THÍCH NGUYÊN HẠNH
Nguyên học Tăng Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang và Phật Học Viện Báo Quốc, Huế.
Trước năm 1975, trong nước:
- Dạy học tại các Trường Bồ Đề, Tổng Hợp, Sư Phạm ở Cao Nguyên Trung Phần
- Đại Học Văn Khoa, Huế
Sau năm 1975, tại Hoa Kỳ:
- Viện Chủ Trung Tâm Phật Giáo, Chùa Việt Nam, Houston, Texas
- Sáng lập và điều hành Từ Bi Foundation
Chủ trương trang nhà điện toán toàn cầu: www.vnbc.org (Trung Tâm Phật Giáo Việt Nam).
a
SẮC ĐỜI
Ngày lên nắng mới
Thấy nụ Phật cười
Dâu biển một đời
Sắc không nửa sợi.
HOA PHẬT
Nh́n hoa cười lặng lẽ
Giữa khuya tàn mênh mông
Vầng trăng tâm ảnh chiếu
Một nét ngời sắc không
Người đâu trong cơi mộng
Nói măi chuyện đời hư
Hoa đă ngàn năm sống
Phật hiện giữa vô cùng.
MỘT THOÁNG TRẦN GIAN
CƠN HUYỄN MỘNG
Gió nào thổi trên non c̣n giọt nắng
Khúc ca đời nào vọng giữa không hư
Người ở lại với mai già câm lặng
Ta mỏi ṃn đi măi giữa hoang vu
Này đất cũ nhớ không bờ giếng cũ
Những đá ṃn kể măi chuyện ngày xanh
Đời cô tịch ngàn năm rồi ủ rũ
Chuyện ngày xanh biệt dấu giữa sương mù
Ôi bến cũ có c̣n không gió thoảng
Thả hương về lay động mảnh trăng côi
Người dơi mắt đợi chờ cơn băo nổi
Ta lang thang trời đất chuyển thay màu
Khi non nước một chiều tàn máu lệ
Và một chiều mưa trắng vẽ tang thương
Là ta thấy trần gian trường huyễn mộng
Chuyện có không như bóng ngă trên đường.
XUÂN TÂM
Rừng mai xưa chim hót
Người mở lối đi về
Xuân tâm vầng trăng hiện
Đâu chẳng phải là quê
Nhịp đời trong hơi thở
Sống chết có nhau là
Thong dong về chốn cũ
Cười với bóng chiều sa.
oOo
C̉N MỘT CHỖ ĐỂ TRỞ VỀ
Tôi bỏ mẹ mà đi tu từ khi mới vừa học xong mẫu giáo. Ngày đó tôi không c̣n h́nh dung ra thế nào. Chỉ c̣n chút ám ảnh mơ hồ là giọt nước mắt lấp lánh trên khuôn mặt nặng buồn của mẹ; là tiếng mẹ tôi–mà sau này nghĩ lại, tôi mới nghe được hết cái nghẹn ngào tủi hờn trong đó–“Thôi, đi đi. Đi ở với người ta cho sướng. Ở với mẹ khổ quá mà!” c̣n lấy chút ám ảnh mơ hồ này là v́, những ǵ đó đă đọng lại trong trái tim thơ dại của tôi, đă hiện lên và vang động trong những đêm đầu tiên, tôi nằm một thân một ḿnh như đứa trẻ mồ côi dưới mái ngôi chùa nhỏ ở một quận lỵ trên miền cao nguyên lạnh lẽo, xa vời, cách biệt. Đứa bé là tôi đó đă khóc với nỗi cô độc đầu đới của ḿnh, lặng lẽ trong nhiều đêm lạnh với giọt nước mắt mẹ, với khuôn mặt mẹ buồn, với tiếng nói như xa như gần của mẹ trong cái buổi sáng mẹ tôi đưa tôi đi tu. Rồi cũng thôi. Tôi không khóc nữa để c̣n cắp sách đến trường, để sớm chiều c̣n lo học kinh kệ. Nhưng những đêm đầu tiên đó cũng đă đủ cho tôi giữ chặt trong ḷng để khi nào nghĩ đến cũng mường tượng ra, dù mơ hồ, cái h́nh ảnh xa vời của ngày tôi bỏ mẹ đi tu.
Cuộc chiến tranh 1947-1954 trên quê nghèo xơ xác từ bao đời đă làm cho cửa nhà cha mẹ tôi tan nát mấy bận. Cơm không đủ ăn, phải sắn khoai đắp đổi qua ngày. Một chiều đông, sau cơn lụt tháng mười gạo thóc để dành cho những ngày rét mướt bị hư hao, cả nhà ngồi quanh cái mâm… không cơm, mẹ phán “từ rày, mỗi bữa mỗi đứa chỉ được một chén cơm lưng thôi.” Đứa bé là tôi không hiểu nỗi cơ hàn vây bủa đang đè nặng trong ḷng mẹ thế nào, đă ấm ức và gan ĺ chấp nhận, tự hẹn sẽ không bao giờ ăn chén cơm thứ hai nào nữa. Để rồi, mặc cho mẹ buồn, mẹ giận, mẹ năn nỉ, đứa bé là tôi cũng nhất định sống với cái “khẩu quyết” một bữa một chén dễ chừng đến cả mấy tháng về sau, ngay cả khi cơm gạo đă có đủ cho cả nhà tạm no bụng. Mùa đông nơi quê tôi lạnh rét đến như cắt da cắt thịt. H́nh ảnh mẹ trong những đêm đông mưa gió mới thật là năo ḷng. Dưới mái nhà tranh rách nát v́ bom đạn chưa được sửa chữa, lờ mờ bóng mẹ ngồi co ro nơi một góc nhà ướt đẫm, lặng nh́n mấy anh chị em chúng tôi cuốn tṛn trong những manh chiếu rách hay tấm vải bố tả tơi nơi một góc nhà c̣n khô ráo. Có lẽ, đây là h́nh ảnh gây ấn tượng sâu nhất nơi tôi; đến nỗi trong suốt gần nửa thế kỷ trôi qua, hễ cứ nh́n thấy mưa gió ở đâu trên mặt đất này là ḷng tôi cũng chùng xuống với cái h́nh ảnh đă trở thành kinh nghiệm đầu đời gắn liền với thịt da ḿnh “bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn…” để cho nỗi thương thân ḿnh th́ ít mà nỗi thương thân mẹ th́ nhiều.
