TẠP GHI

Trang chínhThơ  |  Văn  | Sách VH  |  Đọc thơ  Nhạc chọn lọc  |  Trang Phật giáo

 

horizontal rule

 

Đọc Cuộc T́nh Bất Tử của Lâm Bích Nhy

(thay Lời Bạt)

 

Từ phong trào giải phóng phụ nữ giữa thế kỷ 19 đến nay, giới cầm bút nữ phái, dần dà cũng như bao nhiêu phụ nữ khác trên đời, càng lúc càng muốn chứng tỏ sự "b́nh đẳng" giữa họ với nam phái. Có nghĩa rằng những ǵ cánh đàn ông làm được th́ họ cũng làm được. Đôi khi họ c̣n cố ư cho thấy rằng họ c̣n hơn thế nữa, có thể qua mặt cánh đàn ông trong bất kỳ phương diện nào. Trong văn chương nữ quyền th́ sự vùng dậy này phải kinh qua một thời gian khá dài để rồi vào thời hiện đại, biên giới giữa nam nữ có vẻ đă mờ nhạt, và người ta không xa lạ ǵ về lối dụng văn dụng ngữ vô cùng hiện thực của giới nữ lưu trong văn học nghệ thuật. Sự táo bạo (và đôi khi sống sượng) của nữ giới trong văn chương đă gây những bất ngờ kỳ thú.

Tuy nhiên, tôi cũng đồng ư với Nietzsche khi ông cho rằng bằng phong trào giải phóng phụ nữ, phái yếu đă đạt được vài mục tiêu thật nhỏ nhoi về mặt xă hội, nhưng lại đánh mất đi cái đẹp to lớn là vẻ nhu ḿ, yểu điệu, thẹn thùng—cái đẹp muôn thuở mà người đàn ông đặc biệt dành cho họ, ngưỡng mộ họ.

Nói thế tôi không có ư kêu gọi người phụ nữ đừng "vùng dậy" làm cách mạng. Chỉ đơn giản rằng, khi nh́n ở khía cạnh giải phóng phụ nữ, tôi muốn nêu một trường hợp đặc thù: nhà văn nữ trẻ tuổi Lâm Bích Nhy. Bởi qua tập truyện ngắn của nhà văn nữ này, tôi rút được nhận xét rằng, người phụ nữ có thể giải phóng họ ở một chiều thẳm sâu hơn.

Như vậy, đối với nhà văn trẻ Lâm Bích Nhy (xin viết tắt là LBN), không những tôi rất đỗi ngạc nhiên về thiện chí và văn tài của cô đối với ngôn ngữ mẹ đẻ—ngôn ngữ mà cô học được từ gia đ́nh hoặc các lớp Việt ngữ dành cho trẻ em xa xứ—mà c̣n rất đỗi cảm kích về quan niệm sống cũng như về tư tưởng lạ thường của cô qua tác phẩm đầu tay Cuộc T́nh Bất Tử nữa.

Cuộc T́nh Bất Tử là tuyển tập gồm 12 truyện ngắn của LBN, được xuất bản lúc cô mới 27 tuổi; nhưng thực ra, hầu hết các truyện ngắn trong tuyển tập đều được sáng tác lúc LBN đâu chừng từ 22 đến 25 tuổi, trong thời gian c̣n là sinh viên một trường đại học ở Na-uy.

Gịng văn LBN rất sáng sủa, nhẹ nhàng, tự nhiên; không cố ư dụng ngữ cầu kỳ (dù rằng vốn liếng ngoại ngữ gồm Anh, Na-uy và đặc biệt là Hoa ngữ, của cô rất dồi dào, phong phú). LBN thường vào truyện một cách trực khởi nhưng lại kết thúc một cách mơ hồ, mông lung, khiến cho truyện lúc nào cũng đưa đến nghi vấn và dành cho người đọc tự trả lời lấy. Cô dùng khá nhiều h́nh ảnh tỉ dụ, ẩn dụ với những hàm ư thâm trầm, sâu sắc, để biểu đạt điều không thể nói hết qua ngôn từ. Và những h́nh ảnh ẩn dụ đó, thường mang lại vẻ đẹp và thơ mộng cho khung cảnh truyện. Nói chung về phần kỹ thuật, LBN đă tương đối thành công ngay ở tác phẩm đầu tay này rồi. Nhưng tất cả những điểm trên, dù rất quan trọng, vẫn không phải là điều tôi muốn bàn đến.

Chỉ xin đặc biệt nói về ḍng tư tưởng nhất quán của LBN trải dài nơi tác phẩm này: Cuộc T́nh Bất Tử.

Nhưng trước hết, hăy nói quan niệm của tác giả về cái danh (tên riêng). LBN có niềm tin rằng cái danh phải luôn biểu hiện trung thực một cái thực (cái thực tại mà tên gọi nhắm đến), v́ vậy, tên riêng của mỗi nhân vật trong truyện đều mang ư nghĩa cho chính nhân vật, mà đôi khi c̣n ẩn hàm một quan niệm, một tư tưởng nào đó của truyện hoặc của chính tác giả nữa. Đây lại cũng là một h́nh thức khác của ẩn dụ. Mà điều này đôi khi làm cho truyện mang tính gượng ép. Tác giả biết thế, nhưng vẫn cứ sử dụng cho nhiều truyện, là v́ có dụng ư. Mà dụng ư này th́ liên quan đến quan niệm về cái "bất tử."

