HOANG PHONG

- Nguyễn Đức Tiến

 


Bút hiệu : Hoang Phong
Sinh năm : 1939

Về hưu năm : 1999
Hội viên Hội Thiền Học Quốc tế AZI (Association Zen Internationale)
Cựu Giảng sư Đại học Khoa Học Saigon
Cựu Địa chất gia và K
sư tầm khỏa công ty dầu khí TOTAL
Tiến sĩ Khoa học
Hiện đang sống tại Pháp Quốc

 

 oOo

 

NHỮNG BÀI KINH ĐỂ HÁT

TRƯỜNG HỢP CỦA KINH BÁT NHĂ

Hoang Phong

 

Có những bài kinh mà ta thường đem ra để đọc và để tụng trong các buổi lễ ở chùa, ở tu viện, ở tư thất… Tôi nghĩ rằng đọc kinh hay tụng kinh là một phần chủ yếu trong sự tu tập hằng ngày. Ảnh hưởng của đọc tụng hết sức tích cực và rộng lớn: giúp ta hiểu và thấu triệt giáo lư của Phật hoặc để khơi động ḷng từ bi, tập trung tâm thức của ta... Trong bài viết ngắn này tôi chỉ muốn nêu lên một khía cạnh rất nhỏ của việc đọc kinh hay tụng kinh mà thôi. Tôi nghĩ rằng không phải chỉ đơn giản đọc hay tụng kinh là đủ, nhưng đúng hơn ta phải Hát Kinh. Hát như ta thường thấy những những người chung quanh ta cất tiếng để hát lên những bài ca, những bài hát ngợi ca những thứ hạnh phúc và xúc cảm của thế tục. Ta hát kinh để thấm nhuần những lời giảng huấn của Phật và để khơi động những xúc cảm thanh cao của ta, để truyền ra chung quanh ta những xúc động tinh khiết, đồng thời để tinh lọc thân xác và tâm thức ta.

 Đọc có thể đôi khi không hiểu, tụng có khi chỉ là cách tập luyện trí nhớ. Hát là một cách tập trung xúc cảm và tâm thức. Tuy rằng kinh điển phần lớn tŕnh bày những lời giảng huấn của Phật, nhưng cất tiếng hát lên những lời giảng huấn ấy, mặc dù không cần hiểu hết, cũng là một cách tu tập. Hát lên để cởi bỏ mọi tư tưởng, để quán chiếu bên ngoài và để nh́n vào nội tâm. Hát lên để thanh lọc tâm thức ta, tạo ra một môi trường an b́nh và một không gian tinh khiết chung quanh ta.

Hát kinh không cần có một giọng tốt, một giọng hay, v́ hát kinh không phải là cách để biểu lộ cái «ta» hay cái «ngă», mà để biểu lộ những xúc cảm cao cả và ḷng từ bi của ta. Hát kinh thường là hát tập thể hay hoà ca, hát lên không phải là t́m cách hát hay hơn và truyền cảm hơn nhưng người chung quanh, trái lại hát để xoá bỏ cái «ta», để hội nhập với những người chung quanh. Nếu hiểu được như thế, dù cho chúng ta không hiểu hết ư nghĩa của kinh cũng không sao, v́ hội nhập với người khác bằng tiếng hát trong mục đích xoá bỏ được cái «ngă», ấy mới là điều quan trọng.

 Chẳng hạn như khi ta hát kinh Bát-nhă Ba-la-mật (Prajna Paramita Sutra), ta không cần chú tâm vào ư nghĩa của câu kinh, ta chỉ cần chú tâm vào hơi thở và ta hát thế nào cho hoà nhập với những người cùng hát. Chú tâm vào hơi thở là nh́n vào tâm thức của ta, hội nhập với những người chung quanh là phá bỏ cái «ta» và hoà ḿnh với không gian và môi trường chung quanh.

Kinh Bát-nhă Ba-la-mật, nguyên thủy được viết bằng Phạn ngữ, ghi lại những lời giảng của Phật, gồm tất cả 600 quyển. Nguyên bản gồm 100 000 tiết. Nhưng có nhiều bản tóm lược chỉ gồm 25 000, 18 000, 8 000, 700, 500 và 300 tiết… Bản ngắn nhất, gồm 25 đến 30 tiết, là bản thu gọn thường được hoà ca trong các tu viện hay đơn ca nơi tư thất, hoà với tiếng mơ, tiếng chuông, vang lên khắp nơi trong các nước Phật giáo. Trong bản kinh thu gọn này có một câu thiêng liêng bằng tiếng Phạn, được âm ra thành các ngôn ngữ địa phương. Câu kinh thiêng liêng này, tuy có nghĩa, nhưng không cần hiểu nghĩa, chỉ dùng để đọc lên và hát lên mà thôi, ấm hưởng của nó có một tác dụng siêu h́nh và một sức mạnh vượt bực. Đây là bài kinh căn bản cho toàn thể Phật giáo nói chung, nhất là cho Đại thừa.

Kinh Bát Nhă c̣n gọi là Tâm Kinh, được h́nh thành từ thời của Phật. Bồ-tát Long Thọ diễn giải cặn kẽ vào thế kỷ thứ II, sang thế kỷ thứ IV được Sư Cưu-Ma-La-Thập (344-413) dịch ra tiếng Hán, sau đó kinh được phổ biến rộng răi ở Trung Quốc và lan truyền sang các nước khác cho đến nay.

Tựa của kinh Bát-nhă Ba-la-mật có nghĩa nguyên văn như  sau: «Tinh túy của bài kinh về Trí tuệ rộng lớn giúp đạt đến bến bờ của phía bên kia».

Thật ra Kinh Bát Nhă được tŕnh bày bằng cách nêu lên những lời thuyết giảng của Quán Thế Âm dành cho Xá-Lỵ-Phất, một đại đệ tử của Phật. Chủ đề của Kinh Bát-Nhă là Tánh Không.