Thân mẹ tôi đó. Cả một đời c̣m cơi dưới sức nặng của cuộc sống đầy những tai trời, ách nước, họa người. Tôi không có nhiều năm tháng sống với mẹ để có thể hiểu được sức chịu đựng của mẹ như thế nào. Lại đi tu ở những miền xa hun hút, không thư từ liên lạc, không một kẻ đồng hương lai văng trong suốt nhiều năm trời. Chỉ c̣n chừng đó kỷ niệm về mẹ của cái thời tôi mới lên 5, lên 6 trong cảnh nghèo da diết với đói, với lạnh và với mẹ. Nhưng chính v́ chỉ có chừng đó mà kỷ niệm thành mạnh, thành sâu, thành đáng trân trọng hơn cả món quà hiếm hoi nào của đời sống này cho tôi.
Măi đến năm 1963, khi đă bắt đầu lớn, từ Nha Trang về ở Phật Học Viện Báo Quốc, Huế, tôi mới có cơ hội về thăm mẹ. Nhưng cũng chỉ hai, ba lần của năm này. Rồi thôi. Mẹ rồi lại xa biền biệt khi tôi như một tu sĩ “du phương” năm này chốn này, năm sau đă chốn khác. Rồi Tết Mậu Thân 1968. Rồi Đại Lộ Kinh Hoàng 1972. Mẹ bị vây hăm trong ṿng lửa đạn mấy lần. Chị tôi kể, lần đó, chiến tranh sắp tràn về làng, chết chóc ŕnh rập ở khắp mọi nơi, ai ai cũng kinh hoàng lo chạy loạn, con cháu đem vơng lên để vơng mẹ cùng đi. Nhưng năn nỉ, lạy lục bao nhiêu mẹ cũng từ chối, chỉ sợ ḿnh làm vướng tay, vuớng chân của con cháu mà thôi. Mấy chị t́nh nguyện ở lại với mẹ, mẹ cũng không cho mà bảo “đă lấy chồng th́ phải theo gia đ́nh chồng cho trọn đạo. Ở lại với mệ có bề ǵ th́ lấy ai lo cho các cháu. Để mệ một ḿnh niệm Phật mà yên thân mẹ hơn. Thôi, đi đi. Đừng có ở đó mà mệ lo mệ chết bây chừ.” Thế đành là phải gạt lệ bỏ mẹ ở lại với không một ai giữa xóm làng hoe vắng. Rồi chiến tranh đến. Rồi chiến tranh đi. Hơn một ngày sau, con cháu cùng với dân làng lục tục trở về. Chạy vội đến ngôi nhà của mẹ, con cháu thảng thốt chỉ thấy một nền nhà trống không. không cột, không kèo, không một vết tích ǵ của ngôi nhà c̣n lại bên cạnh một hố sâu dưới gốc cây ổi chỉ c̣n tan tác những cành và lá. Mẹ làm sao mà sống sót được nữa với cảnh hoang tàn này! Con cháu vừa khóc lóc vật vă vừa lo đi t́m xác mẹ về chôn cất. Bỗng đâu, một đứa cháu kêu lên: "Mệ đây. Mệ đây. Mệ c̣n sống." Mọi người vội chạy lại. Nơi đó là cái ao bao quanh vườn nhà đă khô nước. Mẹ ngồi dưới đó, miệng mấp máy như đang niệm Phật với xâu chuỗi cầm ở trên tay. Vực mẹ đứng dậy rồi bồng mẹ lên. Không một vết thương nào trên thân thể mẹ. Mẹ chỉ mệt mà nói không ra lời. Để mẹ nghỉ ngơi, uống nước, ăn cháo. Rồi con cháu bao quanh nghe mẹ kể: "Mấy đứa bây đi hết rồi, mệ mặc áo dài, ngồi trước bàn thờ niệm Phật cả ngày. Mệ chẳng biết họ bắn nhau ở đâu. Chỉ nghe một tiếng nổ kinh hoàng rồi mệ ngất đi. Đến khi tỉnh dậy th́ thấy nằm ở đó mới hay là mệ c̣n sống. Phật cứu mệ. Mệ chỉ biết vậy chứ chẳng c̣n biết ǵ khác."
Chị tôi nói, trong khi ai cũng sợ đến hăi hùng th́ mẹ tỉnh táo chi lạ. Nghe mẹ kể và thấy cảnh trước mắt, ai cũng cho là phép lạ Phật cứu. Tôi, tôi cũng cho là phép lạ. Đă nghe quư thầy kể, đă đọc trong kinh sách nhiều những phép lạ; nhưng thú thật, con người lư trí và chỉ biết sống theo những suy nghĩ và hiểu biết của một tu sĩ nơi tôi có biết th́ chỉ biết vậy, không bài bác bao giờ mà cũng chẳng có ǵ gọi là tin tưởng sâu xa để phải xem là quan trọng mà bận tâm t́m hiểu. Nhưng khi trở về nhà, mấy tuần sau trận chiến, ngồi trên nền nhà trơ trọi, với mẹ, với mấy chị và em, nghe chị tôi kể, lần đầu tiên tôi mới cảm nghiệm được thế nào là phép lạ thực sự có mặt trong đời sống này. Phép lạ là sống an vui với những ǵ bất toàn hữu hạn của thế gian này. Là đi trên mặt đất, là từng bước nở hoa sen như sau này, một vị thầy từng dạy. Và điều đó chỉ thành tựu khi con người có Niệm Lực, Định Lực chân chánh và vững chăi, có Trí Tuệ thuần khiết và chân thực để sống an nhiên với mọi cảnh. Nhưng ở một b́nh diện khác - và chỉ lúc này mới là lần đầu tiên tôi cảm nghiệm - phép lạ c̣n là một cái ǵ đó nằm ngoài mọi ngôn từ lư giải, mọi đầu óc nghĩ suy tinh tế nhất - những thứ luôn luôn đ̣i hỏi tính cách xác thực cho mọi chân lư được phô diễn - để có thể gọi đó như một năng lực nhiệm mầu. Bởi làm sao ta có thể đ̣i hỏi một lư giải mang tính xác thực về nó khi cái gọi là xác thực với ta đang sống đây rút cùng cũng chỉ là hư ảnh? Trong biển nghiệp trùng trùng với cái chết vây bủa bốn bề như trường hợp của mẹ đây, mẹ chỉ ngồi đó niệm Phật với duy một niềm xác tín ở Phật không thôi mà sự sống được bảo tồn nguyên vẹn. Có một kẽ hở mong manh hiếm hoi nào giữa ṿng vây của cái chết và một năng lực nhiệm mầu nào đẩy mẹ vào ngay đó cho phép lạ có thể xuất hiện? Trong cảm nghiệm sâu xa ở mẹ, tôi nhận ra một điều: trong biển nghiệp mênh mang này, ở đâu mà không có nguyện lực của chư Phật, Bồ Tát, của những trái tim thuần khiết nguyện sống v́ đời! Và, một niềm xác tín mạnh mẽ có thể xô dạt lớp lớp sóng nghiệp để ta đi vào ngay trong biển nguyện lực đó - điều mà những đầu óc say mê lư giải với những ǵ gọi là xác thực của đời sống hư ảo này không thể làm được.
