ĐỪNG BẢO XUÂN TÀN HOA RỤNG HẾT

Vĩnh Hảo

 

(Bài này được viết vào khoảng tháng 11 năm 1991, có trong tác phẩm “Sân Trước Cành Mai,” xuất bản năm 1994. Sau một phần tư thế kỷ, chạnh ḷng nhớ quê, nhớ thầy, nhớ ba, tác giả ngồi gơ lại ngày cuối năm, gửi tặng mọi người)

 

Thuở c̣n bé, cứ mỗi độ năm hết Tết đến là ḷng tôi rộn ră, náo nức; ngồi trong lớp chỉ mơ nghĩ đến hội chợ, quần áo mới, tiền ĺ x́, chơi bài, đánh bầu cua, v.v… không làm sao mà học cho vô. Nỗi háo hức mong đợi cái Tết đă khởi sự xâm chiếm ḷng tôi tự những ngày đầu tháng Chạp cho đến tận giây phút giao thừa. Cứ mỗi tờ lịch rơi xuống, tôi nghe như nỗi háo hức tăng mạnh thêm lên; càng gần ngày ba mươi càng thấp thỏm, bồn chồn, vui không sao tả được.

Nhưng vui nhất là ngày ba mươi Tết. Ngày đó, trong nhà trước ngơ đă được mẹ và các anh chị lớn lau chùi, sửa soạn, trang trí xong xuôi hết rồi. Tôi cũng có góp công trong việc chùi đồ đồng chứ chẳng phải không, v́ tôi nghĩ công việc hết th́ Tết mới đến nhanh được.

Mẹ tôi sửa soạn cho bàn thờ Phật và bàn thờ ông bà tổ tiên là kỹ lưỡng, chu đáo nhất. Đèn nến, hoa trái, trầm hương, trang nghiêm không kém ǵ bàn thờ ở chùa cả. Nhất là bộ lư đồng và các cặp chân đèn: sáng trưng, bóng lưỡn, y như vàng ṛng vậy. Trên bàn thờ, ngoài hoa quả là những thứ mẹ tôi thường dâng cúng mỗi ngày rằm và mồng một, c̣n có bánh mứt, hạt dưa và nguyên một quả dưa hấu thật lớn nữa. Mẹ tôi chăm lo mọi thứ, chỉ dành cho ba tôi một công việc mà ông có thể làm được thôi, đó là trên đường từ sở về nhà, ghé mua một nhánh mai lớn từ hôm hai mươi hai Tết, trước ngày đưa ông Táo về trời. Ba tôi đặt chậu mai lớn cạnh bàn thờ, gần pḥng khách. Chính chậu mai này làm cho không khí Tết ra vẻ Tết hơn cả.

Đến gần ngày 30 Tết mà thấy mai chưa chịu hé nhụy là ba tôi thúc thuốc cho hoa nở kịp Tết. Không biết ba tôi học cái mẹo đó ở đâu; chỉ thấy, không khi nào ông để cho mẹ tôi thất vọng trong “công tác” duy nhất của dịp Tết mà bà giao ông làm.

Đến ngày giao thừa th́ mai nở rộ. Sau tràng pháo đ́ đùng góp tiếng với hàng triệu phong pháo đang nổ gịn khắp non sông, ba mẹ rồi đến anh chị em tôi, lần lượt thắp nhang lễ Phật, lễ ông bà tổ tiên. Trong nhà, khói hương nghi ngút. Mùi thuốc pháo cũng trộn lẫn trong không khí ấm cúng của đêm giao thừa. Lễ xong th́ đến mục mừng tuổi và ĺ x́. Mục này h́nh như là mục chính của đêm giao thừa, tôi nghĩ vậy. Ba mẹ tôi ngồi nơi pḥng khách. Bầy con 14 đứa (vắng người chị cả đi du học), nhỏ đứng trước, lớn đứng sau, quần áo mới chỉnh tề, sắp thành hai hàng ngang để mừng tuổi ba mẹ. Người chị lớn thứ nh́ thay mặt bầy con chúc Tết, cầu ba mẹ mạnh khỏe sống đời. Sau đó, ba tôi đáp lễ đôi ḍng vắn tắt nhưng đầy thương yêu, cảm động. Lúc nào cũng vậy, ông đều khuyên chúng tôi ăn hiền ở lành, chăm chỉ học hành để mai này giúp ích cho xă hội, cho giống ṇi mà c̣n làm nở mặt tông tộc nữa. Rồi mẹ tôi ĺ x́. Lớn trước nhỏ sau. Những bao ĺ x́ đỏ mà thuở ấy, bọn nhỏ như tôi thấy nếu thiếu chúng th́ Tết cũng mất hết ư nghĩa.

