LƯU VĂN VỊNH

 

 

Tác giả LƯU VĂN VỊNH , hiệu Bụt Sĩ, sinh năm 1942 tại vùng vịnh Hạ Long, lớn lên dưới chân Yên Tử Trúc Lâm. Nguyên Giảng Sư Triết học Tây phương và Tâm Lư Học Đại học Vạn Hạnh, Minh Đức, Viện Quốc Gia Y Tế...Sài G̣n ( 1972-75).

Đă xuất bản 3 tập thơ ( Lửa Đốt Hư Vô...) trước 1975 và 6 tập sách (Việt Sử Siêu Linh, Bốn Lần leo Núi Tản, Cổng Thiền Quét Mây, Hoa Cát Nóng...) tại hải ngoại. Cộng tác với tạp chí Thế Kỷ 21, Khởi Hành và các đặc san, websites... hải ngoại.

Tốt nghiệp Cao Học Triết Học, Cao Học Dược Khoa ( Sài G̣n 1969), Thạc sĩ Y Tế Công Cộng ( MPH-Chapel Hill- N.C. 1971).

Chủ tŕ TỊNH KHẨU PHÁP MÔN, lấy ái ngữ, tịnh khẩu làm phương pháp, Thập Pháp Giới  làm thang tịnh tiến tu tập,  sẽ xuất bản tập luận đề HIỀN NHƯ BỤT, bàn về ưu thắng nghĩa Phật pháp.

 

a

 

ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO

TRONG CỔ THI VÙNG TRUNG ĐÔNG

 Bụt Sĩ LƯU VĂN VỊNH 

 

 

Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, nhà sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi- Vinitaruci- là người Ấn gốc Ba Tư, sang hoằng pháp tại vùng Phật địa Luy Lâu, từ thế kỷ thứ VI năm 580, cho tới thế hệ thiền phái Tỳ Ni thứ X, vẫn c̣n thấy có thiền sư Mahamaya gốc Ấn (mất năm 1029 đời nhà Lư) cùng với sư La quư An, Pháp Thuận... ở chùa Pháp Vân, như thế các cao tăng từ đất Ấn (như tổ Bồ đề Đạt ma) đă sang đất Chiêm,Tầu, Việt từ lâu và rất có thể từ đời Hùng Vương qua truyện Chử Đồng Tử gặp nhà sư Pháp Quang ở ngoài biển Đông, sư tổng tŕ cả Phật lẫn Bà La Môn, đă giúp Chử Đồng Tử đắc đạo và truyền cả phép thần thông.

Những thế kỷ đầu, VI- X, khối Ấn và A phú Hăn, Ba Tư gần gũi mật thiết, cho tới khi Hồi giáo phát triển mạnh, từ thế kỷ X- XII, th́ mới thấy phân biệt, điều chắc chắn là triều đại vua Asoka Phật giáo phát huy rất rộng cả một vùng Hy Mă Lạp Sơn, nên ảnh hưởng kinh sách Phật lan vào cả tín ngưỡng văn hóa b́nh dân khắp vùng, tỷ như truyện Ngh́n Lẻ Một Đêm của Ả Rập chứa rất nhiều truyện của kinh Bách Dụ, (tỷ dụ Người Mù Sờ Voi), những thi hào Ba Tư như Omar Khayyam, Hafiz, Rumi... đều theo tông phái Sufi là tông phái cởi mở của Hồi giáo và chất chứa nhiều tư tưởng dung hợp với Phật giáo, nếu không muốn nói là thoát thai từ Phật giáo. Cũng phải ghi nhận thêm ở đây là quân Mông Cổ chiếm thành Baghdad xứ Iraq vào năm 1258 (cùng thời Trần bên ta), đốt cháy hết sách vở, và Mông Cổ có thể đă mang theo cả Phật giáo vào Trung đông... xin tồn nghi.

 

Chúng tôi trích lược sau đây một số bài thơ đậm mầu Phật pháp của vùng này.

 

Thơ HAFIZ 1320- 1390

 

Ai nghe được diệu âm Bụt

nếu giữa cẳng chân mơm chó sủa vang?

ai nghe được diệu ca Bụt

nếu giữa háng con vện quay cuồng bất an?

(sáng tác theo ư:  khó khăn khi giảng đạo pháp cho đệ tử trẻ tuổi- bản D.Lavinsky-LVV)

 

Who can hear the Buddha sing

If that dog between your legs is barking?

Who can hear the Buddha sing

If that canine between your thighs

still wants to do circus...

 

Sợi tơ nhện giăng trên tấm diệu đồ Mạn Đà La

một con thạch sùng, một chú nhện sa

ôm nhau vui đùa nhảy múa

 

tôi ngồi ngắm hai chúng sinh quay lộn

bám một sợi mong manh treo tấm Mạn đà la

 

rồi cả hai rơi xuống sàn nhà

như một ngày rơi chính tấm thân ta!

