QUÊ HƯƠNG VÀ T̀NH MẸ
Vĩnh Hảo
Tối hôm ấy, sau giờ học tập chính trị của trại, tôi trở về chỗ nằm của ḿnh trong bệnh xá, v́ tôi là một bệnh nhân ở đó. Thấy không khí bệnh xá có vẻ khác thường, tôi đưa mắt nh́n quanh một ṿng. Thằng Ni thấy tôi về liền bước vội đến, nói nhỏ vào tai tôi, trong khi các tù nhân y sĩ đang lăng xăng lui tới:
"Anh Nam chết rồi!"
"Thật hả!" tôi sửng sốt kêu lên.
Không đầy một tiếng đồng hồ trước đó, tôi và Ni đă đưa cháo và nước uống đến cho Nam. Lúc ấy, Nam ăn được nửa chén cháo và uống cạn bát nước nóng, rồi nằm vật xuống thiếp đi. Giờ th́ Nam đă đi hẳn.
"Ai phát giác ra Nam chết?" Tôi hỏi nhỏ.
“Em”. Ni trả lời, giọng hơi xúc động: “Em gọi Nam dậy ăn thêm cháo, thấy Nam không nhúc nhích, toàn thân lạnh ngắt, em liền bảo cho chú Vũ biết.”
Anh Vũ là một y sĩ có lương tâm. Anh được giao công tác làm việc trong bệnh xá thay v́ đi lao động ở ngoài. Nhưng anh không chỉ làm việc theo giờ hành chánh mà tận t́nh chăm sóc bệnh nhân, chẳng kể ngày đêm, v́ vậy được mọi người trong trại kính yêu. Anh Vũ cũng là một tù nhân chính trị như tôi. C̣n tôi là một bệnh nhân nằm điều dưỡng ở bệnh xá nhưng được chia công tác làm thư kư cho văn pḥng bệnh xá này. Làm việc chung với nhau nhiều ngày, chúng tôi quư mến nhau và coi như anh em hay như bạn thân, mặc dù chẳng có dịp nào để nói chuyện với nhau thoải mái. Vũ trầm lặng, ít nói, không dễ ǵ biểu lộ cảm xúc trên mặt trước mọi t́nh huống. Vậy mà lúc này, thấy anh từ chỗ nằm của Nam bước ra, tôi biết là anh đang xúc động và cố gắng kềm giữ. Bước ngang chỗ tôi đứng, anh chỉ nh́n phớt tôi, lắc đầu, im lặng. Tôi bước về chỗ nằm của ḿnh để chuẩn bị giờ điểm danh trước khi ngủ. Chỗ tôi nằm cách chỗ Nam chỉ chừng ba mét, trên cùng một cái sạp dài. Tôi liếc nh́n qua Nam, thấy mắt anh trợn trừng, cổ ngước cao, bọt mép ứa ra từ khóe miệng. Tôi nằm chưa được vài phút th́ ông Đại, người phụ trách điều hành bệnh xá, từ ngoài bước vào. Có lẽ ông ấy vừa từ văn pḥng trại về; và dĩ nhiên là ông có mang theo mệnh lệnh từ trên truyền xuống.
"Tất cả những ai chưa vô U phải vô U gấp, ngay bây giờ," ông ấy hét.
Không khí bệnh xá lại nhốn nháo lên với tiếng tháo cùm, đóng cùm, kèm theo tiếng thúc hối, chửi thề loạn xạ. Tôi duỗi hai chân cho Ni đóng cùm. Vô U không có nghĩa ǵ khác hơn là đóng cùm, v́ cùm có h́nh dạng chữ U. ở trại không cho gọi tiếng “cùm”, có lẽ v́ chữ “cùm” là dấu hiệu của sự tù đày và mất tự do, mà chính quyền mới th́ rất ư tôn trọng độc lập tự do (theo lời Bác!) nên không muốn nói đến chữ “cùm” đó! Ni được phép đóng cùm sau và chỉ đóng cùm một chân v́ án nhẹ thuộc diện h́nh sự. Diện chính trị phạm như tôi th́ lúc nào cũng bị cùm hai chân, dù đang bệnh hoạn và cần được điều dưỡng.
Tôi chưa kịp ngả lưng trở lại th́ tiếng ông Đại lại sang sảng vang lên:
“Tất cả ngồi dậy sinh hoạt! Tất cả, không trừ một ai”!
Toàn thể bệnh nhân trong bệnh xá, chân trong cùm, đều gượng ngồi dậy, im lặng giữ trật tự, dù mặt nào mặt nấy đều tỏ vẻ vừa uể oải vừa bất măn. Thấy không khí ổn định rồi, ông Đại thông báo chỉ thị của cán bộ trại với giọng trịnh trọng mà ông thường có:
"Lệnh anh Thẳm truyền xuống cho tất cả mọi cải tạo viên, nhất là cải tạo viên hiện đang điều trị tại bệnh xá. Có nghe không?"
Không ai dám quên rằng Thẳm là tên người cán bộ thụ lư hồ sơ của toàn thể phạm nhân. Toàn bộ bệnh nhân trả lời:
"Nghe!"
Ông Đại ngưng một lúc, hai tay bắt chéo sau lưng, đi qua đi lại một ṿng rồi mới nói:
"Anh Thẳm cấm bất kỳ một ai tiết lộ ǵ về chuyện xảy ra khi sáng," ông ngưng một lúc rồi tiếp câu sau nhỏ hơn, vừa đủ cho người trong bệnh xá nghe, “tức là cái vụ thằng Nam bị đánh hồi sáng đó, hiểu không?”
Rồi ông lại bắt đầu lớn tiếng như trước:
"Nếu có ai hỏi v́ sao thằng Nam chết th́ dứt khoát trả lời rằng không biết, không nghe, không thấy ǵ ráo, nhớ chưa?"
"Nhớ," trăm bệnh nhân cùng trả lời.
Ông Đại lại dặn ḍ thêm:
"Cứ nói rằng tôi bị bệnh nằm điều trị ở đây, chẳng bước ra ngoài, không hay biết ǵ cả. Nói như vậy là xong, khỏi lôi thôi ǵ hết trơn. Tiếp thu được chưa? Được th́ ngủ đi, không bàn tán ồn ào. Chút nữa là có cán bộ y tế của Ty Công An tỉnh đến đó. À! Khi phái đoàn y tế đến, không ai được ngồi dậy, không ai được mở mắt ḍm qua ḍm lại ǵ hết. Tất cả phải vờ ngủ say? Chứ ḿnh thức làm ǵ để người ta hỏi câu này câu nọ cho rắc rối, phải không? Ừ ngủ đi, nằm xuống hết đi."
