THÍCH TÂM CHÂU
Ḥa Thượng Thích Tâm Châu, thế danh Đoàn Văn Hoành, sinh trong nhà họ Đ̣an năm 1921 tại Ninh B́nh, Bắc phần, Việt Nam. Ngài nhập đạo năm 11 tuổi.
Qua những năm tháng tu học, lên các giới phẩm: Sa Di, Tỳ Khưu, Bồ Tát, Ngài đă đảm đương nhiều chức vụ trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và thế giới như: Thành viên sáng lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Huế năm 1951. Ủy viên Nghi Lễ, Hội Đồng Trị Sự Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam năm 1951. Phó Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc Việt Nam năm 1952. Chủ Tịch Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt tại Miền Nam năm 1955. Phó Chủ Tịch Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam năm 1956. Chủ Tịch Ủy Ban Liên Phái Phật Giáo Chống phim Sakya, đầu năm 1963. Chủ Tịch Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo tháng 5 năm 1963. Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất năm 1964. Sáng lập viên kiêm Phó Chủ Tịch Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Thế Giới năm 1964. Chủ Tịch Hội Phật Giáo Phụng Sự Xă Hội Thế Giới năm 1969. Chủ Tịch Hội Phật Giáo Liên Hiệp Thế Giới năm 1970 (tại Hán Thành, Nam Cao Ly). Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Quốc Tế (1979-1984). Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới từ năm 1984. Đệ nhất thành viên Hội Đồng Trưởng Lăo Giáo Hội Phật Tăng Già Thế Giới từ năm 1989. (Đệ tử tại gia Bồ Tát giới Giác Viên kính lược ghi.)
Tác phẩm đă xuất bản:
- Đạo Phật Với Con Người
- Kinh Bốn Mươi Hai Chương - Dịch Việt
- Phật Học Chính Cương - Dịch Việt
- Kinh Duyên Sinh - Dịch Việt
- Kinh Thiên Thỉnh Vấn - Dịch Việt
- Kinh Di Giáo - Dịch Việt
- Kinh Di Lặc Hạ Sinh - Dịch Việt
- Phật Học Ngụ Ngôn
- Kinh Tội Phúc Báo Ứng - Dịch Việt
- Kinh Văn Thù Sư Lợi Thỉnh Vấn Bồ Đề - Dịch Việt
- Sa Di Luật Nghi Yếu Lược, Thượng Hạ
- Quy Sơn Cảnh Sách
- Bồ Đề Tâm Ly Tướng Luận
- Nhân Duyên Tâm Luận Tụng
- Kinh Tŕ Trai - Dịch Việt
- Kinh Hiếu Tử - Dịch Việt
- Kinh Niết Bàn - Dịch Việt
- Kinh Lần Tràng - Dịch Việt
- Kinh Thập Thiện - Dịch Việt
- Kinh Chính Hạnh - Dịch Việt
- Kinh Quy Y Tam Bảo - Dịch Việt
- Thiền Lâm Bảo Huấn - Dịch Việt
- Kinh Già Du Sơn Định - Dịch Việt
- Kinh Nhân Qủa Ba Đời - Dịch Việt
- Kinh Bát Đại Nhơn Giác - Dịch Việt
- Kinh Di Lặc Thượng Sinh - Dịch Việt
- Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Thụ Kư - Dịch Việt
- Kinh Tâm Địa Quán - Dịch Việt
- Phát Bồ Đề Tâm - Dịch Việt
- Ly Tướng Luận - Dịch Việt
- Du Già Luận Thích - Dịch Việt
- Bước Đầu Học Phật
- Chư Kinh Tập Yếu
- Đường Vào Cửa Phật
- Tiếng Vọng Thời Gian - Thơ
- Nét Tinh Thần – Thơ
- Cánh Hoa Tâm – Thơ
- Tịnh Minh Thi Cảo, 2 tập – Thơ Hán-Việt
- Tỉnh Mộng Đời – Thơ, 2004
a
Lưu lạc quê người đă mấy xuân?
Làm chi trang trải nợ phong trần?
Làm chi cho thế gian không bận?
Cho chút tâm-tư khỏi nợ nần ?
Phảng-phất hồn quê mỗi mỗi chiều,
Nhà tranh vách đất, khói phiêu-diêu.
Âm thầm dưa muối vui đoàn-tụ.
Giăng mắc mây mờ… cảnh tịch liêu!
Một giải non sông dệt gấm hoa,
Lệ đầm, huyết đậm, tuyết sương pha.
Văn-minh, văn-hiến nung hồn sử,
Cổ kính trang-nghiêm - Ánh nhạt-nḥa!
Cùng ṇi Hồng-Lạc, giống Rồng Tiên,
Quốc phá, gia vong - Chuyện đảo-điên.
Nối gót “tự-do”, buồn đáy biễn!
Thoát xiềng “tàn bạo” vướng triền-khiên!
Dưới mái chùa xưa vọng tiếng chuông,
Lâng lâng thoảng dội, bóng chiều buông.
Từ-âm trao gửi niềm an lạc,
Chuyển biến âm ba… Rạp hát tuồng !
