MINH THIỆN và DIỆU XUÂN

 

 

Minh Thiện Trần Hữu Danh, sinh năm 1937 tại Phnom Penh, quê ở Châu Đốc (An Giang), lập gia đ́nh năm 1960 với

Diệu Xuân Nguyễn Thị Bạch Mai, sinh năm 1940 tại Châu Đốc,

sinh được 5 người con, 3 trai và hai gái, năm 1961, 1962, 1964, 1966, 1970.

Tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Dalat năm 1962, ban Pháp văn.

Giáo sư trường Trung Học Sadec năm 1962-63.

Hiệu trưởng trường Trung Học Sadec năm 1963-64.

Giáo sư trường Trung Học Lư Thường Kiệt (Hốc Môn) năm 1964-67.

Chuyên viên Trung Tâm Học Liệu (Saigon) năm 1967-72.

Thanh tra Trung học Bộ Giáo Dục năm 1972-75.

Năm 1975, trong khi ở trại tị nạn Palembang (Indonesia) được thần giáng cơ dạy đạo Phật.

Định cư tại Pháp từ năm 1976 đến nay. Sinh hoạt trong Gia Đ́nh Phật Tử và Ban Quản Trị chùa Linh Sơn Paris dưới sự chỉ đạo của Ḥa Thượng Thích Huyền Vi.

Tác phẩm duy nhất là quyển «Sự Tích Đức Phật Thích Ca Mâu Ni» được soạn thảo từ năm 2000 đến năm 2009.

 

 

 

a

 

 

 

ĐỨC PHẬT THÀNH ĐẠO

 

  

Năm 29 tuổi (-595) thái tử Siddhattha rời bỏ hoàng cung, đến bờ sông Anoma thuộc làng Anupiya, xứ Malla, tham vấn ông Bhargava đang tu khổ hạnh; kế đến một làng gần thủ đô Vesali, xứ Vajji (Bạt Kỳ), học với vị đạo sư thứ nhất là Alara Kalama, đạt đến bậc thiền Vô Sở Hữu Xứ. Rồi ngài lại đến Rajagriha (Vương Xá), thủ đô xứ Magadha (Ma Kiệt Đà), học với vị đạo sư thứ hai là Uddaka Ramaputta về bậc thiền Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Chỉ độ vài ngày đă học hết sở học của thầy. Nhưng chưa được thỏa măn với tŕnh độ chứng ngộ đó, ngài đến làng Uruvela bên bờ sông Nairanjana chuyên tu khổ hạnh trong 6 năm nữa. Sau đó ngài lại bỏ lối tu khổ hạnh để lập ra pháp tu trung đạo, và 49 ngày sau, ngài thành đạo dưới cội cây Bồ-đề.

 

1- Chọn lối tu trung đạo

Năm 589 trước tây lịch, sa môn GOTAMA được 35 tuổi, trong lúc thân thể suy nhược cùng cực, ngài nhận thấy lối tu khổ hạnh chỉ giúp người Tu diệt trừ các dục vọng, làm chủ các đ̣i hỏi của thân xác; nhưng với thân thể suy yếu, tâm thức không thể đạt đến giác ngộ hoàn toàn. Từ chỗ ngồi, ngài loạng choạng đứng lên, cử động và nắn bóp tay chân cho đỡ tê, râu tóc và quần áo mục nát trên thân ngài rơi lả tả xuống đất. Ngài t́m đến một băi tha ma gần đó lượm một bộ y phục, xuống sông giặt giũ, tắm rửa, rồi mặc vào, đi lần vào xóm khất thực...