Chủ đề này dựa trên nguyên tắc theo đó tất cả mọi hiện tượng, dù là bên ngoài thuộc thế giới chung quanh, hay bên trong thuộc về tâm thức, tất cả đều là ảo giác, không thực, không có một sự hiện hữu tự tại hay nội tại, tức là vô thường. Chúng chỉ hiện hữu bằng tương liên và tương tác, không có tính cách độc lập và tự tại.

Chẳng hạn như thân xác ta là ảo giác, không thật, bản chất của nó là tánh không, vô thực thể, có nghĩa là thân xác đó vô thường. Nó biến đổi từng giây tứng phút một, từ lúc ấu thơ đến lúc già nua, luôn luôn lệ thuộc vào những điều kiện. Sự hiện hữu của nó, tức sự sống của thân xác, lệ thuộc vào không khí để thở, vào thức ăn để nuôi dưỡng v.v… Nếu tiếp tục suy rộng hơn nữa ta sẽ thấy nó lệ thuộc đến tất cả vũ trụ này, lệ thuộc với những vật liệu xuất phát từ vụ nổ lớn (Big Bang) tạo ra vũ trụ.

Hát lên bài kinh Bát Nhă là cách làm sống dậy một cách thật sinh động một sự thật tuyệt đối, tức là tánh không, đồng thời cảm nhận một cách trực tiếp và tức thời tánh cách vô thực thể của mọi hiện tượng. Hát lên để xoá bỏ mọi giác cảm, mọi xúc động bấn loạn, mọi oán hờn, thèm khát, lo âu và sợ hải. Khi hát lên, tâm thức sẽ trở nên rộng lớn và vượt ra khỏi mọi biên giới, giao hưởng với tiếng hát của những người khác và hội nhập với không gian. Tôi nghĩ rằng những chữ đọc, tụnghát khác nhau ở điểm then chốt này.

Hát lên tức là làm cho kinh Bát nhă trở nên linh động, thổi vào kinh một sức sống. Hát lên một bài kinh giống như lắp đôi cánh cho một con chim.

Câu kinh có tính cách thiêng liêng nêu lên trong kinh Bát Nhă như sau:

Âm theo tiếng Phạn:

«Tayatha gaté gaté paragaté parasamgaté bodhi, svaha

Âm ra tiếng Hán Việt như sau:

«Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế Bồ đề tát bà ha»

Nghĩa của câu này như sau:

«Hăy bước lên, hăy bước lên, bước hẳn sang phía bên kia của bên kia bờ giác ngộ».

Câu dịch nghĩa này tôi dựa vào một bản dịch bằng tiếng Pháp của các trường phái Thiền học (Zen). Bên kia của bên kia bờ giác ngộ cho thấy không c̣n một định hướng nào nữa, không c̣n trước và sau, không c̣n bên này và bên kia, không có thể thụt lùi hay bước tới được nữa, là một nơi chấm dứt hoàn toàn. Bước sang bờ bên kia, tức là c̣n bên này và bên kia, c̣n mang tính cách nhị nguyên.

Chữ cuối cùng svaha (tát bà ha) không có nghĩa, nhưng âm hưởng mang tính cách thiêng liêng, giống như những chữ trong câu thần chú Um Ma Ni Bát Mê Hồng. Trong bản Bát Nhă lưu truyền ở Tây tạng thường có thêm chữ Tayata ở đầu câu, chữ này có tính cách kêu gọi, khơi động và hưởng ứng, chỉ nhắm vào ẩm hưởng, không có nghĩa hẳn hoi.

Tóm lại câu kinh thiêng liêng này theo tôi không phải để đọc suông mà phải hát lên, âm hưởng của tiếng hát là những ǵ thiêng liêng trong câu kinh, có thể đưa đến giác ngộ trực tiếp.

Trên đây là trường hợp của kinh Bát Nhă, nhưng tôi nhận thấy phần lớn các kinh khác đều có thể dùng để hát. Hát như tiếng hát của người mẹ ru con, của những điệu ca dân gian, phát lên những âm hưởng truyền cảm đi sâu vào ḷng người hát cũng như người nghe. Ngâm một bài thơ cũng thế. Đọc một bài thơ và ngâm một bài thơ có những tác động khác nhau. Tiếng hát, tiếng ngâm cũng có thể xem là một h́nh thức của thiền định vậy. 

Hoang Phong, 08.12.06

 

 oOo

 

ƯU-BÀ-CÚC-ĐA,

MỘT CHUYỆN CỔ TÍCH,

MỘT BÀI THƠ VÀ MỘT VỞ KỊCH

 Hoang Phong 

 

Ưu-bà-cúc-đa (Upagupta) là một vị đại sư Phật giáo. Phái Bắc tông xem ông là vị tổ thứ tư của Thiền tông Ấn độ, c̣n Nam tông th́ lại xem ông là một vị La-hán. Người ta t́m thấy những tư tưởng mang tính cách thiền học rất sâu sắc của ông trong rất nhiều giai thoại ghi chép trong kinh sách, tuy nhiên tên của ông cũng thấy xuất hiện trong các câu chuyện dân gian, kể cả những tác phẩm văn chương và nghệ thuật. Trong bài viết này ta thử chọn ba «tác phẩm» điển h́nh nói đến ông để tŕnh bày dưới đây: thứ nhất là một câu chuyện cổ tích Ấn độ, thứ hai là một bài thơ của một đại văn hào và sau hết là một vở kịch. Những tác phẩm này được chọn trong mục đích làm một thí dụ điển h́nh giúp chúng ta suy tư và mở rộng một tầm nh́n về Phật giáo nói chung.

 

1- Một câu chuyện cổ tích

Vào thời Đức Phật c̣n tại thế, tại thành Mathura có một vũ nữ tên là Vasavadatta, sắc đẹp tuyệt vời và tài nghệ th́ không ai b́ kịp. Nói đến Vasavadatta th́ cả thành phố ai cũng biết. Nhan sắc và tài múa hát của nàng đă khiến bao nhiêu người say mê, tuy nhiên nàng vẫn chưa t́m được một người đàn ông nào tâm đầu ư hợp.