Xin điểm qua từng truyện để quy nạp điểm cốt lơi của toàn tác phẩm:

1) Những vỏ ṣ trên biển vắng: nhân vật nữ chính là Thy, yêu lư tưởng, nhất định không miễn cưỡng đón nhận t́nh yêu của Khanh dành cho ḿnh. T́nh yêu tha thiết, sâu đậm của Khanh, dù có thể được kết tinh thành viên ngọc trai sau nhiều năm tháng đeo đuổi Thy, vẫn bị khước từ; bởi v́ theo Thy, t́nh yêu hạn hẹp của cuộc đời cũng giống như những vỏ ṣ trên biển vắng, sau khi dâng hiến hạt ngọc tuyệt mỹ th́ chỉ c̣n trơ lại những cái vỏ. Ở đây, tác giả không nói rơ t́nh yêu lư tưởng của Thy là ǵ. Nhưng sự phủ nhận mối t́nh si tội nghiệp của Khanh chính là sự xác tín về một t́nh yêu cao vời hơn, dài lâu hơn. Cũng nơi truyện này, vai tṛ người phụ nữ, qua nhân vật chính là Thy, nắm lấy quyết định về số phận của ḿnh, t́nh yêu của ḿnh: không v́ thương hại kẻ si t́nh mà chấp nhận một cuộc t́nh gượng ép.

2) Phi hư nguyệt: Tựa của truyện cũng là tên riêng của nhân vật nữ khả ái được hai chàng trai theo đuổi. ‘Hư nguyệt’ là vầng trăng hư ảo; mà ‘phi hư nguyệt’ (chẳng phải là trăng ảo) th́ lại là vầng trăng thực. H́nh ảnh ẩn dụ này vói đến một cái ǵ vừa xa vời vừa rất thực—vẻ trường cửu của một t́nh yêu lư tưởng. Cái nghịch ngợm rất dễ thương của tác giả ở đây là cho câu truyện được kể lại bởi một con muỗi. Con muỗi chứng kiến và lắng nghe đối thoại của cặp t́nh nhân, nôn nao cho sự hóa kiếp của ḿnh. Cả bốn ‘nhân vật’ trong truyện (cô gái, hai chàng trai và con muỗi) đều có quan niệm riêng về vầng trăng. Chàng trai yêu bóng trăng lung linh dưới nước (hư nguyệt) không được cô gái đáp ứng t́nh yêu. Cô dành t́nh yêu của cô cho người t́nh có chung cung cách thưởng trăng. Con muỗi đói chỉ ước mơ sớm chấm dứt cái nghiệp dĩ làm muỗi để chuyển thành thân người, mà ước mơ làm người của nó ở giai đoạn cuối cuộc đời, có vẻ như là chỉ muốn vói đến một vầng trăng không rụng—một t́nh yêu trường cửu. Cuối truyện, con muỗi tự cho rằng nó không giống những con muỗi khác, v́ nó biết ước mơ. Như vậy, có thể nói rằng ước mơ là nền tảng của mọi chuyển hóa.

3) Thuở đào hoa: Cô gái tên Nguyệt. Nguyệt là trăng. Lại là trăng. Trăng có một vị trí râát quan trọng trong truyện của LBN. Nhưng không phải lúc nào cũng là một vầng trăng, v́ có khi trăng là biểu tượng của t́nh yêu, của thơ mộng, của lăng mạn, có khi trăng là lư tưởng, là chân lư, là vĩnh cửu... Trong truyện Thuở đào hoa, tác giả mượn một con người b́nh thường (Nguyệt), một cuộc t́nh b́nh thường (giữa Nguyệt và Bảo), để nói đến tính cách giới hạn của ngôn ngữ đối với t́nh yêu chân thật, cũng như cái thảm kịch từ t́nh yêu nhỏ hẹp.

Bảo yêu Nguyệt nhưng không muốn thốt ra ba chữ "Anh yêu em", v́ cho rằng khi nói ra điều này, tất cả sẽ tan biến đi.

Giờ đây em bắt tôi nói th́ bảo đảm vũ trụ này sẽ tan biến. Lời yêu có âm ba, có tầng số th́ sẽ cao vút vô ngần, vượt ra không trung phá nát tất cả...

Vậy th́ không những quê hương tôi mất, t́nh yêu mất mà vũ trụ cũng không c̣n. Hồn tôi sẽ càng lạc lơng hơn, sẽ không c̣n nơi để lạc vào...

Đây quả là một dụ ngôn khó giải mă. Người đọc có thể hiểu nhiều cách mà không chắc là đúng ư tác giả. Dù vậy, tôi vẫn muốn nói cách hiểu của tôi:

a) Thảm kịch của t́nh yêu vị kỷ: theo Bảo th́ lời yêu không có âm ba, tầng số; mà nếu có th́ nó sẽ phá tung tất cả. Một t́nh yêu hạn hẹp, nhỏ nhoi, vị kỷ là mầm mống phá hủy tất cả.

b) Giới hạn của ngôn ngữ đối với t́nh yêu chân thật: Bảo không nói lời yêu, bị Nguyệt hờn giận; nhưng rồi cuối cùng th́ cả hai cũng làm ḥa, trở lại với nhau và chính họ cùng cảm thấy là không cần phải nói ra một lời nào về t́nh yêu.