Hí hửng mở bao ĺ x́ ra xem, sau đó lũ trẻ chúng tôi, nếu từ mười ba tuổi trở xuống th́ phải đi ngủ lại cho đến sáu giờ sáng mới được phép trở dậy để đón Tết. Đi ngủ ngay sau giờ giao thừa quả thực là một cực h́nh cho tôi! Các anh chị từ mười bốn tuổi trở lên không biết thức làm ǵ! Chắc cũng chỉ ngồi ăn bánh mứt, cắn hạt dưa, uống trà thôi chứ có đại sự ǵ đâu! Nhưng nằm trăn trở một lúc tôi thấy không khí trong nhà sao im quá. Tôi đoán, vậy là những người lớn đă rời khỏi nhà, đi đâu rồi. Tôi lén trở dậy, vén màn nh́n ra pḥng khách: không có ai cả; chỉ có ḿnh ba tôi thôi. Có lẽ mẹ và các chị đi chùa sư nữ ở gần nhà, c̣n các anh th́ đi chơi với bạn bè.

Ba tôi ngồi uống trà, tư lự. Suốt năm, h́nh như chỉ có lúc này là ông có thể được ngồi một ḿnh. Ba tôi làm ở Ṭa Hành Chánh Tỉnh, một ḿnh ông mà nuôi cả nhà mười mấy đứa con ăn học, cho nên không có phút giây nào thực sự rảnh rỗi cho ông ngơi nghỉ. Nhà đông con nên rộng cũng thành hẹp, chẳng c̣n khoảng trống nào cho ba tôi ngồi thở một ḿnh với thế giới riêng của ông. Bây giờ ông ngồi đó, nét mặt không có vẻ ǵ là buồn cả. Có lẽ ông đang hồi niệm những chuyện cũ xa xưa thơ mộng nào đó trong cuộc t́nh của ông với mẹ. Nhưng thấy ông ngồi một ḿnh như vậy, tôi bỗng chạnh ḷng, muốn khóc. Tôi bước ra an ủi ông:

“Ba ơi, sao ba không đi chùa với me hả ba? Ba mệt hả?”

“Đâu có. Ba muốn ở nhà một ḿnh, vừa coi nhà, vừa ngắm mai. Bảy giờ ba mới đi chùa. Sao con không ngủ? Ń, ăn miếng mứt gừng cho ấm bụng.”

Tôi nh́n cành mai ba cắm trong cái b́nh lớn cao gần bằng tôi. Cành mai vươn lên trên, tỏa ra tứ phía, đầy sức sống. Tôi không biết thưởng thức mai; chỉ coi sự hiện diện của nó như là dấu hiệu của xuân, của Tết mà nếu không có nó th́ thấy thiếu vắng vô cùng. Nhưng ba tôi th́ ngồi uống trà, ngắm mai một cách lặng lẽ với vẻ đam mê thích thú. Tôi nói:

“Mai đẹp quá hả ba!”

“Ừ, đẹp. Thôi, con đi ngủ cho khoẻ mai mới chơi được.”

Tôi rút vào pḥng nhưng ba cứ ngồi măi một ḿnh nơi pḥng khách, uống trà, ngắm mai.

Cành mai rực rỡ nhất vào ngày mồng hai, như thể toàn lực của nó được phát tiết vào ngày đó để rồi tàn dần theo những ngày Tết cuối. Khách nào đến cũng trầm trồ khen cành mai đẹp. Ba tôi chỉ cười. Mai c̣n nở nhưng ngày mồng tám chúng tôi đă phải cắp sách trở lại trường. Tôi không muốn đi học nữa. Mai c̣n nở là c̣n Tết, sao lại phải đi học! Đi học đâu có lợi ích ǵ chứ! Tại sao người ta lại bày ra chuyện học hành chi cho mệt nhỉ! Hậm hực trong ḷng vậy thôi chứ cũng phải đi học, không đi th́ bị phạt đ̣n. Ba mẹ tôi không bao giờ đánh con, nhưng anh chị lớn của tôi sẽ chẳng bao giờ tha bầy em nghịch ngợm, biếng học cả.