Một buổi chiều nọ, khi ngồi bên cửa sổ nàng bỗng giật ḿnh và bàng hoàng khi nh́n thấy một nhà sư trẻ tuổi đi ngang. Nhà sư này tên là Ưu-bà-cúc-đa và là một đệ tử rất nhiệt thành của Đức Phật. Vasavadatta cảm thấy ḿnh như bị một tiếng sét ngang đầu. Nàng vội bảo người hầu gái chạy ra đường và mời nhà sư vào nhà.

Người hầu chạy ra gặp nhà sư và thưa rằng: «Thưa Thầy, phu nhân của con là Vasavadatta mong ước được mời Thầy ghé vào nhà để được hầu tiếp». Nhà sư ôn tồn trả lời: «Không thể được, bây giờ chưa phải lúc, tuy nhiên tôi sẽ ghé thăm khi nào đúng lúc».

Vasavadatta cho rằng nhà sư bối rối v́ ghé thăm mà không có quà cáp ǵ cả, v́ thói thường giới quư phái và giàu có thay phiên nhau đến t́m nàng và mang theo rất nhiều vàng và nữ trang để làm quà. Nghĩ thế nàng lại bảo người tớ gái chạy theo vị sư và bảo rằng nàng chỉ cần ông ghé thăm mà không cần phải có quà cáp ǵ cả. Lần này th́ nhà sư vẫn trả lời thật nhă nhặn nhưng kiên quyết hơn: «Không, không thể nào được. Chưa phải lúc để tôi đến thăm Vasavadatta».

Vô cùng thất vọng và buồn khổ, nàng vũ nữ không c̣n ḷng nào để nhảy múa nữa. Dân chúng xôn xao cả lên, và nhóm quư tộc th́ tự hỏi: «Việc ǵ đă xảy ra như thế? Tại sao nàng bỗng dưng có vẻ đau buồn?». Riêng chỉ có người tớ gái là hiểu được nguyên do của nỗi khổ đau thầm kín đó và t́m cách giúp cho Vasavadatta khuây khỏa bằng cách khuyên cô ta hăy đi xem các tác phẩm của một nhà điêu khắc trẻ tuổi nổi tiếng nhất của thành phố Mathura.

Vasavadatta tỏ ra rất thích các bức tượng và nhà điêu khắc th́ cũng kín đáo để ư đến sắc đẹp tuyệt vời của nàng. Vasavadatta bất chợt t́m thấy một bức tượng rất hợp ư bèn cất tiếng gọi nhà điêu khắc. Tiếng gọi của nàng làm đứt đoạn ḍng tư tưởng miên man của nhà điêu khắc: «Bức tượng này quả thật là đẹp. Giá bán thế nào? Tôi rất muốn mua bức tượng này?». Nhà điêu khắc trẻ tuổi đáp lại rằng: «Đắt lắm đấy». Vasavadatta trả lời một cách tự phụ: «Dù đắt mấy tôi cũng mua». «Bức tượng sẽ thuộc về cô, nếu cô đồng ư múa hát trở lại». Vasavadatta tỏ vẻ do dự. Nhà điêu khắc liền nói: «Thế là cô muốn nuốt lời hay sao? Cô đă đồng ư với bất cứ giá nào kia mà». Vasavadatta buộc ḷng phải giữ lời và sau đó đă múa hát trở lại. Mỗi lần tŕnh diễn là khán giả nhiệt liệt vỗ tay tán thưởng, tuy nhiên trong ḷng th́ Vasavadatta vẫn ray rứt và đau buồn. Nàng vẫn thắc mắc «Tại sao Ưu-bà-cúc-đa lánh xa nàng, trong khi hàng ngàn người chạy theo và chỉ muốn được nh́n thấy dung nhan của nàng mà thôi?»

Nhà điêu khắc ngày càng chú ư đến Vasavadatta nhiều hơn và yêu cầu nàng làm người mẫu để ông tạc tượng. Khi nh́n thấy nhà điêu khắc hăng say làm việc, nàng bèn cất lời: «Nghệ thuật khiêu vũ của tôi rồi đây cũng sẽ chết theo tôi, nhưng tài nghệ của ông sẽ lưu lại với thời gian và vượt qua những thế kỷ lâu dài». Nhà điêu khắc đáp lời: «Tôi hết sức sung sướng thấy tài năng của tôi đă mang lại sự khuây khỏa cho cô».

Tuy nhiên chỉ được vài hôm sau th́ bỗng nhiên nhà điêu khắc trẻ tuổi biến mất mà không ai t́m thấy ông đâu cả. Vasavadatta và người hầu gái rất thắc mắc và lo âu, nghĩ rằng nhà điêu khắc đă rời thành phố đi đâu đó. Thật hết sức bất ngờ là sau đó người ta lại t́m được xác của nhà điêu khắc không xa ngôi nhà của Vasavadatta.

Nhiều người cho biết ba ngày trước đó họ có trông thấy nhà điêu khắc trẻ tuổi đến nhà Vasavadatta. Thật sự ra th́ những người từng đeo đuổi Vasadatta từ trước đă ghen tức và giết nhà điêu khắc trẻ tuổi rồi vùi xác cạnh nhà Vavasadatta để vu oan. 

Nhà vua cho đ̣i Vasavadatta đến để tra hỏi nhưng v́ bị chấn động quá sức, nàng không nói được một lời bào chữa nào cho hợp lư. Nhà vua bèn ra lệnh tịch thu hết tài sản và đuổi nàng ra khỏi thành phố Mathura. Dân chúng đổ xô chạy theo để ném đá vào nàng. Thương tích và máu me đầy người, Vasavadatta trốn vào một nơi hỏa táng người chết và có người hầu gái trốn theo để lo chăm sóc cho nàng. Những người đi đường khi trông thấy th́ t́m đá để ném và nguyền rủa nàng: «Đáng kiếp cho một người hung ác».

