THÍCH NHẬT TRÍ

 

 

 

 

Thế danh Trần Anh Khôi.

Bút hiệu khác: Huyền Vũ.

Xuất gia từ nhỏ.

Vượt biên và định cư tại Canada vào cuối thập niên 1980.

Tổng Thư Kư Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHN/Canada

Phụ tá Chánh Văn Pḥng GHPGVNTN Hoa Kỳ.

Khai sơn, trú tŕ Chùa Pháp Vũ, Florida, Hoa Kỳ.

 

Chủ biên trang mạng Phật Giáo: www.phapvucenter.com

Có thơ và tiểu luận đăng trên các báo và trang mạng điện toán toàn cầu Phật Giáo như Pháp Vân, Hải Triều Âm, Chánh Pháp.

 

Tự thuật:

 

Mấy độ khổ vui nên gia đ́nh luôn trôi nổi
thời loạn lạc chạy giặc, mẹ cha mang qua nhiều họ
chừ th́ chẳng biết t́m đâu ra danh tánh cha ông...
lúc vượt biên t́m lẽ sống với giả danh Khôi Anh Trần.

Thời "Xuất gia học đạo" tự thuở c̣n là tấm bé
Nhật Trí trải mấy mươi năm tên ấy vẫn thường gọi
xưa 'nhà', 'chùa' nghèo nên sở học kể chẳng ra chi
lớn lên phải chịu 'thăng trầm' nổi trôi theo vận nước
định cư xứ người lâu, chẳng có một mảnh bằng

Lập chùa nhưng không tŕ chí quyết một ḷng giữ
ba bận xuống lên vinh nhục hẳn đă có thừa
bôn ba hội họp thường niên... bao nhiêu bận
chừ ngồi cười khan thành tiếng khóc dưới mưa sa.

 

 

a

 

 

 

TRUY NIỆM THÂM ÂN

 

 

 

Kính bạch giác linh Thầy,

Hôm nay tại đạo tràng chùa Pháp Vũ, trước chân dung Giác Linh Thầy, con xin cúi đầu đảnh lễ, ngưỡng nguyện Giác Linh Thầy từ bi chứng giám.

 

Kính bạch Thầy,

Từ thuở lên bốn, cho đến hôm nay con đă đi qua được hơn nửa đời người. Đoạn đường ấy trải bao thăng trầm vinh nhục trong nẻo đạo cũng như nẻo đời qua ảnh hưởng của hoàn cảnh đất nước. Nhưng mỗi khi quay nh́n lại, con vẫn luôn cảm thấy có một khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong đời: đó là thời gian được gần gũi bên Thầy, được Thầy chăm chút săn sóc và dạy dỗ, lúc ngọt ngào như từ mẫu, lúc khắt khe như nghiêm phụ, dẫn con đi suốt thời ấu thơ cho đến khi chập chững bước vào tuổi trưởng thành.

 

T́nh Thầy-tṛ nơi chốn không-môn, không như t́nh phụ-tử ngoài thế tục. T́nh này, không biểu lộ bằng trách nhiệm hay một thứ nghiệp dĩ ràng buộc huyết thống, nhưng luôn gắn bó, dẫn dắt, khích lệ, sách tấn, bằng suốt cuộc đời, và vượt qua nhiều kiếp, trong sự soi sáng của nhân duyên Phật Pháp. Thế nên, Thầy luôn ở bên con, trong con, dù cách xa muôn dặm. Nơi nào con thực hành Phật Pháp, nơi đó con cảm nhận được sự hiện diện của Thầy. Qua cảm nhận như thế, có thể nói rằng, Thầy chưa bao giờ xa con, và con cũng chưa bao giờ rời khỏi Thầy.

Thế nhưng, khi được một pháp hữu từ quê nhà cho biết tin Thầy viên tịch, con như muốn quỵ xuống, tưởng chừng không gượng dậy được để xác minh thực tế rằng Thầy đă lên đường về Tây!

Nơi chốn ly hương, nửa đêm thanh vắng, một thân một ḿnh ở ngôi chùa mới lập c̣n bề bộn bao Phật sự phải lo, bỗng dưng con cảm thấy bơ vơ như trẻ mồ côi giữa chợ đời.

Nhiều năm nay, con đă không có cơ hội thân cận để hầu hạ Thầy. Nay Thầy ra đi, ḷng dạ con bồi hồi đau tiếc, lại chẳng biết làm sao để có thể thuận tiện về quê thọ tang.

Trong phút chốc, nhớ về h́nh bóng Thầy, trong con sống lại tất cả đoạn đường chập chững xuất gia.

Sớm hôm đi, đứng, nằm, ngồi, Thầy dạy từng hạnh, từng bước: Tỳ-ni, Sa-di, Oai-nghi, Cảnh-sách;

Sáng chiều học, tập, hành, tŕ, con theo mỗi chữ mỗi câu: Phổ Môn, Di Đà, Hồng Danh, Lăng nghiêm.

