VÔ HUỆ NGUYÊN

 

 

 

Tên thật:  Joseph T. Dynh

Pháp danh:  Vô Huệ Nguyên, cũng là bút hiệu khi viết về đạo Phật.

Sinh ngày 20 tháng 12 năm 1948 tai Việt Nam.

Đă có bài đăng trên các trang nhà điện toán toàn cầu Phật Giáo như:  www.thuvienhoasen.org; www.quangduc.com; www.vietvajra.org; www.lienhoa.net

Phần nhiều những bài viết là dịch những tác phẩm thơ văn của cá Lạt Ma trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng.

 

Tác phẩm đă xuất bản:

Ánh Sáng Đạo Pháp – Light of Dharma by Lama Yeshe, Vô Huệ Nguyên dịch

Con Đường Thanh Tẩy Theo Mật Tông – The Tantric Path of Purification by Lama Yeshe, Vô Huệ Nguyên dịch

Hăy Mở Tâm Bao La Như Đại Dương – Make Your Mind an Ocean by Lama Yeshe, Vô Huệ Nguyên dịch

Muốn Giải Thoát:  Hăy Tự Chữa Bệnh Tâm – Becoming Your Own Therapist by Lama Yeshe, Vô Huệ Nguyên dịch

Năng Lực Trí Tuệ, Những Lời Dạy Căn Bản Của Phật Giáo – Wisdom Energy, Basic Buddhist Teachings by Lama Yeshe and Lama Zopa Rinpoche, Vô Huệ Nguyên dịch

Sống và Chết Sau Khi Chết – Life, Death and After Death by Lama Yeshe, Vô Huệ Nguyên dịch

 

 

a

 

 

 

 

 

 

 

ÁP DỤNG ĐẠO PHÁP

VÀO ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

 

(lược trích từ Năng Lực Trí Tuệ - Những lời dạy căn bản của Phật giáo, Chương hai: Thiền định - Nguyên tác: WISDOM ENERGY, BASIC BUDDHIST TEACHINGS, Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche - Vô Huệ Nguyên dịch)

 

 

Tôi nghĩ các bạn đă nghe đầy đủ về Đạo pháp. Lạt ma Zopa đă thâu tóm lại và giải thích làm thế nào để hiện thực hoá sự hiểu biết này, tôi thiết nghĩ các bạn cũng biết sự lợi ích của nó như thế nào. Từ đó các bạn đă có kiến thức làm sao giải quyết những khó khăn xẩy ra trong cuộc sống của các bạn theo Đạo pháp, tôi không muốn nhắc lại những điểm này nữa.

Tuy nhiên, chúng ta có thể nh́n sâu hơn một chút những ǵ Lạt ma Zopa đă nhấn mạnh. Thí dụ, khi Lạt ma và những người khác đề cập đến Phật, Pháp và Tăng, chúng ta không nên nghĩ đây là những ǵ đă qua đi, đă chết. Họ không thuần túy là những nhân vật lịch sử, cũng không phải những ǵ Lạt ma nói về tương lai, như nói: “Nếu các bạn thực hành Đạo pháp như thế, như thế, các bạn sẽ đạt giác ngộ trong tương lai, điều này làm các bạn vui.” Thực ra Lạt ma đang nói về hiện tại – cái ǵ đang xẩy ra trong tâm của các bạn ngay bây giờ.

Ngay khi chúng tôi nói về nghiệp, sự làm việc của nhân và quả, không phải chúng tôi phát biểu một cái ǵ đă hoàn thành trong quá khứ để có ảnh hưởng đến những kinh nghiệm hôm nay. Thực ra, chúng tôi muốn chỉ cho các bạn biết cái ǵ các bạn làm buổi sáng với ư hướng xấu, th́ ngay buổi chiều cùng ngày hậu quả xấu có thể xẩy ra. Tốt nhất hăy học những ǵ có liên quan đến những sự thay đổi ngay bây giờ c̣n hơn là sưu tầm, tích trữ những tài liệu lịch sử hoặc những kiến thức triết học về các sự kiện.

Thí dụ, khi Lạt ma Zopa nói về ba lănh vực chính của con đường dẫn đến giác ngộ. Cái ǵ mà các bạn lănh hội được trong bài học này không tùy thuộc vào sự giải thích của ngài mà là những ǵ đang xẩy ra trong tâm của các bạn khi các bạn nghe nó. Nếu các bạn quá chú ư vào kiểu cách diễn tả thông minh của ngài, th́ có thể các bạn sẽ chỉ lănh hội được những lời giảng giải như vậy, nhưng đây chỉ là những ǵ các bạn đă thấy. Người Tây phương thường có những thái độ, “ Ôi chao, ngài giảng quá hay, thật là tuyệt!” Nhưng nếu các bạn nhận xét cái ǵ đang xẩy ra th́ các bạn sẽ thấy rằng ngài đă không giảng về trí tuệ. Ngài chỉ diễn tả những ǵ đang xẩy ra trong tâm của các bạn, trong nội tâm của các bạn. Ngài chỉ muốn nhấn mạnh rằng các bạn hăy nh́n vào chính các bạn gần hơn nữa, sâu hơn nữa. Ngài nói rất đơn giản, rất thẳng; cái ǵ chính các bạn nhận thức được, cái đó làm cho nó trở nên tuyệt vời.

V́ thế, tất cả đều tùy thuộc vào các bạn nghe như thế nào, nghe bằng cách nào. Nó giống như đang coi một phim hấp dẫn trên truyền h́nh. Các bạn chăm chú, nóng ruột muốn biết cái ǵ sắp xẩy ra. Cũng giống như vậy, khi Lạt ma nói, các bạn hăy để ư xem ngài đang khuấy cái ǵ lên trong bạn. Những lời nói của ngài và những sự hiểu biết, thực hành của các bạn phải hợp nhất cùng lúc với nhau. Thực ra, Đạo pháp không đề cập đến những ǵ ở bên ngoài như dẫy Hy Mă Lạp Sơn; nó đề cập đến chính các bạn, trong các bạn. Và dĩ nhiên, không nói đến thân thể các bạn, mũi, tóc hoặc tai của các bạn mà chỉ nói về những trạng thái tâm của các bạn. Nó chỉ thuần túy đề cập đến sự tác tạo tâm lư, thái độ của chính các bạn.