 

The spider and the lizard

Grabbed hold of each other' mouth

because of love

 

 ...Though I watch for a while,

As God might,

Their holy dance

 

Spinning

from one thread that hung

from the silk

Mandala

 

I watched until they fell,

as our own bodies someday will......

 

translated by D. Ladinsky

 

Vào Chùa cởi dép cởi giầy

cởi danh cởi vị bỏ ngoài lo âu

trút tham trút hận trút sầu

nhẹ chân nhẹ bước nhẹ đầu nhẹ thân

 

(sáng tác theo ư bài Removing the Shoe from the Temple - D. Lavinsky-)

 

 

Thơ ẤN HỒI tk XVI

 

Bài thơ sau đây chứa đầy thiền vị, phải chăng v́ Hồi giáo ở Ấn mọc trên đất Yoga và Phật?

  

Cần chi phải dạo vườn hoa

bản tâm cây lá trong ta mọc đầy

cánh sen an trụ tọa đài

Vạn xuân tuyệt mỹ búp tay vẹn toàn

 

Do not go to the garden

O brother do not go there

In thy self is the garden

Take thy seat on the petals

of the lotus, and then behold

The Eternal beauty,

 

   Thơ Kabir- A. Ghani dịch

 

 

Thơ RUMI 1201- 1273

 

Tông phái Sufi là tất cả nguồn cảm hứng của thi hào Rumi và gia đ́nh ông. V́ theo đạo Sufi nên cha ông bị phái Hồi giáo chính thống đuổi ra khỏi quê hương Balkh (nay thuộc Afghanistan, gần Majar e Sharif một căn cứ của rợ Taliban trong chiến trận 2001), cả gia đ́nh phải di cư sang măi Konya, thuộc Thổ Nhĩ Kỳ (cũng có tài liệu cho rằng gia đ́nh ông phải chạy v́ quân Mông Cổ xâm lăng). Rumi sống ở đây, thay cha giảng đạo và chết ở đây năm 1273.

Một tâm hồn thơ như Rumi tất không thể g̣ bó trong giáo điều chật hẹp, ông t́m thấy trong môn phái Sufi những nét nhân bản tâm linh, huyền diệu và thanh khiết. Môn phái Sufi chống lại giáo điều duy lư, đề cao thể hiện cá nhân như là pháp môn nối kết với Thượng đế. Sufi tập sống khổ hạnh, từ bỏ thế tục để ḥa điệu với siêu nhiên. Trong Sufi có những dấu ấn của truyền thống Zarathushtra thờ lửa xứ Ba Tư, của Kytô giáo, của triết lư Vệ đà Ấn Độ... và nhất là của Phật giáo, cũng có các du sĩ như Phật giáo, cũng lần tràng hạt, cũng có tu viện để tập thiền (meditation), tông linh qua thánh lễ, thánh ca và nhất là múa thánh: các tín hữu múa luân vũ quanh tôn sư theo thế “Luân tinh chầu nhật”, múa tới lúc hồn xác nhất thể thăng hoa nhập một với thánh thể. Đây chính là cơn say sưa của tâm hồn, cơn lên đồng của thân xác. Một số bài thơ của Rumi rơ ràng mang dấu ấn Phật pháp:

 

BẤT LẬP VĂN TỰ...

 

Có chữ nào đặt ra mà không  ám chỉ một cái ǵ không?

Có bao giờ bạn ngắt, bạn cầm được một đóa hồng

từ chữ H,Ồ,N,G, không?

Khi nói chỉ là nói cái TÊN rỗng,

bây giờ thử t́m Thực chất cái được đặt tên,

Nh́n thẳng lên mặt trăng, chớ t́m trăng đáy nước

ước lệ ngôn từ mầu mè ám ảnh

muốn giải thoát cái đầu

hăy xổ xuống một nét

vô ngă, không chữ không vần

linh quang trụ điểm sáng ngời

tỏa lương tri Thánh nhân không cần sách cần lời.

 

THE  NAME

 

Do you know a word that doesn’t refer to some thing?

Have you ever picked and held a rose from R,O,S,E?

You say the NAME. Try now to find the reality it names.

Look at the moon in the sky, not the one in the lake.

 

If you want to be free of your obsession with word

and beautiful lettering, make one stroke down.

There’s no self, no characteristics,

but a bright center where you have the knowledge

the Prophet have, without books or interpreter. 

   

                        trans. by Nicholson in Mystics of Islam

 

(phải chăng Rumi khi sống ở vùng A Phú Hăn đă hấp thụ kinh kệ Phật pháp, vượt thoát ngôn từ, vô chấp của Kim Cương, Bát Nhă ? ).