Một chặp lại thấy ông Đại lăng xăng vào bệnh xá, theo sau ông ta là bốn cải tạo viên hậu cần (tức là những tù nhân coi giữ kho lương thực và vật dụng của trại), mỗi người ôm cả chục cái mền đă được cất kỹ lưỡng trong kho từ lâu. Những cải tạo viên nằm chung sạp với Nam được phát mền trước tiên. Thằng Ni cũng chạy tới anh hậu cần ngắm nghía cái mền rồi xin:
"
Cho em một cái đi, em ở ba năm rồi mà đâu có mền đắp, em bị viêm phổi nữa. Làm ơn phát cho em một cái đi mà.""Con khỉ! Mày tưởng mền này phát không cho bệnh xá hả? Chút nữa cán bộ y tế khám xét tử thi xong là thu lại ngay!"
Lúc ấy đă mười giờ rưỡi tối mà các phạm nhân trực bệnh xá vẫn c̣n lui hui dọn dẹp để đón phái đoàn y tế của Ty Công An. Đến gần mười một giờ th́ Thẳm bước vào thanh tra trước. Quan sát kỹ rồi, Thẳm ra lệnh tháo cùm lùa đi hơn một nửa nhân số bệnh nhân của bệnh xá. Số c̣n lại, khoảng năm mươi người, trong đó có tôi, được phân bố nằm thưa ra để có vẻ hợp vệ sinh và cũng để chứng tỏ rằng cải tạo viên của trại được chăm sóc chu đáo nên rất mạnh khỏe, chẳng mấy ai bệnh hoạn.
Tôi nằm xuống mà không sao chợp mắt được. H́nh ảnh Nam hai tay bị c̣ng, hai chân bị cùm, toàn thân sưng húp, chết vội vàng, không từ biệt ai. Đó là h́nh ảnh mà tôi và mọi tù nhân trong trại được lệnh phải che giấu, không được tiết lộ cho ai.
Có tất cả bốn phạm nhân, hai công nhân và một cán bộ nhúng tay vào việc đánh đập Nam bằng tay chân và bằng roi vọt. Tuy vậy, sau một cuộc dàn xếp kín đáo và nhanh chóng, kết quả được ghi vào biên bản tử vong của Nam chỉ có bốn phạm nhân tham dự việc đánh đập. Hai công nhân (phạm nhân đă hết án t́nh nguyện ở lại làm việc và hưởng lương và tiêu chuẩn đặc biệt của trại) và một cán bộ quản lư trại nói trên th́ được lờ đi. Lâu nay việc lập biên bản tử vong các bệnh nhân chết trong bệnh xá là do tôi viết, trường hợp Nam là trường hợp đặc biệt: cán bộ y tế của trại (cũng là công an) viết. Trước đó, dư luận trong trại dự đoán rằng nếu cán bộ y tế của Ty Công An Đồng Nai đến khám nghiệm tử thi, điều sẽ xảy ra sau đó là cán bộ bị sa thải khỏi ngành Công An, hai công nhân trở thành phạm nhân và bốn phạm nhân sẽ bị tăng án. Dự đoán này chỉ đúng ở phần sau cùng: bốn phạm nhân mỗi người bị tăng án hai năm về tội đánh đập đến chết một phạm nhân khác.
Vào ngày kế tiếp, cán bộ Ty đă tiến hành việc giải phẫu và khám nghiệm. Họ lại lập thêm một biên bản nữa sau khi khám nghiệm. Biên bản đó được văn pḥng bệnh xá sao lại mấy bản để lưu giữ. Tôi đọc thoáng qua, thấy họ ghi sơ sài rằng nạn nhân bị tổn thương toàn thân v́ những lằn roi. Một lằn roi quất trúng ngực trái làm dập cuống tim và nạn nhân đă chết v́ lằn roi oan nghiệt “vô t́nh” này.
Khi tôi và Ni lo việc tẩm liệm xác Nam, chúng tôi trông rơ vết mổ được kéo dài từ dưới yết hầu đến dưới rún một tấc. Đường mổ thứ hai từ vai phải xuống khuỷu tay, v́ có t́nh nghi là nạn nhân bị gẫy tay. Tẩm liệm xong, chúng tôi phủ một tấm chăn mỏng lên xác Nam. Sau đó, một chiếc xe máy xới (tức xe máy cày của trại, thường kéo theo sau một cái rờ-mọt để chở đồ thay v́ kéo cày, xới đất) đến chở xác Nam đi chôn ở trại Đoàn Kết, mồ chôn những tội phạm bất hạnh.
Bốn phạm nhân gây án bị tăng án và bị tống vào biệt giam với hai chân cùm chặt khiến cho dư luận trong trại càng xôn xao. Người ta thắc mắc rằng tại sao bốn phạm nhân trên không khai thật cho cán bộ Ty biết là ngoài họ ra c̣n có cán bộ và công nhân dự phần. Hơn nữa, họ đă đánh đập Nam với sự cho phép, hay đúng hơn, với chỉ thị của cán bộ Thẳm. Phạm nhân không được phép quyết định một việc cỏn con. Hái một trái ớt mọc hoang trong rẫy trại c̣n bị đóng cùm, ăn cơm kỷ luật (tức chỉ ăn khoảng hai muỗng cơm trong ngày) cả tuần lễ, th́ việc đánh đập một phạm nhân khác trước sự chứng kiến của bảy trăm mấy chục phạm nhân khác đâu phải là việc đơn giản có thể tự ư thực hiện được!
Sự thực đă được tiết lộ qua các phạm nhân làm việc tại khách sạn và nhà hàng 2.9, tức là một cơ sở kinh tài của trại cải tạo nhằm thu lợi tức cho cán bộ công an quản lư trại. Theo các phạm nhân này, một buổi tiệc linh đ́nh đă được tổ chức tại tư dinh trưởng trại Út Nhân để tiếp đăi các cán bộ y tế của Ty Công An Đồng Nai hầu lấp miệng các cán bộ này. Kết quả là mọi việc đều êm thắm cho cán bộ và công nhân trại.
Bốn ngày sau khi Nam chết, một chỉ thị khác của cán bộ Thẳm lại được truyền xuống, chấm dứt mọi bàn tán: “Nghiêm cấm hoàn toàn việc nhắc đến tên Dương Tống Nam và sự kiện Dương Tống Nam. Phạm nhân nào vi phạm sẽ bị biệt giam kỷ luật ba tháng”.