Một hôm nhà sư Ưu-bà-cúc-đa đi ngang và chợt nhận ra Vasavadatta. Nàng đồng thời cũng nhận ra nhà sư ngày trước và vội bảo người hầu gái lấy quần áo quấn lên người và che cả mặt mày. Ưu-bà-cúc-đa ôn tồn nói: «Này cô Vasavadatta, hôm nay tôi đă đến với cô đúng với sự mong ước của cô trước kia». Nàng đáp lại: «Thưa thầy, trước đây thầy xô bỏ tôi trong khi tất cả mọi người ngưỡng mộ tôi. Vậy lư do nào đă khiến Thầy lại đến với tôi hôm nay khi tôi không c̣n ǵ cả, ngoài đống thịt hôi thối và lở loét này». Ưu-bà-cúc-đa nở một nụ cười tràn đầy từ bi và đáp lại rằng: «Ngày đó cô đâu có cần đến tôi như hôm nay. Cô nên theo tôi về chùa để tôi chạy chữa những vết thương cho cô».

Sau một thời gian tá túc tại chùa, những vết thương trên người và trên mặt của Vasavadatta đă lành nhưng sắc đẹp th́ không c̣n nữa, v́ thế nàng buồn khổ vô cùng. Thấy thế Ưu-bà-cúc-đa an ủi: «Này Vasavadatta, cô buồn khổ v́ sắc đẹp đă mất, tuy nhiên dù muốn hay không th́ nó cũng sẽ mất khi tuổi trẻ không c̣n nữa. Và chính lúc này là lúc mà cô có thể t́m thấy một sắc đẹp khác thanh cao hơn, và chính cái sắc đẹp đó đang hiện hữu trong ḷng cô. Hăy theo tôi đi nghe Đức Phật thuyết giảng, những lời của Ngài sẽ giúp cô t́m thấy an vui và hạnh phúc».

Vasavadatta có ư ṭ ṃ và đi theo Ưu-bà-cúc-đa để nghe Đức Phật giảng xem sao. Hôm ấy Đức Phật giảng rằng: «Các con không thể nào bảo cái thân xác là của các con. Khi nó đă bị ném đi th́ chỉ làm mồi cho đàn kên kên mà thôi. Hăy thắp lên một ngọn nến trong ḷng các con, các con sẽ t́m thấy an b́nh đích thực...» Vasavadatta nghĩ đến ư nghĩa của câu nói ấy trong đầu và yên lặng nhẩm đi nhẩm lại: «Hăy thắp lên ngọn nến trong ḷng, an vui sẽ hiện ra... »

Khi Đức Phật dứt lời, Vasavadatta chạy đến và phủ phục dưới chân Đức Phật để xin được cứu độ. Đức Phật cúi xuống đặt tay lên đầu Vasavadatta và nói với nàng rằng: «Ta mong con t́m thấy sự an b́nh».

 

Lời bàn:

Câu chuyện trên đây được thoát dịch từ một câu chuyện cổ tích của Ấn độ, do Kanai L. Mukherjee sưu tập. Sở dĩ gọi là thoát dịch v́ có một vài chữ và vài câu đă được thay đổi đôi chút. Chẳng hạn như trong câu chuyện do tác giả kể th́ Đức Phật giảng rằng: «Các con hăy đốt lên ngọn lửa trong các con...». Câu ấy không có nghĩa ǵ cả đối với Phật giáo, v́ ngọn lửa là một khái niệm đặc thù của Ấn giáo dùng lửa để tẩy uế và tinh khiết hóa. V́ thế trong phần chuyển ngữ, người dịch đă mạn phép được đổi lại là thắp lên một ngọn nến, hay cũng có thể dịch là thắp lên một nén hương, cho có vẻ Phật giáo hơn.

Về địa danh th́ thành phố Mathura (c̣n gọi là Madhura) ở vào vị trí đông nam của thủ đô New Dheli ngày nay, nằm trên trục lộ dẫn từ New Dheli đến Agra, và thị trấn Mathura th́ cũng không cách xa Agra bao nhiêu, nơi tọa lạc của một kiến trúc nổi tiếng nhất Ấn độ là lăng tẩm Taj Mahal. Thành phố Mathura nằm bên bờ sông Yamuna là nơi sinh của thần Khrisna và theo truyền thuyết th́ Đức Phật cũng có đi ngang nơi này.

Về nhân vật th́ có nhiều điều cần phải minh chứng hơn. Trong câu chuyện cổ tích th́ Ưu-bà-cúc-đa là đệ tử trực tiếp của Đức Phật.  Điều này hoàn toàn sai v́ theo các tư liệu và kinh sách th́ Ưu-bà-cúc-đa là tổ thứ tư của Thiền tông, sau Ma-ha-ca-diếp, A-nan và Thương-na Ḥa-tu. Dù sao th́ ông cũng là một nhân vật lịch sử và nhiều tư liệu th́ cho rằng ông là một trong những vị thầy của hoàng đế A-dục đă khuyên ông đi hành hương những thánh địa của Phật giáo. Theo một vài tư liệu tiếng Hán th́ ông sinh một trăm năm sau khi Đức Phật tịch diệt. V́ thế Ưu-bà-cúc-đa không phải là một đệ tử trực tiếp của Đức Phật. Nhân vật Vasavadatta th́ nhất định là một sự tạo dựng. Tóm lại câu chuyện chỉ mượn tên của một nhân vật lịch sử Phật giáo để khoác lên một cái vẻ  đích thực cho câu chuyện mà thôi.

