MỘT CHUYẾN TÀU

Vĩnh Hảo

 

 

C̣i tàu inh ỏi hú lên từng hồi mà Văn hăy c̣n đứng dưới sân ga, chờ đợi một người chỉ biết tên và đôi chút về lai lịch chứ không biết mặt mũi, h́nh dạng ra sao. Cũng may là bà Năm, người có trách nhiệm đưa Văn ra ga, có biết mặt người kia. Bà Năm dẫn đường Văn đi t́m toa cung ứng, tức là toa bán thức ăn thức uống của đoàn tàu hỏa. Tâm, tên của cô gái làm việc trên toa ấy, là người sẽ giúp đỡ và bảo vệ Văn trong chuyến đi vào Sài-g̣n này.

Nói giúp đỡ th́ chẳng có ǵ phải thắc mắc, chứ nói bảo vệ, nghe thật xấu hổ. Ai đời một cô gái mười bảy, mười tám tuổi lại đi bảo vệ chàng thanh niên hai mươi mốt tuổi bao giờ. Vậy mà Tâm sẽ bảo vệ Văn thật. V́ Văn là một công dân không có bất cứ thứ giấy tờ nào chứng minh sự hợp lệ của ḿnh trên đất nước của anh cả. Cho nên các bạn Văn mới nhờ Tâm bảo vệ anh bằng cách cho lên tàu hỏa, ngồi ở toa bán thức ăn, có ai hỏi đến th́ Tâm sẽ lên tiếng bênh vực, nh́n nhận anh là người nhà, hoặc t́m cách đút lót sao đó với các nhân viên công lực để được êm chuyện. Bởi v́ trong t́nh h́nh lúc đó, nếu có bất cứ anh công an ở cấp nào, địa phương nào, hỏi đến giấy tờ th́ Văn sẽ gặp rắc rối, và có thể sẽ bị vào tù.

Bà Năm ngoắc gọi Tâm. Tâm chồm ra cửa sổ nh́n xuống. Nghe bà Năm nói vài tiếng rồi chỉ Văn, Tâm biết ngay chàng thư sinh khờ khạo đứng tần ngần, lóng cóng, thiếu tự nhiên giữa đám đông kia chính là người mà nàng có nhiệm vụ hộ tống vào Sài-g̣n. Tâm bước xuống sân ga, chào Văn bằng một cái gật đầu thật nhẹ tưởng chừng như không. Rồi Tâm túm lấy túi hành lư của Văn, bảo anh đi theo. Văn cám ơn và nói lời từ giă với bà Năm rồi ngoan ngoăn bước theo Tâm.

Giữa toa hàng bán thức ăn là một dăy bàn nhỏ, đặt những nồi niêu, bát dĩa, tủ thuốc lá. Tâm cho Văn ngồi ở một băng ghế ngay trước cái bàn thức ăn ấy, tức là chỗ đối diện với Tâm. Cho nên, dù muốn dù không th́ Văn và Tâm cũng cứ phải nh́n thấy nhau măi suốt đoạn đường dài từ Nha Trang vào Sài-g̣n.

Đúng ra, toa này không phải toa chở khách, nhưng v́ nghèo, kiếm thêm được đồng vé nào th́ kiếm, cho nên nhân viên hỏa xa cứ cho hành khách lên, ngồi chiếm gần hết hai hàng ghế trên toa hàng ăn. Chẳng biết họ có mua vé không chứ Văn th́ không. Nhà bà Năm nằm trong khu vực nhà ga nên Văn không phải đi qua cổng soát vé; lên tàu th́ đă có Tâm làm người hộ mệnh.