Có thể người ta nghĩ rằng Đạo pháp chỉ là những hiện tượng văn hoá của người Đông phương, thực ra nó không phải như vậy. Cái ǵ chúng ta thường nghĩ khi chúng ta nói về “văn hoá”? Đó chỉ là tâm tương đối, những huyễn ảo được chia sẻ của một xứ sở hay của một loại người nào đó, v́ thế nó chẳng có một chút liên hệ ǵ với Đạo pháp. Nếu chúng ta diễn tả ư nghĩa này ra thêm một chút th́ chúng ta có thể nói rằng Đạo pháp là “văn hoá” của sự phát triển tâm linh của riêng chúng ta. Nhưng điều này đă không được hiểu theo ư nghĩa thông thường của chính nó.

Khi người ta nói Đạo pháp bị giới hạn bởi văn hóa th́ đó chỉ là những lời thoái thác, một lư do để bào chữa. Họ nói: “Lạt ma đang giảng về văn hóa riêng của ngài. Cái đó khác với của tôi, tôi là người Hoa kỳ, không thể thực hành được.” Tâm thường viện cớ như vậy để thoái thác. Có những ngày hầu như bạn không nh́n thấy, không suy nghĩ được một điều ǵ rơ ràng, hăy quan sát xem cái ǵ đă xẩy ra trong những ngày đó. Thay v́ t́m hiểu nguồn gốc những sai lầm th́ bạn lại nghĩ: “Tôi không thể thực hành Đạo hôm nay.” Phản ứng này thường xẩy ra phải không? Nhưng nó cho chúng ta biết chúng ta chẳng hiểu thực sự Đạo pháp là ǵ. Cũng giống như vậy, khi chúng ta nói chúng ta không thể theo Đạo v́ chúng ta là người Hoa Kỳ, v́ chúng ta đang ở nước Hoa Kỳ.

Đạo pháp không phải là văn hóa của bất cứ người nào. Nó không phải của Hoa Kỳ, cũng chẳng bao giờ trở thành như vậy. Cũng chẳng phải là văn hóa phàm tục của người Tây Tạng. Đây không phải là cái mà chúng tôi muốn giảng dậy. Cả văn hóa của Tây tạng cũng như của Hoa Kỳ đều là phàm tục, đều thuộc về luân hồi, nên chắc chắn chúng tôi không muốn chỉ cho các bạn cách trao đổi cho nhau. Đạo pháp chỉ dậy con đường t́m hiểu nội tâm đang nằm sâu trong những lănh vực tầm thường, mê tín, huyễn ảo của bất cứ một người nào, một quốc gia nào.

Văn hóa của Hoa Kỳ là ǵ? Mỗi buổi sáng vừa thức dậy, lập tức tâm của bạn đi vào bếp, ư nghĩ đầu tiên của bạn là, “Cà phê của tôi đâu?” Rồi đến buổi trưa bạn muốn một cái hamburger. Đó là những cái tạo nên văn hóa của Hoa Kỳ, phải vậy không? Văn hóa phàm tục đó chẳng có liên hệ ǵ với Đạo pháp. Đạo pháp không có liên hệ ǵ với những tập tục, thói quen bên ngoài của xă hội.

Làm thế nào bắt đầu một ngày với Đạo pháp? Thay v́ để cho bản ngă đi t́m cà phê, hăy thức dậy một cách có ư thức, chú ư vào những cảm nhận ở bên trong và những hiện trạng của tâm. Rồi, thiết lập những ǵ hứng khởi cần phải làm trong một ngày. Như “Mục đích sống trong ngày hôm nay là ǵ? Nó phải là cái ǵ quan trọng hơn uống cà phê. Sống chỉ v́ ly cà phê th́ chẳng có gía trị ǵ. Hăy hướng ngày hôm nay cho việc phát triển tâm bồ đề là điều rất tốt đẹp, hăy hướng về sự b́nh an của con đường giải thoát và giác ngộ để ơn ích cho tất cả mọi người.” Rồi quyết định, “Từ lúc này đến khi đi ngủ, tôi sẽ ư thức trong tất cả mọi hành động của tôi qua thân, khẩu và ư. Bằng cách này, tôi sẽ giữ được sự kiểm soát, tạo được sự an lành cho nội tâm của tôi.”

Nếu chúng ta tạo được một tâm trạng hứng khởi như vậy mỗi buổi sáng, chúng ta sẽ không phải nhắc đi nhắc lại cái ǵ phải làm trong ngày hôm nay?  Cũng chẳng cần phải nghĩ, “Tôi phải cố gắng làm một người có đạo, tôi phải sống tốt lành.” Với một động lực thúc đẩy và một sự quyết tâm như vậy th́ một ngày an lành sẽ đến. Nếu có người nào tức giận, la mắng bạn, bạn cũng sẽ giữ được sự kiểm soát và b́nh tĩnh. Đây không phải là chúng ta tự hành hạ chúng ta, đè nén sự giận dữ của chúng ta. Sự tự kiểm soát sẽ đến một cách tự nhiên và êm diụ, nó đến từ sự nhận thức sâu xa về nguồn gốc của những sai lầm và những bất lợi của tính xấu.

Nhưng bạn không được tin những điều này chỉ v́ tôi nói hoặc người nào khác nói. Hăy tự thẩm định những điều này và tự t́m hiểu xem nó thấm vào trái tim bạn như thế nào. Nếu bạn thực hiện như vậy mỗi ngày, tôi chắc chắn rằng bạn sẽ t́m ra phương pháp mà Đạo pháp đang kiểm soát, nó rất thực tế.

Một phương pháp rất hữu hiệu trong việc kiểm soát cả nội tâm lẫn ngoại cảnh là niệm mật chú. Một trong những câu mà chúng tôi thường lặp đi lặp lại của Phật Thích Ca là Om muni muni maha muniye svaha. Niệm mật chú có hiệu qủa v́ nó giúp tâm chúng ta yên tịnh và an b́nh, nó tự động hướng về một điểm. Nó làm cho tâm chúng ta tiếp nhận được những rung động vô cùng vi tế, do đó nó thăng tiến sự cảm nhận của chúng ta. Âm vang, chấn động của chúng có tác dụng tẩy trừ tận gốc rễ những năng lực xấu để cho bản tính chân thực tự nhiên của sự vật được hiển lộ ở tâm trong sáng của chúng ta. Nhờ tụng niệm những câu mật chú siêu việt, chúng ta có thể thanh tẩy tất cả những nguồn năng lực ô nhiễm đang ở trong thân, khẩu và ư của chúng ta.