Mỗi chiều đi học về, tôi vẫn thấy cành mai đó. Dư âm ngày Tết c̣n đọng trong ḷng tôi th́ cũng c̣n biểu hiện nơi cành mai. Tôi sợ mất đi cành mai đẹp ấy. Bánh mứt, trái cây trên các bàn thờ đă được hạ xuống từ ba ngày đầu năm. Chỉ c̣n cành mai là dấu vết cuối cùng của những ngày xuân vui vẻ, hạnh phúc và ấm cúng trong gia đ́nh. Mất nó đi th́ tôi không c̣n bám víu vào đâu được nữa. Và nếu nó mất đi có nghĩa rằng ngày Tết đă thực sự qua rồi. Tôi sợ điều đó lắm.

Vậy đó mà cành mai c̣n nở đẹp đến rằm tháng Giêng, khi mẹ tôi lại bày cúng hoa quả bánh trái xôi chè trên các bàn thờ. Hai ngày sau đó, mẹ tôi mới sai anh tôi dẹp chậu mai. Cành mai được đem ra đầu ngơ, đặt bên cạnh thùng rác, dựa vào cây trụ điện trước nhà. Khuya hôm sau, xe rác dọn sạch. Buổi sáng ra nh́n lại, chỉ thấy một khoảng trống ở giữa thùng rác và trụ điện. Tôi buồn muốn khóc.

Có lẽ tôi là đứa trẻ ham thích cái vui trường cửu. Những cái Tết vui tươi của tuổi thơ khi trôi qua chỉ làm đậm thêm nỗi buồn trong tôi mà thôi. Nỗi buồn v́ mất đi mùa xuân. Nỗi buồn v́ hết Tết. Nỗi buồn v́ những tṛ vui chơi không kéo dài. Nỗi buồn v́ cành mai đẹp đă khô héo và bị xe hốt rác dọn đi. Tất cả những thứ ấy dường như đă thúc đẩy tôi, kêu gọi tôi đi t́m một mùa xuân bất diệt. Hai năm sau cái Tết ấy, tôi vào chùa xuất gia.

 

Ở chùa, một nếp sống mới mở ra. Tôi loay hoay sống theo qui củ thiền môn, sớm chiều kinh kệ công phu trên điện Phật; quét sân, nhổ cỏ, tưới cây ngoài vườn chùa; lau bàn, chùi nền trong pḥng tăng… thời giờ rảnh th́ học kinh, học giáo lư, v.v… đến nỗi không c̣n hở phút giây nào để bận tâm về xuân, về Tết, về những cuộc vui mà tôi mong là không bao giờ chấm dứt.

Ở chùa cũng có xuân, có Tết, nhưng Tết ở chùa khác lắm. Chùa đón Tết như là một ngày vía Phật Di Lặc, hay là một dịp lễ lớn mà khách thập phương đến đông, cần phải đón tiếp. Ở chùa không có “ăn” Tết. Có ǵ đâu mà ăn! Quanh năm suốt tháng ăn chay đạm bạc th́ Tết vẫn cứ là ba bữa ăn (có khi c̣n đạm bạc hơn b́nh thường, v́ mấy ngày Tết nhà bếp đâu có nấu nướng chi, chỉ lột bánh chưng bánh tét thay cơm thôi). Chùa cũng không có chuyện đánh bài đánh bạc, chơi cờ hay bầu cua cá cọp… nên cũng chẳng có ǵ gọi là tṛ vui. Chỉ có mệt mà thôi. Làm chú tiểu th́ phải đứng măi nơi chánh điện để thỉnh chuông cho khách thập phương thay nhau lễ bái, hoặc thỉnh đại hồng chung suốt ngày. Quư thầy muốn tiếng chuông chùa ngân suốt những ngày Tết, nên các chú tiểu phải thay phiên nhau thỉnh chuông liên tục. Mệt lắm. Thỉnh chuông th́ phải mặc áo tràng và v́ vậy cũng phải giữ trang nghiêm suốt ngày. Đến tối vẫn c̣n người đến lễ Phật. Gần mười hai giờ khuya mới được nghỉ. Xong ba ngày Tết th́ thở phào như trút gánh nặng. Không buồn ǵ hết. Cảm ơn Tết đă qua mau để được ngơi nghỉ.