Tâm là một cô gái vừa lai Pháp, vừa lai Ấn (từ đời ông bà nội và ngoại) và dĩ nhiên là lai Việt Nam. Thế nên cô có nước da ngăm vừa phải. Và phải công nhận rằng Tâm đẹp. Ừ th́ Văn không có trách nhiệm phải ngắm hay mô tả một thiếu nữ chỉ quen hờ trên con đường xuôi Nam của ḿnh; nhưng Văn không thể chối căi hay che giấu được nhận xét của ḿnh rằng Tâm đẹp. Đôi mắt Tâm lớn long lanh, với đôi ngươi xanh trong như màu biển Nha Trang mùa hạ, lấp lánh giữa hàng lông mi cong, dày-đúng là đôi mắt lai. Mũi Tâm thẳng, cao, hai cánh mũi đầy đặn, đầu mũi hơi cong-cũng là sản phẩm nước ngoài. Đôi môi lại cũng là một tuyệt tác của hóa công với hai bờ môi đầy đặn, môi dưới dày hơn môi trên chút xíu, vừa đủ để giữ kín hàm răng trắng đều bên trong. Tâm ít nói, không biết v́ do tánh t́nh hay do v́ có Văn ngồi đối diện. Chỉ nghe Tâm trả lời đôi ba chữ với khách hàng khi cần thiết, c̣n ngoài ra, cô ngậm tăm. Thỉnh thoảng Tâm mới liếc nh́n Văn, mỉm cười (chắc là để nói lên sự yên tâm của cô là Văn hăy c̣n ngồi đó, chưa bị bắt). Đôi môi trầm lặng ấy hơi nhếch lên ở cuối hai khóe vẽ nên cái đẹp vừa gợi cảm vừa huyền bí của người đàn bà Ả Rập hay Ai Cập thời xa xưa. Tóm lại, Tâm đẹp. Dù có ghét Tâm v́ lư do nào đó th́ cũng không có lư do để chê cô xấu. Khuôn mặt cô không có nét ǵ của Việt Nam. Tâm chỉ có bộ điệu e ấp, vụng về của một thôn nữ Việt Nam mà thôi. Ngoài ra, đôi cánh tay và đôi bàn tay thô kệch của cô cũng biểu lộ được sức mạnh vô địch của một dân tộc nghèo khổ từ nhiều thế kỷ với những thiếu nữ đảm đang, có khả năng vừa đánh giặc vừa lao động sản xuất.

Toa bán thức ăn, v́ cần chỗ trống để có thể làm công việc buôn bán thuận lợi cho hành khách ở hai phía đầu toa kéo đến, nên được sắp xếp hai nhân viên kiểm soát vé ở hai đầu toa; ngoài ra, các nhân viên bán thức ăn thức uống trên toa, bao gồm Tâm và ba cô đồng nghiệp, cũng có trách nhiệm canh gác không cho khách buôn xâm nhập toa ḿnh bằng đường cửa sổ. Như vậy, có thể nói là toa nầy tương đối rộng răi nhất của đoàn tàu. Trên toa c̣n dư vài chỗ ngồi và không có hành khách ngồi hay đứng ở giữa hai hàng ghế. Đây là lần đầu tiên Văn được đi tàu hỏa mà không bị người khác chen lấn, hoặc án ngữ trước mặt. Chỗ ngồi của Văn cũng rộng răi, có thể xoay xở chứ không bị chêm cứng như những lần trước. Trên các thành cửa sổ không có hành khách đeo bám. Gió lồng lộng thốc vào toa, mát rượi. Tự dưng Văn thấy hạnh phúc được hưởng thụ chút tiện nghi nhỏ nhoi ấy.

V́ thuận hướng nh́n với cánh cửa sổ rộng lớn ở phía đối diện, Văn chỉ có thể nh́n ngắm phong cảnh qua khung cửa sổ phía sau lưng Tâm. Rừng núi trùng điệp lướt nhanh qua khung cửa sổ ấy cho anh cảm giác vui mắt, không biết mỏi mệt. Nhưng thói quen so sánh và phân biệt một lúc nào đó, lại chen vào, khiến Văn thấy những cảnh tượng đẹp đẽ nên thơ vụt qua ấy như sự vụt trôi của thời gian. Phải, thời gian thường được người ta mượn sự trôi lướt của không gian qua cửa sổ để mô tả sức nhanh của nó. Nay, nó trôi rơ ràng trước mắt anh; trôi phía sau lưng thiếu nữ khỏe mạnh và trẻ đẹp kia như một cái phông để làm nổi bật thêm tính cách bất định vô thường của con người và vạn hữu giữa cuộc đời.

