NÚI XANH MÂY HỒNG

truyện vừa của Vĩnh Hảo

Khởi viết tại Sài G̣n 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982

Alpha xuất bản 1991 tại Virginia, Hoa Kỳ

____________

 

CHƯƠNG 6

 

Trong chùa này, ngoài Huân ra, tôi c̣n quen với Thiện, cũng là bạn học cùng lớp với tôi ở Hội An. Huân và Thiện thay nhau đưa tôi đi quanh phố Sài G̣n và Chợ Lớn. Các anh cố ư chở tôi đi ngang những nơi vui nhộn và được công nhận là thắng cảnh của Sài G̣n.

Thấy tôi cũng có vẻ biết thưởng thức và trầm trồ khen ngợi đôi chỗ tráng lệ nhất của Sài G̣n, Huân và Thiện hả hê và coi ṃi đắc ư lắm (làm như thể Sài G̣n là cái sở hữu của các anh ấy vậy).

Thực ra, tôi chỉ thấy bỡ ngỡ trước cảnh tượng náo nhiệt của phố thị.  Và sự bỡ ngỡ của tôi chỉ là sự bỡ ngỡ trước những cái mới lạ, những cái chưa quen hơn là thích thú hay thỏa măn trong niềm vui ngắm cảnh. Chẳng biết lúc đó người ta có thấy tôi quê mùa lắm không. Có lẽ có. Xét cho cùng, tôi được sinh ra trong một gia đ́nh mà lư đáng tôi không nên quê mùa mới phải: cha tôi là một nhà văn, mẹ tôi là một nhà thơ; chị lớn của tôi cũng là một nhà thơ đi du học và đang là một giáo sư Đại học tại Mỹ; các anh chị khác của tôi là giáo sư, là ca sĩ, là nhạc sĩ thành công ở phố thị. Nhưng rời nhà từ lúc bé lại sống trên núi cao, tôi đă không hấp thụ được chút văn minh tiến bộ ǵ từ gia đ́nh cả. Tôi có vẻ lạc hậu và bị bỏ rơi bởi những cái văn minh, những nét hiện đại của thế giới chung quanh. Và cho đến lúc này tôi mới thấy rằng thực ra tôi không nên là một người quê mùa. Y phục của tôi tồi tệ quá. Tu sĩ Sài G̣n không ăn mặc sơ sài như tu sĩ miền Trung. Chiếc áo vá một miếng trên vai quả là điều kỳ quái và dễ bị nhận lầm là sản phẩm của một kẻ lập dị. Muốn sống cho yên thân th́ đừng làm ǵ trái với số đông, đừng đi ngược lại ước lệ và thói quen của nhiều người. Tôi tự dặn ḿnh như thế.

Nấn ná ở chùa được ba ngày tôi mới đi tŕnh giấy tờ cho công an địa phương (ở Nha Trang th́ khách lạ đến nhà phải đi tŕnh báo ngay lập tức). Tại đồn công an phường, tôi được báo cho biết là giấy tờ của tôi không hợp lệ. Công an địa phương làm việc đúng nguyên tắc và nguyên tắc của chùa này đối với tôi h́nh như c̣n gắt gao hơn (v́ Huân, Thiện và nhiều người khác đang cư ngụ ở chùa này cũng không có giấy tờ hợp lệ như tôi). Có lẽ nơi đâu cũng vậy, người ta chuộng những người hoạt bát, lanh lợi và tỏ ra yêu đời một cách hăng hái, hơn là thứ người lầm ĺ, ít nói, chậm chạp và ngờ nghệch như tôi.  Hơn nữa, sự im lặng của tôi vào những lúc mà người ta đang nói cười vui vẻ đă làm cho người ta phát ghét tôi thêm th́ phải. Cái đó lỗi nơi tôi. Tôi chưa biết cách ḥa hợp nhịp nhàng với nếp sống của họ. Sống với họ, tôi phải biết xă giao, biết nói nhiều một chút và phải cười cho tươi chứ không được cười gượng. Không như thế là tự chôn vùi ḿnh, tự đào một hố ngăn cách ḿnh với họ. Nhưng tôi nghĩ, nếu phải cố gắng nói cười và chạy theo cái đời sống vui nhộn, ồ ạt, náo động một cách vô duyên, nhạt nhẽo và không cần thiết như thế th́ đó cũng là một cách tự chôn vùi ḿnh, chôn vùi một cách thê thảm và kinh khiếp hơn.