Tụng niệm mật chú có phải là một phương pháp thiền định siêu tuyệt hay không, nó tùy thuộc vào bạn và trí tuệ của bạn. Sức mạnh của mật chú không phải tự chính nó. Nó hoàn toàn không tự động mang đến cho tâm linh bạn những đại ơn đại phước, dù là một chủng tử thánh thiện rất cổ kính nào đó khi bạn tụng lên cũng cần phải trầm tư suy tưởng. Nghĩ rằng mật chú tự nó có sức mạnh là một ư niệm vô cùng sai lầm.Thí dụ, nếu bạn đang say sưa ch́m đắm trong tham dục mà tụng niệm những câu mật chú có giá trị cứu độ thâm sâu th́ cũng chẳng có ơn ích ǵ. Đó cũng chỉ là một sinh hoạt khác của luân hồi, của phàm tục mà thôi.

Giả sử bạn đang ngồi niệm mật chú mà cứ nghĩ đến miếng sô cô la, “ Trời, sô cô la, sô cô la, sô cô la thật tuyệt!” Nếu bạn qúa bận tâm v́ những ư tưởng này hoặc bị quyến rũ bởi những thức ăn ngon trong chợ th́ làm sao bạn có thể thực hành thiền đúng đắn được? Làm sao nó có thể đem lại an lạc cho bạn? Để cho mật chú có hiệu qủa, bạn cần phải giữ cho tâm bạn an tịnh và ít nhất bạn cũng phải tập trung được một khoảng thời gian.

Thêm vào đó, bạn cần phải có ḷng hứng khởi, hăng say thanh khiết. Không cầu mong một ơn phước nào cho riêng bạn. Mục đích chân thật của mật chú, cũng như những sự thực hành khác của Đạo pháp, là đem lại ơn phước cho người khác, cho muôn loài chúng sinh, chứ không phải cho riêng bạn. Thay v́ cứ nghĩ, “Tôi muốn, tôi muốn, tôi muốn,” hăy cố gắng phát triển ḷng ao ước thanh khiết là v́ lợi ích cho người khác. Bạn không nên qúa thông minh, qúa xúc động, qúa vội vă mong cầu trong vấn đề này. Chỉ nên hồi hướng ơn phước của mật chú cho muôn loài rồi nguồn năng lượng này sẽ tự nhiên tuôn trào.

Mật chú cũng có sức mạnh giải trừ bệnh tật. Thí dụ, đôi khi người ta bị mất trí, bị điên v́ những năng lượng xấu quấy phá tâm ô nhiễm của họ. Những chấn động thanh khiết của mật chú có thể mang tâm của họ trở lại t́nh trạng an b́nh, êm dịu, nó có khả năng trị bệnh tâm thần. V́ một thân xác bệnh tật cũng ảnh hưởng đến những t́nh trạng tâm sẵn có ô nhiễm nên mật chú cũng có khả năng chữa trị và điều dưỡng nó. Chẳng có ǵ gọi là ma thuật trong vấn đề này. Khoa học đă chứng minh và đang áp dụng lối trị bệnh này.

Ư nghĩa câu mật chú của Đức Phật Om muni muni maha muniye svaha là “Hăy kiểm soát, hăy kiểm soát, hăy kiểm soát thật nhiều.” hoặc “Hăy tỉnh thức, hăy tỉnh thức, hăy tỉnh thức thật nhiều.” Các bạn có thể cho rằng Phật giáo quá chú trọng đến sự kiểm soát, sự tỉnh thức và cảm thấy tất cả các lạt ma đều nói, ”Tâm huyễn ảo của các bạn đầy ắp những tật xấu nên các bạn phải hạn chế nó tối đa.” Chúng tôi không có ư nói như vậy. Hơn nữa, nếu buổi sáng chúng ta có quyết tâm như vậy th́ nguyên một ngày chúng ta mới tự động để ư đến những hành động của chúng ta hơn. Một khi đă có quyết tâm th́ cái đồng hồ nội tâm sẽ tự chạy một ḿnh. V́ đă hướng dẫn nguồn năng lượng chủ yếu đi theo một chiều nên chắc chắn những năng lượng phụ sẽ phải tuôn chạy theo cùng một đường.

Ở Tây Tạng chúng tôi thường nói hướng dẫn tâm cũng như “cầm cương hướng dẫn ngựa chạy.” Ngựa là con vật có sức mạnh, nếu bạn không có cách kiểm soát nó, nó sẽ chạy lung tung, có khi c̣n hại cho chính nó và những con vật khác nữa. Nhưng nếu chúng ta biết cách điều khiển năng lượng và sức mạnh của con ngựa th́ nó có thể hoàn thành được rất nhiều công việc khó khăn. Chúng ta cũng áp dụng như vậy cho chính chúng ta. Nh́n một cách khoa học, thân, khẩu và ư của chúng ta chẳng có ǵ khác hơn là để chuyên chở, chuyển đạt những h́nh thái năng lượng khác nhau. V́ thế, nếu buổi sáng chúng ta hướng dẫn nguồn năng lượng này bởi sự quyết tâm của chúng ta th́ những năng lượng của thân, khẩu và ư sẽ đi theo cùng một đường. Do đó sự kiểm soát mà chúng ta đề cập đến ở đây giống như người phi công không hạn chế mà là hướng dẫn chiếc máy bay của anh ta. Sự phức tạp, sự khó khăn của ngôn từ không diễn tả được những ǵ của nội tâm. Nhưng nếu chúng ta thực hành thiền định và đạt được những nhận thức từ nó th́ chữ “kiểm soát”, “tỉnh thức” sẽ không c̣n là một trở ngại cho chúng ta nữa.

Phần quan trọng nhất của một ngày chính là buổi sáng. Giả sử bạn thức dậy với một cơn nhức đầu hay với một cái chân đau, thay v́ để ư đến những đau đớn này, điều đầu tiên bạn nên làm là hăy có một quyết tâm vững mạnh giữ thái độ hứng khởi về tâm bồ đề cho suốt cả một ngày. Ngày đầu tiên chắc chắn là khó khăn. Nhưng từ những ngày sau nó sẽ dễ hơn, dễ hơn với niềm hứng khởi thanh khiết này. Đây là kết quả của sự trau dồi, phát triển và điều kiện hóa tâm của chúng ta theo một chiều hướng thánh thiện.