 

________________                  

 

(1) trích lược từ tập HOA CÁT NÓNG, tuyển dịch 214 bài cổ thi, giới thiệu hơn 30 thi sĩ  Ả Rập, Ba Tư...từ thời tiền Hồi giáo tới tk XIV, cùng tác giả, xb năm 2003.

  

oOo 

 

VẠN PHÁP DUNG THÔNG TRƯỜNG

VẬT LƯ PHÁ CHẤP-VŨ TRỤ HOA NGHIÊM-THỦY THIỀN DO THÁI

   Bụt Sĩ  LƯU VĂN VỊNH 

 

VẬT LƯ PHÁ CHẤP

 

Điều kiện cần yếu để phát minh sáng tạo, theo A. Einstein, là tâm tư ngoại lệ, không chấp trước, không thành kiến, tự do tưởng tượng, vô bờ, fantaisies, chứ không phải kiến thức đầy đặc thành khuôn nếp trong đầu, ông từng nói: "I am enough of an artist to draw freely upon my imagination... the gift of fantasy has meant more to me than my talent for absorbing positive knowledge", không tự do th́ không có sáng tạo, không phá chấp, th́ không thể chuyển hóa, cho nên giống như Phật pháp, cần phá chấp, không biên kiến, không bị kẹt vào có với không, nhỏ với to, cao hay thấp, tất cả chỉ là những danh từ, những kiến chấp, rất tương đối.

Không có biên giới giữa các sinh vật, con khỉ Ngộ được Không, cũng thành Tôn sư đại thánh, cho đến ma nữ yêu tinh... cũng chẳng sai biệt, quốc độ của họ c̣n nặng nghiệp, nhưng chẳng khác nhau bao nhiêu, cho nên nếu tu tập tinh tấn, chưa tới mức thiên nhăn, thiên nhĩ như Bồ tát, thiện nhân vẫn có thể "chiếu yêu kính" nh́n ra chân tướng, nghe được tiếng tạp giới chúng sinh... Cho nên tác giả Liêu Trai Chí Dị xóa hết bức tường chia cách: dạ xoa, chồn, cáo... vẫn có thể biến hóa, lấy người, yêu người, trong một khoảnh khắc kiếp hồng nhan... bông hoa, cánh bướm, thậm chí sâu bọ, cũng mang Phật tính, vũ trụ phá chấp, chúng sinh đồng nhất thể, người trần mắt thịt, làm sao biết "sỏi đá không đau"?

A. Einstein đă đi vào lộ tŕnh phá chấp của Phật pháp, vạn pháp duy tâm tạo, tất cả Tứ đại-đất, nước, khí, lửa- vạn pháp giai không cũng được, mà vạn pháp giai hữu cũng được, "có th́ có tự mảy may, không th́ cả thế gian này cũng không" người b́nh dân VN ai cũng thuộc ḷng thấm thía câu đó, hẳn nhà bác học Do Thái kia cũng đốn ngộ bừng thấy lư phổ quát tương đối trong vũ trụ, chẳng có lực nào riêng rẽ, cho nên, vật chất mới hóa thành năng lượng, được vận tốc ánh sáng bốc lên: E= MC 2, vũ trụ tam thiên đại thiên thế giới này, ống kính Hubbles thiên văn thấy là đa vũ trụ, toàn pháp giới Vô Lượng Quang tử, ánh sáng big bang, ánh sáng cong, ánh sáng xoáy ṿng vào thiên ngục black hole...Nam mô A di đà... Amitabha, chỉ là cái tên cho nhân gian hiểu, thật ra, trên b́nh diện vũ trụ, nghĩa là quang tử, là photon, là quantum... ǵ ǵ nữa, vô lượng, vô khả luận...

Đă là vô lượng quang Amitabha, th́ làm ǵ có không gian giam hăm, làm ǵ có thời gian non hay già... không đến, không đi, không c̣n, không mất, không nhơ, không sạch... cho nên cả vũ trụ có thể chứa trong một lỗ chân lông Bồ tát, tất cả ba thế giới trên đầu một hột cải... cái to trong cái nhỏ, cái nhỏ trong cái to, lớp lớp như những mảnh kính mảnh gương soi chiếu muôn chiều vô lượng... ánh sáng trong tâm cũng là ánh sáng trong vũ trụ và ánh sáng quanh mặt trời cũng chỉ thu vào đồng tử một con mèo... vi quang tử, photon, boson, vi tử Hoa nghiêm, nở trùng trùng hun hút vào chốn thiên thai, không gian mấy chiều cũng được và thời gian muôn ngả cũng vẫn đứng yên v́ chiếc thảm thần tiên bay cùng vận tốc với cả giải ngân hà trăng sao... tại sao loài người thắc mắc về durée của đời sống, khi cơi tâm có tốc độ nhanh bằng hay hơn điện từ trường? nhảy một bước, như Tôn Ngộ Không, nhảy hai bước, từ thức, nhập cơi thiên thai...