Từ nay ngài áp dụng lối tu trung đạo, không quá hành xác cũng không quá buông lung, chỉ ăn uống vừa đủ cho có sức khoẻ để giữ cho tinh thần được sáng suốt. Ngài bắt đầu phân định giờ giấc tham thiền, khất thực, độ ngọ, kinh hành, nghỉ ngơi, nhưng vẫn giữ "tam thường bất túc" nghĩa là ba thứ ăn, ngủ và nghỉ không được quá đầy đủ mà phải hơi thiếu. Năm anh em ông Kondanna thấy vậy cho rằng ngài đă thối chí ngă ḷng trong việc tu tập, quay về đời sống lợi dưỡng, nên cùng nhau rời ngài đi đến Vườn Nai (Lộc Uyển, Migadava) tại làng Isipatana, hiện nay là Sarnath, cách Gaya khoảng 204 km về hướng tây-tây-bắc tiếp tục tu khổ hạnh. Thành phố Sarnath cách thành phố lớn Varanasi (tên cũ là  Benares) 10 km về hướng bắc.

Sa môn Gotama, trong sáu năm tu khổ hạnh, rất nhờ sự giúp đỡ tận t́nh của năm anh em ông Kondanna về tinh thần cũng như vật chất. Bây giờ c̣n lại một ḿnh, trong cảnh cô đơn, ngài phải tự giải quyết những vấn đề phức tạp, khó khăn, từ lớn đến nhỏ, nhưng ngài không nản chí ngă ḷng. Ngài thường đến bờ sông Nairanjana (Ni Liên Thiền, hiện nay là sông Phalgu) ngồi thiền định trên băi cát. Một hôm, có hai cô bé chăn ḅ tên Nanda và Bala đang dắt ḅ xuống sông tắm. Hai cô thấy sa môn Gotama y phục tả tơi, thân thể gầy yếu, nhưng nét mặt trang nghiêm, hiền lành, thanh thoát, đang ngồi thiền định, th́ sanh ḷng kính mến liền lựa một con ḅ cái thật tốt, tắm rửa cho nó sạch sẽ rồi tự tay vắt lấy sữa, nấu chín, tới nơi thành kính quỳ gối dâng lên. Sa môn Gotama nhận sữa rồi chú nguyện rằng :

-  Tôi v́ ḷng độ sinh nên dùng món ăn này, nguyện được khí lực khoẻ mạnh; người dâng cúng đời đời được thức ăn ngon, thân thể hùng tráng, được tâm từ, bi, hỷ, xả, an lạc, không tật bệnh, sống lâu, giàu bền, trí huệ đầy đủ.

Chú nguyện xong, ăn rồi, ngài cảm thấy thân thể khỏe mạnh, khí lực sung túc. Ngài thầm nghĩ rằng: "Sáu năm khổ hạnh, áo rách tả tơi,vậy ta nên đổi tấm áo phẩn tảo này". Sa môn Gotama đi lần xuống sông Nairanjana giặt áo, tắm rửa vừa xong th́ có vị trời Tịnh Cư dâng áo cà-sa cúng dường. Sa môn Gotama bỏ áo phẩn tảo, mặc áo cà-sa rồi từ từ đi tới mé rừng, t́m một cội cây mát mẻ để ngồi thiền định. Thông thường ngài nằm nghỉ từ canh ba đến canh năm dưới một cội cây. Khi sao mai vừa ló dạng, ngài thức dậy, xuống sông rửa mặt rồi t́m nơi ngồi thiền định. Đến giờ tỵ ngài đi khất thực trong xóm làng gần đó. Sau khi độ ngọ xong, ngài đi kinh hành,  xuống sông tắm, rồi lại t́m nơi mát mẻ ngồi thiền định.

