THÍCH THIỆN CHÂU
(1931-1998)
Thế danh: Hồ Đắc Cư
Pháp danh: Tâm Thật
Sinh ngày 23 tháng 2 năm 1931 tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
1947 phát tâm xuất gia với Đại lăo Ḥa Thượng Thích Giác Nguyên, tại Tổ Đ́nh Tây Thiên, Huế.
1952 thọ Tỳ Kheo Giới tại Đại giới đàn Chùa Thiên Bửu, tỉnh B́nh Định.
1948-1958: học tại Phật Học Đường Báo Quốc, Huế.
Giảng sư Phật Học tại các tỉnh Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Ban Mê Thuộc, Phan Thiết, Sài G̣n.
1961 du học ở Ấn Độ tại Viện Đại Học Nalanda.
1963 tốt nghiệp Cử Nhân Pàli.
1965 tốt nghiệp Cử Nhân Anh Ngữ về Triết học Phật Giáo.
1965-1967 sang Anh Quốc làm việc cho Giáo Hội Tăng Già Anh Quốc và nghiên cứu tại Trường Đông Phương và Phi Châu Học thuộc Đại Học Luân Đôn.
1967 sang Pháp tiếp tục nghiên cứu về Phật Học tại Collège de France.
1968 phát hành báo Tôn Phật tại Pháp.
1971 tốt nghiệp Tiến sĩ Triết Học, tại Pháp.
1972 nghiên cứu viên của Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia Pháp (CNRS).
1975 xuất bản báo Hương Sen, Pháp.
1977 tốt nghiệp Tiến sĩ Quốc gia về Văn Học và Khoa Học Nhân Văn tại Pháp.
1980 khai sơn Chùa Trúc Lâm, Paris, Pháp.
1981-1998: Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Phiên Dịch và Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam, Phó Viện Trưởng Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Huế.
Viên tịch lúc 11:30 phút sáng ngày 5 tháng 10 năm 1998 tại Chùa Trúc Lâm, Paris, Pháp .
Sáng tác phẩm đă xuất bản:
- Đường Về Xứ Phật - Viết chung với Ḥa Thượng Thích Minh Châu, Sài G̣n, 1964
- Nghi Thức Lễ Phật – 1068
- Vài Lá Bồ Đề - Paris, 1972
- Le Traité des Trois – Sorbonne, Paris, 1971
- La Littérature des Personnalistes dans de Boudhisme Ancien – Sorbonne, 1977
- Kinh Pháp Cú (Dhammapada) - Dịch từ Pàli, Paris, 1980
- Dictionnaire des Philosophies - Đồng soạn giả, 1988
- T́m Đạo - Việt Nam, 1996
- The Literature of the Personalists of Early Buddhism - Việt Nam, 1997
- The Philosophy of the Milirdapanha
- Phật Tử - In lần thứ 10
Dịch phẩm, dịch từ Sanskrist, Pàli hoặc Hán văn sang tiếng Việt:
- Kinh Chuyển Pháp Luân
- Kinh Vô Ngă Tưởng
- Kinh Từ Bi
- Kinh Chân Hạnh Phúc
- Kinh Bại Vong
- Kinh Giết Giận
- Kinh Phạm Hạnh
- Kinh Tham Sân Si
- Kinh Bốn Niệm Xứ
- Ba Kinh Tĩnh Lặng
- Kinh Những Con Thiêu Thân
- Kinh Cảm Ứng Về Niết Bàn của Phật
- Kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt
- Kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm
- Kinh Nhất Dạ Hiền Giả
- Tâm Kinh Đại Trí Tuệ Siêu Việt
- Thiền Định Với Cuộc Sống Hôm Nay
a
VỚI CUỘC SỐNG THÁC LOẠN
(Trích đoạn từ tác phẩm “Thiền Định Với Cuộc Sống Hôm Nay.”
Nguồn www.quangduc.com )
"Vui cười thế nào được
Khi biết ḿnh đang cháy
Bị bóng tối phủ vây
Sao không t́m ánh sáng"
(Pháp cú, 146)
Thiền sư Kosho Uchiyama kể lại câu chuyện như sau:
Hachiko mới học cưỡi ngựa. Con ngựa khôn ranh biết người cưỡi nó thuộc loại tồi. Khi đi ngang qua một quán rau bên đường, nó tự dừng lại ngoặm lấy rau cải ăn ngay tại chỗ. Chủ quán tức giận đánh cho mấy hèo. Nó kêu lên, nhẩy dựng rồi phi nước đại. Hachiko hoảng hốt, cầm chặt lấy cương và gáy ngựa để khỏi bị quăng ngă. Bấy giờ, một người bạn của Hachiko cũng đi cùng đường. Thấy Hachiko đang bối rối, lo sợ v́ ngựa, người bạn hỏi:
- Anh đi đâu mà vội vàng và nguy hiểm thế?