Không cần biết chúng ta đă đọc bao nhiêu về Đạo pháp, nhưng hầu như chúng ta đă không dành ra được một ngày để kinh nghiệm những sự thực tập như vậy. Nhưng nếu chúng ta cố gắng th́ ngay lập tức tâm của chúng ta sẽ cảm nhận được niềm an lạc này. Khi quư vị bắt đầu thực hành tâm linh, dĩ nhiên, quư vị sẽ làm theo những ǵ quư vị đă nghe, đây là những điều nên làm khi bắt đầu bước vào bất cứ một con đường thực hành tâm linh nào. Nếu chúng ta không chấp nhận điều kiện này, chúng ta sẽ mất kiên nhẫn trong việc thực hành và chúng ta sẽ nghĩ chúng ta bị bắt buộc rồi sẽ mất hết sự tự nhiên. Có thể quư vị sẽ cầu phép lạ khi quư vị ngồi thiền, rồi không thấy phép lạ xẩy ra, quư vị sẽ tự hỏi, “Tại sao tôi lại chạy theo phong tục kỳ lạ này của người Phương đông?” Thế rồi tâm tiêu cực của quư vị sẽ trả lời, “Anh đang bắt chước kiểu ngồi của một lạt ma ngoại quốc đấy. Chẳng có ǵ hay khi làm như vậy. Tại sao anh không ngồi thoải mái trên ghế như những người Mỹ khác?”

Do đó chúng ta nên thận trọng với tâm của chúng ta. Nó biết rơ phải làm thế nào để hợp lư hóa tại sao không nên theo những phương pháp với mục đích thuần hóa nó. Chúng ta cần phải hiểu rơ tính hoài nghi của cái tâm nghi ngờ này mà tiếp tục thực hành một cách kiên nhẫn bền bỉ và vững chắc.

Một điều khác cũng cần phải nhận định là trong cùng một lúc có hai cái tâm cùng làm việc trong chúng ta. Thí dụ, trong lúc quét nhà, một cái tâm chú ư đến việc quét nhà c̣n một cái tập trung vào việc tụng kinh. Điều này không có nghĩa là hai tâm mâu thuẫn nhau hoặc việc tụng kinh của bạn là không chân thành. Ngay trong lúc thực hành Đạo, chúng ta cũng vẫn đang sống trong trần gian và đang có những sinh hoạt liên hệ. Có nhiều điều chúng ta cần làm để sống, như kiếm tiền, pha trà, uống cà phê, nấu ăn, ...vân vân... Chúng ta không nên bỏ những sinh hoạt này. Hăy nhận định một cách đơn giản rằng chúng chỉ có những giá trị tương đối trong ḍng hiện hữu, trong đời sống thường ngày. Do đó, trong lúc làm công việc quét nhà tâm của chúng ta cũng vẫn thực hành tâm linh được.

Có những phương pháp hướng dẫn việc thực hành tâm linh này. Mật chú là năng lượng, nhưng không phải là năng lượng tầm thường. Nó thuần túy thanh tịnh, xuất phát từ trí tuệ đơn thuần. V́ thế, nếu tâm của chúng ta cũng khởi phát ra từ nguồn năng lượng thanh tịnh này th́ chúng ta vẫn an lạc mặc dầu chúng ta đang làm những công việc trần gian của kiếp luân hồi. Theo chiều hướng này th́ tâm như một đại dương, tự tính của nó trầm lặng mặc dù vẫn có những làn sóng nhấp nhô ở trên mặt.

Nếu chúng ta có trí tuệ, chúng ta có thể chuyển hóa năng lượng của những ḍng sinh hoạt thường ngày của chúng ta – như mầu sắc, t́nh cảm, ...vân vân...—thành an lạc. Như vậy những năng lượng ở bên ngoài của một cái ǵ mà chúng ta nhận thức được sẽ không có khả năng bắt tâm của chúng ta khởi lên ḷng ham muốn, hấp dẫn, gợi cảm hoặc những sinh hoạt tiêu cực khác. Hơn thế nữa, tâm của chúng ta c̣n có thể kiểm soát và chuyển hóa những hoàn cảnh này, những sinh hoạt này thành thánh thiện, đạo đức. Với sự hướng dẫn, tỉnh thức và kiểm soát này, chúng ta sẽ không c̣n diễn dịch, biện minh cho những hiện tượng khác nhau trong sự bám víu và cố chấp nên không c̣n cơ hội để những vọng tưởng xuất hiện nữa. Chúng ta sẽ không c̣n bị cảnh thổi lên d́m xuống khi đối diện với những cái tốt xấu, với những cái ưa thích hoặc ghét bỏ.

Ở điểm này có thể có những câu hỏi như “Nếu bạn thánh thiện hóa những sinh hoạt, những đối tượng như vậy hoặc chuyển hóa chúng thành một cái ǵ khác, bạn có chắc rằng bạn sẽ không tạo ra một huyễn tượng tâm thần khác không? Làm sao một phương pháp (phương pháp cũng là huyễn ảo, Dg) lại có thể xóa bỏ được sự thật?” Người Tây phương thật là thông minh, nên những câu hỏi như vậy rất thường xẩy ra. Để trả lời, tôi xin đặt một câu hỏi khác,” Phải chăng những cái mà bạn nh́n thấy, thật sự nó ‘tốt’ hoặc ‘xấu’?”  Quư vị nghĩ rằng những cái mà chúng ta nh́n thấy tốt hoặc xấu thực sự nó như vậy, làm sao chúng ta biết nó như vậy? Tôi không nghĩ rằng quư vị sẽ hài ḷng khi trả lời câu hỏi này. Quư vị có thể nói, “Bởi v́ tôi cảm thấy đúng.” Nhưng tại sao quư vị cảm thấy như vậy? “Bởi v́ tôi nh́n nó bằng con mắt của tôi.” Tôi lại hỏi, “Vậy cái ǵ làm cho con mắt của quư vị nh́n là luôn luôn đúng? Quư vị có luôn luôn nh́n được sự thật bên ngoài sự phóng tưởng, sự vọng tưởng của tâm thần không?” “Không, dĩ nhiên là không,” rồi quư vị trả lời tiếp, “nhưng lần này chính mắt tôi nh́n thấy là đúng.” Làm sao quư vị biết được? Tôi bảo đảm với quư vị là sẽ không có một câu trả lời nào tuyệt đối đúng cho câu hỏi này. Chúng ta có thể suy nghĩ cả một đời, nhưng không thể nào có được một câu trả lời hoàn toàn thỏa măn.[1]

Đừng để mất một điểm nào trong vấn đề này. Câu hỏi này không khó v́ nó chỉ là một điểm u tối của triết lư, chúng huyễn ảo. Nó không hoàn toàn là một rắc rối, một khó khăn về lư thuyết, nhưng nó đến từ kinh nghiệm của chúng ta. Vấn đề là chúng ta không thể nào nh́n được bản tính tuyệt đối của mọi hiện tượng. Không chấp nhận điểm này th́ rất khó mà nói về sự thật. Khi tôi hỏi, “Làm sao quư vị biết được cái ǵ quư vị nh́n là thật hay giả?” th́ đừng nghĩ, “Lạt ma đang hỏi tôi một câu hỏi khó. Chỉ có ngài mới trả lời được.” Nó không phải như vậy. Không có ai có thể giấu quư vị câu trả lời chân thật. Chỉ khi nào chính quư vị kiểm chứng được những kinh nghiệm của quư vị về cái mà quư vị gọi là sự thật th́ lúc đó quư vị mới bắt đầu đồng ư về vấn đề này.