Chỉ thị này đă xóa được dư luận về cái chết của Nam, nhưng không sao xóa nổi trong tôi h́nh ảnh của anh quằn quại trong gông cùm trước giờ thoát xác.
***
T́nh trạng đau thương của đất nước đă đưa đẩy ta thành một tên tội phạm lầm lũi như một con chó ghẻ để trốn tránh trên chính quê hương đă từng nuôi dưỡng ta. Nhưng thiên nhiên bao giờ cũng dành cho ta một sự ưu đăi nhẹ nhàng, lặng lẽ, mà chẳng ai có thể tước đoạt được.
Mặt trời vừa khuất th́ vầng trăng thượng tuần cũng lơ lửng trên ngàn mây trắng bạc. Hai vầng nhật nguyệt luân phiên nhau thắp sáng cho ta bằng những màu sắc riêng của chúng. Rạng rỡ, tinh anh như mặt trời; trầm mặc, u huyền như mặt trăng. Cả hai đều kỳ ảo, diệu vợi và cùng thể hiện sự toàn vẹn, đa thù của kiếp sống.
Nhưng khốn thay đồng bào chung quanh ta! làm sao có thể quên được dù đang nằm trên tảng đá này mà ngắm trăng! Ôi, lúa má bị đóng thuế cao, tài sản bị kiểm kê, nhà cửa bị chiếm đoạt, gia đ́nh phải ly tán. Hạnh phúc của ta, của nhiều đồng bào khác, đă mất và sự b́nh an không c̣n nữa. Ta đă bị tước đoạt tất cả những ǵ thiết yếu của đời sống. Nhưng dù sao... hai vầng nhật nguyệt vẫn c̣n đó, luôn luôn chung t́nh với ta trừ phi ta vĩnh viễn từ bỏ trần gian này.
Nhưng bằng cách nào ta có thể giũ bỏ trần gian này được trong khi mẹ già vẫn c̣n đó, các em thơ vẫn c̣n đó! Mẹ đang cần ta, các em đang cần ta, đang cần bàn tay kham khổ, chai sạn của ta, bàn tay đă tạo nên lúa má, rau xanh, bàn tay đă phấn đấu nhọc nhằn để ổn định đời sống gia đ́nh thay cho bàn tay của người chồng, người cha đă gục chết trong trại cải tạo. Nay ta là cột trụ của gia đ́nh. Ta phải sống. Huống chi thiên nhiên vẫn c̣n giữ niềm ưu ái đối với ta. Huống chi quê mẹ vẫn chờ mong từng ngày h́nh bóng của thái b́nh, an lạc. Huống chi đồng bào ta, trải bao nhiêu năm rồi mà vẫn cứ ngắc ngoải, long đong trong cuộc sống nhọc nhằn, gian khổ. Ai đă gieo rắc trên đất mẹ những hạt mầm đau thương, cùng cực kia, nếu không phải là những kẻ mù quáng, mê muội, chạy đuổi theo chủ thuyết, ư thức hệ và thiên đàng không tưởng. Họ cũng lớn lên từ đây nhưng lại chỉ biết dày xéo, phá hoại mảnh đất thơm hương của quê mẹ một cách không tiếc thương. Họ mang theo bao nhiêu tang tóc trong khi dự phóng một viễn ảnh mờ xa, tăm tối. Họ là một lũ quỷ tàn bạo, khát máu, bán rẻ lương tâm mà dù có hiền lành cách mấy, ta cũng phải nghĩ đến sự chống lại họ, bằng bất cứ phương thức nào có thể thực hiện được, ngay cả phương thức bạo động, là điều vạn bất đắc dĩ. Bao nhiêu nghị quyết, bao nhiêu chánh sách đă được họ bày ra rồi sửa sai, rồi xét lại, thế mà họ có thay đổi được ǵ cho đời sống nhân dân đâu! Đâu vẫn hoàn đấy, dân ta vẫn tiếp tục ngoi ngóp trong vũng lầy thống khổ, không phương tự cứu. Rơ ràng là có những sai lầm tự căn bản khiến cho bao nhiêu sự điều chỉnh vẫn chỉ là những gắng gượng vô ích.
Trong t́nh huống đó, các bậc cha anh ta đă phải đối phó như thế nào? Các bậc lănh đạo tôn giáo, các bậc thượng lưu trí thức, giáo sư, sinh viên, sĩ quan, quân nhân chế độ cũ, các ngài đă làm ǵ để đáp lại lời kêu gọi của non sông, đáp lại niềm kỳ vọng của hàng chục triệu đồng bào khốn khổ trên quê hương? Chúng ta nên chắp tay cầu nguyện chăng? Hay là bó tay thủ phận? Hay chúng ta lại tiếp tục bày ra những cuộc cờ mà trong đó chỉ có những trận thế vụng về, ấu trĩ, để rồi cứ đi từ thất bại này đến thất bại khác? Ôi! Chính tôi đă tham gia một ván cờ chuẩn bị rất tồi, đă bị dập tắt thê thảm, rồi những kẻ thất bại bị đưa đi trại tập trung cả. Sau thất bại đó, vào trong trại cải tạo, tôi mới vỡ lẽ rằng chỉ v́ không được tổ chức chu đáo và đă đặt nặng quá nhiều về nhân số. Rốt cuộc, chúng ta đă quy tụ được một đoàn quân ô hợp, thiếu kỷ luật mà lại hay phô trương. Ôi, buồn cười làm sao! Thảo nào một vài kẻ, khi từ chối tham gia, đă cho rằng việc làm của chúng ta là “lấy trứng chọi đá” và những người cầm quyền th́ cười rằng “bẻ nạng chống trời”. Mà thất bại của chúng ta có phải đâu là những sự biến khó hiểu! Đa phần các lực lượng chính trị chống Cộng trong nước bị đổ vỡ chỉ v́ những nguyên do tối kỵ đă được chúng ta biết đến như những bài học vỡ ḷng của công tác tổ chức. Chẳng hạn, thất bại v́, một: nội gián; hai: phản hàng; ba: sơ hở v́ sự bảo mật; bốn: bộc phát quá sớm... Chỉ ngần ấy nguyên do mà bao nhiêu tổ chức đă bị hốt trọn.