 

2- Đêm thành đạo (năm -589)

Đến ngày thứ 49 kể từ lúc năm anh em ông Kondanna bỏ đi, trong lúc ngài đang ngồi thiền định dưới gốc cây cổ thụ Ajapala (cách cây Bồ-đề độ 100m về hướng đông, hiện nay có dựng bảng kỷ niệm gần cổng vào Bồ Đề Đạo Tràng), sắp đi khất thực, th́ có hai chị em nàng Sujata, con ông xă trưởng Senani, mang bát cháo sữa (kheer) đến cúng vị Thần gốc cây để tạ ơn vị Thần đă giúp người chị toại nguyện theo lời khấn vái cầu con trước đây; thấy sa môn Gotama tướng mạo trang nghiêm tươi sáng đang tĩnh tọa, hai nàng tưởng là vị Thần hiện ra nhận lễ vật nên hai nàng đặt bát cháo sữa bằng vàng trước mặt sa môn Gotama, cung kính đảnh lễ rồi ra về. Sau khi ăn xong bát cháo sữa, sa môn Gotama thấy cơ thể khoẻ mạnh lạ thường nên không đi khất thực mà chỉ đi kinh hành trong chốc lát rồi xuống sông Nairanjana tắm. Ngài nhận thấy thân ḿnh hôm nay trở nên vô cùng tươi sáng, đầy đủ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp, da màu vàng ṛng rực rỡ. Ngài vô cùng phấn khởi, sau khi rửa bát xong, ngài để cái bát bằng vàng trên ḍng nước và nguyện rằng: "Nếu hôm nay ta được chứng quả thành Phật, th́ nguyện cho cái bát nầy nổi trên mặt nước và trôi ngược lại ḍng sông". Quả nhiên cái bát vàng nổi phêu trên mặt nước và trôi ngược lại ḍng sông 80 sải tay, đến khi gặp phải một xoáy nước mạnh th́ ch́m xuống đáy sông. Sa môn Gotama hăng hái đi trở lên bờ, đến cây Pippala (ficus religiosa, cây Bồ-đề) to lớn, cành lá sum-sê. Nơi đây rất thích hợp cho việc thiền định, vừa có bóng mát, vừa khoảng khoát sáng sủa, có rừng cây phía sau lưng, có con sông chảy ngang trước mặt với băi cát vàng rộng lớn, phong cảnh thật thanh nhàn. Đến trước cội cây, ngài thầm nghĩ : "Dưới cội cây nầy, làm thế nào có một ṭa ngồi cho yên tĩnh trang nghiêm ". Bỗng thấy một em bé gánh cỏ đi ngang qua đó, sa môn Gotama gọi lại hỏi xin một mớ cỏ để làm ṭa ngồi. Em bé vui vẻ và cung kính dâng ngài sáu bó cỏ sắc (kusha) mềm mại như lông cổ chim công, mùi thơm ngào ngạt. Ngài cám ơn và hỏi:

-  Cháu tên ǵ? Năm nay cháu mấy tuổi?

-  Thưa ông, cháu tên Sotthiya Svastika (Cát Tường). Năm nay cháu được 9 tuổi. Mà ông xin cỏ để làm ǵ? Bộ ông có nuôi trâu ḅ hả?

-  Không phải, tôi đă xuất gia đi tu, đâu có nuôi trâu ḅ ǵ. Tôi chỉ xin cỏ để chêm ngồi cho êm và thẳng lưng để có thể ngồi lâu được. Tôi chỉ mong được giác ngộ thành Phật để cứu độ chúng sinh khỏi mọi đau khổ ở đời.

-  Thưa ông, bộ ngồi lâu trên đống cỏ th́ sẽ được giác ngộ thành Phật hả?

-  Không phải vậy đâu cháu. Ngồi kiết già, lưng thẳng đứng chỉ là phương tiện giúp cho sự thực hành Chỉ Quán chóng đạt đến Định Huệ. Nhưng muốn giác ngộ thành Phật c̣n phải thực hành đầy đủ các hạnh Từ Bi Hỷ Xả nữa mới được. Nếu cháu muốn học th́ khi cháu lớn lên và tôi đă thành đạo rồi, tôi sẽ dạy cho. Hôm nay, tôi v́ chúng sinh đau khổ, nguyện ngồi dưới gốc cây này cho đến khi chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nếu chưa toại nguyện th́ dù tan xương nát thịt quyết không đứng lên.