Tàu khởi hành từ lúc sáu giờ sáng nên trong ṿng một hai giờ sau đó là toa hàng ăn tấp nập người từ các toa kéo đến mua thức ăn. Tâm cùng các đồng nghiệp có vẻ bận rộn lắm. Nhưng rồi cô cũng nhớ và mang đến cho Văn một đĩa cơm cho bữa điểm tâm. Văn không có thói quen ăn uống trên tàu và trước mặt một đám đông không quen biết, nên anh đă từ chối đĩa cơm của Tâm. H́nh như sự từ chối của Văn đă làm cho Tâm buồn. Nhưng chắc là không sao, v́ anh nghĩ, đó không phải là một cái lỗi. Huống chi, giữa anh và Tâm cũng chẳng có ǵ ràng buộc nhau sâu đậm để phải giận lẫy hay xin lỗi. Thực ra, Tâm không có bổn phận lo chuyện ăn uống cho Văn trên chuyến đi này. Bổn phận duy nhất của Tâm là cho Văn lên tàu khỏi cần mua vé (v́ mua vé phải có giấy thông hành hoặc thẻ chứng minh nhân dân-tức thẻ căn cước-mà những thứ này Văn đều không có, chứ không phải tại anh thảm đến độ không có tiền mua vé), và đừng để Văn bị nhân viên hỏa xa làm khó dễ. Văn có tiền, có miệng, hẳn là Văn tự biết lo chuyện ăn uống cho ḿnh. Có thể chuyện mang thức ăn đến cho Văn là để biểu lộ một cái ǵ xa hơn trách nhiệm hộ tống chút xíu. Tâm không muốn sự giúp đỡ Văn đi chỉ có ư nghĩa như một khách buôn mang theo một món hàng hay như một cảnh sát viên bảo vệ một chính khách. Không phải chỉ là chuyện bảo vệ sinh mạng. Trách nhiệm của người đàn bà ở trên đời, dù ở hoàn cảnh hay thời đại nào, dường như đều kèm theo phần t́nh cảm, cái vốn liếng dạt dào của họ. Chắc chắn người bạn gởi gắm Văn cho Tâm chỉ nhờ Tâm giúp đưa Văn đi an toàn từ Nha Trang vào Sài-g̣n thôi chứ không nhờ lo luôn cả phần ẩm thực. Như vậy, sự chăm sóc của Tâm, phải hiểu là một thiện ư, một sự tử tế tự phát. Văn đă không trân trọng đón nhận thiện ư đó. Có thể Tâm đă buồn tí xíu. Nhưng thà là vậy c̣n hơn chính anh phải cố gắng ăn và chắc chắn sẽ ăn không hết dĩa cơm vĩ đại đó để làm phật ḷng Tâm bằng cách khác.

Văn vừa nghĩ đến đó th́ Tâm lại đến, mang cho anh một ly nước đá lạnh lớn. Lần này bỗng dưng Văn thấy lúng túng, khó nghĩ. Khó mà từ chối ḷng tốt của người khác lần thứ hai.

“Anh không ăn th́ uống miếng nước cho khỏe,” Tâm nói với giọng ngọt mềm, khẩn khoản. Văn nghe như ḷng ḿnh khẽ rung động một chút ǵ khó hiểu trước sự quan tâm của cô ấy.

Đă nói Văn vốn không quen chuyện ăn uống trước đám đông người lạ. Nhưng anh không thể từ chối Tâm thêm một lần nữa. Văn nói và đón lấy ly nước:

“Cám ơn Tâm nghe... nhưng Tâm cho tôi chừng nửa ly này thôi...”

Tâm vui vẻ cầm ly nước quay trở về chỗ của cô, sớt qua một cái ly nhỏ hơn, rồi đem lại cho Văn.

“Cám ơn.”

Văn cầm ly nước trên tay, uống từ từ. Tâm trở về chỗ ngồi của cô với các đồng nghiệp, nói cười vui vẻ, tíu tít. Các cô đă bán hết phần thức ăn thức uống cho buổi sáng; và h́nh như công tác của các cô đến đây là hết nên các cô đang lo dọn dẹp nồi niêu, bát dĩa... Xong chuyện, các cô ngồi không, nói cười. Thỉnh thoảng, các cô bạn của Tâm ngó Văn, th́ thầm với nhau ǵ đó rồi cười rú lên. Chỉ thấy Tâm đỏ mặt ngắt véo mấy cô bạn, vừa liếc nh́n anh một cái thật nhanh, rồi quay mặt ngó mông lung ra cửa sổ. Có lẽ người bạn gửi gắm Văn cho Tâm đă không nói rơ cho Tâm biết rằng Văn là tu sĩ cải trang nên cô và các bạn chỉ nh́n bề ngoài của anh, thấy anh có tóc dài, mặc thường phục dân sự, mà tưởng lầm là một chàng trai thế tục độc thân... không có ǵ cấm cản chuyện trêu chọc, cặp đôi như kiểu trai gái ngoài đời.