Thật ra em vẫn chưa hề nói với tôi ba tiếng đó. T́nh của tôi và em trong trắng chẳng bằng lời.

Cũng như vài truyện khác trong tuyển tập, cách suy nghĩ và đối đáp của các nhân vật trong Thuở đào hoa có vẻ không thực tế. Nhưng đó lại là cách thế riêng rất thành công của LBN để đào sâu vào những vấn đề hết sức trừu tượng, khó lư giải.

4) Người t́nh ma giáo: Chàng tên Nhất Như, nàng tên Hiểu Mỵ. Tên của cặp t́nh nhân này không đơn giản chỉ là cái tên, mà lại hàm ẩn ư nghĩa sâu kín của bản thể họ. Chàng và nàng không cùng tôn giáo. Chàng theo đuổi nàng măi không được, phải dùng một vài mánh lới nhỏ để khiến nàng bộc lộ t́nh cảm che giấu lâu nay. Sau khi bộc lộ t́nh cảm, Mỵ lại quay về với thực tế rằng sự khác biệt tôn giáo giữa hai người sẽ ngăn trở, không cho họ hạnh phúc trọn vẹn nếu họ tiến đến với nhau. Mỵ rời bỏ Như. Như buồn, lái xe lang thang suốt đêm rồi trong cơn vật vờ, nửa tỉnh nửa mê, đă lao xe xuống vực. Một tháng sau th́ Mỵ cũng bệnh mà chết theo.

Nhờ có đeo dây an toàn nên anh đă kịp nghĩ: "Hiểu Mỵ ơi, anh vốn là người chân thật. Ma giáo chỉ là... mượn giả để hiển thật thôi. Tức là nghĩa của Nhất Như đó!"

Nhất Như v́ tai nạn mà chết chứ không phải tự tử, v́ anh không phải là người chết v́ lụy t́nh. Tác giả dùng chi tiết "đeo dây an toàn" ở đoạn trên để minh định điều đó. Ngoài ra, ở một đoạn đầu truyện này, nhân vật Nhất Như trong giấc mộng cũng đă tự khẳng định về ḿnh:

Không, anh ta không muốn chết khi vẫn c̣n chưa được yêu. Và anh làm sao có thể ĺa bỏ những ǵ anh đang trân quư... Vả lại anh ta tuyệt đối không thuộc vào hạng con trai có khuynh hướng tự sát v́ lụy t́nh, nên trong lúc anh chưa kịp rơi xuống tận mặt đất, toàn thân anh đă như phát ra một sức phản kháng mănh liệt nhưng lại không c̣n hy vọng thoát khỏi.

Đôi bạn trẻ yêu nhau, có cùng lư tưởng và hoài băo đối với quê hương, nhưng cuối cùng th́ cô gái (Hiểu Mỵ) tự ư rút lui v́ biết tôn giáo của ḿnh sẽ đ̣i hỏi người yêu (Nhất Như) phải hy sinh tôn giáo của anh ấy, và rồi nàng c̣n tiên liệu sẽ c̣n nhiều dị biệt và những điều không vui sẽ xảy ra sau này... Sự khác biệt tôn giáo là một trở lực trong t́nh yêu đôi lứa. Đây không phải chỉ là điều băn khoăn của riêng tác giả mà là một vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng trong mọi cuộc hôn nhân của những gia đ́nh nặng về tôn giáo. Tác giả kết thúc câu truyện thật ngắn gọn, không diễn tả chi li nỗi đau khổ của hai nhân vật chính, mà lại mượn lời của Liễu Đàn, chị ruột của Nhất Như, khi cô này nghe tin Hiểu Mỵ lâm trọng bệnh chết sau em trai của ḿnh một tháng:

Chị nghe xong chết đứng cả linh hồn, chẳng hiểu v́ sao...

"Chẳng hiểu v́ sao..." là một câu hỏi lửng lơ, cũng có thể là một câu trả lời mà ai cũng có quyền hiểu theo cách của ḿnh. Chẳng hiểu v́ sao Hiểu Mỵ bệnh và chết? Chẳng hiểu v́ sao nghe Hiểu Mỵ chết mà Liễu Đàn lại chết đứng cả linh hồn? Chẳng hiểu v́ sao Nhất Như chết, rồi Hiểu Mỵ lại chết theo sau đó không lâu? Chẳng hiểu v́ sao t́nh yêu của đôi trẻ này đau thương như vậy? Và câu trả lời có thể là như vầy hoặc như kia...

Kết thúc bằng hai chữ "v́ sao", LBN dành quyền cho bạn đọc. Ở đây, nơi đoạn kết này, vai phụ Liễu Đàn lại trở thành nhân vật chính, đặt vấn đề cho toàn bộ cốt truyện, và hai vai chính là Nhất Như và Hiểu Mỵ cùng câu chuyện thương tâm của họ bỗng trở nên thứ yếu để làm nền cho một vấn nạn lớn: "v́ sao." Bằng kỹ thuật này, LBN vượt ra ngoài lối kể chuyện thông thường: đảo thực thành hư, và hư thành thực, y như cách mà Nhất Như nói với Hiểu Mỵ: "mượn giả để hiển thật thôi..."