Chuyện ǵ đă thường xẩy ra ở nước Mỹ khi một người da đen và một người da trắng xung đột với nhau. Thực sự họ đă không nh́n ra được toàn diện vấn đề. Thật ra, người da trắng đă sơn phết một quan niệm lệch lạc về người da đen và ngược lại. Rồi, dựa trên lối nh́n lệch lạc này, họ hành động một chiều, cứng nhắc cho nhau. Tại sao sự kỳ thị này lại có sức mạnh ảnh hưởng đến tâm của họ? Thực ra, đây chỉ là những vọng tưởng bệnh hoạn, những phóng tưởng tâm thần mà tất cả những vọng tưởng này, những phóng tưởng này chẳng có liên hệ thực tại nào với cá tính của họ. Nó không phải là cái họ nh́n mà là cách họ nh́n, điều này đă tạo ra sự khác biệt, điều này đă tạo ra sự kỳ thị. Hoàn toàn chỉ là những điều tưởng tượng. Những điều tưởng tượng chứ không phải là những điều được dậy bảo; đó là một phần văn hóa của họ. V́ thế khi tôi nói về sự chuyển hóa sự thật tương đối của bất cứ một sự kiện nào bằng cách thành lập những quán tưởng (tưởng tượng) thích ứng là tôi đă không nói về một điều ǵ mới lạ hay khác lạ mà đây chính là những điều mà con người vẫn thường làm. Đă có những sự kiện ảnh hưởng sâu xa trong tâm của chúng ta nên khi được thanh tẩy, khi được chuyển hóa bằng những động lực thích ứng th́ chắc chắn sẽ đạt được nhiều ơn ích, nhiều thành quả.

Kinh nghiệm cho chúng ta biết rằng khi ánh sáng mặt trời rọi vào căn pḥng đen tối th́ ngay lập tức bóng tối sẽ biến mất. Không có một sự nghi ngờ ǵ cho sự kiện này phải không? Khi chúng ta quán tưởng Đức Phật Thích Ca cũng vậy, ánh sáng trí tuệ, như ánh sáng mặt trời của Ngài sẽ chiếu soi tâm ta. Chiếu soi một cách tự nhiên trong tâm hồn chúng ta và sẽ trở thành một sự hướng dẫn. Khi sự quán tưởng của chúng ta về Ngài trở nên mạnh và trong sáng – thân của Ngài không phải là thân xác thịt nhưng đó chính là sự thị hiện của Pháp Thân Phật – trong khoảng 5, 10 phút th́ thật là ơn ích, thật là hữu hiệu. Không cần phải tụng niệm, chỉ quán tưởng cũng đủ rồi.

Hăy tưởng tượng chúng ta đang đi dạo phố tại New York với những cửa hàng đầy quần áo đẹp đủ màu, thật là hấp dẫn trong những khung cửa sổ, nó đánh thức ḷng ham muốn của chúng ta làm tâm chúng ta bấn loạn. Ngay tại đó chúng ta cũng có thể chuyển biến những năng lượng này vào ánh sáng trí tuệ của Phật hay nếu chúng ta biết cách, chúng ta cũng có thể hóa giải nó vào trong tính không của chính nó. Qua phương pháp này, mỗi khi chúng ta nhận thức được tính tham nổi lên qua những bộ quần áo, chúng chỉ là những tṛ huyễn ảo của tâm b́nh thường, do đó nó chẳng có một giá trị nào với tâm chân thật, v́ thế bất cứ cái ǵ huyễn ảo xuất hiện th́ cũng sẽ tự động tan biến. Sự khó khăn, ḷng tham, sẽ được hóa giải. Nếu không như vậy, tâm của chúng ta cứ bám chặt vào vọng tưởng rồi nghĩ: “Ôi chao, đẹp quá, ước ǵ nó là của tôi,” chúng ta sẽ mang cái h́nh ảnh này suốt cả ngày.

Nếu chúng ta dừng lại và suy nghĩ thâm sâu chúng ta sẽ nhận ra sự thật này đang diễn ra. Chúng ta cũng có thể cho là “ Lạt ma này nói nhiều quá, những ǵ ông ta nói toàn là giả tưởng, chẳng có căn bản ǵ cả.” Nhưng chúng ta cũng đừng chấp nhận hay từ chối một cách mù quáng. Tốt hơn, hăy kinh nghiệm nó, đừng phê phán tốt hay xấu. Như chúng tôi đă tŕnh bày trước kia, Đạo pháp không quan tâm đến quá khứ hay tương lai mà chính là ở ngay giây phút hiện tại. Vậy hăy tự kiểm chứng những lời dậy bảo này và cố gắng t́m ra giá trị ở trong đó.

Có thể có những nghi ngờ ở điểm này. Quư vị có thể nghĩ: “Tôi dùng phương pháp này để hóa giải những đối tượng đẹp và hấp dẫn một cách dễ dàng. Nhưng c̣n những vấn đề quá rắc rối, cực kỳ khó khăn th́ sao? Như có người tấn công tôi, gây sầu khổ cho tôi, trong trường hợp này tôi phải làm ǵ?” Đúng là một quan tâm khá quan trọng. Được, nếu quư vị thực sự tỉnh thức, thực sự biết kiểm soát th́ ngay cả những sự kiện vô cùng khó khăn cũng có thể hóa giải trong Đạo pháp.

