LAM NGUYÊN

 

 

Đă cộng tác với các báo Chân Nguyên, Phương Trời Cao Rộng.

Những bài viết đă đăng trên báo chí Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại:

-  H́nh ảnh sương khói sông hồ trong thơ Đường

-  Vài nét thơ Thiền Đường Tống

-  Đọc thơ Trương Nhược Hư

-  Đọc bài thơ Đằng Vương Các Tự

-  Đọc “Trường Hận Ca” của Bạch Cư Dị

-  Đọc bài thơ “Tỳ Bà Hành” của Bạch Cư Dị

-  Đọc thơ của Trịnh Cốc

-  Đọc bài thơ “Hoài Thượng Biệt Hữu Nhân” của Trịnh Cốc

-  H́nh ảnh sương khói sông hồ trong thơ Đường

-  Đọc bài thơ “Lương Châu Từ” của Vương Chi Hoán

-  Nhớ thi sĩ Quách Tấn

  

a

 

 

THU ĐẤT KHÁCH

Kính dâng Nhạc Mẫu 

 

Hơi thu thấm lạnh giọt sương sa,

Trút lá rừng phong dạ xót xa.

Mây xám xuống gần sông núi lạ,

Niềm riêng nhớ đến Mẹ quê nhà.

Giữa vùng đất Mỹ thân tâm lạnh,

Nơi cơi trời Nam mắt lệ nḥa.

Lặng lẽ cúi đầu…thư tạ tội,

Dám xin Nhạc Mẫu dủ ḷng tha…!

 

Seattle, 2002

 

Ở ẨN 

Rừng phong lui tới dặm hồng trần,

Róc rách suối reo cuộc ẩn nhân.

Sông núi lá hoa màu sắc lạ,

Lều tranh ngơ trúc đượm t́nh xuân.

Câu thơ bóng nguyệt quên trời Hán,

Hang hóc chim ngàn lánh bọn Tần.

Đêm đến nằm nghe trời đất rộng,

Ngày về chay tịnh nhẹ nhàng thân!

Renton, 2002

 

oOo

 

VÀI BÀI THƠ CỦA

THIỀN SƯ HUYỀN QUANG (1254-1334)

 

Mỗi lần nhắc đến dân tộc Việt giữ nước và dựng nước, hẳn ta không thể quên vai tṛ quan trọng của các nhà sư đă từng đóng góp cho giang san Việt trên nhiều phương diện như: giáo dục, y tế, văn học, chính trị và đạo pháp v.v… Nên hôm nay chúng tôi xin giới thiệu với độc giả một ít vài thơ của Ngài Huyền Quang (1254-1334).

Thiền sư Huyền Quang tên thật là Lư Đạo Tái, người làng Vạn Tải, châu Nam Sách, Bắc Việt.  Từ nhỏ ngài đă có khiều văn chương và rất thông minh nên chỉ mới 21 tuổi ngài đă đỗ đầu thi Hội.  Sư đă từng phụng mệnh vua tiếp sứ thần Trung Hoa và nhờ ngôn ngữ văn chương lưu loát mà sứ Tàu vô cùng kính nể. Và nhờ thiện duyên nên ngài đă theo vua Trần Anh Tông đi thăm Chùa Vĩnh Nghiêm ở huyện Phụng Nhăn, nơi đây được nghe Sư Pháp Loa giảng kinh nên có ư muốn xuất gia. Sau đó ngài dâng biểu nhiều lần mới được nhà vua cho từ quan, rồi ngài xuất gia đầu Phật. Ngài Huyền Quang được Sơ Tổ Thiền Phái Trúc Lâm là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông thu nhận và giao cho Ngài Pháp Loa hướng dẫn nên Ngài Huyền Quang đă thành vị Tổ Thứ Ba của ḍng Thiền Trúc Lâm.