Chùa cũng có chưng b́nh hoa mai lớn, đẹp lắm. Tôi nghe nhiều người khen như vậy. Nhưng tôi không có thời giờ để quan tâm đến nó và khi nó bị dẹp đi, tôi cũng không biết là vào lúc nào. Mùa xuân, theo lối đó, có thể nói là không có; hay cũng có thể nói rằng tôi đă không có mùa xuân để mà mất nữa.

Vài năm sau, trưởng thành hơn một chút, tôi được cho đi học xa, ở một Phật học viện, đến Tết mới được về chùa của thầy tổ. Đêm giao thừa, làm lễ xong, bọn tiểu chúng tôi được cho phép ngồi uống trà ăn mứt với thầy. Thầy cũng ĺ x́ bọn tiểu chúng tôi nhưng chúng tôi không để ư là có bao nhiêu tiền trong bao ĺ x́ cả. Chúng tôi chỉ thích được ngồi bên thầy để có được không khí ấm cúng thương yêu mà thôi. Thầy cũng như cha. Khi bỏ gia đ́nh đi tu, chúng tôi chỉ có mỗi người thân thương yêu, gần gũi chúng tôi nhất là thầy. Vừa uống trà, thầy vừa kể vài câu chuyện đạo cho chúng tôi nghe. Có khi thầy đọc thơ nữa. Những bài thơ Thiền, những bài thơ xuân; trong đó có bài thi kệ nổi tiếng của Thiền sư Măn Giác thời nhà Lư mà lúc ấy tôi mới được nghe qua lần đầu.

Thầy đọc bài âm hán-việt trước, sau đó mới đọc bài dịch nghĩa cho chúng tôi nghe:

“Xuân đi trăm hoa rụng,

Xuân đến trăm hoa cười

Trước mặt việc đi măi

Trên đầu già đến rồi

Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai.” (1)

Nghe thầy đọc tôi rung động cả người. Tôi thấy được loáng thoáng những ǵ tôi đang kiếm t́m. Sau Tết, tôi rời chùa, trở lại Phật học viện để tiếp tục học. Lần này, tôi mang theo tâm tưởng cành mai của thầy tôi.

 

Tàn xuân Ất Măo (1975), khi cây mai cổ thụ tuyệt đẹp của trường tôi vừa rụng hết những cánh hoa cuối mùa, đất nước đổi thay.

Năm năm ở chùa, đến lúc đó tôi chỉ mới mười sáu tuổi và hăy c̣n là một chú sa-di ngây ngô chẳng hiểu ǵ về xă hội bên ngoài. Phật học viện giải tán. Các chú tiểu cùng trường lục tục trở về chùa cũ. Tôi ở lại trường cùng với các thầy các chú thường trú ở đây, làm ruộng, làm vườn, quyết tâm tu tập hành tŕ, bỏ mặc thế sự ngoài tai, đến nỗi không biết rằng chính trong thời gian đó, ba tôi bị bắt đi “học tập cải tạo” (thực ra là đi tù), và gia đ́nh tôi, v́ là vợ con của một viên chức chế độ cũ, đă bị chính quyền mới xem như là một gia đ́nh xấu, các anh chị không thể tiếp tục dạy học, thậm chí c̣n không được gia nhập đội ngũ công nhân bốc vác của các xí nghiệp quốc doanh nữa.