Việc đầu tiên chúng ta phải làm khi có những liên hệ khổ đau với một người nào hay sự vật nào th́ hăy nhớ rằng một phản ứng xấu, tiêu cực sẽ không bao giờ mang lại kết quả, không bao giờ giải quyết được vấn đề. Sự hối hận, sự tự vệ, ḷng mong muốn trả thù... sẽ không hóa giải được ǵ, không giúp ích ǵ. Chúng chỉ làm cho chúng ta tức giận hơn, bấn loạn thêm. Hăy b́nh tĩnh nghĩ về những kinh nghiệm ở quá khứ sẽ giúp cho chúng ta biết đây là sự thật. Những xúc cảm và những ư nghĩ  tiêu cực chỉ dẫn đưa chúng ta đến đau khổ trong tương lai, điều vô cùng quan trọng là hăy hướng về những phản ứng tích cực, trong sáng.

V́ thế, thay v́ để ư đến những phiền năo, giận ghét, hăy nh́n thẳng vào tâm ta, hăy nh́n sâu vào bên trong, bên ngoài xem cái ǵ, sự kiện ǵ đang xẩy ra. Hăy tự nhủ: “Khoan, đợi một chút, b́nh tĩnh lại. Cái này rồi sẽ qua đi.” Nếu chúng ta có thể cầm giữ sự nóng giận lại trong một vài giây, tâm của chúng ta sẽ trong sáng  hơn. Ở trạng thái này chúng ta có thể hiểu thấu được vấn đề một cách tinh tế hơn, đúng hơn.

Nên nhớ rằng mỗi một sự kiện đang xẩy ra bây giờ đều có nguyên nhân. Có thể đây là những hậu quả mà chúng ta phải lănh nhận v́ những hành động xấu của chúng ta đối với người khác trong quá khứ. V́ thế, chúng ta nên nghĩ rằng chúng ta đang trả dần những món nợ cũ. Ngay cả những sự kiện gây đau khổ cho chúng ta, chúng ta cũng nên nghĩ rằng đây là những ơn phước. “Cho dù người nào hay bất cứ ǵ đang làm tôi khổ, th́ đây cũng chỉ là sự thị hiện của Đạo pháp, giúp cho tôi thăng tiến trên đường t́m giác ngộ. Nếu tôi có thể học được ǵ trong những đau khổ này th́ sẽ giúp tôi phát triển thêm ḷng từ bi đến những người đang khổ đau và giúp tôi tránh được những hành động gây ra khổ đau cho chính tôi, hơn nữa nó sẽ mang lại hạnh phúc cho những người đă cho tôi những giây phút bực bội này. Nếu không có những người đối xử với tôi như là một đứa trẻ th́ làm sao tôi có thể trưởng thành trong t́nh cảm và trong tinh thần được.” Với những cảm nghĩ như vậy, chúng ta có thể chuyển hóa những sự giận dữ, những sự bực bội của chúng ta thành ḷng từ mẫn chân thành, trong một chiều hướng hiểu biết thâm sâu.

H́nh như phương pháp này không quen thuộc với quư vị chút nào, có vẻ c̣n đi ngược lại với hoàn cảnh và đôi khi có người c̣n cho là điên khùng nữa. Nhưng đối với những người chân thành thực hành Đạo pháp th́ đây là một phương pháp vô cùng quư báu để tinh tấn. Họ nhận thấy những phương pháp b́nh thường và thông thường đều không có giá trị để đối trị những vấn đề rắc rối, chúng chỉ dẫn đến đau khổ hơn hoặc bất măn hơn mà thôi. Tuy nhiên chấp nhận tất cả mọi t́nh trạng khổ đau để tu tập, để hiểu thấu bản tính của tâm là phương pháp tuyệt diệu nhất.

Chúng ta không thể sống nếu cắt đứt tất cả mọi liên hệ với người khác, đặc biệt trong một thành phố lớn như thế này, mặc dầu có những liên hệ gây ra phiền toái. Nhưng nếu chúng ta cứ tiếp tục chung sống, tiếp xúc với nhau, chúng ta sẽ học được rất nhiều bài học quí báu. Nói đúng ra, chẳng có ai là hoàn toàn, c̣n rất nhiều điều chúng ta cần phải tinh tấn, c̣n rất nhiều vấn đề chúng ta cần phải t́m hiểu.

Bài học này chỉ có giá trị cho những người đang sống gần nhau, c̣n liên hệ giao tiếp với nhau. Nhiều khi có những va chạm nhưng họ đă phải cố gắng t́m hiểu nhau để trau dồi mối tương quan. Mặc dù có những người cố t́nh gây ra chuyện xấu, nhưng chẳng sao cả nếu c̣n có những người đang sống chân thành với Đạo pháp. Những điều xấu xa sẽ trở thành ơn phước nếu họ biết cách chuyển hóa chúng.

Mặc dù ḷng từ mẫn có giá trị cao quí, nhưng chúng ta cũng không thể luôn luôn mở rộng t́nh thương mà nói: “ Tôi thương anh, lúc nào tôi cũng đối xử tốt với anh.” Rất có thể chúng ta làm như vậy v́ chúng ta muốn được bảo vệ, được mọi người để ư hoặc muốn được an toàn. Nếu chúng ta cứ để chúng ta bị lệ thuộc vào người khác theo kiểu này th́ chúng ta không bao giờ khám phá ra được khả năng của chúng ta và cũng không bao giờ có thể phát triển được năng khiếu nào. Đừng bao giờ nghĩ rằng chúng ta không có tài, không được mạnh, thực sự tâm của con người có một sức mạnh phi thường. Chúng ta chỉ cần thể hiện sức mạnh đó ra bằng hành động. Thay v́ để ḿnh trong t́nh trạng chán nản, chúng ta hăy dùng nó vào việc thực hành tu tập. Như vậy, chúng ta có thể chuyển hóa, buồn thành vui, chán nản thành hăng say, bất măn thành an lạc giải thoát. Trong những bài học thực hành tu tập của người Tây Tạng gọi là “chuyển hoàn cảnh thành con đường giải thoát.”

Thường thường khi gặp phải những chuyện bất b́nh, chúng ta nói: “Chán quá!” Nhưng nếu nh́n thật sâu vào vấn đề, hỏi đi hỏi lại cái ǵ làm chúng ta chán trong hoàn cảnh này, có lẽ chẳng có câu trả lời nào làm chúng ta hoàn toàn vừa ḷng. Không ai có thể chứng minh được cái ǵ thật sự là “chán.” V́ thế, bất cứ ǵ mà tâm thường t́nh cho là bất măn, chán nản, khó chịu đều có thể chuyển hóa được bởi Đạo pháp trong con đường thực hành tâm linh. Chắc chắn là được, ngay cả những ǵ khủng khiếp nhất.