Đó là truyện và kỹ thuật dựng truyện. Và đây là ư nghĩa gửi theo qua cái tên của nhân vật Nhất Như:

Nhất Như là thuật ngữ Phật giáo, nói về tính cách "bất nhị" của mọi sự mọi vật. Nhất Như bị ‘mang tiếng’ (với riêng Hiểu Mỵ) là ‘ma giáo’ dùng chiêu thuật để chinh phục người yêu. Trước khi chết, nhân vật này đă tự biện hộ rằng, những ǵ ḿnh làm, cũng chỉ là một cách mượn cái giả (ma giáo) để hiển bày cái thật (con người / t́nh yêu chân thật). Mượn giả để nói về cái thật là phương thức hành xử của Phật giáo trong các vấn đề ‘thiệp trần’ (tiếp xúc với cuộc đời), đi xa hơn là phương châm học đạo, hành đạo và cứu độ chúng sinh. Pháp Phật được ví như chiếc bè qua sông (Kinh Kim Cang Bát Nhă Ba La Mật) hoặc ngón tay chỉ mặt trăng (Kinh Diệu Pháp Liên Hoa) là trong ư này. Nhưng đây chưa phải là lúc để bàn sâu.

5) Tặng giấc mộng lành: Chuyện một người đàn ông góa vợ sớm, phải sống cảnh gà trống nuôi con. Thương tiếc vợ và ray rứt v́ không làm ǵ để cứu được vợ trong một tai họa bi thảm, ông quên ḿnh trong men rượu và thường sống với ảo giác vẫn c̣n người vợ thân thương quanh quẩn mỗi ngày. Đoạn tả cảnh đơn chiếc của người đàn ông cũng như tâm trạng bồi hồi bất an khi đứa con gái duy nhất về nhà trễ là những đoạn văn rất hay, sống động, rất thực.

Cuối cùng th́ người đàn ông cũng được một phần thưởng, một giấc mộng lành—tức là có người đàn bà khác yêu thương—sau thời gian dài dằn vặt khổ đau đối với cái chết của người vợ trước.

Không ai có thể đoán trước được điều ǵ có thể xảy ra cho ḿnh mai sau, nhưng điều chắc chắn là hạnh phúc và khổ đau không hoàn toàn nằm nơi "được" và "mất". Chuỗi hạnh phúc báo hiệu cho một khổ đau, chuỗi khổ đau báo hiệu cho một hạnh phúc.

6) Tội nhân t́nh yêu: Chàng họa sĩ yêu một nữ kư giả. Cô này không đáp ứng t́nh yêu của anh v́ chính cô đă từng thất vọng về t́nh yêu trong quá khứ. Cô lấy ví dụ về khung vẽ của chàng họa sĩ, cho rằng con người tự đóng khung ḿnh trong quán tính và ước lệ xă hội, và t́nh yêu của họ cũng không thoát khỏi những khuôn khổ định sẵn. Một t́nh yêu như thế không thể nào là t́nh yêu vĩnh cửu.

Hăy đọc thử một đoạn của Tội nhân t́nh yêu. Cô kư giả nói với chàng họa sĩ cảm nghĩ của cô về t́nh yêu:

Chính chúng ta là tội nhân của t́nh yêu. Cá nhân tôi không tin có một vĩ nhân nào vô cớ tạo ra t́nh yêu. Nếu có th́ tôi đă gọi chúng ta bất hạnh là nạn nhân chớ không phải là tội nhân rồi. Hồi đó... yêu người ta tôi không muốn theo cái khuôn sáo xưa nay đó. Ai cũng đặt ra một ranh giới cho ḿnh và thậm chí cho người thân của họ nữa. Cốt ư là để bảo bọc, nhưng họ không hề nghĩ rằng đâu đâu cũng là không gian, cho nên họ chỉ thu hẹp rồi cấm chế bước chân và tư tưởng của họ, không cho đi xa hơn thôi. Tôi muốn bức tranh của hai chúng tôi nếu phải có khung th́ phải lớn bằng hư không vô tận. Có khoảng không mọi sự vật mới được thành lập. Vậy tại sao ta không cởi mở, trải ḷng muôn phương t́m ra căn nguyên và sự thật của từng sự vật để mà được thu nhận cả vũ trụ bao la vào tâm ḿnh. Đừng có khăng khăng ôm lấy những ǵ có kẻ đặt sẵn ra cho ḿnh rồi xem là vô giá, bất khả xâm phạm. Tôi không hiểu tại sao người ta cứ măi đi t́m hay chấp nhận một thứ t́nh vị kỷ, hạn hẹp, luôn đ̣i hỏi để rồi đến mức thương có thể biến thành ghét nếu đ̣i không được v.v... Nếu có t́nh yêu, tôi muốn phải là một thứ t́nh chân thật, cao vời...

Ở đây, một lần nữa, LBN đă gửi gắm cho nhân vật nữ của ḿnh, ước muốn phá tung cái giới hạn của những quanh quẩn tầm thường của t́nh yêu và cuộc sống. Có cái khát vọng vùng dậy nào đó nơi những nhân vật nữ của LBN. Họ không vùng dậy để đ̣i quyền b́nh đẳng xă hội, mà vùng dậy để vói đến một cái ǵ cao vời, miên viễn hơn những ǵ của đời sống thường nhật.

