TẠP GHI

Trang chínhThơ  |  Văn  | Sách VH  |  Đọc thơ  Nhạc chọn lọc  |  Trang Phật giáo

 

horizontal rule

 

 

LỜI GIỚI THIỆU

thi phẩm BƯỚC NHẢY CHẬP CHÙNG

của thi sĩ PHÙ DU

 

 

Trên tay bạn là một tập thơ hai thi phẩm, gồm BƯỚC NHẢY CHẬP CHÙNG và TRỜI XANH ĐẤT LỤC. Hai thi phẩm được nhà thơ sáng tác cách nhau mười năm (năm Nhâm Tuất 1982 -- năm Nhâm Thân 1992). Rồi từ năm thứ mười ấy đến nay lại trải thêm năm năm nữa mới thực sự là đầy đủ nhân duyên để góp mặt với đời.

 

Có thể nói là tập thơ dường như đă nằm im dưới một lớp bụi dày để chờ đợi tới ngày hôm nay, khi được một tri âm thi sĩ của Viên Thông nâng niu xuất bản.

 

Tôi, một người bạn của tác giả, xin được thay mặt bạn ḿnh (hiện c̣n trong nước), ngỏ lời cảm tạ tấm ḷng yêu thơ của đại đức viện chủ chùa Viên Thông.

 

Nhưng tại sao một nhà tu không lo xây chùa, tạc tượng, in kinh... lại lo chuyện in tập thơ của một nhà thơ thế tục? -- Ấy chẳng qua là v́ trong cái trăn trở của thi nhân tác giả, nhà tu cảm nghe được tiếng vọng của sinh tử dội lại từ bên kia bờ sông thế tục; mà tiếng vọng ấy lại cưu mang tự chính nó trọn vẹn cái phẩm chất tinh tuyền đạo vị của bờ bên này. Mới học đạo th́ thấy Sinh và Tử là cặp song sinh; nhưng phải đi xa hơn mới thấy Sinh-tử và Niết-bàn chính là một cặp song sinh không thể tách rời. Không có Niết-bàn nào hiện hữu ở ngoài Sinh-tử. Không có Sinh-tử nào lại chẳng hàm chứa cốt tủy của Niết-bàn tịch tịnh. Cho nên, thể cách chập chùng của những bước nhảy trong tập thơ này đă được biểu hiện không phải chỉ ở phần nội dung mà ngay cả ở phần h́nh thức. Cứ một chữ, một câu của Tâm Kinh Bát Nhă, đều được đồng vọng bằng một lời thơ tự nhiên tuôn chảy từ bến bờ bên kia, bến bờ phía dưới. Bên này bên kia dội vào nhau, bên trên bên dưới dung chứa nhau, quyện lấy nhau trong nhịp bước song hành mà bất nhị, song sinh mà bất sinh... Cái tuyệt của BƯỚC NHẢY CHẬP CHÙNG là ở chỗ đó.

 

Được biết trong thời gian viết BƯỚC NHẢY CHẬP CHÙNG, nhà thơ Phù Du tự nguyện cạo trọc đầu và tịnh khẩu một thời gian như một nhà sư khổ hạnh. Mười năm sau, nhà thơ bệnh nặng phải vào bệnh viện giải phẫu, trải qua một cơn thập tử nhất sinh, và chính trong thời gian này, thi phẩm TRỜI XANH ĐẤT LỤC được hoàn thành.

 

Tác phẩm thứ hai này lại cũng là những bước nhảy chập chùng nhưng dữ dội hơn, thơ mộng hơn, sâu sắc và tinh nét hơn. Nó đẩy tác giả một bước thật xa, ra khỏi cái vận hành khuôn khổ của thế giới nhị nguyên, của đối đăi, của thiện và ác, của đúng và sai, của trái và phải, của đời và đạo, của tử và sinh, của tử sinh và niết bàn... Nó chính là lời bỡn cợt của một kẻ trí tuệ rất ư ngông cuồng trước cơn đau và những vật vă oan nghiệt của cuộc đời.

 

Người đọc sẽ thấy rằng trong khi BƯỚC NHẢY CHẬP CHÙNG diễn đạt Bát-nhă một cách nghiêm túc th́ vẫn c̣n lẩn quẩn trong ṿng văn-tự Bát-nhă; c̣n TRỜI XANH ĐẤT LỤC th́ đă nhảy vào một tŕnh tự cao hơn: Quán-chiếu Bát-nhă. Ở đây, trong cơn đau khốc liệt và những ngày dài buồn tẻ ở bệnh viện, thi nhân vẫn mở to đôi mắt và dỏng đôi tai để lắng nghe và để nh́n, để quan sát, để chiêm nghiệm tất cả những âm thanh h́nh sắc của cuộc đời bằng trí tuệ sáng ngời của một kẻ đứng chơ vơ bên bờ vực thẳm. Sự quán chiếu ấy như một cơn đại định kéo dài qua 42 công án của tự tâm, cho đến khi thi nhân rời bệnh viện và trở về nhà chào đón một mùa xuân mới. Và đón cả con trăng đầu mùa:

 

trăng non

ồ, trăng non

mọc bên trên bầu trời ảo hóa

sương sa chậm

đọng trên bờ mi khép

hơi thở dài

đậu lại bên kia thiên thu.

(án 42)

 

42 công án của thi nhân tự đặt cho ḿnh đă được khép lại ở những câu cuối cùng ấy. Khép lại mà kỳ thực là mở ra. Mở ra cánh cửa không cánh. Mở ra một phương trời thiên thu.

 

Tôi tự hứa không nói nhiều về tập thơ của bạn ḿnh, nhưng cầm bút lên rồi th́ không ngăn được phải nói; mà nói th́ chẳng nói được ǵ nhiều như thi nhân đă nói trong hai thi phẩm này. Thôi th́ xin kết thúc nơi đây bằng một lời cảm tạ sâu xa gởi đến chàng thi sĩ ṛm ở quê nhà, và một lần nữa cảm tạ Viên Thông đă cho xuất bản thi tập này.

 

 

Đêm ở lại chùa Viên Thông, Long Beach

California, ngày 7 tháng 7 năm 1997

Vĩnh Hảo

 

 

horizontal rule

  Back Up Next