Một điều dở tệ nữa là chúng ta đă không chuẩn bị trước một hậu cứ, một mật khu nào cả. V́ vậy, gặp trường hợp tổ chức bị đổ vỡ ở một cơ sở hạ tầng nào đó là tiêu tan tất cả, mất hết cả nhân sự. Lúc đó, mạnh ai nấy chạy, đứt hết liên lạc với nhau, chạy tứ tung và chẳng biết phải chạy đi đâu. Có kẻ không chỗ dung thân đành phải ra đầu thú. Có kẻ trốn một thời gian trong làng mạc rồi cũng bị phát hiện. Trong khi đó, lệnh truy nă bủa đi khắp các tỉnh, màng lưới công an giăng ra khắp nơi. Quanh quẩn một hồi rồi cũng sa lưới. Thật đáng thương cho bao nhiêu người chiến sĩ! Đến khi vào tù, không một ai thăm nuôi. Không có một ngân quỹ nào dành cho việc đó. Kẻ nào may mắn có gia đ́nh đi thăm th́ c̣n có thể ngước mặt sống mà chờ ngày tự do. Kẻ nào không được thăm nuôi th́ sống cũng bằng chết; thiếu nghị lực th́ mất cả tư cách và khí phách hào kiệt của ḿnh, trong khi xác thân ngày càng ră rời, c̣m cơi, trơ lại bộ xương như con ma đói.
Cũng may mà ta trốn thoát được khỏi trại tập trung, lẩn tránh khắp nơi một thời gian dài rồi về đây cùng mẹ và các em. Vùng kinh tế mới B́nh Sơn này tuy không phải là vùng đất màu mỡ cho cây cỏ và thuận lợi cho việc hoạt động, nhưng dù sao, sự kiểm soát của chính quyền có vẻ lỏng lẻo. Nhờ vậy ta mới được tạm yên từ năm năm nay.
Thời gian qua vùn vụt, tưởng chừng đă cuốn trôi đi tất cả những hư phù, huyễn hóa của cuộc sống. Nhưng nó không cuốn trôi được hoài băo năm xưa... Năm năm rồi ta chỉ lầm lũi, cô quạnh làm lụng để nuôi mẹ già và các em thơ chứ không trực tiếp tham gia một lực lượng chính trị nào nữa cả. Nhưng h́nh như trong ta, cái hoài băo ấy vẫn c̣n bập bùng hiện hữu.
Ta vẫn c̣n nghe thấy tiếng gọi của quê hương đất mẹ. Trong từng bữa ăn, trong từng giấc ngủ, trong từng bước chân ta giữa núi rừng hiu quạnh, trong từng hơi thở ta ḥa điệu với đêm dài khắc khoải, ta vẫn nghe tiếng gọi đó ám ảnh. Đúng là tiếng gọi âm thầm nhưng triền miên bất tận của non sông...
* * *
Trời vừa sụp tối khi Nam rời tảng đá trong rẫy mà chàng tự đặt tên là Vọng Nguyệt Thạch để trở về nhà. Từ rẫy bước về căn nhà đơn sơ của mẹ cũng chẳng xa bao nhiêu, chỉ chừng hai trăm thước là cùng. Đang vác cuốc bước đi, Nam lưu ư tiếng con chó Lou trong nhà sủa lên ầm ĩ. Chàng chùn chân lại, dè dặt. Trong một thoáng giây không kịp để phản xạ, một ánh đèn bin đă rọi thẳng vào mặt Nam. Hai người thanh niên từ bên lề con đường đất nhỏ, nhảy xổ ra, chĩa súng ngắn vào người chàng. Nam nhận ra ngay một người trong họ là công an tỉnh Đồng Nai.
"Dương Tống Nam, hết chạy rồi nhé. Tụi tao tầm nă mầy mấy năm rồi. Biết thế nào t́m ra mẹ mầy rồi cũng t́m ra mầy mà. Đưa tay lên không tao bắn bỏ mẹ mầy à!"
Họ c̣ng tay Nam, lôi chàng đi. Nam không kháng cự v́ biết là vô ích. Nhưng chàng không tránh khỏi cái đau nhói trong tim. Ai sẽ lo phụng dưỡng mẹ già và chăm sóc các em thơ? Lại tiếp tục những năm tháng tù đày cải tạo, làm sao chàng có thể hưởng ứng tham gia công cuộc đấu tranh khi một lực lượng chân chính ra đời? Và lần này, v́ đă một lần trốn trại, chàng sẽ bị đóng cùm vĩnh viễn và mức án của chàng chắc chắn sẽ là vô thời hạn. Nam nghẹn ngào thương mẹ và các em đang ở nhà chờ ḿnh về cho bữa ăn tối. Bị bắt trước khi về đến nhà, không kịp thay áo quần, không một lời từ giă gia đ́nh. Nam lầm lũi bước đi không sợ hăi nhưng lại thấy hoang mang, bối rối hơn bao giờ.
Nam bị đưa về trại cải tạo K4, thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, nơi mà cách đây năm năm chàng đă trốn trại sau khi bị cưỡng bức tập trung cải tạo được bốn năm.
Sau bao ngày tháng lao động cực nhọc, hôm nay có thông báo cho nghỉ một ngày để nghe giảng chính trị.
Những bài học chính trị của trại cải tạo th́ chẳng có ǵ đáng làm cho tù nhân hồ hởi. Nghe nói tới “học chính trị” là phát ngấy thôi. Tuy nhiên, nếu học chính trị mà được nghỉ lao động th́ đa số anh em tù phạm đều hài ḷng, vui thích. Bởi sự đánh đổi này cũng chẳng có ǵ thua thiệt: bài học chính trị lúc nào cũng chỉ phớt qua vành tai bằng âm thanh phát ra của máy phóng thanh chứ chẳng có tư tưởng chính trị nào có thể lọt hẳn vào tai cả. Và học th́ chỉ một giờ đồng hồ trong khi lao động th́ phải đến mười tiếng!
Chúng tôi bị tập trung ngoài sân, khoảng trên bảy trăm tù nhân đủ các loại tội. Con số tù nhân của trại cải tạo K4 lúc ấy là một ngh́n rưỡi (gồm ba khu A, B, C), chưa kể vài trăm phạm nhân khác ở khu “Ruộng” tại Xuân Phú (Tân Phú). Cán bộ tên Thẳm và Ba Cường phụ trách buổi học này.