Chợt thấy một toán công an bước vào. Xét tàu. Họ kiểm tra từng người một từ phía cuối toa. Hỏi giấy tờ, vé, và lục soát hành lư. Họ đang xét hỏi một người đàn bà khoảng tứ tuần. Nh́n y phục và cách trang sức, ai cũng thấy ngay người đàn bà này hẳn là dân thành phố, nếu không khá giả th́ cũng thuộc loại “con nhà”, không giống với bất cứ người nữ nào có mặt trên tàu. Qua người đàn bà ấy, Văn bỗng liên tưởng đến mẹ anh. Mẹ Văn như vậy đó, thời nào, hoàn cảnh nào, bà cũng ra đường với một bề ngoài lịch sự, sang trọng. Mà người đàn bà này cũng có dáng vẻ dong dỏng cao, với khuôn mặt hơi xương như mẹ anh vậy. Bà ấy bị công an hạch hỏi đủ điều, đến độ mất tự chủ, lúng ta lúng túng, rơi cả cái xắc tay, mỹ phẩm rơi rớt lung tung trên sàn tàu. Tự dưng Văn thấy tội nghiệp cho bà ấy. Anh công an đứng chờ bà ấy lượm từng món mỹ phẩm bỏ vào lại xắc tay. Bà ấy vừa xong việc thu lượm th́ bị hạch hỏi tiếp. Cái túi xách hành lư nhỏ gọn mà bà ôm theo bên ḿnh cũng bị soạn tung ra, phơi bày ra giữa công chúng. H́nh như các anh công an hy vọng kiếm được món bở lợi lộc ǵ đó từ bà ấy. Nhưng rồi hành lư của bà là hành lư cá nhân, hợp pháp, chẳng có ǵ có thể hoạnh họe bắt bẻ được nên các anh công an xét đến người kế bên. Từng người một. Văn nh́n Tâm xem thử Tâm sẽ giúp ǵ được anh trong t́nh huống này. Tâm nh́n lại Văn, suy nghĩ một lúc rồi bước đến, ngồi bên cạnh anh, vai kề vai, biểu lộ sự thân mật tự nhiên qua thái độ, không nói lời nào. Các cô bạn đồng nghiệp của Tâm lại trố mắt nh́n Văn, rồi nh́n Tâm, to nhỏ, cười khúc khích.

Khi mấy anh công an tiến đến chỗ Văn, thấy Tâm th́ cười chào cô. Một anh nói:

“Xong công tác sáng rồi đấy à! Ai đây?”

“Ông anh của em đó.”

“Thế à? Cô có anh mà tôi nào biết!”

“Anh họ thôi mà.”

Anh công an có vẻ như là trưởng toán, liếc nh́n Văn một thoáng thật nhanh, rồi bỏ đi. Một anh khác nh́n Văn bằng cặp mắt xoi bói. Nhưng rồi anh cũng nh́n Tâm, mỉm cười bước qua. Chờ họ đi khá xa, Văn nói lời cám ơn rất nhỏ với Tâm. Tâm không nói ǵ, ngồi lại bên anh một lúc lâu cho đến khi mấy người công an bước qua toa khác mới trở về vị trí cũ của cô. Lại thêm một dịp ngắt véo, cười đùa với đồng nghiệp.

Tàu chạy đến trưa th́ người đàn bà khi năy bị xét hỏi kỹ lưỡng từ phía đầu toa lần ḍ bước đến chỗ Tâm nói nhỏ ǵ đó. Tâm gục gặc, ra dáng suy nghĩ một lúc, rồi cùng người đàn bà ấy hướng về phía Văn. Tâm bảo người hành khách ngồi kế Văn nhích ra để dành chỗ cho người đàn bà kia ngồi sát bên anh, rồi hơi khom người xuống nói nhỏ bên tai Văn:

“D́ này bị tụi gian cứ kè kè theo để móc túi hay rọc xách tay nên muốn đến ngồi ở khoảng này cho an toàn. D́ ấy cũng giống như anh, do em đem lên đó. Ai có hỏi th́ anh nói anh là anh họ của em, c̣n đây là d́ của em. Hai người là bà con với nhau nghen.”

Văn và người đàn bà ấy chào nhau.

Con tàu lao vùn vụt qua những rặng núi lởm chởm đá. Mây trắng cũng chảy phăng phăng về phía sau như những ḍng sữa trắng bạc.