Về phần nội dung th́ câu chuyện nêu lên nhiều t́nh tiết éo le, oan trái, một t́nh yêu đam mê, những cảnh thương tâm..., những t́nh tiết ấy có thể làm cho những người nhậy cảm rơi nước mắt. Kỹ thuật và t́nh tiết tương tợ thường được khai thác trong các câu chuyện cổ tích, các vở hát chèo, cải lương v.v... Tuy nhiên câu chuyện đă đạt được mục đích sâu xa và chính yếu của nó, tức là tŕnh bày một cách cụ thể khái niệm vô thường trong Phật giáo bằng những t́nh tiết hàm chứa nhiều xúc cảm có thể đi sâu vào ḷng người nghe, khơi động sự thương cảm của họ.

Câu chuyện cổ tích trên đây cũng đă gợi ư và làm đề tài cho một bài thơ của một thi hào lừng danh sau đây. Vậy ta hăy xem bài thơ ấy ra sao.

 

2- Một bài thơ của Rabindranath Tagore

Bài thơ này được trích ra từ một tập thơ do chính Rabindranath Tagore tự tay tuyển chọn và chuyển ngữ ra tiếng Anh. Rabindranath Tagore (1861-1941), là một nhà văn, nhà soạn nhạc, soạn kịch và nhất là một thi hào có thể nói là lớn nhất của nước Ấn. Thơ của ông viết bằng tiếng mẹ đẻ là Bengali và thuộc loại thơ mới, c̣n gọi là thơ tự do. Ông đoạt giải Nobel văn chương vào năm 1913. Bài thơ được lược dịch như sau:

 

Ưu-bà-cúc-đa

 

Ưu-bà-cúc-đa, người đệ tử của Đức Phật,

nằm ngủ dưới chân tường thành Mathura.

Nhà nhà đóng cửa, không một ngọn đèn đêm.

Chẳng một v́ sao,

ảm đạm mây đen che kín khung trời tháng tám.

Một người đi ngang suưt dẫm lên ngực nhà tu hành khổ hạnh,

chiếc ṿng kiềng ở cổ chân bật lên rộn ră tiếng leng keng.

Giật ḿnh người tu hành thức giấc,

ánh sáng từ chiếc đèn dầu trên tay một người thiếu nữ,

hắt vào đôi mắt sẵn sàng tha thứ của ông.

Hóa ra là một vũ nữ,

trang sức trên người lấp lánh như những v́ sao đêm,

Khoác chiếc áo xanh màu nhạt, ngây ngất tuổi xuân th́.

Người thiếu nữ hạ thấp chiếc đèn, bỗng trông thấy một gương mặt thật trẻ,

nghiêm trang và thanh tú.

Người thiếu nữ cất lời: “Thưa vị tu hành trẻ tuổi, xin thứ lỗi cho tôi ”

“Và xin được mời về nhà tôi nghỉ đêm. Mặt đất đầy bụi bặm đâu có phải là giường”

Người tu hành trẻ tuổi đáp lại: “Này cô, xin cô cứ bước theo con đường của cô,

tôi sẽ đến thăm cô khi thời gian đă chín”.

Bất chợt một tia chớp giữa đêm đen,

chiếu sáng những chiếc răng trắng toát của người tu hành.

Một cơn dông nổi lên gầm thét một góc trời,

Người thiếu nữ rùng ḿnh cảm thấy một nỗi lo sợ vu vơ.

Thế rồi chưa đầy một năm sau.

Vào một đêm xuân, giữa những ngày tháng tư,

cây cỏ hai bên đường nở hoa,

Xa xa tiếng sáo vui tươi, lướt trong gió xuân ấm áp.

Dân chúng kéo nhau vào rừng làm lễ hội mùa xuân.

Giữa bầu trời cao, con trăng tṛn rọi xuống,

những chiếc bóng đêm trong thành phố im ĺm.

Người tu hành trẻ tuổi bước đi trên con phố quạnh hiu,

Trên đầu, trong những cành xoài, vài con chim gáy,

cất lên những tiếng than văn khôn nguôi.

Bước ra khỏi cổng thành phố,

Ưu-bà-cúc-đa dừng lại ở chân bờ tường thành,

Cạnh chân ông trên mặt đất,

có một người đàn bà đang nằm,

trong bóng tối của một khóm cây xoài.

Toàn thân người thiếu phụ, bịnh đậu mùa hoành hành,

lốm đốm những vết thương lở loét.

E sợ bịnh truyền nhiễm tác hại,

người ta vội vă đem vứt người thiếu phụ ra bên ngoài thành phố.

Người tu hành nâng đầu thiếu phụ đặt lên đầu gối ḿnh,

Lấy nước thấm lên môi,

và lấy dầu đàn hương xoa cho người thiếu phụ.

Người thiếu phụ gượng hỏi: “Vị từ bi ơi, ngài là ai thế?”

Vị tu hành đáp lại: “Thế đó, thời gian đă chín rồi để tôi đến thăm cô,

và tôi đang ở bên cạnh cô đây”.

 

Lời bàn:

Trong đêm tối, một thiếu nữ trẻ đẹp suưt dẫm lên ngực một người tu hành nằm ngủ trên mặt đất bên cạnh một bờ tường thành. Hai người gặp nhau trong một đêm tối trời, người thiếu nữ trang sức lấp lánh hạ thấp ngọn đèn dầu và nh́n thấy một gương mặt thật đẹp và trang nghiêm. Nhà tu khổ hạnh tuy không đèn nhưng ngọn đuốc trí tuệ đă giúp cho ông nh́n thấy những ǵ sẽ xảy ra cho người thiếu nữ. Giông băo bỗng vụt nổi lên ở góc trời và một tia chớp chiếu sáng những chiếc răng của ông..., đấy là những h́nh ảnh tượng trưng cho những điều tiên đoán không tốt lành đối với tương lai của người thiếu nữ. Người thiếu nữ run sợ và cảm thấy lo âu.