7) Không phải phỉ thúy: Người t́nh cũ của Ỷ Vọng là Ngọc, trao tặng nàng phiến ngọc đẹp nhưng t́nh yêu của Ngọc lại chỉ là giả dối. Khi tỉnh ngộ, Ỷ Vọng mới thấy rằng chỉ có t́nh yêu tha thiết bền bỉ của Tâm—mà Tâm tự ví như ‘hổ phách’, kết tinh từ nhựa thông—mới mang lại cảm giác thương yêu chân thật cho đời ḿnh.

Qua truyện này, LBN lại một lần nữa, chối bỏ những t́nh yêu giả tạo hào nhoáng, ca tụng t́nh yêu chân thật, thủy chung. Đề tài này vẫn là đề tài muôn thuở có thể t́m thấy khắp nơi, khắp mọi thời đại, trong nền văn học thế giới; nhưng với một bố cục và cốt truyện đơn giản mà nói được thật nhiều, thật sâu về t́nh yêu chân phương cao đẹp th́ quả là LBN đă thành công trong truyện ngắn này.

8) T́nh Thiên Thai: Nơi đây, lại một nhân vật nữ đặc biệt, có quan niệm về t́nh yêu khác thường. Một t́nh yêu rộng mở, vượt khỏi vẻ đẹp của t́nh yêu trần thế mà không chừng c̣n vượt hơn cả t́nh yêu của tiên giới (nơi Thiên Thai) nữa. Hăy đọc một đoạn của nhân vật nữ này trong lá thư kể chuyện t́nh yêu giữa tiên và phàm:

Vai tṛ của cô là cùng anh ấy xây dựng một nền tảng đạo và đời để tiến bước. Nguyện vọng của họ là phải phát triển một con đường thênh thang cho mọi loài cùng đi, cùng t́m được chân hạnh phúc với niềm hân lạc tối thắng. Đối với anh, cô thủy chung phát một tấm ḷng mănh liệt, dấn thân trọn vẹn. Thậm chí là nếu trên con đường đó khi đến những khúc chông gai hiểm nạn cô quyết có thể nằm xuống trải đường, làm cầu cho người t́nh của cô vượt qua những khổ ải.

T́nh yêu ấy có thật không? T́nh Thiên Thai có thật không? Ngân Phong, nhân vật nam chính trong truyện, hăy c̣n hồ nghi, không hiểu nổi. Nhưng chắc chắn người con gái Ngân Phong thầm yêu là có thật. Cô này tên là Bảo Ư. Cái tên gợi lên một quan niệm đẹp, quí—quan niệm về t́nh yêu và cuộc sống lư tưởng. Hăy nghe tiếp lời tâm sự của Bảo Ư với Ngân Phong:

Ư không có nét đẹp của vợ hiền, mà Ư cũng đâu có muốn làm vợ hiền đâu, nếu vợ hiền chỉ là an phận lo cho chồng, cho gia đ́nh chứ không có một cái tâm đẹp trải rộng vào đời, một lư tưởng...

Khi chia tay rồi, Ngân Phong thầm gọi: "Em, bóng nhỏ Bảo Ư ơi!" Có vẻ như là anh chỉ mới chạm đến được cái bóng của người t́nh lư tưởng này thôi.

9) Gieo lầm t́nh ái: Truyện là một chuỗi hồi niệm, suy tư của một nhân vật nữ tên Trúc, trước khi đi đến quyết định rời bỏ cả hai người cùng thương ḿnh: Dzũng và Mẫn. Nh́n những người khác yêu nhau và trói buộc nhau trong đời sống hôn nhân, với những nhạt nhẽo tầm thường và những hục hặc đáng tiếc, Trúc không muốn t́nh yêu của ḿnh trôi theo dấu vết đó. Nàng cũng không muốn rơi vào chữ "lầm" trong t́nh yêu, cũng không muốn ai bị "lầm" v́ đă chọn ḿnh. Trúc cho rằng đa phần người đời đă gieo lầm hạt giống t́nh cảm, và hạt giống của họ thường là những giây leo muốn vươn lên thật cao, nhưng thực tế th́ vẫn bám gốc rễ vào mảnh đất u minh, thống khổ. Cho nên, đối với Trúc:

C̣n như hạt t́nh cảm đó phải được gieo xuống th́ chắc chắn Trúc muốn nó hóa thành một loại hạt giống như cây rau lang. Khi nảy mầm xuất hiện trên mặt đất th́ sẽ lan rộng khắp đó đây, bao trùm hết, khiến đều được xanh tươi. Và hơn thế nữa, ở dưới ḷng đất c̣n ẩn tàng những củ khoai ngọt lịm...

T́nh yêu cao thượng, rộng lớn là t́nh yêu thế nào, đă không được xác định, nhưng lại được LBN khơi mở và gợi ư nơi truyện này, qua những gịng cuối truyện như sau:

Vậy có phải TO LOVE IS TO LOSE không? Yêu là đă thua, thua cho... định mệnh...

Yêu mà không thua chỉ trừ phi t́nh yêu đó là... một thứ t́nh khác lạ.. TO LOVE IS TO LOOSE(N); thương yêu là để tháo gỡ tất cả ra khỏi cái ṿng oan khiên của đời... nhưng bằng cách nào đây?

10) Hạt đậu đen (Giọt tương tư): Phải chăng sự dang dở, bất thành của một cặp t́nh nhân trong t́nh yêu cũng là một dạng thái của t́nh yêu bất tử? Nếu quả là vậy th́ trong truyện này, tương tư cũng là dấu hiệu của sự bất thành trong t́nh yêu, và cũng là một dạng thái nào đó của một t́nh yêu dài lâu, một t́nh yêu thiên thu.