Người đàn bà ngồi tréo chân, hai tay đan nhau bó lấy đầu gối. Bà ấy im lặng, ít nói, mà Văn cũng không phải là loại người dễ bắt chuyện, nên chi, họ ngồi kế nhau, nhận làm bà con với nhau theo yêu cầu của Tâm, nhưng vẫn trơ trơ như hai pho tượng gỗ suốt mấy giờ đồng hồ.

Đến giờ ăn trưa, bà ấy lôi từ trong xắc hành lư ra một lon guigoz. Thức ăn mang theo.

“Mời dùng miếng xôi với tôi nghe,” bà ấy nhỏ nhẹ nói. Đó là những lời đầu tiên bà nói với Văn. Hẳn là bà chỉ mời theo phép lịch sự xă giao vậy thôi. Văn cám ơn, nói rằng không thấy đói và mời bà tự nhiên.

Văn giả đ̣ nhắm mắt ngủ để bà ấy ngồi ăn thoải mái. Nhắm chừng bà ấy đă xong bữa, anh mới mở mắt ra, tiếp tục ngắm cảnh. Nhưng rồi bà lại lôi trong xắc tay ra một bi-đông nước. Lại mời. Văn cám ơn và từ chối. Bà rót nước ra cái nắp bi-đông, uống. Chỉ uống một nắp như mèo vậy thôi rồi đóng b́nh, cất.

Lấy khăn tay lau miệng xong, bà ấy nói:

“Chưa thấy người nào như cậu. Im ĺm như một pho tượng. Nói đừng cười, trông cậu giống như một tu sĩ.”

Văn giật ḿnh, quay nh́n bà ấy. Đôi mắt nào mà tinh nhạy đến như vậy! Hay v́ bộ điệu của Văn vụng về, lạc lơng, không bắt nhịp được với những người thế tục chung quanh khiến bà ấy, hay bất cứ ai, cũng có thể nhận ra được anh là một tu sĩ? Dù sao, nhận xét bén nhạy cộng với lối bắt chuyện cởi mở của bà cũng khiến Văn cao hứng, mở tung cái hàng rào ngăn cách từ năy giờ. Văn nói:

“Chị... thật tài. Nh́n tôi như vầy mà nói được tôi là tu sĩ th́ quả là quá tinh mắt. Nhưng c̣n chị... nếu tôi đoán không sai th́ chắc hẳn... phải là một nhà văn, hay một nhà thơ ǵ đó. Tóm lại là một người cầm bút.”

“Ô, hay quá. Cậu c̣n tài t́nh hơn! Cậu đoán đúng lắm.”

Nói xong câu đó, cả bà ấy lẫn Văn đều im lặng một cách thích thú. Có lẽ đă đến lúc cho đạo nhân và nghệ sĩ nói chuyện bằng tâm.

Đâu chừng nửa giờ đồng hồ sau, bà ấy mới cất tiếng trở lại:

“Tôi không phải là một tín hữu Catholic, nhưng tôi cũng t́m thấy nhiều điều thú vị trong Thánh kinh...”

Nghe bà nói câu ấy, Văn biết bà đă lầm. Bà chỉ đoán được Văn là tu sĩ chứ không đoán được anh là tu sĩ của tôn giáo nào. Có lẽ v́ Văn có tóc, mặc âu phục. H́nh thức đó của một linh mục, hay một mục sư dĩ nhiên là hợp lư hơn một đại đức hay một chú sa-di của Phật giáo. Văn cười nói:

“Tôi cũng thích vài câu trong Thánh kinh Thiên Chúa giáo. Nhưng tôi đọc và áp dụng giáo lư nhà Phật hàng ngày.”

“Ủa, vậy ra cậu là... nhà sư?”

“Dạ, đúng.”

“Nhà sư mà...”

“Dạ... tại v́ phải đi học nên mới ăn mặc như vầy.”

“Té ra là vậy,” bà ấy nói câu này mà ḷng như ngờ ngợ chưa tin được lư do Văn vừa nêu. Trong quá khứ, người ta biết có những nhà sư khoác chiến bào để tham gia chống ngoại xâm, và thời nay, dưới chế độ xă hội chủ nghĩa, có những nhà sư cải trang làm người thế tục để đi vượt biên, hoạt động chính trị, chứ chưa nghe thấy nhà sư cải trang để đi học. Dĩ nhiên bà ấy không tin, nhưng v́ tế nhị, bà không hỏi tới nữa. Hỏi sâu hơn nữa th́ là trách nhiệm của mấy anh công an mật vụ chứ không phải là của một nữ sĩ. Họ lại im lặng thêm một lúc lâu. Đến lượt Văn mở miệng:

“Chị lấy bút hiệu ǵ khi viết văn làm báo?”

