THIỆN PHÚC
Tên thật: Trần Ngọc.
Pháp danh: Thiện Phúc.
Sinh ngày 3 tháng 8 năm 1949 tại tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam
Quy y với Ḥa Thượng Thích Giác Nhiên, Pháp Chủ Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới.
1973 tốt nghiệp Cử Nhân Anh Văn.
1974 tốt nghiệp Cử Nhân Hán Việt tại Đại học Cần Thơ, Việt Nam.
Định cư tại Hoa Kỳ năm 1985.
Từ năm 1988 làm Supervisor tại Pḥng Tái Phục Hồi Đời Sống của tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Có bài đăng trên các báo chí và websites Phật Giáo Việt Nam.
Tác phẩm đă xuất bản:
- Đạo Phật An Lạc và Tỉnh Thức – 1993
- Tâm Sự Với Cha Mẹ và Tuổi Trẻ - 1995
- Phật Học Từ Điển – Sanskrit-Pali-Vietnamese
- Phật Học Từ Điển - Việt-Anh, 6 tập, 5000 trang, 2005
- Thiên Trúc Tiểu Du Kư – 2006
- Đạo Phật Trong Đời Sống – 10 tập, khoảng 4000 trang, 1990 – 2006
Tác phẩm sẽ xuất bản:
- Từ Điển Phật Học Anh-Việt – 8 tập, trên 5000 trang
- Phật Pháp Căn Bản - Việt-Anh, 7 tập
- Thiền Sử
a
TU TÂM
(Trích đoạn từ tác phẩm “Đạo Phật An Lạc và Tỉnh Thức của Thiện Phúc.” Nguồn www.thuvienhoasen.org)
Người tin Phật chân chánh, ngoài việc cầu học ở một bậc chân tu, c̣n phải hành tŕ theo những điều đă học được. Tuy nhiên, điều quan trọng nhứt vẫn là t́m về chính ḿnh. Nghĩa là xuyên qua những thực nghiệm để thực chứng chân tâm. Muốn được như vậy tâm ta phải thanh tịnh. Muốn tâm được thanh tịnh, ta phải tu. - ngay điểm nầy, những người tu thiền phải vô cùng cẩn trọng. Trở về với chính ḿnh không có nghĩa là bỏ Phật, bỏ pháp; mà là trở về ngay với Phật, với pháp đấy. Cũng như bất lập văn tự không có nghĩa là bất dụng văn tự. Chính v́ cái không hiểu, hoặc hiểu lầm, hoặc chấp chặt nầy mà có một số người đă không giữ giới, bất cần kinh điển, mà cũng không y nương theo kinh điển, rồi đổ thừa Tổ Bồ Đề Đạt Ma dạy vậy. Nên nhớ ta là ta, c̣n Tổ là Tổ. Những ǵ cần biết, Tổ đă biết; những ǵ cần ghi Tổ đă ghi; những ǵ cần nhớ, Tổ đă nhớ hết vào trong đầu rồi. Như thế Tổ c̣n cần cái ǵ nữa? C̣n ta? Ôi ta có là cái ǵ đâu? Ngũ giới c̣n có khi giữ chưa xong, mà đ̣i bất lập văn tự và trực chỉ chân tâm. Giới mà giữ chưa xong th́ cho dù có gia công tu cả vạn triệu kiếp đi nữa vẫn không bao giờ thấu đến “trực chỉ chân tâm” nói chi đến việc “kiến tánh thành Phật” được. Ta chưa hoặc không phải là Tổ mà dám trộm dùng lời của Tổ để giải thích theo lối suy lường, vọng tưởng thường t́nh của chúng sanh, làm sai đi ư của Tổ. Mê chấp như vậy không những tai hại cho một cá nhân đánh mất hạt giống giác ngộ, mà c̣n mang đến cho nhiều người khác ngộ nhận ư Phật ư Tổ, rồi sa vào mê lộ của tà giáo, phỉ báng kinh pháp, mất đi những thiện căn của chúng sanh đang muốn tu làm Phật vậy.