Chúng tôi ngồi dưới đất, hai người cán bộ nói trên ngồi nơi bàn có đặt sẵn tài liệu học tập và một micro. Thẳm lục lọi tài liệu cũng mất hết mười phút. T́m được đúng đề tài muốn giảng rồi, Thẳm trao cho Ba Cường. Ba Cường đằng hắng mấy tiếng rồi bắt đầu. Anh chẳng giảng ǵ cả mà chỉ đọc theo bản tài liệu đánh máy sẵn. Có lẽ anh cũng chưa chuẩn bị trước, hoặc đă chuẩn bị quá kỹ nhưng vẫn không thấu đạt được ǵ, nên với tŕnh độ chưa hết tiểu học, anh cứ lấp vấp măi từ đầu bài cho đến cuối bài. Nhiều chữ đọc không ra hay không sao đoán nổi, anh cứ gằm đầu sát vào bản văn (tỏ dấu tại chữ mờ khó thấy chứ không phải lỗi ḿnh không đọc được), ấp a ấp úng rồi cuối cùng, quyết định lướt qua cái vụt để đọc sang đoạn khác. Đám tù nhân biết ngay là anh cán bộ đọc chưa hết câu, chưa hết đoạn, nhưng chẳng ai dám cười. Thẳm ngồi bên cạnh, tŕnh độ khá hơn, cứ nh́n sang 'đồng chí' một cách lo âu.
Cuối cùng th́ bài giảng cũng dứt. Ba Cường đổ cả mồ hôi trên trán. Thẳm đứng dậy ra hiệu cho hai người công nhân đưa từ văn pḥng trại ra một tù nhân. Người này tuổi trạc hai mươi ngoài, mắt sáng và tập trung, mũi cao, miệng rộng, cằm hơi nhỏ nhưng vuông và đầy nghị lực. Hai tay anh ấy bị c̣ng. Áo quần nhơ nhớp, nhưng cái bề ngoài đó không che giấu nổi phong độ khả kính của chủ nhân nó. Nơi anh ấy toát ra một sắc thái đặc biệt của một kẻ có chí khí và thường tự làm chủ được ḿnh. Được đưa đến gần bàn, sát chỗ Thẳm đứng, anh đảo mắt nh́n quanh như chào khắp các anh em tù khác đang chú mục ngó ḿnh.
Nắng lúc này đă lên cao. Thẳm hút hết điếu thuốc thơm rồi bắt đầu gơ tay vào micro, tuyên bố lư do đă đưa người tù kia ra trước tập thể phạm nhân ở trại:
"Đây cũng là một cải tạo viên của trại ta, can tội phản cách mạng, bị bắt năm 1977, trốn trại năm 1981. Nay bị bắt lại. Tức là hơn năm năm rồi. Các anh thấy đó, hơn năm năm rồi, chuyện giống như cũ, nhưng không phải là chúng tôi bỏ qua được đâu. Có tội th́ phải chịu trừng trị."
Ngưng một lúc, Thẳm chỉ tay vào tù nhân bị c̣ng đó, nói tiếp, giọng gằn lên giữa hai hàm răng nghiến:
"Đây đích thị là một trong những trường hợp ngu xuẩn xảy ra nơi này: trốn trại! Nơi đây chỉ có một con đường duy nhất để được tự do trở về với gia đ́nh là lao động tốt và học tập tốt. Ngoài ra, chẳng c̣n con đường nào khác. Trốn trại là một hành động ngu dại, bồng bột nhất."
Thẳm lại ngừng vài giây, mắt hơi quắc lên, rồi gằn:
"Trốn không khỏi sớm muộn ǵ cũng phải ra chịu tội với nhân dân, mà lại làm gay go cho những người chịu trách nhiệm giữ trại. Các anh phải nh́n đấy mà làm gương."
Lúc này chúng tôi mới vỡ lẽ rằng cuộc triệu tập trước sân để học tập chính trị chỉ là phụ thuộc. Lư do chính là mở một phiên ṭa rừng rú, ngắn gọn, để trừng phạt kẻ trốn trại, đồng thời dằn mặt những kẻ khác phải liệu giữ thân, bỏ ngay ư đồ trốn trại đi.
Thẳm bước ra khỏi bàn, đẩy mạnh người kia đến gần micro. Bị đẩy mạnh, anh ấy hơi mất đà, loạng choạng, cố gắng đứng khựng lại để khỏi té. Thẳm hướng về đám tù chúng tôi nói:
"Bây giờ tôi để cho anh này phát biểu."
Rồi xoay qua người tù bị c̣ng:
“Anh hăy nói tên tuổi thật của anh, can tội ǵ, v́ sao bị bắt, anh đă trốn trại được mấy năm. Nói cho tập thể nghe đi.”
Người kia đứng trước máy vi âm, mắt t́nh cảm nh́n xuống chúng tôi như muốn biểu lộ trước những ǵ không thể nói ra được. Miệng anh nở một nụ cười thân thiện, rồi bắt đầu nói với giọng b́nh tĩnh:
"Tôi tên Dương Tống Nam, sinh 1961. Hiện ở xă B́nh Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Can tội âm mưu lật đổ chính quyền..."
Thẳm ngắt lời: "Can tội phản cách mạng!"
Những người đang nắm chánh quyền thường gọi tội hoạt động chính trị chống lại họ là “phản cách mạng” chứ không muốn gọi là tội “âm mưu lật đổ chính quyền”, v́ cho rằng chữ ấy đọc lên có vẻ như một lời kêu gọi. Nam biết vậy mà vẫn cố ư. Thấy Thẳm im rồi, Nam nói tiếp:
"Tôi bị bắt vào năm 1977, lao động và bị giam giữ tại trại tù K4 này..."
Thẳm lại ngắt lời:
"Cải tạo và học tập chính sách của nhà nước Xă Hội Chủ Nghĩa tại trại cải tạo này. Đây là trại cải tạo, không phải trại tù!"
Nam lờ đi, nói tiếp:
"Tôi t́m cách trốn trại và đă thoát được. Về nhà tôi lo phụng dưỡng mẹ già và các em..."
"Khỏi cần phải nói cái đó." Thẳm lườm Nam, chen vào, "anh nói anh trốn trại là được rồi."
Nam vẫn tiếp tục với giọng b́nh thản:
"Đêm qua, trên đường từ rẫy về nhà, tôi bị công an bắt lại, không kịp từ giă hay sắp xếp ǵ chuyện gia đ́nh. Xin hết."
"Anh c̣n phát biểu ǵ nữa không?" Thẳm hỏi lại mà như muốn dằn ư rằng Nam không cần phải nói nữa.
"Không." Nam đáp cộc lốc.