Thuyền tương tư một chàng trai không biết tên. Một chàng trai mua hoa, đến rồi đi, không để lại vết tích ǵ ngoài một câu hỏi mơ hồ gợi ư cho một sự đợi chờ dài lâu. Thuyền đă vin vào câu hỏi ấy mà đợi, mà chờ... và tương tư. Chẳng bao giờ thấy chàng trai trở lại, nhưng cuộc t́nh cứ thế mà đẹp măi theo giọt sầu tương tư. Chưa hết, nỗi sầu tương tư c̣n kéo theo cả một tấm ḷng chung thủy kiên trinh hiếm hoi giữa cuộc đời:

Nếu phải trải qua cả thiên sơn vạn thủy mới t́m gặp được người ḿnh yêu duy nhất th́ chờ cũng đáng...

11) Cô nàng lí lắc: Cô nàng lí lắc, hồn nhiên, yêu mà dường như không, chẳng mấy ǵ tha thiết, mà c̣n có vẻ như dửng dưng với cuộc đời và cuộc t́nh. Đến nỗi người t́nh của nàng cũng băn khoăn, không hiểu nổi. Cuộc t́nh của họ trôi qua 3 năm mà chẳng tiến xa được như những cặp t́nh nhân khác trong thời đại điện tử. Họ có vẻ như bị tụt hậu về t́nh yêu. Hoặc không yêu như cách của những người khác.

Cô nàng yêu không như những cô gái khác, khác ở điểm là cô có nói yêu mà không cho thấy rơ là yêu để mà làm chi, chỉ là tuyệt đối không phải chỉ để xây dựng một mái ấm gia đ́nh không thôi!

Vậy mà không phải. Cô nàng lí lắc biết yêu và cũng biết lập mẹo để thử thách tấm ḷng của người t́nh. Sau khi thử thách, cô nàng mới thành thật bày tỏ, và thẳng thắn đón nhận người yêu của ḿnh.

Có nhiều người hả, miệng đầy những lời mật ngọt nhưng sau khi cưới nhau rồi bao nhiêu tính xấu đều ḷi ra hết. Chọn lầm thảm lắm. Em hông muốn làm người thiếu phước như vậy đâu! Em lo sợ, mà anh cũng nóng ḷng, chi bằng khảo nghiệm một phen cho biết.

Cô nàng thật lí lắc, nhưng t́nh yêu của cô thật chín chắn. Một lối yêu và suy nghĩ về t́nh yêu rất là cổ điển, nhưng bền chặt, dễ thương, hiếm t́m thấy lại được trong xă hội hiện đại.

12) Cuộc t́nh forever: Đây là truyện hay nhất của tuyển tập, và có lẽ tựa đề của truyện này đă được dịch ra để dùng làm tựa chung cho toàn tác phẩm: Cuộc t́nh bất tử.

Hai người yêu nhau, v́ có những dị biệt về phía gia đ́nh hai bên, đành chia tay. Vẫn thương nhau nhưng chia tay. Sự chia tay này là do quyết định của nàng. Nàng muốn đi tu như là cách để ǵn giữ và làm thăng hoa cuộc t́nh bằng con đường mở rộng từ tâm đến muôn loài. Chàng cảm nhận được điều này và càng thương nàng hơn, để rồi chàng giành chuyện đi tu v́ không muốn nàng phải chịu khổ giam ḿnh trong tu viện. Nàng không cản trở ǵ chuyện đi tu của chàng. Và chính chàng th́ cho rằng nàng đă tặng ḿnh một hướng đi, một con đường sáng suốt cho cuộc t́nh và cuộc đời. Làm sao mà nàng có thể tặng chàng cả một con đường? Th́ đây, hăy nghe quan niệm của nàng về t́nh yêu:

... Không muốn đem t́nh yêu pha trộn với một chất vị nào khác qua một điều kiện, nên đừng bao giờ kêu gọi một kẻ đang yêu hăy hy sinh những ǵ khác để có được t́nh yêu. Làm vậy th́ hoàn toàn lầm lẫn. V́ một khi đă đem t́nh yêu pha với vị khác th́ t́nh yêu đó sẽ biến chất, biến dạng. Nếu t́nh yêu chân chính không được chấp nhận v́ lư do nào đó th́ xin hăy để cho t́nh c̣n măi một màu hồng đỏ bằng cách tiếp nhận những ǵ khác để t́nh đó c̣n được giữ nguyên vẹn ư nghĩa của nó... Hăy để cho t́nh yêu chân chính cao thượng không mang lại khổ cho ai cả... V́ cái khổ nặng quằn trên vai kẻ khác c̣n đau hơn cái khổ nơi chính thân ḿnh gấp vô lượng lần.

Lần cuối cùng họ gặp nhau là ở sân trường đại học, sau lễ tốt nghiệp, v́ sau lần này, chàng sẽ đi tu như đă dự định. Chàng không nói ǵ lúc đó, chỉ nghe nàng nói nhỏ một câu:

"Anh biết không, cuộc t́nh này nhất định sẽ chẳng bao giờ phôi phai..."

Rồi nàng bước đi. Chàng đă tiễn đưa nàng bằng đôi mắt dơi theo. Nàng đi thẳng không quay lại.