Nhà vật lư học như A. Einstein th́ không chịu chuyện "bất khả tư nghị", ông muốn biết Tạo Hóa nghĩ ǵ - I want to know God' thoughts; the rest are details- ông đi t́m Vũ trụ Thống nhất trường- Unified Theory, quân bằng phương tŕnh, bó 4 lực lại thành một bó: trọng lực, điện từ lực, lực mạnh và lực yếu hạt nhân (gravitational, electromagnetic, strong, weak nuclear forces), nghĩa là không c̣n cách biệt giữa Không- Thời gian,... Năm  ngàn năm trước, Phục Hy cũng đă thống nhất hai lực Âm Dương, một âm một dương, tứ tượng, bát quái, rồi 64 quẻ... thống nhất quy vào Thái cực, nhưng trên Thái cực là ǵ ? là Tạo hóa chăng? là ông Trời chăng ?... hệ thống suy tưởng Âm Dương đă là cao, nhưng tới Thái cực th́ vẫn chưa hết gợn sóng  ư niệm, c̣n "Cực" dù là cực thái! Nhà Phật, thấy cái ngơ cụt ấy, phá hết biên kiến Vật- Tâm, quét sạch vọng niệm, tới mức phi tưởng, phi phi tưởng, tới mức Thiền bậc bảy bậc tám bậc chín... quán, tuệ.

Cuối đời, sau gần 30 năm mài miệt suy tưởng về Vũ trụ Thống nhất trường, Eisntein đă tâm sự là chưa t́m ra luật phổ quát nhất thống tất cả mọi lực trong vũ trụ...vũ trụ bành trướng, ngân hà ngày một văng ra xa, không co rút hay bành trướng như suy luận, không có hằng số vũ trụ (cosmological constant) nhưng có thiên ngục black hole, ba lực bó lại làm một dung thông mà trọng lực th́ vẫn nằm ngoài v.v... gần đây vật lư gia Stephen Hawking, muốn nhất thống quang lực quantum với trọng lực trong một lư thuyết bao gồm tất cả - a theory of everything, c̣n Einstein th́ không thích sự t́nh cờ trong thuyết lư quantum, ông nói "Tạo hóa không chơi xúc sắc xúc sẻ" God does not play dice... và ông muốn t́m kiếm xem Tạo hóa nghĩ ǵ khi sáng tạo ra vũ trụ, điều lư thú nhất, kỳ diệu nhất, theo Einstein là tại sao ta lại hiểu được những ǵ tưởng là không thể hiểu! (...The eternal mystery of the world is its comprehensibility...). Nhưng rồi giới hạn nhân sinh, Einstein cũng phải buông bỏ, về chầu Tạo hóa Tâm vũ, một cosmic God, không phải là một Thượng đế ngồi cao thưởng phạt loài người... Có thể ông đă đọc thoáng qua kinh Phật, từng đọc kinh sách cổ thư Ấn độ, từng ngồi tṛ chuyện với Tagore, nhưng nếu đi sâu hơn vào kinh Phật, không chừng sẽ kiến tánh đại ngộ, Vật lư chỉ là phương tiện của dục giới, có t́m hiểu đến đâu th́ vẫn quanh quẩn trong h́nh sắc vật thể, pháp hữu vi chẳng thể dùng để đạt pháp vô vi, tục đế làm sao vươn tới chân đế... Vô sắc giới, cơi Tâm, tạm gọi như là một Cơi, thực ra Tâm không c̣n là Cơi, không c̣n hai cái cột Không- Thời nữa, th́ không thể đóng khung vào một Cơi nào, và như thế mới là thể tính, là nền chung, là Thống nhất trường, vừa sắc giới, vừa vô sắc giới, vừa cơi này, vừa các cơi kia, vừa nhân thiên địa, tam tài, thông cả tam giới là Vương, một vạch thẳng thông qua ba vạch ngang, Dịch và Nho, Lăo, đă là cao, nhưng lư Hoa nghiêm c̣n cẩn trọng hơn, thiên địa nhân, đúng, nhưng Thiên là một ẩn số, đa thiên vũ trụ, tam thiên đại thiên, vô lượng, vậy th́ hăy lấy lư sự sự vô ngại, lư lư dung thông, làm quy luật vũ trụ thống nhất trường, có lẽ sát với tầm vóc tề thiên hơn... Einstein nói "Sự tương đối dạy ta tính dung thông giữa các h́nh sắc dị biệt của cùng một thực tướng- Relativity teaches us the connection between the different descriptions of one and the same reality. Những vi tử như proton, neutron, pion... biến dạng luôn luôn đến nỗi các vi tử có thể xem như nối kết -combination- với nhau chứ không riêng rẽ (In the Flower Garland Sutra, each part of physical reality is contracted of all the other parts- The Dance Wu Li Master-An overview of the new Physics by G.Zukav p.238).