Đối với những người Tây phương th́ không có ǵ đáng nghi ngờ khi nghe bài giảng chuyển xấu thành tốt này. Trong những nước thiếu văn minh, người ta khó có thể hiểu được con người có thể chuyển biến cái này thành cái kia. Nhưng ở đây, truyền thống giáo dục của quư vị thường chú trọïng đến vấn đề thay đổi những môi trường sinh sống ở bên ngoài. Do đó, khi quư vị nghe nói về những phương pháp chuyển hóa tâm linh để ảnh hưởng đến những t́nh cảm ở bên ngoài, quư vị sẽ hiểu ngay nó là ǵ và sự hiệu nghiệm của nó như thế nào.

Phần nhiều những người ở Hoa Kỳ đi làm việc cho người khác. Họ có rất nhiều cơ hội để học hỏi và tiến thân mà những người khác không có. Vào buổi sáng, trước khi đi làm, quư vị nên xác định lại tính năng động, sự hăng hái của ḿnh. Hăy nhớ đến đặc tính thâm nhập tự nhiên của khổ đau mà phát triển ḷng từ bi đến tất cả những người mà quư vị sẽ gặp. Rồi nên dành sức lực của ḿnh để mang lại lợi ích cho người khác. Chúng ta nên quyết tâm làm việc và hoàn thành công việc một cách chăm chỉ, hăng say. Với một căn bản vững chắc như vậy, chúng ta sẽ không c̣n lười biếng, buồn bực hoặc tức tối mỗi khi lái xe đến sở làm. Không mong muốn chiếm phần lợi ích trong bất cứ lănh vực nào, không lừa dối chủ, chúng ta làm việc trong tinh thần tương thân tương trợ lẫn nhau. Với thái độ đó, một ngày làm việc của chúng ta sẽ vô cùng giá trị và hữu ích thay v́ mất thời giờ vô ích.

Thời nay có rất nhiều người muốn những h́nh thức luyện tập thân thể khác nhau. Những hoạt động như tăng sự kiểm soát thân thể, cần phải đạt nhiều tiện ích... nhưng học để kiểm soát tâm rồi từ đó đem lại lợi ích cho người khác là một sự thực hành vô cùng quí giá. Có một kỷ luật tâm linh như vậy, chúng ta có thể tinh tấn rất nhanh và rất xa trong mọi lănh vực kể cả con đường dẫn đến giải thoát. Một trong những thành quả vĩ đại của việc áp dụng kỷ luật này là để chuyển hóa tất cả những sinh hoạt b́nh thường hằng ngày vào con đường tu tập tâm linh.

Trong thời Đức Phật Thích Ca, có một ông già rất muốn thực hành Đạo. Nhưng đáng tiếc ông ta quá ngu muội, không thể hiểu được những lời dậy của Phật. Những đệ tử của Ngài thất vọng nên không đủ kiên nhẫn để dậy ông ta. V́ thế, lần lượt hết thầy này đến thầy khác từ giă ông; quá chán nản, ông muốn gieo ḿnh xuống sông tự tử để chấm dứt cuộc đời đau khổ này.

Nh́n thấy t́nh trạng đáng thương không thể vượt qua của ông già, Đức Phật liền gửi ngay một đệ tử thân cận nhất của Ngài đến khuyên can và nói với ông rằng chính Phật sẽ chỉ dậy cho ông cách thực hành tâm linh. Khi ông già được dẫn đến trước mặt Ngài, Đức Phật nói rất nhỏ nhẹ với ông : ”Ông không cần phải học hỏi sâu xa, không cần phải cầu nguyện cũng không cần phải tụng kinh. Ông chỉ cần quét chùa và cố gắng giữ nó càng sạch càng tốt. Tuy nhiên, mỗi khi quét ông hăy tự nhủ, ‘ Hăy sạch ! Hăy hết mùi hôi thối !’  Ông chỉ cần thực hành như vậy cũng mang lại rất nhiều ơn ích.”

Ông già rất cảm kích về sự thực hành đơn giản này và bắt đầu hăng say thực tập. Ông quét chùa mỗi ngày, thực hành chăm chỉ theo đúng sự chỉ dẫn. Rồi đến một ngày, trong lúc đang quét bụi và rác, ông ta nghĩ, « Bây giờ tôi cảm thấy tôi thực sự hiểu được ư nghĩa của lời Phật dậy ‘ Hăy sạch ! Hăy vất rác đi’ Bụi bặm không phải ở bên ngoài ; nó ở bên trong. Mùi hôi thối không phải ở đây, trong ngôi chùa này; nó ở ngay trong tôi, không phải chỉ quét chùa mà thôi, tôi cũng phải làm sạch cả tâm của tôi nữa. » Bang ! Ánh sáng nội tâm bắn thủng bức màn vô minh của ông già làm ông bừng tỉnh hiểu được tứ diệu đế, nền tảng của toàn thể con đường. V́ thế, chỉ trong một tích tắc ông ta đă chuyển hóa từ một ông già quét rác u mê thành một người có trí tuệ.

Qua câu chuyện này, quư vị chưa nhận thức được từng chi tiết của sự phát triển trí tuệ trong Đạo pháp. Điều quan trọng là tất cả những ǵ chúng ta học và kinh nghiệm được đều trực tiếp đi ngay vào tâm chúng ta rồi ngay lập tức nó chuyển thành hành động. Như vậy, dù là chỉ nghe một lời dạy đơn giản cũng có thể mở toàn diện tâm ta. Cái ǵ chúng ta nghe được không quan trọng bằng cách chúng ta nghe như thế nào. Oâng già nhận được một lời chỉ dẫn vô cùng đơn giản nhưng ngay khi nhận thức được nó có liên hệ đến cuộc đời của ông, ông đă thực tập và tinh tấn nhanh chóng.

Tương tự như vậy, chúng ta nên chuyển hóa tất cả những ǵ chúng ta nhận được – âm thanh, mùi vị, mầu sắc... vân vân... – vào Đạo pháp. Làm thế c̣n tốt hơn là vồ chụp hoặc xua đuổi chúng. Nếu chúng ta nh́n sự vật từ bên trong lẫn bên ngoài với một cái nh́n toàn diện th́ cuộc đời của chúng ta sẽ giá trị biết bao. Đừng nh́n thế giới bằng con mắt tham sân si th́ thế giới sẽ xuất hiện vô cùng trong sáng.