- Tôi không biết... Hỏi con ngựa ấy!
Đây có thể là câu chuyện bịa song ư nghĩa của nó là giúp chúng ta liên tưởng: Hachiko bất tài không chế ngự được con ngựa khôn ranh hung hăn nên bị nó "hành hạ", chẳng khác ǵ con người thiếu khả năng, không điều khiển nổi và không sử dụng tốt khoa học kỹ thuật nên phải chịu lắm tai ương.
Chúng ta đều đồng ư rằng khoa học kỹ thuật là cái ǵ thật là kỳ diệu trong vài thế kỷ gần đây. Khoa học kỹ thuật tân tiến đă thay đổi cuộc sống, đem lại cho con người những kiến thức đúng đắn và nhiều tiện nghi lợi ích. Khoa học kỹ thuật mở rộng không gian đưa con người lên cao tận các hành tinh xa xôi, giúp con người kéo dài đời sống bằng cách chữa trị những bệnh tật ngặt nghèo, thay tim ghép phổi...
Điều đáng trách là con người phần đông chưa đủ khả năng để có thể hướng dẫn khoa học kỹ thuật trong công cuộc xây dựng hạnh phúc an lành. Không có ǵ quá đáng khi chúng ta nói rằng ngày nay khoa học kỹ thuật phần lớn nằm trong tay những kẻ quân phiệt tài phiệt và trở thành khí giới độc hại, phương tiện nguy hiểm cho sự sống c̣n của loài người.
Không cần phải bôi đen cuộc sống hiện tại bởi v́ thực tế nó đă không mấy tươi đẹp rồi. Không kể bom đạn, thuốc độc giết hại con người trong bao nhiêu cuộc chiến tranh đây đó, những tệ nạn xă hội như trộm cướp, hăm hại, tai nạn lưu thông xe cộ, không khí ô nhiễm, môi trường sinh sống bị hủy hoại, thất nghiệp, đói thiếu... và những tai nạn cá nhân gây ra như tự tử, rối loạn thần kinh, mất ngủ, áp huyết cao, đau đầu kinh niên... càng ngày càng tăng, nhất là trong những xứ khoa học kỹ thuật phát triển.
Sự thật, chúng ta, nhất là những người sống ở những đô thị cao lớn rùng rợn, bệnh hoạn, đang sống trong thời kỳ có rất nhiều ràng buộc đe doạ bên ngoài cũnh như bên trong. Những sản phẩm thường dùng của xă hội tiêu thụ như máy truyền h́nh, phát thanh, phim ảnh thay v́ được dùng để nâng cao, giải thoát con người, đă hạ thấp và nô lệ hóa trí thức t́nh cảm con người. Người ta ăn uống không phải để sống khỏe, sống vui mà để thỏa măn luyến ái về mùi vị; mặc áo quần không phải để khỏi nóng lạnh mà để chưng diện kiêu hănh; dùng xe cộ không phải để đi lại mà để khoe khoang, lấn át kẻ khác. Người ta bị lôi cuốn theo những thị hiếu thấp kém và chạy theo những lối sống cầu kỳ xa xỉ để rồi phải mang lấy xiềng xích và chịu lấy khổ đau.
Nói thế không có nghĩa là chỉ trích khoa học hay khuyến khích từ bỏ kỹ thuật. Bởi v́ khoa học là những phát hiện phù hợp sự thật, có khả năng nâng cao trí tuệ con người; kỹ thuật, trong chừng mực nào đó là phương tiện thiện xảo có thể đem lại lợi ích cho cuộc sống loài người.