Tôi chuẩn bị hành trang lên đường, Huân và Thiện nói nếu tôi nài nỉ thầy trụ tŕ và hứa tận tụy phục vụ chùa th́ tự dưng giấy tờ của tôi sẽ trở thành hợp lệ. Tôi lắc đầu. Hành trang của tôi vẫn vậy, chẳng ǵ rườm rà, chỉ có thêm một món thôi: cuốn sách thuốc của Thiện tặng. Huân hỏi tôi đi đâu. Tôi thú thật với anh là tôi chưa biết phải đi đâu cả, nhưng tôi hứa với anh trước khi trời tối, tôi sẽ rời nơi nầy để anh khỏi phải lâm vào thế khó xử với thầy trụ tŕ. Huân và Thiện không dám giữ tôi lại v́ đó không phải là quyền hạn của các anh.

Người ta, công an và thầy trụ tŕ chùa này, đều không thừa nhận tôi.  Lư do của họ là giấy thông hành của tôi xin đến một địa chỉ khác không phải là địa chỉ chùa này. Họ làm thế cũng đúng. Nhưng họ chưa biết hết. V́ tôi nào có giấy thông hành ǵ đâu. Giấy thông hành mà tôi tŕnh cho họ là giấy của Tửu cho mượn và địa chỉ trên giấy đó chỉ là địa chỉ do Tửu bịa đặt ra thôi. Cái tên mà tôi đang sử dụng lại cũng là một tên giả, một tên mượn, một giả danh; nơi chốn để đến cũng chỉ là một nơi chốn giả lập. Chẳng có ǵ thật và chẳng có ǵ là của tôi cả. Nếu họ biết điều này th́ nguy hại cho tôi lắm. Nhưng nếu họ biết thế th́ cũng chưa biết hết. Họ chưa biết rằng tất cả những ǵ mà họ cho là thật, là bền bĩ, là muôn năm đều cùng sử dụng một cái tên riêng của chúng cũng giả như tôi đă mượn bạn tôi vậy. Hoàn cảnh bỗng đẩy đưa tôi vào t́nh trang “vô trú” hay “vô trụ xứ” (không dừng nghỉ nơi đâu, không có nơi nào để dừng nghỉ) và “vô danh,” “giả danh” (không có tên thật để gọi, không thể gọi tên) – đây là các thuật ngữ của Thiền học Phật giáo. Thật là điều quẫn bách nếu phải sống trên đời trong một hoàn cảnh như vậy, và nhất là trong một xă hội mà sự đi lại và cư trú của con người đă không được coi như là một cái quyền tất nhiên của họ. Nhưng trong tư tưởng, tôi cảm thấy như thế cũng thú vị lắm rồi. Bởi v́, dù là tương đối thôi, dù chỉ trong ư niệm thôi, có ai hạnh phúc cho bằng một người không vướng mắc vào đâu, không dừng nghỉ nơi đâu; có ai hạnh phúc cho bằng một người không có tên gọi nào gán cho ḿnh, hoặc nếu có th́ có rất nhiều tên gọi, nhưng kẻ ấy biết rơ ràng tất cả những tên ấy đều chỉ là những tên giả và sự hiện diện của hắn trên đời như là một cái ǵ uyên nguyên, không có lúc khởi đầu, không thể nghĩ đến, không thể đặt tên, không thể phân loại, không thể sắp đặt, không thể gán ghép hay đánh giá ǵ được. Họ là họ, vậy thôi. Không có tên để gọi. Không có cái tên nào thật để đặt cho họ. Tất cả đều là những tên giả.

Huân hỏi tôi có quen biết ai ở Sài G̣n hay không. Tôi lắc đầu. Huân lại hỏi tôi có anh chị hay bà con chú bác cô d́ cậu mợ ǵ trong Sài G̣n không. Tôi lại lắc đầu nhưng tôi cũng vừa sực nhớ ra rằng tôi có vài anh chị ruột sinh sống trong này từ trước năm 1975. Tôi nói cho Huân nghe điều đó một cách không mấy thiết tha. Nhưng Huân không bỏ qua chi tiết đó. Huân hỏi anh chị tôi ở đâu, địa chỉ như thế nào. Tôi hỏi Huân t́m hiểu làm ǵ vấn đề đó. Huân trả lời tôi một câu rất khôn ngoan và đầy kinh nghiệm và về sau, tôi nhớ măi như là một bài học vỡ ḷng để bước vào đời. Đối với tôi, đó là một câu nói già dặn như là của một cụ lăo dạy cho đứa trẻ non dại vậy: “Bạn hăy nhớ lấy một điều là dù bạn có bôn ba giao tiếp với bao nhiêu người đi nữa th́ khi bạn gặp hoạn nạn, cũng không ai chí t́nh che chở và bảo bọc bạn cho bằng những người ruột rà trong gia đ́nh. Cha mẹ và anh chị em ruột vẫn là những người gần gũi và sẵn ḷng hy sinh cho bạn nhất.”