Sau đây là một số bài thơ của Ngài Huyền Quang:

 

DIÊN HỰU TỰ

Thượng phương thu dạ nhất chung lan

Nguyệt sắc như ba phong thụ đan

Xi vẫn đảo miên phương kiến lănh

Tháp quang song tự ngọc tiêm hàn

Vạn duyên bất nhiễu thành già tục

Bán điểm vô ưu nhăn phóng khoan

Tham thấu thị phi b́nh đẳng tướng

Ma cung Phật quốc bảo sinh quan.

 

Lam Nguyên dịch:

 

CHÙA DIÊN HỰU

Đêm thu chùa gióng tiếng chuông ngân

Thắm đỏ rừng phong nguyệt sáng ngần

Giếng lạnh bóng chim in đáy nước

Tháp đài tay ngọc vút không gian.

Muôn duyên không vướng, đâu trần tục

Nửa mảy nào lo, phóng nhăn quan

Thấu rơ thị phi b́nh đẳng tướng

Chốn ma, nước Phật há c̣n ngăn!

 

Mấy câu đầu của bài thơ giới thiệu phong cảnh đẹp của Chùa Diên Hựu (Chùa Một Cột ở Hà Nội) nửa thực nửa mơ nhưng mấy câu sau nhà thơ đă cho độc giả thấy rơ thế giới thường hằng tuyệt đối của một cái tâm đạt đạo. Cái tâm không vướng mắc ǵ cả, vượt mọi phiền năo phân biệt!

 

CÚC HOA (III)

Vong thân, vong thế, dĩ đô vương (vong)

Tọa cửu tiêu nhiên nhất tháp lương

Tuế văng sơn trung vô lịch nhật

Cúc hoa khai xứ tức Trùng dương .*

 

Lam Nguyên dịch:

 

HOA CÚC (III)

Quên đời, quên cả chuyện đau thương

Lặng lẽ ngồi nghe mát cả giường.

Trong núi cuối năm không có lịch

Chỉ nh́n cúc nở biết Trùng dương.

 

Trong bài thơ này tác muốn nói lên sự hiểu biết rốt ráo là giũ bỏ mọi quy ước của thế giới hữu hạn để ḥa nhập vào vũ trụ bao la.  Đó là thế giới Chân Như.

 

CÚC HOA (IV)

Niên thiên hoa lộ hướng thu khai

Nguyệt đạm phong quang thiếp thốn hoài

Kham tiếu bất minh hoa diệu xứ

Măn đầu tùy đáo sáp quy lai.

 

Lam Nguyên dịch:

 

HOA CÚC (IV)

Sương móc thu về cúc trổ bong

Trăng thanh, gió mát dịu thân ḷng.

Cười ai chẳng hiểu hoa huyền diệu

Nỡ ngắt cài đầu chẳng ngại ngùng.

 

 

TẢO THU

Dạ khí phân lương nhập họa b́nh

Tiêu diêu đ́nh thụ báo thu thanh

Trúc đường vong thích hương sơ tận

Nhất nhất tùng chi vơng nguyệt minh.

 

Lam Nguyên dịch:

 

THU SỚM

Hơi đêm tỏa mát bức b́nh phong

Cây trước sân thu gió thổi lồng

Quên bẵng bên lều hương mới tắt

Vầng trăng bủa lưới phủ cành không.

 

Buổi sáng ngồi uống trà đọc bài thơ “Thu Sớm” (Tảo Thu) của Ngài Huyền Quang mới nhận ra rằng Ngài đă có cái “quên” hết sức kỳ diệu, có thể nói “vật ngă câu không”.  Trong ḍng lưu chuyển thời gian hiện thực c̣n c̣ cái thời gian thường tại!

Trong văn học Việt Nam, nhờ những tác phẩm Thiền, nhất là Thơ đă nêu rơ tinh thần đẹp đẽ đầy tự chủ và bất khuất.

 

Seattle, ngày 11 tháng 1 năm 2000

 

_______________

 

* Ghi chú:  Trùng dương, c̣n gọi là ngày Trùng Cửu, v́ là ngày 9 tháng 9 âm lịch.  V́ theo phái Âm Dương cho số 9 là số dương nên ngày 9 tháng 9 gọi là Tết Trùng Dương.