Nói rồi, ngài xếp cỏ thành tọa cụ và bồ đoàn, ngồi kiết già, lưng thẳng đứng hướng về phía gốc cây, mặt hơi cúi xuống nh́n về hướng đông, phía bờ sông Nairanjana. Tức th́ thế giới chấn động sáu lần, làm rung chuyển cả trời đất. Trên không trung từng đàn chim vui mừng bay liệng, trong cành lá đủ giọng hót thánh thót líu lo, tám bộ chúng trời rồng mang hương hoa đến múa hát và ḥa tấu nhạc khúc cúng dường.

Bồ tát Gotama ngồi trên ṭa cỏ, đầy đủ thế lực hùng mạnh như sư tử; trí tuệ sáng suốt như vừng thái dương. Ngài bắt đầu thực hành các pháp thiền định (Jhana, Dhyana) theo thứ lớp từ thấp lên cao như sau :

1 - Quán niệm hơi thở (anapana sati) để thanh lọc và ổn định thân tâm.

2 - Khởi tâm ĺa ái dục và vọng tưởng, dùng 5 thiền chi là Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Trụ để nhập Ly Sanh Hỷ Lạc Địa, an trụ sơ thiền.

3 - Xuất sơ thiền, bỏ Tầm và Tứ. Khởi tâm Hỷ, Lạc và Trụ, nhập Định Sanh Hỷ Lạc Địa, an trụ nhị thiền.

4 - Xuất nhị thiền, bỏ Hỷ và Lạc. Khởi tâm thuần Trụ, nhập Ly Hỷ Diệu Lạc Địa, an trụ tam thiền.

5 - Xuất tam thiền, xả tâm Trụ, ĺa tất cả cảm thọ khổ vui. Khởi tâm an lạc, thanh tịnh, b́nh đẳng trước ngoại cảnh, nhập Xả Niệm Thanh Tịnh Địa, an trụ tứ thiền.

6 - Xuất tứ thiền. Quán thân ḿnh ḥa tan vào cơi hư vô không biên giới để nhập Không Vô  Biên Xứ định (Akasanantya yatana). An trụ Thân Không.

7 - Xuất Không Vô Biên Xứ định. Quán thân ḿnh không c̣n, chỉ c̣n cái tâm thức vô biên mà thôi để nhập Thức Vô Biên Xứ định (Vijnanantya yatana). An trụ Thức Không.

8 - Xuất Thức Vô Biên Xứ định. Quán tất cả sự vật đều không, vô sở hữu, vô sở đắc, vô sở dụng, để nhập Vô Sở Hữu Xứ định (Akincanna yatana). An trụ Pháp Không.

9 - Xuất Vô Sở Hữu Xứ định. Quán thân, tâm ḿnh và toàn thể vạn vật đều không, chỉ c̣n cái tri giác biết không, không c̣n ǵ để nghĩ tưởng, để nhập Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ định (N'eva sanna nasanna yatana). An trụ Tưởng Không.

10 - Rồi nhân lúc tinh thần sảng khoái, định lực kiên cố, chí cả quyết thành, ngài được tri giác khai thông, nhập Đại định, cảm thấy năm uẩn đều không, mười tám giới chẳng có, ngă chấp tiêu tan, được Ngă Không, đi vào Diệt Thọ Tưởng định (Nirodha samapatti), chứng được Phương Quảng Thần Thông Du Hư, Thủ Lăng Nghiêm định, đầy đủ đức tướng trang nghiêm, đảnh phóng đại quang minh chiếu khắp mười phương Phật quốc, khiến cho trời, người vui vẻ, địa ngục sáng choang, Ma Vương kinh sợ.