Huân nói chí lư. T́nh cảm gia đ́nh lúc nào cũng đậm nét, vô điều kiện và bền bĩ hơn những t́nh cảm khác. Không phải tôi không biết điều đó, nhưng có lẽ tôi đă quên điều đó v́ khi đi tu, coi như người ta đă tự nguyện cắt bỏ sự liên hệ gia đ́nh này rồi. Nhưng trong câu nói của Huân, tôi cảm nhận được một sự thực chua xót mà Huân không muốn nói. Sự thực rằng, những tu sĩ trẻ chúng tôi, trong hiện t́nh ngặt nghèo của đất nước và nỗi lâm nguy của đạo pháp trước sự bủa vây của cộng sản, sẽ không được các bậc cha anh của Giáo hội đùm bọc che chở hết ḷng, v́ chính họ, những bậc cha anh của chúng tôi, cũng đă và đang bị đặt vào một t́nh trạng bất an, c̣n đâu tâm trí và th́ giờ để hết ḷng quan tâm đến những ǵ không nằm trong khả năng và quyền hạn của họ. Muốn được yên, chúng tôi chỉ có thể quay về với gia đ́nh thôi. Mới hôm qua, Huân đă nói với tôi rằng hàng trăm tu sĩ trẻ từ các tỉnh đă đổ dồn về Sài G̣n để xin học, để khỏi bị bắt đi bộ đội, hoặc để dễ thở hơn với cái không khí ngột ngạt mà họ phải chịu đựng ở tỉnh nhà. Những tu sĩ trẻ này, kẻ nào may mắn như Huân và Thiện th́ được một chùa nào đó khứng nhận cho tá túc; bằng không, họ phải tự lo liệu lấy. Cửa chùa luôn mở rộng để đón tiếp, vỗ về hàng trăm hàng ngàn Phật tử đến viếng nhưng không thể hé cửa để bảo vệ cho những tu sĩ trẻ, thế hệ tương lai của đạo pháp và dân tộc. Chẳng qua đó cũng chỉ v́ sự áp chế của cộng sản mà các thầy trụ tŕ, thế hệ cha anh của chúng tôi, đang được an thân trong cửa chùa với cái hộ khẩu vô giá mà họ có được, đă phải miễn cưỡng mà từ chối thâu nhận sự hiện diện của thành phần tu sĩ trẻ chúng tôi. Trong khi đó, người cộng sản cố t́nh sử dụng mọi thủ đoạn hung hiểm, man trá, để đẩy thanh niên tu sĩ—đối tượng đáng ghét—ra khỏi cửa chùa. Điều tốt nhất đối với chính quyền cộng sản là chúng tôi hoàn tục, về lại với gia đ́nh, hoặc tốt hơn nữa là lấy vợ, sinh con đẻ cái, lo sinh kế, để quên đi rằng đang có sự bóc lột tàn bạo, dă man của họ đối với đồng bào quê hương và để quên đi rằng tôn giáo cần phải được bảo tồn và phát triển để ngăn chận những tham vọng điên cuồng của những cá nhân hay tập đoàn và những chủ nghĩa phi nhân tính.