Thẳm gọi Ba Cường lại, giao Nam. Cường gọi các công nhân dẫn Nam ra trước sân, sắp xếp bọn tù chúng tôi thành h́nh chữ U bao quanh chỗ anh đứng. Khi việc sắp xếp đâu đă vào đấy, Thẳm lấy xe Honda (loại xe gắn máy 2 bánh) phóng đi sau khi nói nhỏ với Ba Cường và bọn công nhân điều ǵ đó.
Đám tù nhân chúng tôi thừa biết sự kiện chúng tôi đứng bao quanh Nam có nghĩa ǵ. Đây không phải là điều mới lạ đối với những tù nhân ở lâu. Nghe nói đối với tất cả các phạm nhân trốn trại, h́nh thức xử phạt đều như nhau. Cái khác hôm nay có lẽ chỉ v́ Nam là một tội nhân thuộc diện chính trị chứ không phải h́nh sự. Nam cũng biết rơ cái ǵ sẽ xảy đến với ḿnh. Với hai tay bị c̣ng phía trước, anh đứng chờ đợi. Các công nhân trại ra lệnh cho một tù nhân đàn em mang vào một bó cành cà phê c̣n tươi, rất dai, ném xuống đất, gần chỗ Nam đứng. Nam nh́n bó roi, không thay đổi sắc mặt. Có khoảng ba, bốn chục cành là ít.
Như con nai hết đường trốn chạy, dừng lại nh́n nanh vuốt và hàm răng sắc nhọn của con hổ đang trờ tới, Nam nh́n những kẻ sắp dùng roi vọt để xử phạt ḿnh.
* * *
Suốt thời thơ ấu chúng ta được bảo bọc trong ṿng tay êm ấm của Mẹ. Đến khi trưởng thành, ṿng tay Mẹ buông ra, thả ta vào đời mà mắt Mẹ vẫn dơi theo từng giây phút, lo sợ ta không đủ sức đương đầu với bao cạm bẫy của đời. Khi ta nói đến chuyện t́nh cảm và hôn nhân, Mẹ sợ ta vấp phải t́nh cảm gian dối, phụ bạc. Khi ta toan tính sinh nhai, Mẹ sợ ta không lường trước được đời man trá. Khi ta phải ở phương xa, Mẹ trông mỏi ṃn đôi mắt, lo ta đau yếu bệnh hoạn. Khi ta đáp lời non sông, xông pha dưới cờ khởi nghĩa. Mẹ tuy hănh diện con ḿnh làm tṛn bổn phận nam nhi, nhưng măi canh cánh ngày đêm, lo con thương tích, tử vong.
Dẫu ta ba mươi, bốn mươi, một thời ngang dọc vẫy vùng, xông xáo bốn phương bốn biển, th́ khi về với Mẹ, ta vẫn chỉ là đứa con. Hay cho đến lúc ta năm mươi, sáu mươi tuổi, công danh đứng vững ở đời, lúc ấy Mẹ vẫn c̣n chăm chăm dơi nh́n theo ta, thăm hỏi, lo lắng, mong con hạnh phúc, b́nh an, quên cả phận ḿnh già yếu.
Phải lúc ta bị tù đày, ḷng Mẹ khắc khoải khôn nguôi, đêm ngày dằn vặt một mối, lo ta cơm không đủ no, sợ ta áo không đủ ấm, thương ta ốm đau một ḿnh. Nghĩ vậy mà Mẹ không ngủ, quên ăn, bỏ vui, để chia sẻ âm thầm cùng đứa con bị nạn.
Nam nhớ lại lúc bị bắt vào năm 1977, Mẹ đă đến thăm nuôi chàng trong một ngày mà chàng vừa bị đánh đập v́ kiệt sức không lao động nổi. Khi hai mẹ con gặp nhau, thấy mẹ đôi mắt quầng thâm, hai má hóp đi để lộ hai g̣ khô khốc dưới làn da nhăn nheo, tủi thân, Nam không sao dằn được nước mắt. Bọn trực thăm nuôi đuổi chàng vào, v́ khóc trước mặt gia đ́nh là vi phạm nội quy thăm nuôi. Như thế là Nam chẳng nói được ǵ với Mẹ. Bao lần bị đánh đập, chửi mắng, khổ đau, chàng đă tỏ ra là kẻ giàu nghị lực; cứng rắn, chịu đựng hết. Nhưng hôm ấy chỉ nh́n Mẹ là Nam thấy ḿnh trở nên bé bỏng, non yếu và chàng bật khóc.
Măi mấy tháng sau, Nam mới được phép nhận quà thăm nuôi và gặp mặt gia đ́nh b́nh thường. Lúc ấy th́ Nam không khóc nhưng Mẹ chàng th́ cứ rưng rưng lệ. Thấy Nam khô hốc, toàn thân suy kiệt muốn sụm như một căn nhà tranh đă bị mối mọt đục khoét ruỗng ṃn bên trong, mẹ chàng không sao kềm được cái t́nh cảm mênh mông trời biển mà bà đă dành cho con. Lần thăm nuôi này, mẹ Nam đă bán bớt ruộng để mua được một giỏ quà thăm nuôi chàng. Nam biết là v́ lần trước bà chỉ mua được cho Nam hai ổ bánh ḿ và một gói thuốc rê nhỏ trong khi bao nhiêu kẻ khác đă đi thăm thân nhân ḿnh với bao này, giỏ nọ. Sợ Nam thấy vậy mà tủi thân, cũng như sợ con phải đói dài ngày, bà quyết định đi thăm chàng một lần cho thật đầy đủ, dù phải bán đi những ǵ c̣n lại của gia đ́nh. Nam nghẹn ngào thương mẹ và an ủi bà rằng phần cơm trại dù ít, cũng tạm đủ cho chàng không ngă quỵ, và dù bị choáng ngộp trong đau đớn thống khổ, chàng cũng sẽ đủ sức chịu đựng mọi thử thách, không để biến chất.
Nam chỉ kịp nói với mẹ đôi lời th́ người trực thăm nuôi đă đuổi chàng vào, rồi xua mẹ Nam về với lư do bà đă khóc và Nam th́ xúc động.