 

LƯ SỰ HOA NGHIÊM                                    

 

Nhà Phật tùy duyên phân ra Tam giới: Dục giới bao gồm Người, A tu la (dưới người một cấp độ), Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh- Sắc giới gồm các vị trời, đă vượt qua nhị biên nam nữ, hết dục vọng, sống trong thiền định, chính ở Sắc giới mà công phu thiền định, từ sơ thiền đến nhị thiền, tam thiền lên tứ thiền... th́ hào quang đă phát ra rực rỡ, đă sinh hóa từ cơi dục vật thể sang cơi vô lượng quang, cơi thanh tịnh, tới Vô sắc giới, chẳng c̣n h́nh sắc, chẳng c̣n nam nữ âm dương, cảnh giới này thuần nghiệp thức, thuần tâm, vô biên, vô sở hữu, phi tưởng, phi phi tưởng... là nhất thống trường mà Einstein phải chăng đă cố t́m kiếm ?

Tính dung thông phổ quát, vô ngại, phá chấp...có thể giúp t́m hiểu thuyết luân hồi rộng răi hơn: óc chấp trước duy khoa học th́ thấy mâu thuẫn khi con người đă chết, đă tắt, th́ c̣n cái ǵ lăn lóc mấy ngả luân hồi nữa... Will Durant viết "...if there is no soul, how can it pass into other existences... He (Buddha) took the Wheel of Rebirth and the Law of Karma for granted... Our Oriental Heritage tr.435 )... Tuy Will Durant biết nhà Phật chú trọng tới việc chấm dứt luân hồi, tới giải thoát, nhưng chưa thấu lẽ sắc sắc không không, vô thường, thiên biến vạn hóa của chúng sinh... nên c̣n kẹt vào ư niệm linh hồn -soul- bất biến vật lư của tôn giáo thần linh; nếu hiểu theo nghĩa linh động, dị tướng mà đồng tướng hiện tượng nhưng bản thể vẫn nhất như, th́ sẽ không c̣n thấy mâu thuẫn, v́ Luân Hồi chỉ là sự chuyển hóa - the process of transformation relative to one's karmic account, tùy nghiệp tùy duyên, của chủng tử, soi chiếu nhau như ánh đèn trong vạn vạn tấm gương, sang h́nh này dạng kia, sang cơi này cơi khác, có khi, trở lại cơi người tái sinh duyên, như người phải đi học lại, học "đúp", kiểu tú kép tú mền... nặng nợ trần gian. Trong ṿng luân hồi samsara ngọn lửa chưa phụt tắt, nó c̣n le lói, âm ỉ, cho tới khi giải thoát rốt ráo, nhập Niết bàn, mới gọi là tắt ngấm... không c̣n chuyện c̣n hay hết nữa. Cũng có thể ví như một bản đại ḥa âm vũ trụ, nốt nhạc này trầm xuống, nốt nhạc kia nổi lên, nốt trầm không hẳn là hết, vẫn là nhạc biến hóa sang cung bậc khác mà thôi. Cho nên súc sinh ngạ quỷ chuyển hóa lên người, người hóa thành quỷ, thành cậu chó, hổ biến ra người, trâu ḅ gà lợn... hóa kiếp thành đồ tể... nàng kiều hết kiếp thành ni cô...v.v... trẻ thơ chết non là hết nghiệp trần gian chuyển qua kiếp khác... tất cả như một tổng thể, những làn sóng trên biển cả, sóng to sóng nhỏ, lồng vào nhau, hóa hiện như riêng mà vẫn chung đại hải.

Vũ trụ tại tâm, thiên lư tại nhân tâm, dung thông giữa Phật, Khổng, Lăo, cũng là sự dung thông giữa cảnh giới, người, vật, tiên, trời, Bụt... hiểu chữ Bụt như một luồng sáng phổ quát khắp mọi vũ trụ, th́ búp sen trong ao bùn, hay vũ trụ hoa nghiêm cũng giống nhau: kinh Hoa Nghiêm (hua yen- avatamsaka flower garland sutra) cho vũ trụ như lớp lớp gió xoáy, tỷ tỷ như bụi đá núi Tu Di đập nát ra, tựa đóa sen, đài sen ở giữa cứng bền như kim cương, hạt sen nằm trong những lỗ đại dương diệu hương thơm ngát, nhiều vô lượng, như những nguyên tử atoms không thể mô tả trong vô lượng Bụt trường (buddha fields), cơi tịnh độ này, trong cửu phẩm liên hoa, chín bậc cao thấp, thượng thiên (1 tỷ cơi), trung thiên (1 triệu cơi), hạ thiên (1 ngàn cơi), cũng là ngụ ngôn về sinh thành vũ trụ, mỗi cánh sen là một tỷ thế giới, tức một Tam thiên đại thiên cơi (Sutra of the perfect net -Kinh Diệu vơng) và cũng chỉ là một hạt bụi quay ṿng xoáy ốc trong vô lượng đám bụi tinh thể khác.