Chiến tranh triền miên. Không ai sống chỉ để đợi chờ phép lạ. Tôi t́m cách đưa mẹ vào Sài G̣n. Phải nói là t́m cách bởi v́ với mẹ lúc đó, h́nh như không thể tưởng ra được có một đời sống nào của mẹ ngoài mảnh đất quê nhà mà những nấm mộ của tổ tiên bao đời c̣n đó và họ hàng ngày nay c̣n đó. Dù đói lạnh đến mấy. Dù chết chóc ŕnh rập đêm ngày. Và dù cho những đứa con trai của mẹ có sống ở phương nào. Cuối cùng th́ mẹ cũng vào Sài G̣n. Nhưng chỉ được vài hôm. Không ai cầm ḷng nổi khi thấy mẹ ngồi ăn mà chén cơm chỉ chan toàn nước mắt. Mẹ đ̣i về mặc cho bom đạn có gieo rắc chết chóc đêm ngày ở đó. Mẹ đă chẳng màng chi đến sự an toàn của bản thân th́ sá ǵ những tiện nghi cho một đời sống ở Sài G̣n mà có thể cầm chân mẹ được. Thế rồi, mẹ về. Mẹ về để sống với mảnh đất quê cha đất tổ, với cháu con họ hàng c̣n sống sót ở đó. Mẹ về để trọn nghĩa thủy chung với ông bà, và với cha đă nằm xuống trước.
Chỉ đến sau 1975, họ hàng con cháu bỏ làng ra đi t́m sự sống cho lớp trẻ mai sau, mẹ mới đành theo con cháu mà đi vào Nam. Cũng một nỗi buồn trĩu đầy trong mắt mẹ. Cũng những ngày ăn cơm với nước mắt chan ḥa. Xa làng. Xa xóm. Xa nấm mộ tổ tiên ông bà. Mẹ héo hắt với những giọt lệ của tuổi già. Nhưng rồi, với con với cháu, mẹ dần nguôi ngoai. Mẹ không đ̣i về nữa. Mẹ dấu kín nỗi buồn tận đáy ḷng cho cháu con c̣n có chút niềm vui. Mẹ t́m nguồn an ủi cho riêng mẹ trong câu niệm Phật đêm ngày.
Mẹ thâm tín Tam Bảo đâu như từ thuở nào c̣n nhỏ chưa lấy chồng. Tôi chỉ biết, niềm tin của mẹ sâu đến không ǵ lay chuyển mà lại cực kỳ đơn thuần. Tin Phật th́ mẹ niệm Phật, th́ đừng sát sanh hại vật, đừng làm điều bậy bạ cho Phật quở. Tin Phật th́ thấy ai mặc chiếc áo tu của Phật - không kể lớn nhỏ, già trẻ hay tu kiểu ǵ - mẹ cũng chỉ một ḷng hết mực cung kính. Thấy ai đó nói ǵ về một người tu th́ mẹ gọi con cháu rầy ngay "đừng nghe theo người ta nói bậy mà tội chết." Cực kỳ đơn thuần như vậy. Có lần, thấy mẹ cung kính với một chú mới tu, có người bảo "mệ đừng làm vậy v́ chú c̣n nhỏ" th́ mẹ bảo "Dạ... th́ bây chừ chú c̣n nhỏ nhưng mai sau chú tu chú cũng thành thầy, thành Phật vậy." Mẹ vốn không biết đọc kinh, không học hỏi đạo lư. Nhưng mẹ sống với Phật và với chỉ một câu niệm Phật cho cả một đời thôi mà nh́n ai tu, mẹ cũng thấy ở người đó, một vị Phật đang thành, sẽ thành. Có lẽ, cái tâm cực thuần của mẹ cho mẹ thấy ra như vậy chứ mẹ nào có biết, đó chính là cái thấy của Bồ Tát; và người tu đạo, học đạo trọn đời cũng chỉ để làm sao có được cái thấy như vậy mà thôi.
Cái tâm đơn thuần. Cái sống của mẹ cũng đơn thuần rất mực. Cả đời, mẹ chẳng biết xa hoa là ǵ. Có thể, đó là do cái nghèo đă đeo đẳng mẹ suốt đời. Nhưng không hẳn vậy. Không biết thuở nhỏ và sau này, từ khi tôi bỏ xứ ra đi, mẹ ra sao. Chứ trong những tháng ngày ít ỏi sống với mẹ - hoặc tôi không nhớ - như chưa bao giờ tôi thấy mẹ mặc một chiếc áo dài nào khác ngoài chiếc áo dài màu xanh lam. Chiếc áo đó, mẹ mặc để ngồi niệm Phật, để đi lễ chùa. Cũng chiếc áo đó, mẹ mặc mỗi khi kỵ giỗ, hội họp bà con hoặc phải đi đâu. Trong khi, đâu phải là mẹ không có những chiếc áo dài khác. Phấn son th́ chắc là chuyện không bao giờ có với mẹ. C̣n cái ăn cái uống của mẹ, không kể những năm tháng đói lạnh, th́ chẳng khác ǵ của một ông thầy tu ở núi ngày xưa. Không cao lương mỹ vị đă đành, mà thảng hoặc, bữa nào có miếng cá miếng thịt, mẹ cũng chỉ chan một chút nước cho những người chung quanh khỏi buồn mà thôi. Một dĩa rau với chén nước chấm là như đă quá đủ cho mẹ, ngay cả sau này khi có điều kiện để ăn ngon hơn.