Bấy giờ từ giữa hai chặng lông mày, Bồ tát phóng ra một đại đạo hào quang, chiếu tới cung điện của Ma Vương, làm át mất ánh sáng trên thiên cung (Tha Hóa Tự Tại thiên). Ma Vương biết Bồ tát  sắp thành đạo Bồ-đề, triệu tập tất cả họ hàng, thiên ma, thiên binh, thiên tướng đến, dạy rằng:

-  Hiện nay có một người ḍng Sakya sắp thành đạo vô thượng tại Gaya ở cơi Diêm-phù-đề (Jambudipa, Ấn Độ). Chúng ta phải mau đem binh tướng đến nơi, phá hoại cho bằng được, nếu không th́ cung điện của chúng ta sẽ sụp đổ, uy thế và quyền lợi của chúng ta sẽ lần hồi mất hết.

-  Kính lạy Phụ vương, con của Ma Vương là Thương Chủ thưa, xin Phụ vương chớ đem ḷng thù oán với Bồ tát Gotama, mà làm những điều ác nghịch với ngài, con e cha hối không kịp, xin cha hăy nghĩ lại.

-  Chà! Con c̣n nhỏ, chưa từng biết sức thần thông biến hóa của cha, con đừng xen vào quyết định của cha.

-  Thưa cha, chẳng phải con không biết thần thông uy lực của cha, trái lại chính cha chưa rơ thần thông, phúc đức, oai lực rộng lớn của Bồ tát Gotama. Nếu cha không tin, lúc đến nơi cha sẽ biết.

-  Thôi đi! Đừng nói nữa! Cha là Vị Trời tối cao ở cơi Dục này. Tất cả đều phải chết dưới uy lực của cha. Ái dục, tham lam, giận tức, si mê là vũ khí sắc bén của cha, không ai tránh khỏi. Con hăy xem đây.

Nói rồi Ma Vương Ba Tuần liền điều động bốn đạo thiên binh, thiên tướng, quyết đến nơi tiêu diệt vị sa môn sắp thành đạo. Hằng ngàn binh tướng, đầu trâu mặt ngựa, kỳ h́nh dị tướng, gầm thét vang trời, nổi mưa giông, sấm sét, ngập lụt, bắn tên, lửa, tro, than, đá, cát tới tấp như mưa. Nhưng Bồ tát Gotama vẫn ngồi yên bất động, không vật ǵ chạm được đến ḿnh Bồ tát. Ngài nói :

-  Này Ma Ba Tuần, kiếp trước ngươi đă từng làm chủ một ngôi chùa, thọ tám giới, mỗi ngày cúng một bát cơm cho một vị Bích Chi Phật. Nhân phúc đức ấy nên được sanh về cơi trời Tha Hóa Tự Tại làm Đại Ma Vương. C̣n ta đă từng cúng dường vô lượng chư Phật trong vô số kiếp, công đức không thể nghĩ bàn, th́ ngươi làm sao hại ta được. Thôi, ngươi hăy đi đi, nếu c̣n ngoan cố, mất hết phước báo, sẽ bị đọa trong ba đường ác.

-  Này đạo sĩ Gotama, đừng khoác lác, chính nhờ những công đức tối thượng mà ta mới được làm Chúa Tể cơi Dục này. Tất cả mọi người ở thế gian đều biết. C̣n ngươi chỉ là một đạo sĩ quèn, ngồi một ḿnh dưới gốc cây, th́ có công đức ǵ? Ai làm chứng cho ngươi?

-  Này Ma Ba Tuần, đại địa này là bà mẹ vô tư của muôn loài chúng sanh sẽ làm chứng cho ta.

Vừa nói Bồ tát Gotama vừa dũi tay phải chấm đầu ngón tay xuống đất. Đại địa bỗng chấn động sáu cách, tiếng đại hồng chung trong các đền thờ xung quanh ngân lên vang dội, một vùng đất lớn trườc mặt Bồ tát nứt ra, vị Đại Địa thần Sthavara nhô nửa người lên khỏi mặt đất với đầy món trang sức quư báu trên ḿnh, cung kính đảnh lễ trước Bồ tát và nói :

-  Kính thưa Đại Bồ tát, con xin làm chứng về vô lượng công đức không thể nghĩ bàn của Bồ tát trong quá khứ.