Thường thường những vọng tưởng của chúng ta mang lại nhiều trở ngại, nhiều rắc rối hơn là chính sự vật, hơn là chính đối tượng. Thí dụ, khi đi dạo trên những đường phố ở New York, chúng ta thường nghĩ thành phố này quá dơ bẩn. Thực sự không hoàn toàn đúng như vậy. Chính v́ những bất an ở trong tâm, sự vội vă tấp nập của xe trên đường phố và những cảnh sinh hoạt nhộn nhịp đă làm chúng ta dễ dàng tức giận với những người chung quanh. Nếu chúng ta dừng lại nói chuyện với một người nào, chúng ta sẽ nhận thấy tâm của họ cũng y hệt như chúng ta. Đó chỉ là những xét đoán tầm thường, bề ngoài, dựa trên những xúc cảm thoáng qua về thành phố New York và dân chúng của thành phố này.

Tâm của chúng ta đă đầy ắp những ư niệm sai lầm như vậy. Có người tin rằng những ư niệm sai lầm này có trong thiên nhiên và họ đă học được từ người khác hoặc ở một nơi nào đó. Điều này không hoàn toàn đúng như vậy. Những ư niệm sai lầm không truyền từ tâm này qua tâm kia, cũng không nhất thiết đến từ một chuỗi sai lầm nào đó. Đúng ra, tâm -- bị ảnh hưởng bởi nghiệp và vọng tưởng đi vào một thân xác đầy ô nhiễm -- đă sẵn mang đầy vọng tưởng, như tin rằng “cái tôi ” là một thực thể độc lập và có thật. Những tin tưởng sai lầm này không có dính dáng ǵ đến ngôn từ hay tư tưởng. Đúng ra, nó từ những nguyên nhân khác. Nó chỉ liên hệ đến ngôn từ hay tư tưởng khi tâm ô nhiễm cố gắng diễn tả chính nó ra trên b́nh diện ư thức, khi đó nó dùng ngôn từ để chuyên chở, chuyển đạt những quan niệm sai lầm của chính nó. Do đó, không nên nghĩ rằng tâm của chúng ta không có những ư niệm sai lầm bởi v́ chúng ta đă không bao giờ học triết ở trường học.

Nh́n vào tâm để khám phá và điều chỉnh những huyễn ảo của chính nó là một việc làm đầy thích thú, phải vậy không quư vị? Nếu chúng ta khám nghiệm mọi sự qua lăng kính Đạo pháp th́ chẳng có ǵ làm chúng ta chán nản cả. Thật là thích thú khi thấy tâm nhậy bén trong việc sáng tạo và thích ứng với những hoàn cảnh mới. C̣n thích thú hơn nữa khi kiểm soát được tiến tŕnh này và nh́n ra được mọi sự đều có thể chuyển hóa vào sự thực hành Đạo. Có rất nhiều người, dù có việc làm hay không có việc làm, cảm thấy không có ǵ có giá trị để làm trong cuộc đời của họ. Nhưng sự hiểu biết của Đạo pháp sẽ làm chúng ta rất bận rộn. V́ quán tâm nên chúng ta sẽ bận rộn trong việc học hỏi những điều mới lạ và cũng biết được chúng rất thực tế (mà trước kia chúng ta không hiểu được.) Không giống những học tṛ, họ nhận được sự hiểu biết qua sách vở, không phải do những kinh nghiệm của đời sống. Thật tốt nếu chúng ta học được trên cả hai phương diện, sách vở và kinh nghiệm, nhưng qua kinh nghiệm th́ có gía trị hơn rất nhiều.

Được sinh ra là người là một điều vô cùng may mắn. V́ thế, chúng ta có khả năng dùng sự hiểu biết của chúng ta để phân tích. Sự khác biệt lớn lao giữa con chó và con người là chúng ta biết khám nghiệm tư cách của chúng ta, con chó không có khả năng này. Bởi v́ chúng ta có thể thẩm định được tất cả những hành động của chúng ta từ tinh thần đến thể xác là tốt hay không tốt, chúng ta có nhiều cơ hội và trách nhiệm để tự khám nghiệm những đặc tính của những lỗi lầm và những điều chợt đến của chúng ta. Có khi những vấn đề này rất khó chia sẻ với những người khác, sẽ có rất nhiều ơn ích nếu chúng ta khám phá ra được căn nguyên, gốc rễ thâm sâu của những yếu kém của chúng ta. Thật đáng xấu hổ nếu không biết sử dụng khả năng hiếm có này, mà cứ nh́n đời với một con mắt mù quáng và không biết phân tích! V́ thế, cho dù sự việc xẩy ra tốt hay xấu, chúng ta nên kinh nghiệm chúng bằng trí tuệ trong sáng của Đạo pháp, hăy chuyển hóa chúng vào sự thanh tịnh vô biên của con đường dẫn đến giác ngộ.

 

 

oOo

 

 

Đại Ấn

 

Nh́n bầu trời xanh

Không ǵ vây quanh

Tâm ta bừng nở

Một nụ cười thanh.

 

(Kính dâng Milarepa,

vị Thầy tuyệt vời dậy con cách nh́n bầu trời)

 

 

 

Dâng hoa

 

Dâng những đóa hoa tươi

Hái trong vườn cuộc đời

Xin Mẹ hăy nhận lấy

Dạy con luôn mỉm cười.

 

(Kính dâng Mẹ Quan Thế Âm, dạy con Bồ Đề Tâm)

 

Vô Huệ Nguyên


 

[1] Chú thích của người dịch:

Để nói lên tính cách huyễn ảo của tất cả mọi hiện tượng, kể cả những phương pháp thiền định và để phá chấp đến tuyệt cùng, Milarepa, một thánh tăng của Tây Tạng ở thế kỷ 11 nói:

Kẻ nào vướng mắc trong huyễn ảo

Kẻ đó lầm lẫn trong thiền định.

Nếu ngươi biết chúng không là chướng ngại

Mà chỉ là sự thị hiện

Của tâm rỗng lặng

Th́ ngươi đă bị phỉnh lừa trong thiền định.

Đó là căn nguyên của tất cả mọi lầm lạc

Tất cả đều xuất hiện trong tâm.

Lại nữa,

Thiền định là một ảo nghĩ

Không thiền định cũng là một ảo tưởng

Chúng giống nhau cho dù người thiền hay không thiền.

Trí phân biệt là mầm mống của mọi sai lầm

Trong tất cả chẳng có ǵ là tất cả

Trong quan điểm chẳng có ǵ là quan điểm

Đó là tính thể của tâm.

 (Một trong hàng ngàn bài thơ đạo Milarepa để lại cho thế gian)