vượng và nhân ái.

Tinh thần “Bi-Trí-Dũng” ấy lại là một tinh thần toàn dân thống nhất, do công tŕnh nối kết từ tín ngưỡng trí thức quí tộc đến tín ngưỡng sùng bái b́nh dân qua các h́nh ảnh

chùa Một-cột, Quán Âm Nữ, nhất

là sự sáng lập thiền phái Thảo Đường,

đă làm cho Phật giáo Việt-nam thời

nhà Lí có một tinh thần tín ngưỡng hợp

 sáng thật đặc biệt.

Tất cả những sự kiện trên đă làm cho nước ta dưới thời đại nhà Lí thật xứng đáng với danh xưng “Đại-việt”.

 

Hạnh Cơ

 

 

CHÚ THÍCH:

 

(1) Lê Đại Hành: Tên là Lê Hoàn, người làng Bảo-thái, huyện Thanh-liêm, tỉnh Hà-nam; là một vị tướng tài của vua Đinh Tiên-hoàng. Năm 968 được phong chức Thập-đạo tướng quân; năm 979 làm nhiếp chính cho Vệ vương Đinh Tuệ (con út của vua Đinh Tiên-hoàng, lên ngôi năm 979, lúc đó mới 6 tuổi). Năm 980, quân Tống xâm lăng, Lê Hoàn cử Phạm Cự Lượng làm đại tướng cầm quân nghênh địch. Trước khi ra quân, Phạm Cự Lượng cùng ba quân đều đồng thanh tôn Lê Hoàn lên ngôi vua (lấy cớ vua Đinh Tuệ c̣n quá nhỏ dại, chư tướng sĩ đánh giặc không thể biết thưởng phạt công minh). Liền đó, Lê Hoàn lên ngôi, xưng là Đại Hành hoàng đế, phế Đinh Tuệ làm Vệ vương, mở ra nhà Tiền-Lê (980-1009), rồi đích thân cầm quân chống giặc, thắng được cả thủy, lục quân Tống, giết chủ tướng Tống là Hầu Nhân Bảo (981), nhà Tống phải cầu ḥa. Ông ở ngôi được 25 năm (980-1005), thọ 65 tuổi.

 

(2) Lê Long Đĩnh: Ông là con út của vua Lê Đại Hành (em của Long Ngân, Long Kính, Long Việt). Vua Lê Đại Hành mất (1005), Long Việt lên ngôi (là vua Lê Trung-tông), nhưng chỉ được 3 ngày th́ bị Long Đĩnh cho người ám sát để đoạt ngôi, trở thành vua đời thứ ba của nhà Tiền-Lê. Lê Long Đĩnh là ông vua nổi tiếng về độc ác, bạo ngược, hiếu sát trong lịch sử nước ta. Ông lại là người hoang dâm quá độ, đến nỗi mắc bệnh không ngồi được, phải nằm mà thính triều, cho nên được người đương thời gọi là “Ngọa-triều hoàng đế”. Ông ở ngôi được 4 năm (1005-1009), thọ 20 tuổi.  

 

(3) Lí Công Uẩn: Vua khai sáng nhà Lí (1010-1225). – Để phân biệt, có người gọi đây là nhà Hậu-Lí, khác với nhà Tiền-Lí (544-602) do Lí Nam-Đế (544-548) sáng lập. – Công Uẩn người làng Cổ-pháp, huyện Đông-ngạn, phủ Từ-sơn, tỉnh Bắc-ninh, không biết cha là ai, được mẹ là bà họ Phạm đem cho thiền sư trú tŕ chùa Cổ-Pháp là Lí Khánh Vân làm con nuôi, cho nên lấy họ Lí. Tuổi thơ ông đă sống kham khổ trong chốn thiền môn, nhưng lại được sự dạy dỗ tận t́nh của thiền sư Vạn Hạnh, nên lớn lên ông đă trở thành một người tài đức kiêm toàn, được vào triều phụng sự nhà Tiền-Lê, làm quan đến chức tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Ông được toàn thể đ́nh thần tin yêu và kính trọng, nên sau khi vua Lê Long Đĩnh băng (1009), ông đă được họ tôn lên ngôi vua (tức vua Lí Thái-tổ), khai sáng một triều đại nhà Lí huy hoàng, áp dụng tinh thần BI-TRÍ-DŨNG của Phật giáo trong việc trị dân, chấm dứt một giai đoạn tai ách khổ đau cho dân tộc. Sau khi lên ngôi, nhà vua cho dời kinh đô từ Hoa-lư (Ninh-b́nh) ra La-thành, đặt tên lại là Thăng-long (tức thành phố Hà-nội ngày nay), vẫn giữ quốc hiệu là Đại-cồ-việt (xin xem chú thích số 13 ở sau). Ông ở ngôi được 18 năm (1010-1028), thọ 55 tuổi.