Từ bao giờ, mẹ chẳng có của cải riêng - hay có mà mẹ đă cho hết các chị em tôi khi đi lấy chồng rồi, tôi không biết. C̣n bây giờ, kể từ khi đi vào sống ở Nam, th́ mẹ thực sự chẳng có ǵ gọi là của mẹ. Chẳng nhà cửa. Chẳng ruộng nương vườn tược. Có chăng, là những nấm mộ của ông bà nội ngoại và của ba tôi ở tận quê nhà Quảng Trị mà mỗi năm, dù già yếu (năm nay đă 90 tuổi) mẹ vẫn về để thăm viếng và tự tay chăm sóc.
Trước đây th́ thỉnh thoảng, sau này đều đặn hơn, mỗi năm hai lần, tôi gởi quà và ít tiền về dâng mẹ. Nhiều người quen qua đây nói, quà th́ mẹ chỉ giữ lại chai dầu xanh và ít thứ thuốc cần dùng những khi trái gió trở trời; c̣n th́ đem cho hết các con, các cháu. Tiền th́ mẹ để một phần đem cúng dường các chùa, một phần th́ san sẻ cho "đứa nào" trong các con, cháu bị sa cơ túng thiếu, và một phần khác nữa th́ để bố thí cho những kẻ nghèo khó quanh ḿnh và đóng góp việc làng, việc họ. C̣n riêng mẹ, mẹ nào có biết tiêu ǵ cho mẹ đâu.
Mấy năm trước, tôi muốn mẹ về ở một ngôi chùa nào đó để "gần" với cảnh Phật hơn. Sư cụ Tuệ Đăng, quư Thầy Huệ Minh, Phước Trí, Đạt Đức... đều sẵn ḷng mong và dành chỗ cho mẹ về ở. Nhưng mẹ không chịu, ngại làm phiền quư Thầy, quư chú mà tội; lại v́ không nỡ xa con cháu. Thôi th́, tôi nghĩ, mẹ đă ở với Phật ngày đêm; chỉ c̣n chút "nợ" với con cháu để an ủi tuổi già nên thôi, không tính chuyện để mẹ lên chùa ở nữa.
Mẹ vốn không học. Chữ nghĩa Thánh Hiền với mẹ là một cái ǵ cao xa vời vợi. Suốt đời, mẹ lặng lẽ sống, không bao giờ bàn chuyện thế sự, thị phi của ai đến độ tôi tưởng như mẹ không biết chuyện ǵ trên đời này cả. Ngay với tôi, trong những lúc dầu sôi lửa bỏng của cái thời "Phật Giáo đấu tranh", mẹ có nghe người ta nói tới đấy. Nhưng khi gặp, mẹ cũng chẳng bao giờ hỏi han để coi sự thế đi về đâu, trong đó có con của mẹ. Mẹ chỉ thắp nhang mỗi sớm tối để cầu nguyện mà thôi. Thảng hoặc, có la rầy con cháu th́ cũng chỉ một lời. Và cái lời gần như duy nhất mà tôi nghe được nhiều lần là "làm người th́ lo tu thân vi bổn, nghe con!" Bốn chữ "tu thân vi bổn" ở ai th́ nghe sách vở văn hoa nhưng ở mẹ sao tự nhiên như hơi thở, như cái ăn phải có để sống, nhẹ nhàng mà trầm thống chi lạ. Có lẽ, đó là chữ nghĩa Thánh Hiền duy nhất trong đầu mẹ mà tôi được biết.
C̣n chuyện dựng vợ gả chồng cho các anh chị em của tôi, tôi không biết trong âm thầm mẹ lo như thế nào. Chỉ biết có một lần, tôi nghe mẹ dặn ḍ với một ai trong số mà tôi không c̣n nhớ "Này con, con mà thương ai th́ đừng bỏ người ta mà tội chết nghe con!" Hỡi ơi! Cái tâm cực thuần cho mẹ nh́n ai cũng thấy Phật, cũng thấy là quư để chẳng nghĩ đến "người ta" là xấu hay tốt mà chỉ sợ "người ta" khổ mà con ḿnh nên tội. Những quan niệm, lề thói suy nghĩ, toan tính của thế hệ những người như mẹ như để dành cho ai khác. C̣n mẹ th́ như chỉ nghĩ đến cái tội, cái phước để mong con ḿnh sống làm sao cho Phật Trời đừng bắt tội là đủ.
Đă 18 năm rồi tôi bỏ xứ ra đi, xa mẹ. Mười tám năm. Thời gian như cơn gió chiều hun hút, nào biết thổi về đâu! Mười tám năm. Gần một phần tư của đời người. Tôi biết, mười tám năm mẹ trông ngóng từng giờ, tôi về. Những lúc sau này, hẹn trước, tôi gọi điện thoại để mẹ con nghe được tiếng nói của nhau. Và lần nào cũng như lần nào, mẹ chỉ hỏi một câu: "Chừng nào thầy về cho mẹ chộ một chút." Tôi điếng người mà nói với mẹ: "Dạ... sớm muộn ǵ rồi con cũng về. Mệ niệm Phật nghe." Rồi thôi. Mẹ không nói ǵ thêm nữa. Tôi cũng chẳng c̣n biết nói ǵ thêm nữa cho mẹ an tâm. Lại cũng khi nào, có người về thăm, gặp mẹ sang đây cũng chỉ một lời nhắn nhủ đó của mẹ cho tôi.