Khi Nam tham gia hoạt động chống Cộng vào năm 1977, tức là lúc chàng mới có mười sáu tuổi, mẹ có biết. Bà không cấm cản ǵ, nhưng vẫn thường nhắc con là đem thân ḿnh phụng sự cho đúng chỗ. Nam đă nói với mẹ rằng: “Đối với tổ chức mà con tham gia, con chưa tin tưởng lắm nơi khả năng thành công của họ. Bởi v́ phương thức hoạt động của họ c̣n sơ hở, yếu kém quá. Tuy nhiên, con đă tham gia v́ cảm cái nghĩa khí và nhiệt t́nh của họ đấy thôi”. Nghe vậy, mẹ chàng đă dạy: “Nghĩ như con cũng tốt. Nhưng con nên đấu tranh v́ đất nước chứ không v́ nhiệt t́nh của một số người nào đó”. Lời mẹ dạy làm Nam suy nghĩ nhiều lắm. Nhưng dù sao, tay chàng cũng đă nhúng chàm rồi.
Đến lúc chàng bị tù tội, trong nhiều lần thăm nuôi, hai mẹ con đă gặp mặt nhau nhưng mẹ Nam không hề nhắc ǵ chuyện cũ để trách cứ chàng. Vốn là người có học, bà rất tinh tế về mặt tâm lư, biết dạy con đúng chỗ, đúng lúc.
Ngày Nam trốn trại về, hai mẹ con ôm nhau khóc ṛng. Mẹ Nam xoa đầu chàng, chàng thanh niên rắn rỏi trưởng thành, như xoa đầu một đứa bé. Bà nói: “Phải giữ ǵn thân con, giữ ǵn tài năng của ḿnh, chỉ đem ra phụng sự khi đúng lúc. Nếu con đem thân hiến ḿnh cho nước th́ mẹ có tiếc ǵ! Nhưng phải trao cho đúng chỗ, như là con gái: trao trinh tiết của ḿnh th́ phải chọn người t́nh chung.”
Khi Nam sắp bị bắt lần thứ hai này, mẹ có gọi chàng đến bên giường, nói riêng cho chàng nghe: “Mấy hôm nay bọn công an địa phương có vẻ lưu ư nhà ḿnh lắm. Mẹ linh tính có chuyện chẳng hay. Con liệu mà giữ thân. Nếu cần, con hăy trốn về Long Xuyên, Châu Đốc, t́m cách gia nhập lực lượng giáo phái Ḥa Hảo. Mẹ nghe rằng họ có chiến khu trên Bảy Núi đấy. Con ở đây không yên đâu. Tốt hơn là nên đi. Ở nhà, mẹ đủ sức lo cho các em con như thời gian con c̣n ở tù trước đây, vậy thôi. Đừng bận bịu gia đ́nh mà mất cả cuộc đời, nghe con”.
Nam tự thấy ḿnh diễm phúc khi có một người mẹ như mẹ ḿnh. Thương con nhưng luôn hiểu con và tôn trọng chí hướng của con ḿnh. Muốn con an thân nhưng biết con không chịu làm kẻ cầu an, mẹ Nam gợi ư cho Nam t́m về Ḥa Hảo mà đầu quân. Đó là gơ đúng vào nhịp đập của con tim c̣n căng tràn nhiệt huyết, xoa đúng vào niềm khắc khoải khôn nguôi của chàng.
Tuy vậy, Nam vẫn c̣n trù trừ, chưa quyết định ra đi v́ vẫn c̣n chút t́nh lưu luyến với mẹ hiền và các em non dại. Huống chi, Nam cũng chưa tin rằng giáo phái Ḥa Hảo với chiến khu nào đó trên Bảy Núi, có thể là nơi tin cậy để trao phó cuộc đời ḿnh. Chàng nấn ná, chưa đi. Thế rồi, chàng bị bắt lần thứ hai.
* * *
Sân trại trở thành ṭa án, và cũng là khu hành quyết.
Tù nhân trên bảy trăm người bị buộc phải dự khán phiên xử. Kẻ nào không muốn nh́n cảnh trừng trị này th́ bị ghép vào tội “có ư đồ trốn trại”. Phải nh́n, phải trố mắt ra mà nh́n cho rơ! Các anh công nhân bảo thế. Nực cười nhất là các anh công nhân này, một anh tên Việt, một anh tên Vinh, trước kia cũng là các tù nhân chính trị đă từng tham gia lực lượng đấu tranh của cha Vàng, th́ nay lại hăm hở xăn tay trong việc trừng trị một tù nhân chính trị khác. Các anh đi qua đi lại trong sân, ḥ hét, sắp xếp khu xử với vẻ mặt và dáng điệu mà có lẽ các anh tưởng rằng oai hùng, hiên ngang lắm.
Với số người dự khán đông như vậy mà không khí lại im vắng, nặng nề như bị nén lại, tưởng chừng mọi người đều nín thở. Không một tiếng động. Nắng cháy trên những tấm da người xanh mét của tù nhân. Cuộc trừng trị bắt đầu.
Cán bộ Ba Cường chọn một cây roi vừa ư trong đống roi dưới đất. Bước đến gần Nam, Ba Cường đưa cao ngọn roi lên như một nghi thức cần thiết của cuộc hành quyết tế thần. Sau đó, với vẻ lạnh lùng, Ba Cường vung roi tới tấp nhắm vào cây thịt kia mà giáng xuống, không cần biết là sẽ trúng vào bộ phận nào trên cơ thể Nam. Nam cố nén tiếng rên, hai môi mím lại. Ngọn roi vun vút đi những đường chính xác trên da thịt anh. Anh quỳ xuống. Ngọn roi Ba Cường bắt đầu đánh phủ lên vai, lên lưng Nam. Những tiếng b́nh bịch vang lên rơ mồn một giữa sân trại im lặng, bất động. Theo bản năng tự vệ, Nam lăn đi dưới đất để tránh bớt những đường roi. Nhưng ngọn roi cứ bám theo, không hở phút giây nào. Nam bật khẽ những tiếng kêu khi ngọn roi trúng vào những chỗ hiểm nhất. Ngọn roi bị toác ra. Ba Cường c̣n cố gắng đánh thêm mấy roi cho găy đôi, gẫy ba rồi mới chịu vứt khúc c̣n lại trên tay đi. Đó là dấu hiệu của con sói đầu đàn cho phép lũ sói c̣n lại xáp vào miếng mồi sau khi ḿnh đă hưởng được phần ưu tiên. Hai công nhân, Việt và Vinh, hai anh hùng chống Cộng trước kia, xấn vào, roi trên tay, quất vào Nam không thương tiếc. Nam lăn lộn trên đất. Hai tay bị c̣ng phía trước làm cho Nam lúc lăn tṛn đă bị sấp xuống, không gượng dậy được. Và như thế, hai ngọn roi kia mặc sức giáng cực mạnh trên lưng anh. Nam lồm cồm nhổm dậy th́ các ngọn roi nhắm luôn cả trên đầu, trên cổ anh mà quất. Bảy trăm khán giả h́nh như đều ngưng thở. Tôi thấy tay chân ḿnh run lên, co giật từng hồi. Nam lại quỵ xuống, rồi lăn đi trên nền đất. Vinh và Việt bám theo, vung roi liên tục. Trên người Nam lúc này đă hằn lên những vệt tím, đỏ, có chỗ da bị toác, tươm cả máu. Roi của Việt đă bị gẫy, liền thay roi khác.