Làm sao tu tâm?
Nếu nước rửa được những dơ bẩn của thân, làm cho thân được mát mẻ, th́ giáo pháp của Phật có khả năng rửa sạch những bẩn nhơ của tâm, làm cho tâm trở nên thanh tịnh. Nếu nước nuôi sống được vạn vật, làm cho hoa cỏ nẩy mầm tươi tốt, th́ giáo pháp của Phật có công năng khai thông tâm trí và làm trổ hoa Giác Ngộ.
Như vậy tu tâm là một bước vô cùng quan trọng trong tiến tŕnh giác ngộ và giải thoát như kinh Phật đă từng dạy:
Theo tự tánh làm lành.
Cùng pháp giới chúng sanh.
Cầu Phật từ gia hộ.
Tâm Bồ Đề kiên cố.
Xa bể khổ nguồn mê.
Chóng quay về bờ giác.
Việc trước tiên là ḿnh phải trở về với cái tự tánh của ḿnh mà tạo tác các pháp lành với tất cả mọi người. Rồi sau đó Phật từ sẽ gia hộ cho ta có được cái Tâm Bồ Đề kiên cố giúp cho ta xa bể khổ, ĺa bến mê để đi đến bờ giác ngộ. Chúng ta phải tự phấn đấu với chính ta để đặt cho được sự thanh tịnh vào ḷng ta, chứ không ai có khả năng làm việc đó cả, đừng mong cầu. Thời gian như tên bay, nó không chờ không đợi một ai. Thấy vậy để đừng đợi. Chúng ta sẽ không c̣n nhiều th́ giờ nữa đâu, mạng sống chúng ta giảm dần. Mỗi cái nhức đầu sổ mũi là một cái thông điệp báo cho ta sự chết gần kề. Nhân lúc c̣n khỏe mạnh, hăy tinh tấn tu hành, hăy tu tâm dưỡng tánh để xa ĺa bể khổ nguồn mê mà quay về bờ giác.
Tu không đ̣i hỏi điều kiện, hay hoàn cảnh nào hết. Có đủ duyên xuất gia th́ sự tu sẽ dễ dàng hơn. Không đủ duyên tu ở nhà, ở chợ, hay ở sở làm cũng đều được. Chỉ cần có quyết tâm nói thiện th́ làm thiện, nói bố thí th́ làm bố thí, chứ không nói suông. Cái ǵ đáng nói th́ nói; cái ǵ không đáng nói th́ không nói. Không tin bậy; không nói bậy; không làm bậy. Biết tham, sân, si là bậy nên không tham, sân, si. Chỉ cần lắng đọng tâm hồn, thức tỉnh ḷng quảng đại, hủy diệt cố chấp nhỏ nhen, và đem ḷng từ bi mẫn chúng mà ban rải cho đời. Hằng ngày tránh dữ làm lành; việc thiện dù nhỏ cũng quyết làm; việc ác dù nhỏ cũng quyết tránh. Xả bỏ đi những oán hờn, đố kỵ, ganh ghét và tranh chấp trong ta. Xem những lời khen chê như gió thoảng mây bay; những thị phi như nước chảy qua cầu. Không nên v́ một phút giận dữ mà gây nên chuyện đáng tiếc. Đừng bao giờ để cho ḿnh phải có sám hối, v́ sám hối chỉ làm nhẹ những mặc cảm tội lỗi về mặt tâm lư, chứ ác nghiệp vẫn c̣n đó. Tuy nhiên, Phật khuyến khích người con Phật mỗi khi phạm lỗi nên biết chân thành sám hối, v́ có như vậy ta mới tránh được những lỗi lầm trong tương lai. Làm được như vậy là tu tâm; làm được như vậy chúng ta sẽ cảm thấy cuộc đời đầy ư nghĩa và đáng sống vô cùng; làm được như vậy th́ con đường đi đến đất Phật của chúng ta chỉ toàn là kỳ hoa dị thảo với hương thơm ngạt ngào. Làm được như vậy, hăy thử nh́n vào gương mà coi, miệng chúng ta lúc nào cũng chợt nở nụ cười, cho ḿnh và cho người. Đó chính là tu, là đạo, là con đường đi đến giải thoát.