 

***

 

Mùa xuân năm sau, tôi mới về lại chùa xưa thăm thầy và sau đó, về thăm gia đ́nh đúng vào dịp Tết. Tôi không ngờ chưa đầy một năm sau biến cố 1975 mà gia đ́nh tôi đă khánh tận. Nhà tôi không ăn Tết. Không có bánh mứt, hạt dưa. Không có bánh chưng bánh tét. Không có pháo. Không có bài bạc. Và dĩ nhiên là không có cả cành mai đẹp. Ba mẹ tôi cũng không có tiền để đặt vào bao ĺ x́ đỏ cho bầy con, trong đó hăy c̣n bốn đứa vị thành niên. Các anh chị đă lập gia đ́nh không về, v́ ở xa. Những anh chị em c̣n lại th́ ngồi ủ rũ trong nhà y như những tội nhân bị giam chờ ngày xét xử. Ai thấy tôi về cũng vui mừng nhưng cười gượng gạo. H́nh như họ không muốn một người xuất gia như tôi, dù vẫn cứ là người ruột thịt trong nhà, phải chứng kiến sự suy sụp tàn tệ của gia đ́nh.

Tôi nh́n thảm cảnh gia đ́nh mà sửng sốt, bàng hoàng. Ba tôi lúc đó v́ bệnh quá nặng, mới được thả về từ trại tập trung cải tạo; hai chân bị sưng phù lên, chỉ ngồi một chỗ. Tôi lên gác nói chuyện với mẹ. Bà biết tôi chỉ về thăm rồi sẽ trở lại trường nên có bao nhiêu tiền trong bọc bà dúi cho tôi, sợ rằng tôi khó có dịp về lại nữa để bà có cơ hội biểu lộ sự chăm sóc của bà. Tôi nghĩ có lẽ số tiền đó bà mới kiếm được nhờ bán cái bàn hay cái tủ trong nhà để mua gạo cho cả nhà ăn cầm hơi. Nh́n quanh, tôi thấy trống trơn những vật dụng của gia đ́nh. Tôi trả lại mẹ số tiền đó, nghẹn ngào từ giă bà. Bước xuống nhà dưới, tôi kéo hai em nhỏ ra ngoài, móc hết tiền túi (mà tôi được thầy ĺ x́), đưa cho hai em mang vào cho gia đ́nh có mà ăn Tết. Sau đó, tôi vội vàng trở về chùa. Tôi không chia sẻ được niềm đau và những khó khăn của gia đ́nh. Tôi chỉ muốn bước ra khỏi thực tế đó để khỏi phải bật khóc. Từ đó, tôi ư thức được rằng mùa xuân năm ấy đă bị kết thúc bởi một cơn băo khủng khiếp, quét sạch bao nhiêu niềm vui và lẽ sống của dân tộc, trong đó có cả mái ấm của gia đ́nh tôi.

Tôi về chùa, ngồi một ḿnh nơi cột cờ trước chánh điện, nh́n xuống núi. Đă mấy năm rồi, từ khi vào chùa, mùa xuân đi qua đời tôi lặng lẽ như vậy. Tôi không c̣n những háo hức hay tiếc nuối về sự c̣n mất của mùa xuân nữa. Nhưng nghe như trong ḷng đau buốt măi bởi một vết thương nào đó.

 

***

 

Tàn xuân năm 1985, khi chính quyền tổ chức linh đ́nh lễ kỷ niệm mười năm chiến thắng của họ th́ tôi đang lẩn trốn v́ lệnh truy nă của công an tỉnh Đồng Nai và Sài-g̣n. Cũng là lúc tàn xuân. Sự kết thúc của một cái này luôn là để mở màn cho một cái khác. Sự vui mừng của những người nọ có thể là nỗi khốn khổ của những người kia. Chỉ vài ngày sau đó, tôi bị bắt v́ tội mà người ta gọi là “phản cách mạng.” Không ai ngờ một chú tiểu chỉ biết quét lá đa trong sân chùa như tôi cuối cùng lại đi vào con đường đó. Nhưng tôi biết rằng tôi đă không “phản” ai. Tôi chỉ muốn đi t́m một mùa xuân vui tươi cho đất nước quê hương tôi mà thôi.