Nói xong, Địa thần trợn mắt nh́n Ma Vương, rồi rút ḿnh xuống đất; mặt đất liền lại như cũ. Binh tướng của Ma Vương bỏ chạy tán loạn. Ma Vương vừa hoảng sợ vừa hổ thẹn vội rút binh về. Khi ấy con của Ma Vương là Thương Chủ hiện đến trước mặt Bồ tát Gotama, đảnh lễ sát đất và sám hối rằng :

-  Kính lạy Bồ tát! Xin ngài từ bi hỷ xả, nhận ḷng thành kính sám hối của con, tha thứ cho cha con là kẻ phàm ngu đă trót phạm tội năo loạn Bồ tát. Chúng con xin cầu nguyện Bồ tát chóng thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Nhưng Ma Vương chưa chịu thua, quyết dùng độc kế cuối cùng. Vừa về đến thiên cung, liền gọi ba cô con gái đến bảo:

-  Các con hăy hóa trang và ăn mặc cho thật đẹp, xuống cơi Diêm-phù-đề, gặp sa môn ḍng Sakya đang ngồi nhập định dưới cội cây pippala gần thành phố Gaya, ra tài múa hát, trêu chọc, khêu gợi dục t́nh, khiến cho hắn mất hết thần thông, không thể thành đạo vô thượng có hại cho chúng ta.

Ba cô gái tên là Tanha (Ái Dục), Arati (Bất Măn) và Raga (Tham Vọng) nghe theo lời cha, hóa ra ba nàng tiên tuyệt đẹp, h́nh dung yểu điệu, nhan sắc xinh tươi, cùng nhau đi đến chỗ Bồ tát Gotama đang ngồi, giả đem hương hoa cúng dường, rồi múa hát, lần lần t́m cách gợi chuyện, trêu chọc, tỏ t́nh, quyến rủ. Nhưng Bồ tát vẫn ngồi an nhiên bất động, tâm trí bền vững như núi Tu Di (Sumeru). Ba cô thấy thế, ngạc nhiên, đến trước mặt Bồ tát xem ngài c̣n sống hay đă chết. Bồ tát bảo rằng:

-  Các ngươi đă trồng căn lành nhiều đời, nay được làm thiên nữ, hưởng phước báo nơi cơi trời, sao không nhớ thân này là vô thường, có ngày hoại diệt, c̣n có thái độ vô lễ đối với ta? Thân h́nh tuy đẹp mà tâm bất chính có khác chi cái túi da  đựng đồ nhơ bẩn, lại đây làm chi, hăy đi đi, ta không dùng.

Nói rồi ngài đưa tay lên chỉ mặt, tự nhiên ba cô tiên biến dạng thành ba bà lăo da nhăn, tóc bạc, lưng c̣ng, loạng choạng đứng không vững. Ba cô hoảng sợ lật đật bỏ chạy về thiên cung tŕnh lại với Ma Vương Ba Tuần.

Vua trời Đại Phạm (Brahma), vua trời Đao Lợi (Sakka Indra, Thích Đề Hoàn Nhơn hay Đế Thích) và vô số các vị trời đứng đầy cả hư không, nh́n thấy Bồ tát Gotama hàng phục Ma Vương, ai nấy đều vui mừng, đồng thanh tán thán:

-  Hay lắm! Hay lắm! Chưa từng có! Chưa từng có! Bồ tát Gotama giờ đây đắc đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác!

Các vị trời vui mừng, tung hoa, rắc hương, tấu nhạc cúng dường.