Khi hỏi câu ấy, Văn nghĩ đến những nhà văn, nhà thơ nữ mà anh có đọc qua. Nhưng chẳng hiểu sao, Văn lại có sự xác quyết trên chín mươi phần trăm rằng người ấy phải là Đông Phương. Vâng, phải là Đông Phương, một trong hai nhà văn mà anh muốn gặp khi vào Sài-g̣n lần đầu tiên hai năm trước (hồi đó, Văn cứ tưởng vào Sài-g̣n là sẽ dễ dàng gặp các nhà văn nhà thơ mà ḿnh thích). Về phía nữ sĩ, Văn thích Đông Phương (1), bên nam anh thích Lê Sơn (2).

Lúc Lê Sơn tá túc ở một ngôi chùa tại Nha Trang trước năm 1975, Văn chưa đọc tác phẩm nào của ông và Văn cũng c̣n quá nhỏ để nói chuyện thích hay không thích. Chỉ biết ông là “nhà sư” diễu, hơi khùng. Sau này Văn mới biết ông ấy là nhà văn khi đọc say sưa các tập truyện ngắn và tùy bút của ông và biết rằng thực ra ông ta có điên khùng ǵ đâu. Nếu ông ta điên, chắc Văn cũng điên, v́ anh chẳng thấy ông điên chút nào. Theo anh, Lê Sơn viết rất thực với giọng văn có lúc nghiêm trang, chững chạc, có lúc như diễu cợt, đùa giỡn và hạ bệ không chút nể nang ǵ với các biểu tượng đạo đức của thế nhân.

C̣n đối với Đông Phương, Văn chỉ được đọc hai trong số mười mấy tác phẩm của cô. Theo Văn, Đông Phương là một người viết tiểu thuyết rất lôi cuốn với những ư nghĩ rất thực, rất táo bạo, và lăng mạn một cách bất ngờ... Nhưng đó không hẳn là lư do mà anh thích cô hơn những nhà văn nữ khác. Tự dưng khi nghĩ đến chuyện t́m gặp một nhà văn nữ và một nhà văn nam như là hai người tiêu biểu của những người cầm bút mà ḿnh thích, Văn nghĩ ngay đến Đông Phương và Lê Sơn. Thực ra,  văn chương của họ không phải là mẫu mực của chàng. Có lẽ chàng thích họ không phải v́ họ viết hay hơn những nhà văn khác, mà chỉ v́ ḍng văn và tư tưởng của họ có vẻ thênh thang, không vướng mắc hay bị câu thúc bởi dư luận và ước lệ xă hội. Cũng có thể Văn thích họ chỉ v́ họ nói được dùm anh những ư nghĩ táo bạo khùng điên rất dễ thương mà anh thiếu thốn hoặc có chút ít mà không đủ tự do và can đảm để phơi bày.

“Cậu hỏi sao, bút hiệu à? Cậu có đọc 'Nụ hôn Học tṛ' (3) chưa?”

“Ô, có, có đọc, à, đúng là chị Đông Phương đó hả. Hân hạnh...”

Vậy là từ đó, họ nói chuyện nhiều hơn, thoải mái hơn. Đông Phương có biết bố mẹ Văn. Chồng của Đông Phương, tính theo tộc họ th́ cũng là vai chú bác của Văn. Vậy là thành người quen. Nhưng trong thâm tâm, Văn không thích quen cô ấy bằng những liên hệ giữa cô và gia đ́nh hay tộc họ. Văn chỉ thích quen đơn thuần như là một cuộc gặp gỡ t́nh cờ giữa một đạo nhân và một nghệ sĩ, giữa một chàng trai sống đời đạm bạc khuôn khổ, cổ điển và một áng mây lơ lửng trên trời, giữa anh và nhà văn nữ Đông Phương mà anh từng muốn gặp và làm quen.