Thi hào Rabindranath Tagore không mượn lại bất cứ một diễn biến nào trong câu chuyện cổ tích mà ông chỉ tạo ra cho bài thơ của ông những h́nh ảnh thật mạnh và thật tương phản để diễn tả. Một đêm đen giông băo tượng trưng cho vô minh, tương phản với một đêm trăng sáng giữa mùa xuân tượng trưng cho giác ngộ. H́nh ảnh một vũ nữ lộng lẫy hạ thấp một ngọn đèn, trên người th́ nữ trang lấp lánh như những v́ sao đêm, tương phản với h́nh ảnh một người thiếu phụ nằm trên mặt đất toàn thân lốm đốm những mụn đen lở loét của bệnh đậu mùa... Hai cuộc gặp gỡ tượng trưng cho hai giai đoạn đổi thay trong sự sống và những biến động của thời gian và đồng thời cũng đảo ngược vai tṛ của hai nhân vật chính trong câu chuyện. Trong lần gặp gỡ đầu tiên người thiếu nữ suưt đạp lên ngực nhà sư, trong lần gặp gỡ thứ hai người thiếu nữ nằm trên đất bên cạnh chân của người tu hành.

Người thiếu nữ ân cần mời Ưu-bà-cúc-đa vể nhà, nhưng ông lại khuyên người thiếu nữ hăy cứ bước theo con đường của ḿnh. Mặc dù nh́n thấy những ǵ sẽ xảy ra sau này cho người con gái nhưng ông không thể làm ǵ khác hơn, v́ không thể nào khuyên một người thiếu nữ tuyệt đẹp, nổi danh và giàu sang hăy từ bỏ tất cả để bước theo con đường khổ hạnh như ông. Phật giáo không ép buộc hay khuyến dụ ai cả «khi thời gian chưa chín» có nghĩa là khi cơ duyên chưa hội đủ.

Giữa đêm xuân rạng rỡ, một ḿnh Ưu-bà-cúc-đa bước đi trong một thành phố quạnh hiu, v́ tất cả mọi người đang mải mê chạy theo những vui chơi phù phiếm. Trong hai bối cảnh thời gian và không gian chỉ có một nhà sư là không thay đổi, vẫn bước đi theo con đường của ḿnh đă chọn, đơn độc và khắc khổ. Tuy nhiên con đường đó trong sáng như một vầng trăng tṛn và thảnh thơi như đang đi giữa một thành phố không người.

Thế rồi «thời gian đă chín» trong một đêm trăng sáng, tương tợ như một đêm rằm mà trước kia Đức Phật đă đạt được Giác ngộ, và cái thời gian đó không phải chín với ông mà với người thiếu nữ. Trong lần đầu gặp gỡ, người thiếu nữ hạ thấp ngọn đèn và nh́n thấy một gương mặt tuyệt đẹp làm rung động ḷng cô, nhưng không hề nhận ra cái chiều sâu phía sau gương mặt ấy.  Trong lần gặp gỡ thứ hai th́ lại thốt lên «Vị từ bi ơi, ông là ai?», một câu nói phảng phất sự bùng dậy của thức tỉnh và giác ngộ. Trước đây Ưu-bà-cúc-đa ngoảnh mặt đi nhưng lần này lại ngồi xuống đất bên cạnh người thiếu nữ.

 

2- Một vở kịch

Nếu câu chuyện cổ tích đă mang lại cảm hứng cho Rabindranath Tagore th́ bài thơ của ông cũng đă mang đến những cảm hứng cho nhiều người khác. Nhà dựng kịch Padma Rajasekharuni đă dựa vào bài thơ của ông để viết thành một kịch bản. Vở kịch này thường được các em học sinh tŕnh diễn vào các dịp lễ trong các trường học tại Ấn độ. Vở kịch được tóm lược như sau:

 

Màn I: Quang cảnh triều đ́nh

Cảnh tiếp kiến của một vị vua Ấn độ.

Nhà vua và mười hai quần thần đang ngồi xem Vasavadatta và đoàn vũ nữ múa hát theo một vũ điệu cổ truyền.

Nhà vua và quần thần ném những đồng tiền vàng và nữ trang cho Vasavadatta.

Cảnh Ưu-bà-cúc-đa, đệ tử của Đức Phật, nằm ngủ dưới chân tường thành Mathura. Mọi nhà đều đóng cửa và tắt đèn. Bầu trời tháng tám tối đen và ảm đạm. (Tháng tám là mùa mưa băo ở Ấn độ)

Vasavadatta đi vào sân khấu với dáng điệu kiêu hănh, vài người tớ gái theo hầu xum xoe bên cạnh, thỉnh thoảng sửa lại trang phục và tô điểm thêm cho Vasavadatta.

Tiếng nhạc rộn ră ở hậu trường.

Đi đến một chỗ tối, bỗng Vasavadatta suưt dẫm lên ngực của một nhà sư. Chiếc ṿng trang sức ở cổ chân nàng có những chiếc chuông nhỏ phát lên những tiếng leng keng. Một trong những người hầu đưa cho Vasavadatta một chiếc đèn. Ánh sáng chiếu vào người Vasavadatta (ánh sánh chiếu thêm từ bên ngoài sân khấu), làm lấp lánh những nữ trang đeo trên người và làm hiện lên khuôn mặt tuyệt đẹp của nàng. Vasavadatta mặc một chiếc áo khoác màu xanh nhạt.

Nàng hạ thấp ngọn đèn và nh́n thấy một gương mặt thật thanh tú và trang nghiêm của một nhà sư trẻ tuổi và thốt lên: «Xin vị tu hành trẻ tuổi, hăy thứ lỗi cho tôi, và xin được mời về nhà tôi nghỉ đêm. Mặt đất bụi bặm và dơ bẩn đâu có phải là giường».

Ưu-bà-cúc-đa đứng lên quay mặt đi chỗ khác và ra hiệu bằng tay: «Hỡi người phụ nữ hăy bước theo con đường đă chọn. Khi nào thời gian đă chín, lúc đó tôi sẽ đến thăm».

Bất thần giữa đêm đen sấm chớp nổi lên, gầm thét làm cho Vasavadatta và các người tớ gái run lên v́ sợ hăi.