Hiểu Bụt như một lực phổ quát sẽ thấy chuyện Tề Thiên Đại Thánh trong Tây Du Kư toan đi ra ngoài vũ trụ mà rút cuộc vẫn nằm trong bàn tay Bồ tát là hàm chứa thiền quán Bụt trường thống nhất vậy. Những thuyết vật lư mới, không gian 4 chiều tới 11 chiều sợi dây vi tử- như dây đàn- khi rung lên sẽ tạo ra nốt nhạc tức là những vi tử nhỏ hơn nguyên tử, gần như không có trọng lực-massless, rất giống với lời dạy lân không, gần cận với không, của Đức Phật, (string theory-subatomic particles), các sợi dây vi tử rung động-vibrate- trong không gian và thời gian, rung động làm cong không gian, gravity & bending of space, và dây đàn rung lên chính là quang lực, vibrations & quantums... cố gắng thống nhất trọng lực với quang lực này lại càng củng cố tư tưởng Hoa Nghiêm, sự sự dung thông, lư lư vô ngại mà thôi.

Dường như tổ tiên Việt Nam, những nhà sư đời Lư, ngàn năm Thăng Long, cũng đă thấu lư Hoa nghiêm vũ trụ. Xứ nghèo chẳng kiến trúc vĩ đại như bên Nam Dương Borobodur với ṿng ṿng lớp lớp núi Tu di cánh sen đài ngọc theo mô h́nh Mạn đà la... các vị giản qui vào một cánh sen nhất trụ ḱnh thiên chùa Một Cột, một cột đá nổi lên từ hồ sen đỡ Liên Hoa đài (đời Lư Thái Tôn 1049), đài thờ Quan Âm... h́nh dạng chùa phảng phất một Bụt trường tâm vũ quán (tạm dịch ra Anh ngữ là cosmopsychoawakening) trong Hoa nghiêm và Diệu Hoa kinh. Công phu giản quy đó phản ảnh sức nhất thiết chủng trí, khả năng tập đại thành viên giác, dẫn vào vũ trụ thống nhất trường, nhẹ nhàng như làn gió trên mặt hồ phảng phất hương sen. Tháp Báo Thiên, với chóp tháp Đao Lợi Thiên, nay đă mất, một trong Tứ khí của đất nước, hẳn là cột trụ-axis mundi- lên cơi Trời Đao Lợi, ṿm tháp stupa thường h́nh tṛn như quả trứng-anda -cosmic egg, nở ra vũ trụ...cho đến Đế Thiên Đế Thích... cũng biểu trưng vũ trụ Bụt trường và có thể đă được kiến trúc theo dạng đồ cḥm sao thất tinh giống như các Kim Tự tháp ở Ai cập, ở Trung Mỹ Maya... Biểu tượng OM (trong Om mani padme hum, ngọc quư hoa sen) và Màyà (màn vô minh che mờ tuyệt đối Brahman) đều là những lực vũ trụ... Phải chăng nhân loại từ dăm ngàn năm trước đă có một nền văn minh tổng hợp thiên, địa, nhân giới? Từ phù đồ stupa chuyển sang Viễn đông thành chùa, bảo tháp pagoda, gốc gác từ chữ dagoba của Tích lan, tức nơi chứa xá lợi và xá lợi chính là ngọc quư- mani?

Thế th́ trong Bụt trường thống nhất đó, cái ǵ là hoạt lực đưa đẩy chúng sinh chuyển hóa từ cơi này sang cơi kia, cái ǵ đẩy toang cửa khiến mọi quốc độ dung thông với nhau? Quốc độ- field levels- tùy theo nghiệp nặng hay nhẹ, nặng th́ xuống Địa ngục, nhẹ th́ vào Cực lạc, 10 độ chính "nhất tâm cụ thập pháp giới": Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh- A tu la, NGƯỜI- Thiên, Thanh văn, Duyên giác- Cực lạc-Niết Bàn, kinh qua 9 cửa, cửa chuyển hóa nhờ tu tập sám hối tỉnh ngộ, nhân tốt, quả lành, nghiệp nhẹ, giúp chúng sinh đang ở Địa ngục được lên lớp cao hơn... không bị kẹt măi ở một quốc độ... hoạt lực chuyển hóa chính là NGHIỆP, như một lực phổ quát- universal energy-chi phối nhất thống trường. Điều quan trọng là Nghiệp lực không là lực riêng rẽ ở ngoài chúng sinh, ở ngoài pháp tướng, nó chính là chủng tử nằm cùng, tương tức tương tác với chúng sinh mọi quốc độ, nó là ngọn lửa nhỏ, Biệt nghiệp, cộng với ngọn đuốc lớn, Cộng nghiệp, tất cả, B+C= Bụt trường, tức bản thể  "thị chư pháp không tướng, bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm", đấy là nhất thống trường, nghiệp trường hiểu như dụng của Bụt trường bất tăng bất giảm, tăng hay giảm, dơ hay sạch... chỉ là ư niệm của nhân thế. Cho nên Bụt trường P = (B+C) nghiệp x K (kiếp) có thể là diệu pháp thức cho pháp giới vậy.