Ngoài ra, hăy c̣n hai điểm vô cùng quan trọng mà mỗi người trong chúng ta đều nên nhớ. Ấy là hai căn bệnh trầm kha của phàm phu từ vô thỉ. Thứ nhất là lúc nào cũng thấy ḿnh hay, ḿnh giỏi, ḿnh trong sạch, ḿnh tu nhiều, ḿnh tốt hơn người; rồi từ đó sanh ra chê bai người là nhơ nhớp, xấu xa. Kỳ thật, chính ḿnh không trong sạch mà cứ tưởng ḿnh sạch. Chân ḿnh c̣n lấm mê mê, lại đi cầm đuốc mà vê chân người. Từ cái chỗ chỉ thấy toàn là lỗi của người nên hở một cái là oán trách người, hở một cái là chê bai bằng hữu. Làm như vậy, tu đâu chưa thấy, trước mắt chỉ thấy làm cho bạn bè thêm loạn động và phiền năo. Như vậy lúc thiền, tâm ta sẽ tĩnh lặng và ta sẽ thấy những ǵ ḿnh làm sai, làm trái để từ đó quay về với thực tại. Thứ nh́ là ḿnh đă ngộ chưa mà đi đốn ngộ người? Nếu thấy giới ḿnh chưa giữ, thiền ḿnh chưa hành, xin hăy quay về mà đóng cửa lại, mà t́m cho được chính ḿnh trước đă. Đừng chạy đông, chạy tây nữa chi cho phí thêm thời giờ vô ích. Hăy về học tập và hành tŕ lấy chữ thiền cho đúng nghĩa th́ chẳng những ta được trí huệ, mà ta lại c̣n được thêm chữ nhẫn nữa để khi đối diện với mọi người ta sẽ không c̣n dám khinh ai, hoặc chê ai. Lúc đó, trước mắt ta chỉ toàn là những vị Phật tương lai.
Phật tử ơi! xin hăy tu tập và hành tŕ ngay bây giờ, ngay trong đời kiếp nầy đi. Đừng chờ, đừng đợi v́ thời gian nó có chờ đợi ai đâu; đừng để đến hưu trí, hoặc chờ đến già, hoặc chờ rảnh rang rồi hẳn tu. Chúng ta sẽ không có cơ hội đâu nếu chúng ta cứ măi chần chờ. Đừng để đến lúc quá muộn, thời gian tu tập sẽ quá ngắn, không đủ để giải trừ những tiền nghiệp, hoặc tạo thêm thiện nghiệp đâu. Đừng để đến khi nhắm mắt xuôi tay, đôi vai th́ trỉu nặng nghiệp mới, trong khi nghiệp cũ vẫn c̣n nguyên. Lúc đó chẳng những không tránh được luân hồi sanh tử, mà c̣n e rằng chúng ta c̣n phải sa vào tam đồ ác đạo nữa là khác. Đừng bao giờ mê tưởng rằng thiền là niệm ác cũng không có, mà niệm thiện cũng không c̣n! Với Phật với Tổ th́ quả là đúng như vậy. Tại sao? Tại v́ với mấy Ngài, ác nghiệp đă xong, b́nh đă cạn, th́ đâu cần phải chứa thêm ǵ nữa? C̣n với ta, xin hăy coi chừng, ác nghiệp c̣n cơng, mà đ̣i thực hành không thiện, không ác, e rằng chưa phải lúc. Hăy cẩn trọng!!!
Thiện Phúc