Ba Cường đứng ở hiên văn pḥng trại nói vọng ra:
“Cởi hết quần áo nó ra đi, cái quần đó hơi dầy đấy”.
Bấy giờ Việt và Vinh mới lui vào. Trong lúc đó, bốn tù nhân được gọi là “chức năng” - tức là những tội phạm thâm niên hoặc gần măn án, từng lập công xuất sắc trong trại tù để được cán bộ tin tưởng, giao trách nhiệm chỉ huy đám tù nhân - bước ra, xúm xít cởi áo quần của Nam. Chiếc áo của Nam không luồn qua hai tay bị c̣ng được đă bị xé toạc ra, tơi tả. Nam lúc này chỉ c̣n dính trên người cái quần cộc mỏng. Anh nằm dưới đất, mắt nhắm nghiền, mặt nhăn nhó nhưng môi vẫn mím chặt, cố nén tiếng rên. Bốn tội phạm chức năng bắt đầu vồ lấy Nam. Bọn này khỏe, to, cao, sức mạnh như trâu - nhờ được bồi dưỡng lâu ngày trong tù bằng cách chèn ép, hối lộ, ăn xén quà thăm nuôi của các tù nhân khác. Chúng quất đ̣n nào đ̣n nấy đều nặng cân. Nam oằn người lên, vùng vẫy như con sâu bị kiến bám. Đ̣n roi của bọn chức năng thật hiểm và xé cả thịt da. Bốn cây roi quất túi bụi vào Nam. Không chịu nổi, Nam vùng dậy, chạy lảo đảo trong ṿng vây. Bọn chức năng không rời anh một bước. Chúng quất mạnh vào hai tay bị c̣ng của anh. Một tên đạp vào khuỷu chân anh khiến anh lại ngă sấp xuống lần nữa, mặt dập trên nền xi măng.
Tiếng roi cứa vào thịt da nghe chừng như tiếng của những mũi tên cắm phập vào thịt con mồi. Những mũi tên vô tri được phóng ra đều đặn, cắm vào bất cứ nơi nào có cảm giác trên cơ thể con mồi đó. Bốn tên chức năng vạm vỡ, như bốn tay đồ tể, vây Nam vào giữa, giáng roi tàn bạo xuống. Nam nằm ngửa, tay chân co quắp đưa lên như muốn cản những ngọn roi phạm vào đầu và ngực ḿnh. Cho đến lúc này, Nam vẫn cố kềm giữ những tiếng kêu hay rên la mà có lẽ anh cho là những biểu lộ vô ích. Bọn chức năng đánh gẫy hết roi này tới roi khác. Chúng thay roi liên tục. Trên sân, những roi gẫy vất tứ tung. Những mẩu roi tưa ra, bầm dập như đă bị nghiền dưới một vật nặng cứng.
Bỗng Nam lại vùng dậy, hai tay bị c̣ng đong đưa phía trước, lúc bên này, lúc bên kia, như cố gắng đón đỡ những ngọn roi chan chát vụt đến ḿnh. Anh chạy lẩn quẩn quanh ṿng vây như con gà mắc toi. Bọn chức năng vẫn bám riết theo với những đ̣n roi xối xả, tàn bạo. Một tên chức năng chụp lấy gáy Nam, kéo anh tránh xa ṿng vây để chúng khỏi quất nhầm vào những người dự khán. Hắn đẩy mạnh khiến Nam lại suưt té. Anh loạng choạng một lúc rồi đứng thẳng người lên, chạy về hướng Ba Cường, Việt và Vinh, hai công nhân đang đứng hai bên như chầu chực cán bộ Ba Cường, thấy vậy vội bước ra đón đầu Nam, không cho Nam xông tới gần. Cho nên, Nam vừa trờ tới đă bị túm lấy. Việt cao to hơn Nam, một tay bấu lấy cổ anh một cách gọn ghẽ như xách cổ gà, tay kia hắn đấm mạnh vào bụng Nam. Nam hự lên một tiếng, Việt bồi tiếp một đạp vào ngực khiến Nam té ngửa ra sau. Vinh không chịu kém vế Việt, túm lấy sợi xích nhỏ giữa hai cái c̣ng trên tay Nam kéo mạnh, Nam bị xốc cả người lên, Vinh cứ thế mà đấm thẳng vào mặt.
Chạy giáp một ṿng rồi mà chẳng thấy thay đổi được ǵ, Nam lại hướng về phía Ba Cường, nhưng bị một chức năng gạt chân cho ngă vật xuống đất. Rồi bốn chức năng xúm lại, trút xuống kẻ sa cơ những loạt roi khác. Nam đưa hai tay bị c̣ng lên, toàn thân co rúm. Như một con chó bị quẫn bức dồn vào thế cùng, anh vùng vẫy hai chân gần bất lực của ḿnh. Đôi tay bị c̣ng dập nát với những miếng da tróc lở cũng đong đưa những động tác vô ích thừa thăi của chúng. Vô phương cứu chữa. Không ai cứu được Nam cả. Và có lẽ đến lúc ấy, anh cũng đă nhận rơ được điều đó. Không mong mỏi, không kêu van. Không hy vọng ǵ nữa. Nhưng, trong sự kinh động sâu lắng của toàn thể tội phạm, trong niềm tuyệt vọng khốn nạn nhất của một đời sa cơ, giữa những lằn roi vun vút vô t́nh, Nam bỗng cất giọng gọi lớn. Đó là tiếng gọi đầu tiên anh cất lên từ lúc mới bị đánh đập đến giờ. Tiếng anh vang đi giữa bao lớp người vây bọc:
"Mẹ ơi! Mẹ ơi... Mẹ ơi!"
Sau tiếng gọi mẹ bi thương, thống thiết ấy, Nam ngất xỉu, nằm bất động giữa sân nắng cháy.
“Mẹ ơi”, đó là lời thơ, là tiếng ca cuối cùng mà Nam gửi lại cho cuộc đời.