Chừng nào th́ thầy về cho mệ chộ một chút! Chừng nào! Đă rất nhiều khi, tôi muốn bỏ hết tất cả nơi đây để trở về với mẹ - không phải chỉ để mẹ "chộ một chút" mà là để sống với mẹ những ngày cuối cùng của đời mẹ. Tôi chỉ muốn được làm một người con chăm sóc mẹ ḿnh như bất cứ một người con nào khác trên đời. Mấy năm trước, có Phật sự ở Thái Lan, nghĩ đến khoảng cách chưa đầy một giờ máy bay, tôi đă muốn về thăm mẹ. Nhưng rồi, chẳng phải v́ lư do bên ngoài nào mà chỉ v́, nghĩ đến mẹ, nghĩ đến ḿnh phải sống làm người chân thật, ngay thẳng không được quanh co dối trá với ai chuyện ǵ như ḷng mẹ mong muốn mà tôi đă ngậm ḷng không về.
Mười tám năm. Tôi từng ôm mộng đi giữa đời, sống cho một chút hoài vọng nào đó với cả tấm ḷng mà nh́n lại, lại chỉ thấy một cơi mù bay. Tôi đă ở bên lề những tṛ chơi của triết lư, văn chương, của những nỗi khổ siêu h́nh nào mà một thời tâm thức tôi thường vẽ ra; ở bên lề cả những tṛ chơi với đủ thứ pháp tướng ít nhiều dính dáng tới Phật giáo trong cơn hỗn mang của thế sự như phù vân lai khứ này. Nhưng trong "nỗi riêng, riêng cả đến t́nh chung" đó, tôi đă luôn có mẹ trong tôi như có Phật trong tôi. Để cho tôi lớn lên được giữa thời ngữa nghiêng này của thế đạo nhân tâm trong từng bước đi quyết định của đời ḿnh. Để nuôi dưỡng tấm ḷng tôi với Đạo, với quê nghèo và với những kẻ bất hạnh trên đời. Tôi mà có làm được chút ǵ cho ai bớt khổ thêm vui trong suốt cuộc đời này, dù nhỏ như cây kim, cọng cỏ th́ đó cũng là v́ có mẹ trong tôi như có Phật trong tôi mà thôi. Và v́ vậy mà tôi biết, sẽ có một ngày, tôi bỏ lại tất cả nơi đây để về với mẹ. Tôi chỉ xin lạy Phật ngàn lạy, vạn lạy mà cầu cho ngày đó đến trước khi quá muộn.
Mùa An Cư 1998, Houston, Texas
viết để dâng mẹ và để cho những con cháu của mẹ.
Nguyên Hạnh
oOo
VÀI Ư NGHĨ NHỎ VỀ CƠN THỬ THÁCH HIỆN NAY CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM Ở HOA KỲ
Việt Nam và Hoa Kỳ là hai môi trường xă hội sinh hoạt khác biệt. Sự khác biệt ấy không chỉ ở trên bề mặt của đời sống mà c̣n sâu xa hơn, ở ngay bản chất văn hóa của xă hội - yếu tố định tính cho mọi cảm quan suy nghĩ và thái độ hành xử của con người trong cuộc sống. Chính v́ vậy, ngay nơi mỗi con người Việt Nam, mỗi gia đ́nh và cộng đồng Việt Nam ở đây như luôn luôn có một "cuộc nội chiến" dai dẳng, khi âm ỷ thầm lặng, khi bùng nổ thành thảm kịch giữa cũ và mới, già và trẻ, giữa truyền thống và tân thời, bảo thủ và tiến bộ, giữa gốc rễ quá khứ (là Việt Nam) và đời sống hiện tại (là Hoa Kỳ). Thật không dễ dàng cho một sự ḥa điệu giữa những khác biệt này. Đó cũng chính là cơn thử thách lớn hiện nay cho Phật Giáo ở Hoa Kỳ - hiểu như một tôn giáo đến từ phương Đông mà cụ thể với chúng ta là Phật giáo Việt Nam - cơn thử thách có tính cách quyết định cho sự tồn tại và phát triển của nó.
Là một xứ sở kết hợp bởi nhiều chủng tộc, nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác biệt, người ta vẫn thường ví von Hoa Kỳ như một melting-pot, hay đúng hơn như một salad bar. Ở đó, mặc dầu Phật giáo đă và đang ảnh hưởng ngày một sâu rộng trong các lănh vực sinh hoạt trí thức, trong các đại học và các giới văn nghệ sĩ; và mặc dầu, đă và đang có nhiều người Mỹ đến với Đạo Phật, thành khẩn dâng hiến cả tâm hồn và đời sống của họ cho mục đích t́m Đạo, t́m sự hiểu biết và giải thoát nhưng với đại đa số quần chúng, Phật giáo vẫn c̣n là một tôn giáo xa lạ; và v́ vậy, rất dễ bị hiểu lầm; thậm chí dễ bị xem như một tà phái (cult) bên cạnh hàng trăm những tà phái khác. Phải thành thực mà nói, chúng ta chưa mở rộng được cánh cửa của Phật giáo Việt Nam để có được sự tiếp cận ḥa hợp tối thiểu và cần thiết với quần chúng và xă hội Hoa Kỳ. Ngoại trừ những khuôn mặt hhiếm hoi như Đức Đạt Lai Lạt Ma, Thiền Sư Nhất Hạnh..., một số lớn cộng đồng Phật giáo đến từ phương Đông vẫn c̣n đang rất khép kín trong lề lối sinh hoạt của ḿnh và đang phải ṃ mẫm để làm quen với khí hậu văn hóa ở đây. Tương lai, cánh cửa có thể mở rộng hơn nhưng nếu được vậy th́ đây vẫn là một tiến tŕnh rất chậm chạp.
Có nhiều lư do để giải thích cho t́nh trạng trên. Có thể là do các tổ chức và cơ sở Phật giáo nghèo nàn phương tiện và vật chất trong một xă hội mà vật chất là ưu thế. Có thể là do các tổ chức Phật giáo thiếu kinh nghiệm tổ chức trong một guồng máy mà kỹ thuật tổ chức (organizational skills) là một yếu tố then chốt cho mọi sự phát triển và thành công. Cũng có thể là do – và đây là lư do quan trọng nhất theo chúng tôi – các tổ chức Phật giáo chưa vận dụng được khả năng thích ứng của ḿnh trong một môi trường văn hóa, tâm lư và xă hội hoàn toàn khác biệt với truyền thống đă đào luyện nên chúng. Dù lư do nào th́ t́nh trạng trên đây cũng đặt ra những vấn đề nghiêm trọng mà Phật giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ phải đương đầu - không phải chỉ với xă hội Hoa Kỳ mà c̣n cả với quần chúng Việt Nam trong cộng đồng của ḿnh.