Nguyên nhân chính của sự không ổn không phải là khoa học kỹ thuật mà là con người. Con người cho đến nay chưa đạt được tŕnh độ văn hóa tốt đẹp, xứng đáng. Đặc tính của nền văn minh hiện đại là thác loạn và thiếu quân b́nh. V́ thế con người dễ dàng bị "tha hóa" và khổ đau. Máy điện thoại là một phương tiện liên lạc thông tin rất tiện lợi, song thay v́ dùng nó để thăm hỏi nói chuyện lại dùng để chửi mắng nói xấu đe dọa nhau. Văn hóa là thành quả của giáo dục nghiêm túc. Vốn là phương tiện đào luyện con người, thế mà giáo dục học đường ngày nay ở một số nơi đă trở thành phương tiện mua bán hay được tổ chức trong tin thần hẹp ḥi, vụ lợi để đáp ứng nhu cầu thương mại quá thực dụng của xă hội tiêu thụ. Người ta chỉ chú trọng việc đào tạo chuyên viên để phát triển kỹ nghệ tiêu thụ, mà quên đi việc đào tạo con người hiểu biết khoa học, yêu thích nghệ thuật và sử dụng kỹ thuật cho hạnh phúc con người. Những người lỗi lạc ngày nay phần lớn là những người biết nhiều nhưng hiểu ít. Do đó con người mất đi rất nhiều khả năng suy tư phán đoán cũng như phát biểu, choáng váng trước sự rầm rộ của đám đông manh động, đơn giản hóa sự việc, chấp nhận nhăn hiệu giả dối và giá trị áp đặt một cách dễ dàng, đồng hóa mau chóng với sức mạnh mù quáng và bạo tàn. Bởi yếu đuối và nghèo nàn như vậy nên con người tự bằng ḷng co rút trong vỏ ốc bản ngă nhỏ hẹp, trở nên ích kỷ, thiếu t́nh thương, xem thường đạo đức, không có lư tưởng, đầu hàng trước chủ nghĩa thực dụng; do đó những đức tính cao thượng lần lần bị phá sản và chỉ c̣n lại những ác tính thấp hèn. Giáo dục học đường đă thế c̣n giáo dục gia đ́nh cũng không có ǵ đáng kể. Cha mẹ bận bịu với sinh kế khó khăn, thiếu khả năng và nhất là không có th́ giờ để dạy dỗ con cái. Có những cha mẹ tuy có lưu tâm đến vấn đề nầy nhưng kết quả cũng không được bao nhiêu v́ ảnh hưởng của giáo dục học đường quá lâu dài mạnh mẽ và ngôn ngữ h́nh ảnh thác loạn mất quân b́nh của xă hội qua máy phát thanh, truyền h́nh tràn ngập và ăn sâu vào đầu óc thơ ngây của trẻ con.
Đến khi vào đời th́ sự phát triển khả năng tốt đẹp cá nhân lại càng khó thực hiện. Là xă hội thương mại tiêu thụ th́ mọi tổ chức đều chú trọng vấn đề phát triển vật chất theo nguyên tắc "phóng dục", "khôn sống bống chết" hay "mạnh được yếu thua". T́nh trạng không lành mạnh này thể hiện qua hiện tượng quảng cáo tốn kém, ồn ào, thấp kém trên các tường phố, màn ảnh và máy phát thanh. V́ thế chỉ những người có ư chí vững vàng mới biết "ḥa mà không đồng" và có thể giữ ǵn được ít nhiều bản lănh. Phần đông c̣n lại đều bị thua thiệt và trở nên mất quân b́nh; dù được sống c̣n th́ cũng chỉ là những con ốc nhỏ bé trong guồng máy khổng lồ phức tạp, không t́nh không nghĩa, bị điều kiện và thao túng bởi những thế lực tham lam bóc lột, si mê bạo tàn.
Tóm lại, chúng ta không thể tin tưởng hoàn toàn vào nền giáo dục của thời đại mới này để phát triển con người toàn diện và thăng hoa cuộc sống riêng chung. Lẽ dĩ nhiên chúng ta cũng không nên dại khờ buông tay để rơi vào vực thẳm tiêu cực đen tối, mà phải t́m lấy con đường sống: ấy là con đường tự giáo dục bằng phương pháp thiền định, trong mục đích tu dưỡng bản thân, nghĩa là chuyển đổi tham lam bạo tàn thành thương yêu giúp đỡ (Bi), si mê lầm lạc thành giác ngộ sáng suốt (Trí), hèn nhát thụ động thành tinh tấn quả cảm (Dũng); giáo hóa gia đ́nh nghĩa là khuyến khích giúp đỡ con cái thân quyến tu dưỡng như ḿnh, để gia đ́nh có hạnh phúc, và cải tạo xă hội nghĩa là xây dựng cuộc sống chung có ḥa b́nh hạnh phúc thật sự.
Có được tŕnh độ giáo dục như vậy tức là có văn hóa và xứng đáng là con người. Nói khác đi, một khi chúng ta đă chọn lư tưởng đào luyện theo tinh thần giác ngộ giải thoát và có đủ Bi, Trí, Dũng th́ tự nhiên khoa học kỹ thuật do chúng ta phát minh và sử dụng sẽ là phương tiện quư báu để xây dựng hạnh phúc an lành cho ḿnh cho người.
Thích Thiện Châu