Sự kiện nàng không quay lại có thể hiểu đơn giản theo thói thường là không đủ can đảm để nh́n lại lần cuối, sợ bịn rịn khổ đau; nhưng kỳ thực th́ hành vi đi thẳng, không quay lại, xác định suy nghĩ và hành xử đúng đắn của nàng. Đó là nghĩa cử của một kẻ đă thấy rơ chân lư, và thấu rơ con đường ḿnh chọn lựa, không c̣n phải nuối tiếc hay hồ nghi ǵ nữa.

Cuộc t́nh thật tuyệt vời. Mà cuộc chia tay c̣n tuyệt vời hơn. Không có một cảnh chia tay nào đẹp đến thế. Chia tay để măi măi có trong nhau, c̣n trong nhau. Một cuộc t́nh bất tuyệt, bất tử.

*

Đó là đọc lướt qua đại ư của 12 truyện ngắn của tuyển tập. Bây giờ trở lại vấn đề "Danh và Thực" (đă nói qua ở trước) cũng như liên hệ của nó với ư niệm về bất tử.

Danh, cái tên gọi, là biểu tượng ngôn ngữ dùng để chỉ một thực thể (thực) nào đó. Danh chỉ "nói về" thực thể chứ không phải chính là thực thể. Nhưng để nắm bắt được thực thể, phải nhờ cái danh. Cố chấp cho rằng danh chính là thực th́ không bao giờ đạt đến được thực tại; nhưng rời bỏ cái danh th́ cũng không thể nào vói đến cái thực được cả.

LBN đă nắm vững điều này và đă mượn con đường ngôn ngữ, mượn cái tên, cái ẩn dụ... để nói đến cái bất tử. Ẩn dụ không chưa đủ, LBN c̣n mượn cả tên nhân vật trong truyện để phụ họa cho sự diễn bày thực tại của ḿnh (như đă nói ở trước).

Nhưng có chăng một cuộc t́nh bất tử?

Các nhân vật và cuộc t́nh của họ trong truyện LBN đă đạt đến cái bất tử của t́nh yêu hay không? Chết trước khi được đến với nhau trọn vẹn, chia tay và giữ lại kỷ niệm đẹp trong nhau măi măi, nhường nhịn và hy sinh cho nhau mà không cần phải có nhau, tương tư và chờ đợi nhau đến măn đời... Những cảnh huống và t́nh cảm thật đẹp này có thực sự là bất tử không? – Đối với đời sống hữu hạn và so với cuộc đời trăm năm, những cuộc t́nh đẹp của nhân loại đă ghi lại những ‘t́nh sử’ bất tử. Nhưng nh́n ở bề sâu thăm thẳm của ư nghĩa bất tử, người ta lại thấy cái chỗ giới hạn của nó. Một trăm năm, hai trăm năm, ba trăm năm... hay nhiều hơn nữa, những cuộc t́nh được truyền tụng và ghi lại trên sách, trong văn học thế giới, cũng chưa phải là bất tử, và có chăng, chỉ bất tử đối với người đời sau mà thôi.

Thế th́, đâu là cái bất tử mà LBN nhắm đến trong các truyện cũng như trong cái tựa đề chung: Cuộc T́nh Bất Tử ấy?

Bất tử đă là một nan đề triết học. Cuộc t́nh bất tử lại là một mệnh đề triết học khác, ẩn hàm một mâu thuẫn nội tại. Bởi v́, cái ǵ sinh ra bằng sự nhóm họp cấu kết của những điều kiện, cái đó sẽ bị chi phối bởi những điều kiện đó. Nói thế là đă đặt chân vào chỗ lập cước của triết lư Phật giáo. Có nghĩa rằng, có sinh ra tất phải có diệt đi. Có sinh th́ có tử. Muốn bất tử th́ phải bất sinh. Nói cách khác, những ǵ hiện hữu bằng những điều kiện th́ sẽ tan theo sự phân ră của những điều kiện ấy. Cuộc t́nh là một sự kiện yêu thương, đối đăi, tương tác giữa hai người với những điều kiện sai biệt hoặc tương đồng từ thể xác đến tinh thần. Một sự kiện khởi sinh như thế, trong những điều kiện như thế, không thể nào bất tử.

Như vậy, tại sao lại nêu đặt một mệnh đề với một nội hàm mâu thuẫn: cuộc t́nh bất tử ?

Ngay trong kết cấu của ngôn ngữ biểu đạt, đă tự chứng minh sự bất lực của nó trước cái bất tử rồi. Tuy vậy, như đă nói ở trước, trong cố gắng diễn đạt cái điều vượt ngoài giới hạn của ngôn ngữ, LBN đă tận dụng tất cả những ǵ có thể vay mượn được của âm thanh và h́nh sắc, của dụ ngôn và ẩn ngữ, của cuộc t́nh hạn hẹp và cuộc đời ràng buộc, để vói đến một phương trời bao la, diệu viễn (chữ dùng của LBN trong truyện). Cái danh (tên gọi) không phải là thực tại tuyệt đối, cuộc t́nh không phải là bất tử, cuộc đời không phải chân thường; nhưng để đạt đến cái tuyệt đối, cái bất tử, cái chân thường, hẳn là phải kinh qua con đường của danh, của cuộc t́nh, của cuộc đời.