 

Sau khi hàng phục Ma Vương xong, Bồ tát Gotama tiếp tục nhập Diệt Thọ Tưởng định và bắt đầu cuộc chiến thắng vẻ vang trong trận giặc cuối cùng hết sức tế nhị và khó khăn gồm ba giai đoạn :

1- Tận diệt các vi tế phiền năo (Kammavasa) c̣n ẩn náu trong tâm làm nghiệp nhân cho sanh tử luân hồi (Samsara). Đến canh một đêm đó ngài toàn thắng trận giặc nầy và chứng Túc Mạng Minh (Pubbe nivasanussati nana): Ngài biết rơ tất cả các tiền kiếp của ngài, ở thời đại nào, tên ǵ, sanh trưởng trong gia đ́nh nào, giai cấp nào, sinh sống ra sao, vui thích và đau khổ thế nào, chết cách nào, rồi tái sanh vào cảnh nào, vân vân...

2- Tận diệt các vi tế vô minh (Avidyasava). Đến canh ba ngài toàn thắng trận giặc nầy và chứng Thiên Nhăn Minh (Cutupapata nana): Ngài biết rơ tất cả sự biến chuyển của vạn vật qua các giai đoạn thành, trụ, hoại, không; và biết rơ chúng sanh ở thời đại nào, tên ǵ, sanh trưởng trong gia đ́nh nào, giai cấp nào, sinh sống ra sao, vui thích và đau khổ thế nào, tạo nghiệp ǵ, chết cách nào, rồi tái sanh vào cảnh nào, vân vân... Ngài biết rơ tất cả nhân duyên nghiệp báo của chúng sanh, từ đó suy ra luật Nhân Quả Luân Hồi.

3- T́m ra phương cách giúp chúng sinh chấm dứt phiền năo và vô minh, đạt đến giác ngộ hoàn toàn, thoát ra khỏi ṿng sanh tử luân hồi. Đến canh năm, sao mai vừa ló dạng, vào ngày mồng tám tháng chạp âm lịch năm Tân Mùi (đầu năm -589), ngài chứng Lậu Tận Minh (Asavakkhaya nana): Do đă biết rơ tất cả các tiền kiếp của chính bản thân ḿnh và của mỗi chúng sinh, nên ngài nhận thấy rơ ràng đâu là khổ, đâu là nguyên nhân của khổ, đâu là hạnh phúc chân thật vĩnh cửu, và làm thế nào để đạt được hạnh phúc chân thật vĩnh cửu đó. Ngài đă t́m ra Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo).

Đức Phật liền đọc lên bài kệ đầu tiên sau khi thành đạo như sau:

Lang thang bao kiếp luân hồi,

T́m hoài chẳng gặp kẻ xây cất nhà.

Tử sanh phiền năo thật mà !

Này ông thợ chánh, ta đà thấy ông.

Chớ ḥng xây cất, đừng mong,

Sườn nhà sụp nát, đ̣n dông không c̣n.

Như Lai đạo quả đă tṛn,

Ái dục dứt sạch, chẳng c̣n ngă nhơn.

(Kinh Pháp Cú, bài 153 và 154)

 

Bồ tát Gotama đă trở thành bậc toàn thiện toàn giác (accariya manussa), là bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác (anuttara samma sambodhi), là đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni Buddha). Ngài là bậc duy nhứt trong các cơi trời và cơi thế gian có đầy đủ mười đức hiệu sau đây:

1-   Như Lai = Thân tâm bất động, không dời đổi.

2-   Ứng cúng = Xứng đáng nhận lănh sự cúng dường của trời và người.

3-   Chánh biến tri = Trí tuệ thông suốt. Hiểu biết tất cả đúng như thật.

4-   Minh hạnh túc = Đầy đủ các hạnh cao thượng.

5-   Thiện thệ = Đă làm đủ các hạnh nguyện cao thượng.

6-   Thế gian giải = Biết giải thích tất cả mọi sự việc ở thế gian.

7-   Vô thượng sĩ = Không c̣n ai cao quí hơn.

8-   Điều ngự trượng phu = Có đầy đủ khả năng điều phục, chế ngự và ủng hộ chúng sanh thoát mê, đạt ngộ.

9-   Thiên nhơn sư = Là bậc thầy của các cơi trời và cơi người.

10- Phật Thế Tôn = Là bậc sáng suốt, giác ngộ hoàn toàn.