Tỉnh lại, tṛ đời thấy thảm thương,
Đôi vai dù nặng quyết lên đường!
Gắng xây dựng lại cơ-đồ cũ,
Đỡ cánh bơ vơ, đỡ vấn vương!
Tổ chức chung lo, chí vững bền,
Tư thù, mặc cảm giũ ngoài hiên.
Nằm gai, nếm mật, rèn tâm-nguyện,
Muôn một như nhau, một mối giềng!
Ḱa bóng gia-đường lớp lớp hoa!
Nước non rực rỡ ánh sao sa !
Hương thơm quyện gió, chuông chùa cũ,
Giải thoát, an vui, cảnh thái ḥa!
Xuân Mậu-Th́n (1998)
(Nguồn www.quangduc.com)
CÁNH HOA TÂM
Lồng lộng thái-hư,
Mông mênh sa-giới.
Chờn vờn vi vật,
Tĩnh lặng suy tư,
Dáng tâm hoa,
Muôn cánh,
Nở chu tuyền.
Hoa tâm muôn cánh diệu huyền,
Núi sông cây cỏ góp duyên thuở nào.
Lưng trời lấp lánh trăng sao,
Mây bay gió thổi dạt dào nguồn sông.
Mưa rơi nắng dăi xanh đồng,
Chim muông hả mộng bồng tiêu dao.
Nhân sinh trọn chí anh hào,
Tùng xanh sương tuyết tuôn trào khí thiêng.
Lồng trong pháp giới vô biên,
Nhịp nhàng tự tại chân thiền thăng hoa.
Hoa tâm hương ngát Sa-Bà,
Hoa tâm hiện bóng Di-Đà nơi đây.
Hoa tâm gạn hết vơi đầy,
Hoa tâm bừng sáng muôn loài chung vui.
Hoa tâm dâng trọn cho người,
Cùng chung xây dựng cảnh đời như nhiên.
Montreal, mùa Thu năm 2000
(Nguồn www.quangduc.com)
TỪ QUANG CẢNH TRÍ
Ngật ngật cao cư hưởng hải tung,
Tứ vi lâu các nhiễu triều tông.
Thanh tùng thùy ảnh nghinh phong quyến,
Phảng phát hương phiêu hỷ lạc trung.
Chon von ngồi hưởng biển khơi,
Bốn bề lâu các xinh tươi triều vào.
Tùng xanh gió lượn ŕ rào,
Hương bay phảng phất tuôn trào niềm vui.
Nice, tháng 10.2002
QUÁN NHƯ NHƯ
Liễu sinh thoát tử quán như như,
Bất trệ không, thời, bất khả tư.
Nhất niệm vô vi chân chính niệm,
Hoa khai kiến Phật, nhập Vô dư.
Quán chiếu như như, rơ tứ sinh,
Thời, không không vướng, chẳng suy b́nh
Vô vi chính niệm, không tà niệm,
Hoa nở Vô dư, Phật hiện h́nh.
Từ Quang: 19.01.2004
oOo
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI
HT. Thích Tâm Châu
Tổ Đ́nh Từ Quang, Canada, 1982
PHẦN THỨ NHẤT
"Do sự lành, sự ác của mỗi người đă làm từ trước nên có quả báo về sau. Trong sự luân hồi của con người, duyên nghiệp quản trị ḿnh, ban thưởng, trừng trị ḿnh". (Kinh Na Tiên Tỳ Khưu)
KHÁI NIỆM VỀ CON NGƯỜI
"Con người là con người với tất cả ư nghĩa của nó"
T́m trong đạo "Con người" để hiểu rơ con người.
Con người là mục tiêu chính trong sự nghiên cứu của các học thuyết.
Con người cũng là nạn nhân trong những cuộc chiến tranh "nóng" hay "lạnh". Con người đă, đang và c̣n bị bao trùm dưới sự bất an, khốn cùng, càng ngày càng tăng trưởng bởi sự tranh chấp tự con người tạo ra. Đă do con người tạo ra, tất nhiên cũng phải do con người mới giải quyết nổi.
Con người phải chịu lấy trách nhiệm đè nặng trên vai con người trong sự định đoạt lấy một đạo sống tích cực. Một đạo sống không trái với đời và không hại nhân cách.
Để bổ túc cho vấn đề cấp bách ấy chúng ta hăy nh́n sâu vào đạo Phật, một đạo được gọi là ĐẠO SỐNG, ĐẠO CỦA CON NGƯỜI, để t́m hiểu rơ ràng về danh nghĩa, sự cấu tạo cùng đặc tính và giá trị của nó.
Song, sự t́m hiểu ấy không thể có được nơi ngoài con người. Nó cần đ̣i hỏi tại bản thân con người muốn biết nó, theo quan niệm đạo Phật.
"Thắng lợi chỉ về phần những ai có sáng kiến và cương quyết theo đuổi sáng kiến."
I.- DANH NGHĨA CON NGƯỜI
"Con người là hơn cả..."
Kinh Hoa Nghiêm
Tất cả sự vật trong vũ trụ đều sẵn có đặc tính và h́nh thể của nó.