Đă lâu rồi, tôi ít bận bịu nghĩ đến gia đ́nh. Và khi nghĩ đến, tôi thường chỉ nghĩ đến cha mẹ già hơn là anh chị em. T́nh cảm không chết nhưng sự tŕu mến và thân mật không c̣n. Mỗi khi về thăm nhà, tôi ngồi một góc nh́n anh chị em qua lại. Không ai dám tiếp tôi, có lẽ v́ sợ rằng không có ǵ để nói. Chỉ có ba mẹ tôi mới có chuyện mà nói thôi. Chuyện đạo, chuyện chùa ấy mà! C̣n anh chị em tôi th́ chỉ thích chuyện văn nghệ, thơ văn, đàn địch ca hát. Tôi về nhà như một người khách, nhưng là người khách khó xếp loại. Thân mật th́ không thể mà làm bộ xa lạ cũng không xong. Nay Huân muốn tôi đi cầu cứu với một trong những anh chị của tôi ở Sài G̣n. Tôi thấy ngại quá. Những anh chị trong này so với anh chị em ngoài Nha Trang c̣n xa lạ gấp bội. Mà giả như có xóa tan được cái xa lạ ngỡ ngàng kia đi nữa th́ sự kiện một tu sĩ chung sống với người thế tục cũng đă là điều tối kị trong kỷ luật thiền môn. Tăng sĩ phải ở chùa và luôn luôn phải gần gũi Tăng chúng (không được sống riêng rẻ một ḿnh). “Tăng ly chúng tăng tàn, hổ ly sơn hổ bại” (Tăng sĩ mà rời xa Tăng đoàn th́ dễ bị tàn rụi sa ngă cũng như cọp mà ĺa rừng th́ cọp thua vậy). Tôi không thích về nhà người thế tục, dù là nhà của anh chị ruột. Huân nói tôi cố chấp và khuyên tôi nên tùy hoàn cảnh mà xử sự. Cuối cùng, tôi đành chấp nhận giải pháp t́m đến các anh chị của ḿnh. Huân hỏi tôi biết địa chỉ không. Đó mới thực là vấn đề. Làm sao tôi biết được địa chỉ của các anh chị trong Sài G̣n khi tôi chưa viết cho họ một lá thư nào và họ cũng chưa hề viết cho tôi lấy một chữ kể từ khi tôi mới bỏ nhà đi tu đến giờ! Tôi ngồi im một lúc lâu rồi bất chợt, khi tôi đọc đến tên anh tôi th́ một ḍng địa chỉ đầy đủ cả số nhà, tên đường, phường, quận, bỗng kéo tuôn theo một cách mầu nhiệm. Tôi mới nhớ lại rằng hồi năm ngoái, lúc tôi vừa được mười tám tuổi, chính quyền địa phương nơi tôi ở có gọi tôi đi đăng kư nghĩa vụ quân sự (tức là đi bộ đội, rồi sang Cam Bốt làm nghĩa vụ quốc tế như chính quyền Cộng sản Việt Nam nói) và tôi phải điền tới sáu tờ sơ yếu lư lịch (v́ ở chùa không có máy photocopy, muốn sao ra nhiều bản th́ chỉ có chép tay thôi). Trong mỗi tờ sơ yếu lư lịch có phần ghi rơ họ tên, tuổi tác, nghề nghiệp và địa chỉ của từng người thân trong gia đ́nh. Tôi phải từ chùa về nhà để hỏi mẹ tôi về địa chỉ của các anh chị ở xa. Ghi xong, không hiểu sao tôi lại nhớ tới bây giờ. Kư ức tốt th́ phiền hà lắm: nó không cho ta quên được những điều muốn quên và đáng quên. Nhưng lúc này th́ nó ích dụng thật. Căn cứ theo địa chỉ tôi đọc, Huân lấy xe tức tốc đưa tôi đi.

 

Hôm đó là chiều thứ Bảy.  Nhà anh tôi ở trong một đường hẻm gần chợ Phú Lâm, Quận 6.  Khi tôi và Huân đến th́ chỉ có người chị dâu và đứa cháu gái gọi tôi bằng chú ở nhà. Người chị dâu này tôi mới gặp mặt lần đầu tiên v́ khi anh tôi làm đám cưới, tôi đă không thể về dự với tư cách tu sĩ của ḿnh.