Nuôi cây trồng đất mới bằng các chất liệu cũ
Những h́nh thức nghi lễ và nếp sống tín ngưỡng có tính cách truyền thống mà các cộng đồng Phật giáo đang cố gắng duy tŕ ở nhiều mức độ khác nhau ngày càng tỏ ra không thích hợp với nhu cầu tâm lư và tâm linh của con người ở đây, ngày càng làm cho Phật giáo trở nên một thứ cổ vật (obsolete) thay v́ phải là một Đạo Phật sống động cho con người hiện sinh như chính bản chất của nó. Đây là điều tự nhiên dễ hiểu. Những h́nh thức nghi lễ và nếp sống tín ngưỡng ấy là sản phẩm tinh thần của một thời rất xa, rất khác với bây-giờ-và-ở-đây, của một xă hội nông nghiệp mà ở đó, con người sống với ruộng vườn, không bị máy móc ngự trị đến phải đánh mất cái sinh thú nhàn hạ như cái xă hội công nghiệp với những con người của thành thị đang ngày đêm phải chạy theo tốc độ ở đây. Nếp sinh hoạt thay đổi theo sự thay đổi của tính chất xă hội cũng làm thay đổi luôn mọi cảm quan, nhân thức và các nhu cầu tâm sinh lư của con người. Hẳn nhiên, một tôn giáo của Trí Tuệ không thể nhắm mắt đi theo dục vọng u mê của con người, không thể chạy đuổi theo cái khuynh hướng hưởng thụ tiện nghi và sống bằng những khẩu hiệu quảng cáo nặng chất thương măi cả trong việc truyền bá giáo lư như một số lớn các tổ chức tôn giáo ở đây. Bởi v́, làm như thế th́ chỉ là đi t́m một sự thỏa hiệp dễ dăi giữa tôn giáo và dục vọng, chỉ là thế-tục-hóa tôn giáo, sa-đọa hóa tinh thần con người. Đó không phải là thích nghi, thích ứng theo cái nghĩa "tùy duyên", "tùy thuận" hiểu như là sự vận dụng những phương tiện thiện xảo để chuyển hóa dục vọng con người. Thử đặt vào một trường hợp b́nh thường để dễ thấy ra vấn đề một cách b́nh thường: Một thanh niên ngày nay, không bị bệnh hoạn và khủng hoảng ǵ đặc biệt, tin Phật theo truyền thống gia đ́nh, đến chùa dự một buổi lễ Phật b́nh thường. Người đó sẽ cảm nhận được ǵ với khung cảnh đầy mầu sắc hỗn tạp và với những lời kinh tụng khó hiểu? Người đó thấy ḿnh gần gũi, gắn bó hay thấy ḿnh xa cách, lạc lơng? Cái kinh nghiệm tôn giáo bước đầu nào mà một buổi lễ như thế có thể mang đến cho anh ta?
Thật là nông nỗi sai lầm nếu v́ đó (như trường hợp của người thanh niên này) mà ta vội vàng chối bỏ truyền thống, chối bỏ những h́nh thức nghi lễ và nếp sống tín ngưỡng có tính cách truyền thống. Nhưng cũng thật là bảo thủ đến cố chấp nếu ta chỉ biết nhắm mắt theo truyền thống (một thứ truyền thống bị pha tạp đến độ phản lại cả tinh thần trong sáng của giáo lư Phật Đà) để không một chút quan tâm đến cảm quan và các nhu cầu tâm lư và tâm linh của con người ở-đây-và-bây-giờ nếu ta hiểu Phật giáo trước hết như là một phương pháp chuyển hóa con người. Chặt gốc rễ th́ cây không sống được. Nhưng nuôi cây bằng các chất liệu cũ không hợp với thủy thổ mới th́ cây không tươi tốt được đă đành mà gốc rễ cũng sẽ chết dần đi thôi.
Óc sùng bái thời thượng
Chủ nghĩa duy vật chất và kỹ thuật, óc sùng bái văn minh Âu Mỹ do bởi sức mạnh kinh tế và chính trị của nó dễ khiến cho người Phật tử Việt Nam (và cả Á Đông) ở Mỹ – nhất là giới trẻ - nh́n Phật Giáo như là một tôn giáo hủ lậu, mê tín dị đoan, thiếu văn minh, tiến bộ trong khi với một thiểu số người Mỹ hiểu được Phật giáo th́ lại ngạc nhiên mà thấy Phật giáo đúng là một tôn giáo của Trí Tuệ, chứa đựng những tư tưởng hết sức tiến bộ, văn minh, đi trước cả những khám phá của khoa học tân tiến nhất - một điều rất hiếm thấy trong các nội dung tư tưởng của các tôn giáo và đạo lư Tây phương. Hiện tượng hai chiều có tính cách đối nghịch này có ư nghĩa rất lớn và đáng được đánh giá một cách nghiêm chỉnh. Tiếc thay, người Phật tử Việt Nam, dễ dăi trong niềm tin của ḿnh, hiếm có người quan tâm để thấy được ư nghĩa của nó. Có lẽ, người Phật tử Việt Nam ở một thời gian dài đă qua, không có nhiều cơ hội để học hỏi giáo lư, để hiểu Đạo và sống Đạo mà chỉ tin Đạo như bất cứ một thứ "tín ngưỡng hữu thần" nào khác theo kiểu "xưa bày nay vậy"; đến khi sống ở xứ này, chóa mắt trước cái vẻ hào nhoáng bên ngoài của nó, vội thấy những h́nh thức của tín ngưỡng ḿnh theo trở nên lỗi thời, quê mùa, hũ lậu. Trong khi đó, giới trí thức Âu Mỹ - ngoại trừ những kẻ "canh gác Phật giáo như canh gác một kẻ thù" - có cơ hội và điều kiện hơn để học hỏi và tiếp xúc trực tiếp với kinh điển Phật giáo; và v́ vậy, dễ thấy được Phật giáo như một nguồn suối của Trí Tuệ và Tâm Linh. Cũng có lẽ, do v́ va chạm nhiều với những thực tế tiêu cực, nhiều khi cay đắng đến phũ phàng của sinh hoạt các tổ chức Phật giáo đă qua ở Việt Nam và hiện nay ở hải ngoại giữa những hoàn cảnh ngỗn ngang của thời thế mà người Phật tử Việt Nam không tránh được cái mặc cảm tự ty và tâm trạng hoang mang về tôn giáo của ḿnh so với cái vẻ sang trọng bề ngoài của các tổ chức và sinh hoạt tôn giáo ở đây. Trong khi đó, giới trí thức Âu Mỹ, trưởng thành trong truyền thống tôn giáo của họ lại va chạm với những tín điều thiếu Trí Tuệ và thực tế lịch sử nhiều khi tàn bạo đến khó có thể chấp nhận được của các tôn giáo Tây phương nên dễ dàng hơn trong suy nghĩ và nhận định về Phật giáo. Cũng rất có lẽ, do bởi khuynh hướng đi theo những quyền lực thế tục mà Phật giáo vốn không có nên người Phật tử Việt Nam dễ dàng bỏ Đạo để đi theo tôn giáo mới mà lịch sử của nó cho đến bây giờ đă luôn luôn chứng tỏ là một thế lực đáng kể trong mọi lănh vực sinh hoạt chính trị, kinh tế, xă hội.. ...