Mùa xuân năm sau là mùa xuân đầu tiên tôi ở trong tù. Ở đây, tù nhân cũng nôn nả đón Tết. Tối ba mươi, pḥng giam tổ chức uống trà ăn bánh tập thể và ca hát suốt đêm chờ giao thừa. Có kẻ hát bài “Xuân này con không về,” giọng không hay nhưng nghe truyền cảm lắm. Bài ca đánh trúng tâm trạng nhớ nhà của tù nhân khiến nhiều anh phải rưng rưng nước mắt. Tôi không khóc. Tôi nh́n ra cửa sổ và thấy cây mai tứ quí thấp thoáng trong bóng đêm. Cây mai này chúng tôi nh́n thấy hàng ngày nhưng không để ư lắm. Bây giờ, trong thời gian này, nó mới thật là giá trị. Ngày mai mồng một, mọi người sẽ nh́n thấy nó và sẽ cảm thấy “Tết.”

 

Một tuần sau Tết dương lịch của năm kế tiếp, tôi được trả tự do với một lệnh tạm tha v́ bệnh nặng. Nhưng ba tôi đă mất hai ngày trước khi tôi về. Ông không c̣n đủ sức để chờ đợi thêm một mùa xuân không vui trên đất này nữa. Tết đó là Tết Đinh Măo, 1987, tôi có mặt ở nhà (v́ lệnh tạm tha không cho tôi được về chùa, ư người cầm quyền buộc tôi phải hoàn tục). Mẹ tôi mua tặng ba tôi một cành mai nhỏ khiêm tốn, đặt trước bàn thờ. Rồi mẹ tôi rót trà cho ba vào đêm giao thừa. Tôi nhớ hai mươi năm trước, ba tôi ngồi uống trà một ḿnh, ngắm mai. Tôi nhớ ba cho tôi miếng mứt gừng ăn cho ấm bụng, bảo tôi đi ngủ; rồi ba tiếp tục ngồi lặng lẽ uống trà, ngắm mai. Chỉ có Tết ba tôi mới được rảnh để thưởng thức giây phút một ḿnh ấy.

 

Năm nay, 1991, xuân chưa kịp về, tôi đă nhận tin báo của mẹ tôi từ trong nước gửi ra, cho biết thầy tôi vừa mất. Tôi lặng người. Đến chùa làm lễ tưởng niệm thầy, tôi đọc một bài thơ ghi lại nhiều kỷ niệm giữa hai thầy tṛ. Tuổi trẻ của tôi đặt hết trong chùa nên t́nh cảm thầy-tṛ sâu đậm như t́nh phụ tử. Ba tôi mất, tôi đă đau khổ và khóc nấc lên khi ngồi lặng một ḿnh. Bây giờ thầy tôi mất, tôi không khóc nên tiếng nấc như vậy, nhưng nước mắt cứ chảy măi, chảy măi.

Tôi nhớ cứ xuân về là thầy tự tay cắm mai cho chánh điện chùa. Nếu mai không nở kịp Tết th́ thầy đem trui gốc để thúc cho mai nở. Hết xuân hết Tết rồi thầy cứ ngâm “Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai.”

 

Nhiều mùa xuân đi qua rồi mà tôi bây giờ vẫn cứ như thuở nào: vẫn là một đứa bé ham thích cái ǵ lâu bền, trường cửu. Tôi không mong đợi những mùa xuân tạm bợ, giả tạo. Nhưng mùa xuân cứ đến. Rộ nở để chấm dứt một cái ǵ và tàn phai cũng để bắt đầu cho một cái ǵ khác. Tất cả tàn tạ, trôi qua, mất đi. Ba tôi không c̣n để ngắm mai. Thầy tôi không c̣n để cắm mai. Và quê hương tôi đă vắng đi những mùa xuân thực sự tươi vui trong nhiều năm qua. Nhưng loáng thoáng đâu đó trong cuộc sống, tôi vẫn như nh́n thấy một nhánh mai rực rỡ, vươn lên, đầy sức sống. Như thể trong cuộc t́m kiếm của tôi, thầy tôi đă trao cho tôi một nhánh mai bất diệt mà chính trong những lúc đau thương cùng cực nhất, tôi nh́n thấy nó: không phải để thưởng thức, để được an ủi, mà là để cảm nhận rằng có một cái ǵ đó trường cửu, luôn có mặt trong kiếp sống phù du này.

 

California, mùa đông năm 1991.

Vĩnh Hảo

 

 

__________________

 

(1)  Bản dịch của Ngô Tất Tố.

  

 

 

Back Up