 

(4) Vạn Hạnh: Vị cao tăng đời thứ 12 thiền phái T́ Ni Đa Lưu Chi. Thiền sư họ Nguyễn, người làng Cổ-pháp, huyện Đông-ngạn, phủ Từ-sơn, tỉnh Bắc-ninh. Từ thuở nhỏ đă thông minh khác thường, tinh thông cả Nho, Lăo, Phật, nghiên cứu hàng trăm bộ kinh luận Phật giáo, không ham danh lợi, không trọng giàu sang. Năm 21 tuổi xuất gia, học với thiền sư Thiền Ông chùa Lục-tổ, chuyên cần tinh tấn, đạo hạnh cao dày, lại rất giỏi về sấm vĩ và phong thủy, được thiên hạ tin tưởng là bậc tiên tri. Thiền sư là thầy dạy học cho cả vua Lê Đại Hành và Lí Thái-tổ, đă giúp đỡ rất nhiều cho vua Lê Đại Hành trong các việc cai trị cũng như quân quốc đại sự. Khi đoán biết vận số nhà Tiền-Lê đă hết, thiền sư đă khéo léo vận động đưa Lí Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, chấm dứt thời ḱ tối tăm đầy đau khổ của dân tộc dưới triều vua Lê Long Đĩnh tàn ác, dâm loạn, đồng thời ngăn chận được những biến loạn nguy hiểm sau khi vua Lê Long Đĩnh băng. Vua Lí Thái-tổ lên ngôi, mở ra triều đại nhà Lí, phong cho thiền sư làm quốc sư. Nhân cơ hội này, thiền sư đă đem hết khả năng và tinh thần “dung hợp Nho-Lăo-Phật” của ḿnh để giúp vua trị quốc an dân, đúng với tư cách của một vị lănh đạo không những về tâm linh, mà c̣n về hành động giúp dân an cư lạc nghiệp. Thiền sư tịch vào

năm 1018.

 

(5) Lí Thái-tông: Con trưởng vua Lí Thái-Tổ, tên Phật Mă, nối ngôi năm 1028, là vua đời thứ hai nhà Lí. Ông là một vị quân vương thông minh, giỏi cả về chính trị cũng như quân sự. Ông cũng thấm nhuần đức độ của vua cha, thâm tín Phật pháp, nên rất thương dân và thường quan tâm đến đời sống của dân. Ông ở ngôi được 26 năm (1028-1054), thọ 55 tuổi.

 

(6) Trong suốt thời gian ở ngôi, vua Lí Thái-tông đă đặt 6 niên

hiệu: Thiên-thành (1028-1033); Thông-thụy (1034-1038); Càn-phù-hữu-đạo (1039-1041); Minh-đạo (1042-1043); Thiên-cảm-thánh-vũ (1044-1048); Sùng-hưng-đại-bảo (1049-1054).

 

(7) Trích từ sách Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam, tập II (Sài-g̣n: Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa, 1969) của Nguyễn Đăng Thục.

 

(8) Trong suốt thời gian trị v́, vua Lí Thánh-tông đă đặt 5 niên

hiệu: Long-thụy-thái-b́nh (1054-1058); Chương-thánh-gia-khánh (1059-1065); Long-chương-thiên-tự (1066-1067); Thiên-huống-bảo-tượng (1068); Thần-vơ (1069-1072).

 

(9) Lí Thánh-tông: Vua Thái-tông băng (1054), thái tử Nhật Tông lên nối ngôi làm vua đời thứ ba nhà Lí, tức Lí Thánh-tông, đổi quốc hiệu là Đại-việt. Ông cũng là một vị quân vương tài trí, nhân từ và đức độ, đă tạo một sự nghiệp hiển hách c̣n hơn cả các đời trước. Ông ở ngôi được 18 năm (1054-1072), thọ 50 tuổi.

 

(10) Theo giáo sư Nguyễn Đăng Thục, Sđd.

 

(11) Hoàng Xuân Hăn, Lí Thường Kiệt (Sài-g̣n: Ban Tu Thư Đại Học Vạn Hạnh, 1967).

 

(12) Trần Văn Giáp, Phật Giáo Việt Nam, Tuệ Sĩ dịch (Sài-g̣n: Ban Tu Thư Đại Học Vạn Hạnh, 1968).

 

(13) Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên 12 sứ quân, lên ngôi vua, xưng là Tiên-hoàng-đế, đặt quốc hiệu là Đại-cồ-việt (nước Việt lớn), đóng đô tại Hoa-lư (tỉnh Ninh-b́nh).

 

(14) Nguyễn Đăng Thục, Sđd.

 

(15) Nguyễn Đăng Thục, Sđd.

 

(16) Thượng-tọa Mật-Thể, Việt Nam Phật Giáo Sử Lược (Nha-trang: Phật Học Viện Trung Phần, 1960).

 

(17) Nguyễn Đăng Thục, Sđd.

 

(18) Nguyễn Đăng Thục, Sđd.

 

(19) Nguyễn Đăng Thục, Sđd.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

- Hoàng Xuân Hăn. Lí Thường Kiệt. Sài-g̣n: Ban Tu Thư Đại Học Vạn Hạnh, 1967.

- Nguyễn Đăng Thục. Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam, tập I, II. Sài-g̣n: Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa, 1969.

- Nguyễn Đăng Thục. Thiền Học Việt Nam. Sài-g̣n: Lá Bối, 1967.

- Nguyễn Lang. Việt Nam Phật Giáo Sử Luận I. Paris: Lá Bối, 1977.

- Thượng tọa Mật Thể. Việt Nam Phật Giáo Sử Lược. Nha-trang: Phật Học Viện Trung Phần, 1960.

- Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược. Sài-g̣n: Tân Việt, in lần thứ sáu.

- Trần Văn Giáp. Phật Giáo Việt Nam (Tuệ-Sĩ dịch). Sài-g̣n: Ban Tu Thư Viện Đại Học Vạn Hạnh, 1968.