Einstein và các nhà vật lư học c̣n kẹt vào tướng, nên không thể thấy nhất thống trường vốn là không tướng bất tăng bất giảm, "nơi nào có tướng là nơi đó c̣n có sự lường gạt" (kinh Kim Cương), tướng là h́nh sắc hóa hiện như đom đóm mắt, dùng ngũ giác, dùng ư niệm để nắm bắt th́ chỉ nắm bắt được cái bóng, như đứa trẻ thơ ngỡ cái bóng trên tường là bố nó trong nhà đêm khuya ánh đèn dầu hắt lên, như người tù trong ẩn dụ hang tối của Platon (allégorie de la caverne) chưa ra ánh sáng, chỉ nh́n thấy ảo ảnh... vật lư gia dựa vào sắc mà phát kiến, dựa vào thanh, hương, vị, xúc, vào pháp mà phát ư, trong khi tâm phải vô sở trụ, không kẹt vào khái niệm, không vướng vào khung cũi, mới "nhi sinh kỳ tâm", mới quán chiếu được, mới đạt tuệ giác sáng tạo, mới nhập vũ trụ thống nhất trường.

 

THỦY THIỀN DO THÁI

 

Einstein và nhiều vật lư gia nguyên tử Do thái, xẻ được hạt nhân, nối được hạt nhân, làm nảy ra lực kinh động không gian, ra bom A, bom H, có lẽ từ khoa huyền bí học Kabbalah chăng? cổ phái Do thái này cũng h́nh dung vũ trụ như một cái cây, một cái cột, nhất trụ dựng từ đất lên Trời (one pillar extends from earth to heaven), thiện nhân thế gian giữ cột vững, dù chỉ một người... Tạo hóa xẻ một phần ánh sáng cho nhân thế, giữ lại 6 phần kia, chỉ có người quán chiếu diệu quang diệu hương ấy, mới đạt đạo (Light is sown for the righteous, then the worlds will be fragrant, and all will be one. But until the world that is coming arrives, it is stored and hidden away.), nhất thể Ein Sof hiểu như là Thượng đế thăng hoa- transcendence of God, là nhất thống, unified oneness, each of us emerges from Ein Sof and is included in it... tạo ra vũ trụ, muôn vàn sắc thái, từ luồng sáng vi diệu kia tung tué khắp nơi như thể từ những cái lu vỡ bể ra (sparks of holiness are scattered throughout the cosmos, as a result of the primordial catastrophe of the breaking of the vessels), xem ra, chẳng khác big bang nổ tung phát khởi đa vũ trụ, mà tinh thần Hoa nghiêm, óc Đông phương, được mang vào bí pháp kinh truyền Kabbalah qua đạo sư thi bá Rumi, tông Sufi Hồi giáo quay lộn luân tinh chầu nhật, trong những vần diệu âm:

 

Trong mỗi thiên hà, ta thấy một hạt nhân

trong mỗi hạt nhân, lại ẩn một thiên thần

 

dans chaque sphère céleste, je vois une prunelle

dans chaque prunelle je vois un ange

 

Chốn ta vô trụ không tên

đất trời là một, nhị biên ta từ

 

my place is the placeless, my trace is traceless

I have put duality away, I have seen that the two are one (1)

 

Những câu thơ trên của thi hào Rumi chẳng khác nghĩa vi tế tương dung trong Ngộ Đạo Ca của Thiền sư Khánh Hỷ đời Lư:

 

càn khôn tận thị mao đầu thượng,

nhật nguyệt bao hàm giới tử trung

tạm dịch :

càn khôn treo tận đầu lông

trời trăng chứa hạt cải ṃng cũng nên

Tông Sufi bắt nguồn ở miền Afghanistan mang dấu ấn Phật pháp, có lần tràng hạt, có du sĩ... và lạ thay lại đi vào khuynh hướng kỳ bí Kabbalah của Do thái, nếu Phật pháp trong kinh Vô lượng thọ có quán tưởng nước (thủy quán) và quán ao nước (bảo tŕ quán), th́ Kabbalah cũng có phép thủy thiền- ngắm nước mà quán chiếu (Gazing at water developped into a kabbalistic technique of meditation), một phương pháp tập trung tư tưởng, thiền nước, mà Nostradamus, một truyền nhân Do thái tiên tri, đă dùng để viết ra Sấm kư, thế kỷ XVI : Nostradamus thường ngồi trước thau nước, im lặng hàng giờ, quán chiếu thế sự thăng trầm hung cát mà viết ra sấm.