"CON NGƯỜI" là một danh từ , một danh từ bao hàm tất cả những sinh vật cùng một loại, mà danh từ ấy có thể chỉ định được, hay tất cả những đặc tính phân biệt loài người với các loài sinh vật khác ".
Thực tế cho chúng ta biết
1. Con người là một sinh vật, cũng như những sinh vật khác
Con người cùng trong công lệ cấu tạo, sinh trưởng, sinh hoạt, suy giảm và tiêu diệt như những loài sinh vật khác, nghĩa là, trước khi có một h́nh thể quyết định, đâu phải là kết quả của tự nhiên, mà phải do sự tất yếu của nhiều phần tử tổ hợp. Sự tổ hợp ấy, phải trải qua một thời gian không hạn định, tùy theo đặc tính và h́nh thể của từng sinh vật, cho tới khi cơ duyên đầy đủ sẽ phát sinh. Phát sinh là điểm bắt đầu có mặt trong thế giới hữu h́nh, hạn cục trong thời gian tương đối, nhịp nhàng giữa không gian vô biên và thời gian vô tận để ḥa theo với lẽ sống của cuộc sống. "Sống" là cả một chương tŕnh hoạt động đầy thử thách, làm nẩy nở thân mệnh, bảo vệ sự sống và truyền tiếp sự sống. Nhưng, sự sống ấy không phải là vật thể cố hữu, trường tồn, mà nó luôn luôn chuyển biến trong từng tích tắc, lệ thuộc vào hoàn cảnh, chi phối bởi từng tâm niệm mừng, giận, thương, vui, yêu, ghét, muốn... Do đó, sinh hóa, hóa sinh, bớt, thêm, thêm, bớt sẽ dần dần suy giảm và chấm dứt ở giờ phút cuối cùng trong thời gian nhất định là "tiêu diệt".
"Cái ǵ đă sinh ra, cũng luôn luôn bị sự tiêu diệt hăm dọa. Bất cứ chiếc b́nh nào ra khỏi bàn tay người thợ làm đồ gốm rốt cục rồi cũng bị tan vỡ! Đời sống của chúng sinh cũng thế". Đó là lời Phật nói để chứng minh cho định luật ấy, định luật "vô thường".
2. Con người thuộc về loài động vật
Con người là một loài có đủ quan năng, dùng quan năng làm động cơ tranh đấu, bảo vệ, duy tŕ sự sinh tồn nhưng, đặt trên phương châm hoạt động. Nghĩa là, loài sinh vật có đủ các cơ quan như: mắt để trông, tai để nghe, mũi để ngửi, miệng để ăn, thân để cử động v.v..., các cơ quan ấy luôn luôn chuyển động, chuyển động để giành lấy sự sống c̣n cho tự thân, làm cho sự sống có ư nghĩa và biết giúp đỡ, bênh vực gịng giống hơn các loài thực vật và khoáng vật. V́, "Con người là sinh vật đă từng trải qua tŕnh độ của giống động vật" theo quan niệm của Bác sĩ Paul Carton đă nhận định.
3. Con người là loài động vật cao hơn cả
Con người có một dáng vóc uy nghiêm, ngay thẳng trong sự đi, đứng, nằm, ngồi. Con người có một tinh thần sáng suốt, không bị mù quáng trước những hiện tượng huyền ảo. Con người có một năng lực dồi dào, bền mạnh, trước những sự nên làm và phải làm. Con người có một hành động quả cảm, không lùi bước trước những trở ngại và nguy hiểm. Con người có một cảm t́nh thân mật, nồng hậu trong ṿng luân lư đối với gia đ́nh, quốc gia, xă hội... Như thế, cũng đủ chứng tỏ con người là loài động vật cao hơn loài động vật khác. Trong Khế kinh nói: "Con người là tối thắng, v́ con người có thể thực hiện hết thảy mọi sự tốt đẹp". Và, bà Hội trưởng hội Ái hữu Phật giáo Pháp cũng nhận định: "Trái đất không thống thuộc con người, chính con người thống thuộc trái đất".
Tóm lại, danh nghĩa con người được đặt trên một địa vị đặc biệt. Địa vị ấy không phải là biệt lập, đơn độc hay cố định, mà nó có ở chỗ chung cùng và đối tượng với danh nghĩa của những sinh vật khác. Nó có, do bao mối nhân duyên chuyển biến, tiếp nối và hổ trợ trên con đường chạy dài từ vô thủy tới vô chung. Nó có, do lư trí biết phân biệt nhận định và biết thể nhập với bản thể vũ trụ. Nó có, do hành động chân chính, hành động biết soi sáng cho ḿnh và cho người, không bị nghiêng ngă theo chiều "si mê" hay "phóng dật" của thế giới gỗ đá và thú vật. Nghĩa là, nó có ở tất cả và trên tất cả, khả dĩ xứng đáng làm trung tâm điểm trong vũ trụ.
"Con người là kết tinh tất cả các nguyên tính sinh hoạt của loài khoáng vật, thực vật và động vật".
(Nguồn www.quangduc.com)