Bà chị dâu mời Huân và tôi ngồi. Chị ấy nói anh tôi đi xin việc làm chưa về. Anh ấy thất nghiệp đă hai năm nay v́ là quân nhân của chế độ cũ mà người cộng sản gọi là “ngụy quân,” bà chị dâu cho biết như vậy. Nội nghe chừng đó tôi thấy đă mệt lắm rồi. Tôi khoèo Huân, ư chừng muốn nhắc anh ấy là chỉ nên thăm thôi chứ đừng đề cập đến chuyện nấn ná xin ở lại nơi đây. Huân tảng lờ tôi, cứ nói thật thoải mái về đủ thứ chuyện với bà chị dâu tôi. Trong khi đó, tôi chỉ trả lời miễn cưỡng với bà chị về tin tức gia đ́nh ở Nha Trang mà tôi biết không mấy tường tận. Và khi nói đến vấn đề chính yếu là t́m chỗ ở cho tôi, Huân cũng hỏi nốt (làm như đó là anh chị của Huân chứ không phải của tôi vậy!). Huân chỉ yêu cầu chỗ ở cho tôi thôi, c̣n về phần cơm nước, Huân và Thiện hứa sẽ phụ giúp. Đây là điều lạ và oái ăm mà ở Việt Nam sau năm 1975 mới xảy ra: đến tá túc nơi đâu người ta cũng phải mang gạo theo th́ mới yên ḷng, dù chủ nhà không coi đó như là điều kiện để thu nạp khách.

Tôi ngồi lặng câm nghe hai người nói chuyện chẳng có ư kiến ǵ. Tôi chẳng hiểu sao ḿnh lại có thể thụ động đến như vậy. Rồi tôi bỗng hồi niệm một h́nh ảnh, một cảm giác xa xưa khi mẹ dắt tôi và văn pḥng để xin nhập học cho tôi ở trường mẫu giáo Ấu Việt. Và một lần mẹ đưa tôi vào chùa Hải Đức xin cho tôi được làm chú tiểu ở đó (tôi trốn nhà đi tu nhưng chùa không nhận v́ không có sự đồng ư của cha mẹ; sau mẹ tôi phải hứa đưa tôi vào chùa tôi mới chịu về nhà để rồi được đi tu một cách chính thức). Thuở ấy, tôi chỉ biết ngồi ngậm câm mà nghe người lớn nói chuyện với nhau. Giờ cũng vậy thôi: tôi vẫn cứ như là một đứa trẻ giao phó cuộc sống của ḿnh cho kẻ khác lo liệu. Tôi đă chập chững bước vào học đường, bước vào thiền môn như thế nào th́ giờ này, tôi cũng bỡ ngỡ bước vào đời sống của người thế tục như thế đấy. Khác chăng là bây giờ, tôi đang dọ dẫm bước đi bằng những bước chân miễn cưỡng. Cuối cùng, tôi nghe bà chị dâu tôi quyết định một cách thoải mái rằng được. Rồi như trút được gánh nặng (có lẽ cục nợ như tôi cũng nặng lắm!), Huân giă từ mà về. Bà chị dâu tôi vui lắm, qua nhà bà con khoe có “ông thầy” là em chồng đến và từ nay sẽ ở lại nhà. Tôi th́ mừng v́ bà chị chẳng đá động ǵ đến chuyện khai báo tạm trú với chính quyền địa phương cả. Có lẽ khu vực này dễ dăi.

Ngồi lại một ḿnh trong căn pḥng khách nhỏ, tôi vẫn c̣n mang đầy sự ngỡ ngàng trước cuộc sống mới mà tôi bắt đầu tham dự. Tôi thấy tôi bây giờ im lặng không giống một pho tượng đá mà Đức thường ví nữa; chỉ giống một cục đất mà thôi.

Đến gần tối anh tôi mới về. Gặp tôi, anh mừng lắm và mừng hơn khi biết tôi định ở lại nhà anh. Anh đón tiếp tôi nồng hậu, săn sóc tôi từng li từng tí làm tôi xúc động và bớt đi phần nào ái ngại. Anh cũng báo ngay cho tôi và bà chị dâu biết một tin mừng là anh đă xin được việc làm trong một xí nghiệp sản xuất xe đạp của Nhà Nước. Hai năm thất nghiệp hôm nay bỗng dưng xin được việc làm đúng vào cái ngày tôi đến xin ở lại. Anh ấy và bà chị dâu tin rằng Trời Phật xui khiến tôi đến, mang lại niềm vui và may mắn đó. V́ anh chị tin như vậy nên tôi cũng thấy nhè nhẹ trong ḷng như thể ḿnh đă đóng góp chút đỉnh cho gia đ́nh nhỏ này rồi. Tôi cười thầm trong bụng, không cải chính.

 

MỜI ĐỌC TIẾP: CHƯƠNG BẢY

hoặc

bấm vào h́nh b́a để trở lại trang Mục Lục

 

 

 


 

Back