Tiếng kể chuyện từ hậu trường: Mùa màng tiếp nối và thời gian trôi nhanh – Vasavadatta đâu thoát khỏi sự già nua. Sắc đẹp và tiền của cũng chỉ là những thứ phù du. Tài nghệ cũng suy giảm, không c̣n ai trong thành Mathura chú ư đến những màn tŕnh diễn của nàng nữa. Ngoài cái cảnh nghèo khó, nàng lại bị bệnh đậu mùa làm cho thân xác đau đớn. Chẳng qua đấy là hậu quả của một kiếp sống thiếu đạo hạnh của nàng. Toàn thân nàng mang đầy những nốt đậu mùa lở loét, đám đông trước kia từng quỳ dưới chân nàng th́ hôm nay kéo nàng vứt ra khỏi cổng thành Mathura. Ôi chẳng qua đấy là sự mỉa mai của nghiệp chướng...

Tiếp theo những lời kể chuyện là tiếng nhạc thật êm và nhẹ để chuẩn bị cho màn II.

 

Màn II: Cảnh vật mùa xuân

Trên sân khấu cảnh mùa xuân cây cỏ đầy hoa. Tiếng sáo thổi một điệu nhạc thật nhộn nhịp dân chúng nô đùa trong một lễ hội mùa xuân.

Tŕnh diễn các các vũ điệu cổ truyền Ấn độ...:

- cảnh trai gái lấy hoa ném nhau

- có những cặp trai gái vũ song đôi (theo một vũ điệu dân gian Ấn độ)

- hai con công hoặc hai con nai và hai con chim gáy (c̣n gọi là chim cu) chạy tung tăng trên sân khấu...

- trai gái tiếp tục với các vũ điệu cổ truyền khác.

Vasavadatta bước ra sân khấu vừa găi đầu và găi khắp người v́ ngứa, thỉnh thoảng lấy tay đuổi ruồi bâu trên mặt. Nàng mặc một bộ quần áo sari của phụ nữ Ấn, rách rưới và bạc màu (màu đen hay màu xám), tóc để xơa và rối bời. Thân người (tay chân, cổ, vai, mặt mũi đầy những đốm đen). Nàng cố gắng nhảy múa để nhập bọn với đám thanh niên thiếu nữ. Đám người trẻ tuổi đang múa hát tỏ vẻ kinh tởm, dừng lại ngắm nghía rồi lấy đá ném vào nàng (đá làm bằng giấy vo tṛn). Nàng ngă quỵ xuống. Mọi người tản mát để nàng một ḿnh trên sân khấu.

Ánh sáng mờ dần, đồng thời một điệu nhạc thật buồn trổi lên.

 

Màn III: Quang cảnh một đêm trăng sáng      

Hậu cảnh: trên bầu trời, con trăng tṛn rọi xuống một thành phố vắng tanh. Người tu hành khổ hạnh đi một ḿnh trên đường phố vắng, tiếng chim gáy (chim cu) thật thảm thiết.

Tiếng tụng niệm phát ra từ hậu trường:

   Con xin quy y Phật!

   Con xin quy y Pháp!

   Con xin quy y Tăng!

(Tiếp tục tụng niệm trong hậu trường với tiếng mơ và tiếng chuông, tiếng tụng niệm nhỏ dần)

Ưu-bà-cúc-đa bước ra cổng thành dựng trên sân khấu th́ có thêm bốn nhà sư từ hậu trường xuất hiện và bước theo, một trong bốn nhà sư ôm b́nh bát và một bầu nước. Ưu-bà-cúc-đa-dừng lại ở chân tường thành. Có một người đàn bà rách rưới bị bệnh đậu mùa hốt hoảng chạy từ trong thành (hậu trường) qua khỏi cổng và ngă quỵ xuống một chỗ tối dưới chân tường thành, bên cạnh chân của Ưu-bà-cúc-đa. Ưu-bà-cúc-đa vội vàng ngồi xuống và đỡ đầu người phụ nữ đặt lên đầu gối ḿnh, lấy khăn thấm nước và dầu xoa lên môi người phụ nữ. Các nhà sư tháp tùng cũng ngồi xuống và phụ giúp chăm sóc.

Người phụ nữ cất lời: «Thưa người độ lượng, ngài là ai?»

Ưu-bà-cúc-đa đáp lại: «Thời gian đă chín để tôi đến thăm cô».

Vasavadatta ngồi gượng dậy, quỳ gối và chắp tay cúi đầu trước mặt Ưu-bà-cúc-đa. Ưu-bà-cúc-da trao một chiếc áo cà-sa màu nghệ cho Vasavadatta, nàng đưa hai tay để đỡ lấy chiếc áo. Ưu-bà-cúc-đa cất bước ra đi. Người con gái từ từ đi theo, hai tay nâng chiếc áo cà-sa. Bốn nhà sư nối đuôi đi theo phía sau. Tất cả đi hai ṿng trên sân khấu trước khi trở vào hậu trường.

Trong khi họ đi ṿng quanh sân khấu th́ trong hậu trường vang lên tiếng tụng niệm:

   Con xin quy y Phật!

   Con xin quy y Pháp!

   Con xin quy y Tăng!

   ..........

Màn từ từ hạ xuống. Đồng thời trong hậu trường tiếng tụng niệm cũng thay đổi:

Kính lạy Phật hăy mang con từ ảo giác đến hiện thực

Kính lạy Phật hăy mang con từ mê lầm đến giác ngộ

Kính lạy Phật hăy mang con từ nơi tối tăm đến cơi niết bàn.    

Trang bị cần thiết: Hóa trang các con công và hươu. Cảnh hoàng cung với vài cái ghế. Hoa, nữ trang và giấy vo tṛn dùng để ném. Bầu nước, b́nh bát. Trang sức gồm có: y trang cho các vũ công, áo sari cho các nữ diễn viên và quần khố (dhoti Ấn độ) cho nam diễn viên trong màn vũ dân tộc. Áo cà-sa cho các nhà sư và để trao cho Vasavadatta. Gươm giáo và y trang cho lính hầu trong cảnh tiếp kiến của nhà vua.