Trong mặc cảm tự ti, những con người không quá khứ
Những vấn nạn thực tế trên đây đưa đến hậu quả là, giới trẻ Việt Nam vốn lớn lên trong truyền thống Phật giáo ngày càng xa cách Đạo, xa cách với các môi trường sinh hoạt Phật Giáo trong khi các tôn giáo khác lại hết sức t́m cách cám dỗ họ; và do nhu cầu liên hệ với môi trường sống chung quanh (bạn học, bạn đồng nghiệp, người phối ngẫu...) càng dễ khiến họ chối bỏ căn cước tinh thần và tôn giáo của ḿnh. Sự chối bỏ này, đứng trên quan điểm Phật giáo như một tôn giáo của Trí Tuệ, của sự thức tỉnh, không cần t́m sức mạnh ở số đông người theo có thể chẳng phải là điều đáng bận quan tâm. Nhưng trên quan điển nhân văn và xă hội, chúng ta không thể không quan tâm đến những hệ quả của nó. Đó là cảm thức bơ vơ, lạc lơng v́ mất gốc rễ, là những rối loạn tâm lư đưa tới những bệnh hoạn tâm thần ở nơi những người trẻ này kéo theo những xung đột, khủng hoảng trong đời sống gia đ́nh của họ. Một con người sống không quá khứ rất dễ trở thành một con người sống không tương lai. Và v́ vậy, họ dễ dàng bị xô đẩy nhanh chóng vào cuộc sống sa đọa, ch́m đắm vào ma túy và rượu và những h́nh thái bạo hành khác theo bản năng dục vọng không giới hạn của con người. Nó tạo nên những vấn đề gia đ́nh và xă hội phức tạp, rắc rối giữa một xă hội rộng lớn mà nền văn hóa của nó cũng đang phải đương đầu với nhiều khủng hoảng tâm lư và xă hội rối rắm. Cứ nh́n vào các cộng đồng thiểu số ở các xă hội Âu Mỹ, hầu hết các vấn đề nảy sinh ở đó là do các thành phần không có ư thức về truyền thống quá khứ của họ. Điều này cũng rơ rệt ở giới trẻ Việt Nam đang "nổi loạn" trong xă hội này. Không có ư thức về gốc rễ tôn giáo và gia đ́nh, về văn hóa của giống ṇi, những người trẻ ấy sống không ngày mai, không lư tưởng, sống bất cần đời, bất cần các giá trị đạo lư nhân văn và xă hội, sống nổi loạn với cái hiện tại ngập tràn những điều vô nghĩa. Tổ chức Phật giáo bị thiệt tḥi, mất mát có thể không thành vấn đề. Nhưng sự đau khổ của con người kéo theo những thảm kịch cá nhân, gia đ́nh và xă hội là điều không thể không nghĩ tới. Và ở điều này, khả năng đối trị, chuyển hóa đau khổ của Phật giáo là một sự thử thách cần thiết đáng được quan tâm. Khi mà giới trí thức Âu Mỹ ngày càng t́m về Đông phương - đặc biệt của Phật giáo - để mong thiết lập một nền tảng quân b́nh cho tâm hồn và đời sống mà nền văn minh vật chất kỹ thuật đă lấy mất đi của con người th́ người Phật tử Việt Nam sao lại phải mang mặc cảm tự ti trước sức mạnh của nền văn minh vật chất kỹ thuật Tây phương?
Ánh sáng đến từ phương Đông
Người Phật tử Việt Nam có đủ lư do để trân trọng cái gia tài tôn giáo và đạo lư của ḿnh. Bởi v́, giữa tất cả những đổ vỡ của tâm hồn và đời sống con người hiện nay, Phật giáo đă hiện ra như một tôn giáo duy nhất - khác biệt với tất cả những tôn giáo khác – cung ứng được cho con người những phương pháp đối trị và chuyển hóa đau khổ. Không phải là ngẫu nhiên mà Phật giáo, trong khi chẳng là ǵ hết trên các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, xă hội ở xứ Mỹ này; các tổ chức Phật giáo lại càng chẳng là ǵ hết nếu so sánh với tổ chức của các tôn giáo khác nhưng điều kỳ diệu là, Phật giáo lại ảnh hưởng thâm trầm lên hầu hết các hoạt động trí thức của Mỹ, từ bầu khí học thuật nghiêm chỉnh trong các đại học đến các sinh hoạt nghệ thuật; từ triết học, tâm lư học, văn chương đến các ngành khoa học... Đó là bởi, không phải do tuyên truyền quảng cáo, không phải do quyền lực chính trị, kinh tế mà là do các giá trị nằm ngay ở tự thân của Phật giáo. Tinh thần bao dung, ḥa b́nh, bất bạo; tính cách thực tiễn, không cực đoan trong nhận thức và hành động; những tri kiến như thực về bản chất của con người và vũ trụ và của các hiện tượng tâm lư, sinh lư, vật lư; nếp sống theo năm giới và tám con đường chánh...; và thiết thực hơn nữa, những phương pháp đối trị và chuyển hóa tâm thức ngay từ cội rễ của chúng là những ǵ mà Đạo Phật đă mang đến cho Tây phương và là những ǵ mà Tây phương ngày nay đang cần hơn bao giờ.