Nhà Phật cũng nói tới nguyên tử, cũng nói tới vật thể nhỏ nhất, nhỏ tới mức gần như hư không-lân không- trong duy thức học, thế th́ ngay trong cảnh giới hữu vi sang vô vi cũng chẳng có biên giới rơ ràng chi phối bởi "vật lư", từ vật chất bốc lên thành photon, boson, quang tử có c̣n là "vật" nữa đâu... chẳng có công thức hữu vi nào đuổi bắt được tề thiên, chẳng có luật tắc hữu h́nh nào gói được những cơn gió đáy vũ trụ biến ra 32 biến như Quan Âm, cho rằng đầu óc người cũng là một phần đầu óc tạo hóa đi chăng nữa, th́ cũng phải nhận rằng ta là ngọn đèn dầu lạc, le lói 1/7 ánh sáng của Bụt trường mà thôi! Nhà Phật không nói tới một Thượng đế sáng tạo ra vũ trụ, mà nói tới vô lượng Bụt trong vũ trụ, hàm chứa trong vạn vật, pantheistic hơn là monotheistic (Buddhist Cosmo. tr.127), điều này A. Eisntein cũng nói thoáng qua về vô hạn trong hữu hạn : the infinitely superior spirit that reveals itself in the little that we, with our weak and transitory understanding, can comprehend of reality.

 

Những ḍng lạm bàn trên chỉ là sự ṃ mẫm trong biển học. Đạo giáo không nhất thiết dựa vào khoa học vật lư hiện đại để củng cố đạo, làm như thế chẳng khác ǵ mang phân tích ánh sáng đom đóm để chứng minh ánh sáng mặt trời. Nhưng ṃ mẫm dẫn khởi ḷng tin trong sáng: không có ǵ ra khỏi bàn tay Hoa nghiêm Bồ tát, dù vi tử hay tinh đẩu, dù vật lư hay tâm lư, dù vô thức hay siêu thức, dù sống hay chết, dù hữu thần hay vô thần...đấy chính là diệu pháp rốt ráo vậy.

 

Bụt sĩ  LƯU VĂN VỊNH

Tịnh Khẩu Pháp Môn

Tham Khảo chính:

 

Buddhist Cosmology- Akira Sadakata- Ḳsei, Tokyo- 1997

Nhập Pháp Giới- Nghiêm Xuân Hồng- Xuân Thu- 1996

Khái luận Triết lư Kinh Hoa nghiêm - Đức Nhuận- Viện Triết lư VN & Triết học Thế giới- 2000.

Our Oriental Heritage- The Story of Civilization- Will Durant - MJF Books 1935

Einstein and Buddha-The Parallel Sayings by Thomas J. McFarlane-Seaston 2002

The Dancing Wu Li Master-An overview of the New Physics by Gary Zukav- Bantam 1979.

The  Essential Kabbalah- Daniel C. Matt -Castle Books 1995

Le moine et le philosophe- Le bouddhisme aujourd’hui  par J.F. Revel et M. Ricard- Nil ed.1997

* Các sách và Websites về Stephen Hawking : Brief History of Time, The Big Bang, Origin of the Universe ...

* Các websites về Relativity và Unified theory của A.Einstein như của Leiwen Wu, Encarta Encyclopedia...

 

(1) Xem Hoa Cát Nóng, dẫn nhập Cổ thi Ả Rập của cùng tác giả, xb 2-2003. Các bản dịch kinh Hoa Nghiêm do các nhà sư từ Ấn và từ xứ A Phú Hăn (như Prajna xứ Kaboul đời Đường) dịch sang Hán văn. A Phú Hăn có nhiều cổ tích Phật (như tượng Phật bị rợ Taliban phá) và là phần đất Ba Tư cổ xưa, cho nên rất có thể các thi nhân Ả Rập, Ba Tư, như Rumi, Hafiz... đă chịu ảnh hưởng Phật giáo.

 

* Để tŕnh bày, chúng tôi tạm dùng một số từ ngữ như:

Bụt trường (Buddha field)

Nghiệp hoạt lực chuyển hóa trong các quốc độ (karma as the universal energy for transformation in Buddha field levels)

Tâm Vũ Quán (cosmopsychoawakening)

Diệu pháp thức (B+C) x K, lấy tuệ pháp Phật tri kiến thay cho các tri kiến vật lư như E=MC 2.