 

 

Nền trời phía tây đă bắt đầu đổi sang màu tím thẫm. Con tàu như lao vùn vụt về phía vùng trời tím ấy. Đông Phương lấy một gói thuốc Đà Lạt từ trong xắc tay ra, mời Văn. Văn không hút thuốc. Khoảng một năm trước, Văn cũng bắt chước người lớn tập tành hút vài điếu, nhưng không hưởng thụ được cảm giác ǵ ngoài ảo tưởng rằng ḿnh trưởng thành, v́ vậy, anh đă bỏ sớm. Bây giờ, Đông Phương mời, không hút cũng kỳ. Đàn ông con trai mà để cho người đàn bà-coi như đă quen-ngồi hút thuốc một ḿnh thấy không được. Nghĩ vậy, Văn rút một điếu. Đạo nhân và nghệ sĩ phà khói thuốc giữa đám phàm phu tục tử. Dĩ nhiên là nhiều người trố mắt nh́n Đông Phương (đàn bà Việt Nam mà hút thuốc giữa đám đông ắt hẳn là một hiện tượng lạ!), luôn tiện nh́n cả Văn. Trong những người trố mắt ấy có cả Tâm.

Con tàu xùng xịch chạy trong đêm. Trên toa không có điện đóm ǵ. Ánh sáng lờ mờ của trời đêm thượng tuần không đủ soi rơ những mặt người trên toa. Chỉ c̣n những h́nh dạng người đứng ngồi nhập nḥa ẩn hiện dưới ánh muôn sao. Mọi người im lặng, ngủ. Thỉnh thoảng có một người bật diêm quẹt lên mồi thuốc. Và những người khác c̣n thức cùng quay nh́n về hướng có ánh sáng. Nhà văn và đạo sĩ không ngủ, nhưng cũng chẳng có ǵ để nói. Im lặng.

Gần mười hai giờ đêm tàu mới đến được ga B́nh Triệu. Lúc ấy tàu từ Bắc hay Trung vào Sài-g̣n chỉ đến ga này là trạm chót chứ chưa vào sâu đến ga Ḥa Hưng. Thiên hạ nhốn nháo tuôn hành lư xuống sân ga. Ồn ào kinh khủng. Văn đeo túi hành lư nhỏ gọn của ḿnh lên vai, xách dùm Đông Phương hai cái giỏ. Họ cùng xuống tàu. Đông Phương có vẻ sợ hăi sự chen chúc giữa đám đông cũng như sự ḍm ngó của những kẻ bất lương vốn không hiếm trên tàu và nhất là dưới sân ga: nh́n đâu cũng thấy những tên lưu manh tay cầm dao nhỏ hay thanh sắt mỏng mài thật bén, đi nghênh ngang qua lại t́m cơ hội làm ăn. Rơ ràng là đạo nhân và nghệ sĩ chẳng có thứ vũ khí nào để tự vệ trong trường hợp này. Dù sao, Văn cũng là chàng thanh niên dù không cao to lực lưỡng nhưng cũng không đến nỗi choắt choai bé xíu. Ít nhất bộ dáng thanh niên của anh cũng làm bọn lưu manh kiêng dè một chút. Họ ra khỏi cổng sân ga một cách b́nh an.

“Cậu về Sài-g̣n liền bây giờ hả?”

“Không biết nữa, nếu c̣n xe th́ về. H́nh như giờ này đă giới nghiêm rồi. Cầu B́nh Triệu đă đóng.”

“Vậy cậu tính sao?”

“Chắc phải ngồi lại ở quán cà phê, chờ sáng. Khoảng ba giờ rưỡi hay bốn giờ là có xe về Sài-g̣n rồi. Chị cũng phải ngồi chờ chứ đâu có đi được. Có ai đón chị không?”

“Không. Tàu bè đi kiểu này có ai biết được giờ đi giờ đến chắc chắn mà đón. Thôi, vậy đi: ḿnh ngồi chơi chờ sáng.”

Họ đến một quán bán cơm có đèn nê-ông sáng trưng. Địa điểm thuận lợi, an toàn. Họ gọi hai ly cà phê đen đậm, rồi ngồi hút thuốc, tṛ chuyện.