 

Lời bàn:

Nếu bài thơ được tạo dựng bằng những h́nh ảnh tương phản, tinh tế và súc tích th́ vở kịch lại sử dụng âm thanh, màu sắc, vũ điệu, y trang và những diễn viên sống động.  Khái niệm vô thường trong vở kịch được tŕnh bày một cách «rất thực» trên sân khấu và đi thẳng vào xúc cảm của người xem. Khán giả có thể «sống thực» và «hội nhập» với các diễn viên.

 

Lời kết

 

   Ba câu chuyện trên đây được tŕnh bày như một thí dụ cụ thể để suy tư. Chúng ta thử mượn các sáng tạo «nghệ thuật» đó để so sánh và t́m hiểu Phật giáo xem sao. Thật vậy một người tu tập cần phải ư thức thật rơ ràng những ǵ ḿnh đang tu tập.

Chúng ta thấy rằng từ các t́nh tiết éo le trong câu chuyện cổ tích, những h́nh ảnh tinh tế và cầu kỳ trong bài thơ của Rabindranath Tagore cho đến những vũ điệu, âm nhạc, màu sắc, y trang và diễn viên trong vở kịch, tất cả là những phương tiện để tŕnh bày một khái niệm của Phật giáo gọi là vô thường. Cả ba tác phẩm đều thành công trong mục đích đó, tuy nhiên lănh vực thành công của mỗi tác phẩm chỉ thu hẹp trong một số người có những xu hướng và tŕnh độ thích nghi. Cũng thế tất cả các tông phái, học phái, chi phái..., kể cả chuông mơ vang rền và kinh sách trùng trùng điệp điệp... chỉ là những phương tiện, mục đích chính của những thứ ấy là chuyển tải những khái niệm thâm sâu mà Đức Phật giảng dạy và hướng dẫn con đường mà Đức Phật đă chỉ cho chúng ta đi.

Câu chuyện cổ tích, bài thơ và vở kịch là những sáng tạo của con người, vô thường là một nguyên lư, một quy luật, một hiện thực có giá trị toàn cầu và vũ trụ. «Phật giáo» theo nghĩa thật «cụ thể» của nó là một sáng tạo của con người, một đặc thù của nhân loại trên địa cầu này, Đức Phật không hề nói những ǵ Ngài giảng gọi là «Phật giáo». Triết lư thâm sâu trong những lời giảng của Đức Phật có tính cách siêu nhiên và vũ trụ, vượt qua không gian và thời gian. Vô thường không chỉ xảy ra cho mọi hiện tượng trên địa cầu mà c̣n cho tất cả mọi biến cố trong vũ trụ nữa. Ánh sáng của một ngôi sao sau nhiều tỉ năm ánh sáng mới đến được địa cầu, khi các nhà thiên văn «nh́n thấy» được ánh sáng của nó th́ nó đă nổ tung và biến mất từ lâu rồi.

Câu chuyện cổ tích chỉ dùng để kể cho con người nghe, bài thơ để cho con người đọc, vở kịch để cho con người xem. Người tu tập phải nh́n thấy cái chân lư vô thường hàm chứa trong những sáng tạo đó, cũng như phải nh́n thấy những ǵ thâm sâu phía sau chuông mơ và kinh kệ. Đọc những lời Đức Phật dạy trong kinh Pháp Cú hay những luận thuyết sâu sắc của Long Thụ, Tịch Thiên, Thế Thân, Đạo Nguyên..., hay đơn giản ngồi xuống để gơ mơ và tụng một thời kinh cầu an, th́ chúng ta cũng đừng quên những ǵ đang hiển hiện và diễn biến trong tâm thức của ḿnh. Khi đă hiểu được như thế th́ chúng ta cũng phải đem những hiển hiện ấy của tâm thức để cân nhắc, suy xét và ứng dụng vào những sự việc chung quanh xem sao.

Thí dụ, có một người đàn bà bận cho con bú, không kịp hốt mớ chuối bày bán ở lề đường để trốn vào trong hẻm, liền bị phạt v́ lấn chiếm lề đường, và người đàn bà bán chuối chỉ c̣n đủ tiền mua một vé số và cầu khẩn chư Phật chiều nay sẽ trúng được một ít tiền. Một thí dụ khác, trong một vùng quê hẻo lánh có một bà cụ xách một nải chuối lên chùa cầu chư Phật xin cho con bà đi làm xa năm nay có tiền về quê thăm cụ. Trước những trường hợp như thế, ta không thể gọi người đàn bà bán chuối và cụ già đến để lập lại cho họ nghe một cách máy móc những lời giảng trong kinh sách là chư Phật không thể đem tặng cho bất cứ ai những ǵ sẵn có mà chính ḿnh phải tự giúp đỡ lấy chính ḿnh, và phần ta th́ phải tự hỏi ḷng thành của ta có sánh được với họ hay chăng? Nếu đă biết tự hỏi như thế th́ ta phải chắp tay cầu khẩn chư Phật giúp cho người đàn bà bán chuối trúng số để mua một ít gạo cho tối hôm nay và để làm vốn cho ngày mai, cầu chư Phật giúp cho con của bà cụ sẽ làm ăn khá giả để về thăm cụ tết năm nay và mua một ít bánh mứt để đặt lên bàn thờ, và trong khi đó ta cũng sẽ không cần biết là trong hai học thuyết Trung đạo và Duy thức học thuyết nào gần với lời giảng của Đức Phật hơn. Nghe một câu chuyện cổ tích, đọc một bài thơ, xem một vở kịch không phải để «bán đứng» xúc cảm của ta cho những thứ ấy mà phải lợi dụng những ǵ tinh anh bên trong những thứ ấy để nghĩ đến những lời Phật dạy, nuôi nấng những xúc cảm thanh cao trong tâm thức để mở rộng ḷng từ bi.

    

Bures-Sur-Yvette, 09.08.09

Hoang Phong