Tất cả 12 truyện ngắn của LBN đều nằm trong ư hướng đó. Các nhân vật của LBN đă nói thay tác giả khát vọng hướng về một chân trời siêu tuyệt, vượt ngoài cuộc đời và những cuộc t́nh bé nhỏ, quẩn quanh. Và đây chính là chỗ cốt lơi của tư tưởng tác giả.

Nói cuộc t́nh bất tử, thực ra là vay mượn cái giả để hiển lộ cái thực mà thôi. Cái thực mà LBN nhắm đến là t́nh yêu bất tử, bao la, không điều kiện, không ràng buộc, chứ không phải chỉ là một cuộc t́nh, v́ một cuộc t́nh dù cao đẹp đến đâu, thơ mộng đến đâu, hy sinh to lớn đến đâu, vẫn chỉ lẩn quẩn trong những điều kiện, mà trọng tâm của chúng là cái ‘tôi’. C̣n có cái tôi (ngă) và những điều kiện phụ thuộc của nó (ngă sở), th́ c̣n có sinh diệt, biến hoại.

Từ khát vọng vươn lên cơi bất tử, tác giả đồng thời đă đứng vào tư thế của một người phải đào sâu về bản ngă của ḿnh—như là nguyên nhân của mọi ràng buộc cuộc đời. Cho nên, trong một đoạn khác, LBN đă thẳng thắn lật ngược mặt trái của tính thủy chung thông thường của t́nh yêu hôn nhân để soi tỏ vận hành kín đáo của bản ngă:

Tuy rằng thật ra bản chất của con người là tham ái, rất tham nên chung thủy chỉ là một sự chống đỡ nhất thời theo luân lư đạo đức nào thôi chứ không phải thật chất của con người. Tâm người ta luôn chạy theo những h́nh ảnh bên ngoài, mà cảnh lại vốn có vô số th́ dĩ nhiên con người phải có vô số t́nh. Song may là v́ t́nh cảm của loài người lại có chủ thể là cái ‘tôi’ thế nên người ta chỉ chung thủy được với người của ‘tôi’ mà thôi. Không có chuyện chung thủy với một người không yêu ḿnh, hay không thuộc về của ḿnh. Và đôi khi người ta ‘phải’ chung thủy v́ nếu không chung thủy cái tôi sẽ bị đe dọa, bị chê cười.

Trưởng thành từ một xứ sở Bắc Âu, ít nhiều hấp thụ nền văn hóa tây phương, va chạm với cuộc sống hiện thực đầy những chao động, biến thiên, những t́nh yêu cuồng nhiệt, vội vàng... và ngay cả phải đọc thấy, phải nghe được, những sáng tác phẩm dữ dội, nóng bỏng, táo bạo thoát thai từ sự vùng dậy của trào lưu cách mạng nữ quyền, LBN vẫn lững thững bước đi thật nhẹ nhàng bằng bút pháp giản dị, e ấp, chừng mực, và trầm lặng của một nhà văn nữ đông phương. Bối cảnh trong truyện của LBN xoay quanh cuộc t́nh của những người trẻ trong khuôn viên đại học, nhưng cô không bao giờ nhắm đến thị hiếu kích dục của lớp độc giả trẻ của thế kỷ mới như nhiều người khác từng làm. Mượn những mảnh t́nh nhỏ, những cuộc đời nhỏ, LBN vẽ nên ước vọng mênh mông khoáng đạt của ḿnh.

LBN không ồn ào vùng dậy đ̣i hỏi những công bằng xă hội hoặc b́nh đẳng giới tính. Cô vẫn đứng ở vai tṛ một người cầm bút nữ phái, khai mở một cái nh́n thâm viễn vào cơi vô cùng—nơi đó, con người sẽ vượt khỏi mọi sai biệt về thể chất, phái tính, địa phương, chủng tộc, tôn giáo... và có thể sống trong t́nh yêu bất tử.

Không phải nhân vật nào của LBN cũng chạm đến cái chỗ tuyệt cùng tuyệt lư của t́nh yêu bất tử; nhưng ít ra, qua kinh nghiệm của t́nh yêu bé nhỏ, họ có thể thấp thoáng thấy được đâu là cái trường tồn bất diệt giữa cuộc đời sinh diệt. Chỉ một lần cảm nhận thôi, trong một khoảnh khắc bí nhiệm, cái bất tử tŕnh hiện ở ngay nơi chỗ hạn cuộc của những cuộc t́nh, những cuộc đời.

Đó là tư tưởng của một loài hoa nhỏ b́nh thường, như tác giả tự ví. Nhưng chúng ta sẽ không quên rằng đây chỉ mới là tác phẩm đầu tay của một nhà văn 27 tuổi, cho nên, dĩ nhiên là tác giả hăy c̣n nhiều cơ hội và thời gian để tiến thêm những bước thật dài. Và riêng đối với tôi, LBN quả là một nhà văn nữ lạ thường, với tư tưởng và cách diễn đạt thật hồn nhiên mà rất chững chạc, giản dị mà lại linh động, sâu xa. Nếu không phải là được hàm dưỡng từ một nền đạo lư thượng thừa, không dễ ǵ sinh xuất một tài năng trẻ với tác phẩm kỳ tuyệt như thế.

California, ngày 17 tháng 01 năm 2003

Vĩnh Hảo

 

 

 

horizontal rule

Back Up Next