Sau năm 1975, cả gia đ́nh của Đông Phương (vợ chồng và ba đứa con gái) phải đi kinh tế mới Nhiễu Giang (cách Nha Trang đâu chừng 40 cây số). Nơi đó, Đông Phương bỏ bút cầm cuốc rựa, xây dựng cuộc sống mới bằng sức lao động tay chân. Người đàn bà văn nhân ấy không phải chỉ biết cầm bút và làm dáng như người ta tưởng. Bằng chứng là ngôi nhà trên kinh tế mới đă trở thành ngôi nhà đẹp, lư tưởng, với vườn tược đầy đủ các cây ăn trái là do chính bàn tay văn nhân ấy gầy dựng nên. Đến nỗi Đông Phương nói rằng cô không muốn rời bỏ ngôi nhà ấy để trở về thành phố ồn ào phiền tạp nữa. Nhưng v́ tương lai của đàn con mà Đông Phương quyết định vào Sài-g̣n lập nghiệp. Chuyến đi này của cô là để dọ đường. Văn có hỏi về chuyện viết lách của Đông Phương từ những năm sau năm 1975. Đông Phương lắc đầu nói:

“Bỏ viết khá lâu rồi. Nhưng sẽ viết lại. Hiện đang viết một tác phẩm trong đầu mà đoạn kết bất ngờ lắm,” tủm tỉm cười, “nó kết thúc bằng cuộc gặp gỡ trên một chuyến tàu, trong một đêm chờ sáng ngoài sân ga này.”

Ngồi lâu chiếm chỗ của quán không tiện, họ t́m ra vệ đường, ngồi ở dăy bùng binh trước cổng ga. Nhiều người cũng trải khăn, trải chiếu nằm ngồi la liệt nơi đây để chờ xe về Sài-g̣n. Con đường vắng hoe không có xe cộ qua lại. Chỉ có tiếng người ngáy pho pho ở vệ đường và côn trùng cũng ngáy một điệu êm đềm như vậy. Sương khuya buông xuống lạnh hắt trên vai. Họ lại im lặng. Nh́n trời đêm lấp lánh muôn sao. Một chặp, Văn nghe Đông Phương hát khe khẽ một bản nhạc Pháp quen thuộc.

Khi tiếng gà gáy trong xóm ga nối tiếp cất lên, lập tức có tiếng xe máy nổ ở phía đầu cầu. Mọi người lục tục thu xếp hành lư hướng về phía ấy. Văn xách hành lư giúp Đông Phương đến một chiếc xe lam ba bánh. Thấy Văn không lên xe, Đông Phương hỏi:

“Ủa, sao không về luôn? Về Sài-g̣n mà?”

“Chị về trước đi. Tôi về bằng xe thồ.”

Văn đứng lại một chốc để chờ chuyến xe của Đông Phương khởi hành. Khi xe nhớm chạy, anh đưa tay vẫy với Đông Phương. Đông Phương đưa tay vẫy lại. Xe chỉ chạy một khoảng ngắn là mất hút trong làn sương mai dày đặc. Cầu B́nh Triệu cao lớn như vậy mà cũng chỉ hiện ra ḷa nḥa một phần khung sắt ở đầu cầu, từ xa trông như một ṭa lâu đài cổ xưa trong huyền thoại. Văn thầm cầu chúc mọi sự an lành và hanh thông đến cho Đông Phương. Rồi Văn quay mặt về hướng ga, thầm cám ơn và giă từ Tâm, thiếu nữ tốt bụng đă giúp anh vượt một đoạn đường hiểm nạn mà anh không có dịp nói lời giă biệt.

Tác phẩm mà Đông Phương viết trong đầu, theo như lời cô ấy nói, sẽ kết thúc ở cuộc gặp gỡ kỳ thú này. Nhưng đối với Văn, cuộc gặp gỡ ấy khởi đầu một chu kỳ mới cho con đường t́m kiếm của anh.

Ngoảnh trước ngoảnh sau, chỉ thấy sương là sương. Dày đặc như ván sữa. Cầu B́nh Triệu bấy giờ cũng chỉ là một cây cầu sương. Văn lững thững hướng về chiếc cầu sương mờ ảo huyền hoặc ấy. Khi bước đến đầu cầu, anh bỗng cảm thấy những h́nh ảnh, những kỷ niệm, những tâm t́nh của một ngày một đêm vừa qua, thoắt cái, tan biến vào sương mai như một thoáng chiêm bao.

 

______________

 

 

(1) Đông Phương, ám chỉ nhà văn Nguyễn thị Hoàng.

(2) Lê Sơn, ở đây là nhà văn Nguyễn Đức Sơn.

(3) "Ṿng Tay Học Tṛ," tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn thị Hoàng.

 

 

Back Up