Gia tài của chúng ta có đó. Nhưng sử dụng được gia tài, sử dụng được những đạo lư và phương pháp đó một cách có hiệu quả hay không là tùy thuộc vào sự vận dụng của chúng ta trong những hoàn cảnh khác biệt. Đó chính là vấn đề làm thế nào để Phật giáo không đánh mất yếu tính của ḿnh trong khi vẫn thích ứng với căn cơ và đáp ứng được nhu cầu của con người thời đại. Cụ thể, đó là vấn đề, Phật giáo phải được hoạt dụng thế nào để không trở thành một "kẻ lạ" với nền văn hóa vật chất kỹ thuật mà dù muốn dù không, Phật giáo cũng phải đối diện và tiếp cận trong khi làm công việc đối trị và chuyển hóa của nó.
Nghĩ gần rồi lại nghĩ xa...
Trên một b́nh diện rộng lớn hơn, vấn đề đặt ra trên đây cho các cộng đồng Phật giáo Á Đông ở Âu Mỹ, sớm hay muộn cũng sẽ là vấn đề đặt ra ngay ở các quốc gia Á Đông – trong đó có Việt Nam. Bởi v́, Việt Nam và các quốc gia Á Đông vốn có một nền văn hóa Phật giáo lâu đời này đă và đang phải tiếp cận ngày một nặng nề hơn với sức mạnh đầy cám dỗ của văn hóa Tây phương và đang đẩy con người ở những xứ sở Phật giáo lâu đời này đến t́nh trạng vật hóa sa đọa, dù là với một tốc độ chậm hơn. Những hậu quả đang thấy được trong các cộng đồng Phật giáo Á Đông ở Âu Mỹ chắc chắn cũng là hậu quả đang và sẽ có ở ngay các quốc gia từng là quê hương của Phật giáo. Thái Lan là một ví dụ. Đă từ bao đời, Thái Lan là một quốc gia Phật giáo; và chắc chắn cũng sẽ c̣n là một quốc gia Phật giáo đó. Nhưng cái gốc rễ Phật giáo lâu đời ấy đang rạn nứt do sự va chạm với cơn gió dữ vật dục Tây phương. Cuộc canh tân xứ sở theo khuôn mẫu Tây phương của hai thập niên qua đă làm biến đổi bộ mặt của các thành phố lớn ở đây, đă tạo nên nhiều những h́nh ảnh mà người ta gọi là phát triển, văn minh, những cao ốc khách sạn, cửa hàng..., những cảnh sống ăn chơi của những người dư tiền lắm của nhưng đồng thời cũng đă và đang đưa đến nhiều khủng hoảng trầm trọng cho con người và xă hội Thái. Ánh đèn của phố thị văn minh trong khi không rọi sáng tới những cảnh đời tăm tối của người dân quê và ngay cả của một đa số sống cơ cực ở các thành phố; th́ đồng thời, lại tạo ra nhiều tệ trạng và tội ác xă hội trở thành vấn nạn đến gần như vô phương cứu chữa mà căn bản sâu xa là v́ nó kích động những dục vọng mù quáng đến độ ở một số đông người, tiền bạc và hưởng thụ trở thành một thứ giá trị tuyệt đối làm mờ hẳn các giá trị đạo đức, tôn giáo vốn là gốc rễ lâu đời của dân tộc Thái. Phật giáo như một tôn giáo của Trí Tuệ có khả năng đối trị t́nh trạng bệnh hoạn của tâm thức và chuyển hóa dục vọng của con người đối diện với nền văn hóa lấy dục vọng làm động cơ thúc đẩy chắc hẳn sẽ đặt ra những thử thách lớn lao cho những người có trách nhiệm với Phật giáo.
Để mở ra cánh cửa tương lai
Trong viễn tượng đó, một nỗ lực nghiên cứu, t́m hiểu các vấn đề của người Phật tử – đặc biệt là của tuổi trẻ Phật giáo – trong các cộng đồng Phật giáo ở đây là một việc làm nên được nghĩ tới. Một nỗ lực như vậy, nếu được thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả sẽ cho được những câu trả lời về nột số những khủnh hoảng trong các cộng đồng Phật giáo như t́nh trạng mất niềm tin và các hiện tượng bỏ đạo, như những tác động tiêu cực của thời thế trên những sinh hoạt của người Phật tử kéo theo những mâu thuẫn có tính cách đối kháng trong các cộng đồng Phật giáo, như cảm quan và các nhu cầu tinh thần của người Phật tử trong cuộc sống hằng ngày... Đó chính là công việc chẩn bệnh để t́m hiểu bệnh trạng trước khi cho thuốc. Nó sẽ giúp xây dựng cơ sở lư thuyết cho viêc thiết định các chiều hướng sinh hoạt và nội dung phương pháp giáo dục và truyền bá Phật giáo. Nó sẽ đóng góp vào việc chuẩn bị khả năng thích ứng của Phật giáo trước một thế giới thay đổi nhanh chóng; và góp phần chứng tỏ khả năng đối trị và chuyển hóa của Phật giáo trước những đỗ vỡ của tâm hồn và đời sống như hậu quả không tránh được của nền văn hóa vật chất kỹ thuật Tây phương. Đó cũng chính là bước đầu nghiêm chỉnh cho việc mở rộng cánh cửa của Phật giáo để Phật giáo không trở thành "đồ xưa","kẻ lạ" với con người và xă hội ngày nay.
Thích Nguyên Hạnh