Chân chưa cứng, hạnh chưa tṛn, đă mong rời Thầy đi học phương xa

Tuổi trẻ hăng say, dấn thân con đường học vấn

Chọn sống ly hương, Thầy-tṛ từ đó xa măi

Nay ước được quỳ dưới chân Thầy lần cuối để lạy tạ thâm ân mà không gian dường xa thăm thẳm.

Đành gạt lệ, nơi chốn tha hương, thắp nén hương ḷng, mong Thầy từ bi liễu thứ.

Nhớ lời Thầy dặn:

Đi xa phải t́m bạn hiền, học tu cần nhất tinh chuyên

Phật sự không làm, uổng danh con ḍng Thích tử

Hạnh nguyện phải sâu mới đáng bậc đại trượng phu.

Đôi lời ngắn ngủi, Thầy đă trao con hành trang cho muôn vạn kiếp.

Thâm ân giáo dưỡng như thế, trời biển không thể sánh ngang.

Công hạnh của Thầy, con xin nguyện nối bước noi gương.

Từ nơi phương ngoại con thành tâm vọng bái

Tiễn đưa Thầy nhẹ bước Tây quy

Khứ-lai, xuất-nhập như chiêm bao mộng huyễn

Bất diệt, bất sinh, Thầy vượt khỏi tam-môn

Một dạ khắc ghi muôn vàn ân đức

Ba tiếng chuông ngân, xin tiễn biệt Thầy.

 

Nam mô Thới Long Đường Thượng, từ Lâm Tế chánh tông, tứ thập thế, húy Hồng Tứ, thượng Chơn hạ Từ, hiệu Tâm Tứ ḥa thượng bổn sư giác linh chứng minh.

 

 

oOo

 

 

 

T̀M VỀ

 

Sáng nay trời mưa nặng hạt
nghe ḷng dâng nỗi nhớ quê
xôn xao một đời rong ruỗi
thoáng đưa ước vọng t́m về

Quê xưa mẹ già mong mơi
mười năm cắt ruột chia rời
nửa đời mẹ theo vận nước
nửa c̣n lại những đầy vơi

Tháng năm dạn dày sương gió
tóc xanh chừ đă phai màu
ngồi đây con nh́n mưa đổ
mà nghe chung một niềm đau

Giọt buồn theo mưa nặng hạt
bàn tay ấm áp chung trà
nhiều đêm âm thầm tự hỏi...
th́ ra thật nhớ quê nhà!

Thuở chưa lọt ḷng đất nước
bắc nam đă cắt làm đôi
lớn lên chưa về phương bắc
mà thân biệt xứ đây rồi


Đớn đau bài học lịch sử
khi ngồi giở lại từng trang
dâng lên nỗi niềm chua xót...
chiến tranh là vốn bạo tàn!

Mưa rơi cho mềm nỗi nhớ
khô cằn mấy độ vườn thơ
đôi tay nhục nhằn ươm hạt
bây giờ chưa trọn ước mơ

Khổ qua ngoài giàn sai trái
ngồi trông thương khó ở quê....
xa hơn nửa ṿng trái đất
ngày mai quay gót trở về.


(Montréal, mạnh hạ Kỷ Măo 1999)

 

 

 

 

VÔ ĐỀ

 

Vũ trụ tương sinh, sinh diệt măi

khoảnh khắc đọng trong giọt sương mai

càn khôn không rộng như ta tưởng

mỗi niệm chưa từng nhớ rơ ai...

 

Thực tại không làm nơi trú ngụ

tương lai, dĩ văng, lá mùa thu

rơi rụng đầy sân, đôi tay mỏi

buông chổi, cười khan dưới sương mù!

 

 

 

NGỘ

 

Mơ màng nửa giấc chiêm bao

trong cơn mộng ấy thuở nào ngu ngơ

một ḿnh đứng giữa chơ vơ

giựt ḿnh cười lớn mây mờ đă xa!!! 

 

 

 

XIN VẪN ĐỢI CHỜ 

 

Không gian cách trở đường xa

nhiều năm cứ nhớ mẹ già vấn vương

ngày xưa c̣n đó con đường

thuở c̣n nhỏ dại mái trường mẹ đưa...

 

Một lần bên giấc nghỉ trưa

lén trèo trên nóc chùa đưa cánh diều

trận đ̣n thầy chỉ đánh yêu!

con nghe "tủi phận" hắt hiu nhớ nhà.

 

Bấy giờ Má chợt ghé qua

thấy thằng điệu nhỏ mắt sa lệ nḥe

Thầy rằng "dưới nắng trưa hè

con bà chẳng biết e dè thấp cao" !..

 

Bốn mươi năm lẻ là bao!

chừ th́ tóc bạc dạ nao nao buồn

buổi chiều nghe được tiếng chuông

Má ơi xin đợi, đừng buông... con về!