CỞI TRÓI I

tức Phương Trời Cao Rộng 4

truyện dài của Vĩnh Hảo

Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1997

 

 

oOo

 

 

 

 

 

CHƯƠNG MỘT

 

 

 

Có những ngày trong đời, người ta thả trôi ḷng ḿnh theo ḍng cuốn dập dềnh bất định của bao cảm giác. Vui th́ cười nói hồn nhiên, lộ vẻ sung sướng, buồn th́ mặt dàu dàu cúi xuống để nước mắt rơi thành ḍng. Điều đó chẳng có ǵ lạ. C̣n vui buồn, c̣n cười khóc được th́ hăy c̣n là con người.

Nhưng cũng có những đoạn đời mà ngay cả thứ hạnh phúc to lớn nhất hay thứ khổ đau nặng nề nhất, người ta cũng không được phép chọn lựa, bởi chúng nhập nhằng với nhau, lấn xô nhau, hủy diệt nhau trên từng khoảnh khắc để được tồn tại độc lập. Nhiều hạnh phúc nhỏ lót nền cho một khổ đau lớn, hay nhiều khổ đau nhỏ mở đường cho một hạnh phúc lớn, th́ c̣n dễ chấp nhận, vẫn có thể tiếp tục sống thanh thản khi xúc cảm dịu đi. Chỉ khi nào cả hai thứ cảm giác ấy đều to lớn và cùng xô đến một lượt, người ta mới bị sức nặng của chúng đè chụp xuống, nén xuống, thành một cái ǵ như vô tri, vô hồn, vô cảm… thành một thứ người ngợm ǵ giống như một gă điên tinh quái, khó mà phân giải được đâu là cảm quan và thức giác thực của hắn.

 

Nàng lẩn quẩn ở hành lang, chờ tôi vừa từ pḥng tắm ra là đă bước tới, mời tôi xuống lầu để dùng cơm tối.

Ở cái bàn rộng có sáu cái ghế dựa, nàng dọn cho tôi một bữa ăn đơn sơ. Nàng đă dùng cơm từ hồi chiều, nàng nói vậy. Trong khi tôi dùng cơm, nàng ngồi xéo góc ở phía đối diện, có vẻ muốn tránh nh́n tôi ăn để tôi được tự nhiên, nhưng thỉnh thoảng nàng lại ngước nh́n tôi với đôi mắt lạ lùng lắm. Giống như là thương hại mà cũng giống như là ngưỡng mộ; giống như là quư mến mà cũng giống như là t́nh yêu. Nàng tránh không hỏi chuyện tôi trong bữa ăn. Chỉ khi tôi xong bữa, nàng mới bắt đầu, lần lượt nêu từng thắc mắc một cách thú vị, đặt từng câu hỏi một cách ngây thơ. Và trong cái t́nh bạn nhanh chóng sớm sủa như từng thân nhau từ thuở nào, tôi bỏ quên những biến động to lớn vừa xảy ra cho tôi ngày hôm nay, tuần tự kể lại nàng nghe câu chuyện của tôi năm ấy… Tôi kể thật vắn tắt, nhưng từ kho tàng kư ức của tôi, từng nét mặt, từng câu nói nụ cười, từng nỗi đau lặng lẽ sâu kín, từng h́nh ảnh khô khốc thê lương hay thơ mộng huy hoàng… bỗng chốc hiện rơ ràng trước mắt tôi. Tôi cơ hồ sống lại với chúng lần nữa…

Câu chuyện bắt đầu từ khi tôi tham gia lực lượng Phục quốc hoạt động tại Long Thành, tỉnh Đồng Nai; lực lượng bị đổ vỡ, tôi ẩn lánh ở nhiều gia cư tại Sài G̣n, cuối cùng bị Hân và ông thầy Tư – hai đặc t́nh mật báo của công an – chỉ điểm và sắp đặt cho công an đón bắt tôi ngoài đường, đưa tôi vào trại giam T20 thuộc Sở Công An thành phố Hồ Chí Minh; rồi từ trại giam đó, tôi và một người bạn tu khác bị công an tỉnh Đồng Nai áp giải về trại tạm giam B5 ở Biên Ḥa.

 

Ó 

 

Sau hơn nửa giờ chạy nhanh trên xa lộ rồi ṿng vo qua các đường phố lớn nhỏ, xe từ từ tiến vào cổng trại giam B5, Biên Ḥa. Cổng trại mau chóng khép lại sau lưng chúng tôi. Dũng đậu xe sát vào dăy nhà ở trung tâm, nơi có văn pḥng trưởng trại và các văn pḥng chính của trại giam. Dũng mở c̣ng cho tôi trước, rồi tháo gút giây điện, mở trói cho tôi và Thiện Đắc.

C̣ng mở ra rồi, hai cườm tay tôi c̣n in hằn hai ṿng đỏ lửng, giống như hai lắc tay bằng hổ phách. Dù rằng trong ṿng nửa giờ đồng hồ trước, tôi như t́m thấy một ngơ thoát và nỗi b́nh an cho chính ḿnh… th́ ngay lúc được tháo c̣ng cởi giây trói này, tôi lại chợt cảm thấy rằng cái tâm thức mê muội của tôi vẫn c̣n trơ ra đó, tự quấn lấy ḿnh bằng nhiều ṿng giây oan khiên mê chấp. Giây trói hữu h́nh th́ hoàn toàn tùy thuộc vào những người đang nắm quyền lực, nhưng giây trói vô h́nh kia, chỉ riêng chính tôi mới có thể tự tháo gút, cởi bỏ. Không ai làm thay được. Tôi biết tôi c̣n phải nỗ lực nhiều hơn.

Chúng tôi bước xuống, ngồi ở bậc thềm, chờ đợi Dũng vào văn pḥng làm thủ tục bàn giao tù nhân để chúng tôi nhập trại. Dũng vào trong một lúc th́ cùng hai công an một nam, một nữ kéo ra. Nam khoảng ba mươi ngoài, nữ xấp xỉ tuổi tôi. Có lẽ chức vụ cũng khá cao. Dũng nói ǵ đó rồi chỉ tôi. Hai người công an kia chăm chú ngó tôi một lúc, x́ xầm. Cô nữ công an đứng nh́n tôi trân trân như đứa con nít hiếu kỳ nh́n ngắm sự kiện lạ chưa từng thấy. H́nh như cô nhoẻn miệng cười với tôi th́ phải. Tôi hơi ngỡ ngàng không dám cười đáp lại, chỉ thoáng có nhận xét rằng cô là người nữ cán bộ mang kiếng cận đầu tiên mà tôi gặp trên đời (ở xứ này người ta tránh mang kiếng cận không phải v́ nghèo, mà v́ sợ bị lên án là thành phần trí thức; vâng, cặp kiếng cận là thứ linh vật tiêu biểu cho dáng vẻ trí thức của "bọn tư bản thành thị" đáng ghét, đáng nghiền nát–vậy mà mấy tháng trước tôi đă ngu xuẩn đến độ trốn tránh công an bằng cách mang kiếng cận!). Dù cô nữ cán bộ cố t́nh ăn mặc đơn giản, cặp kiếng cận và khuôn mặt khá thông minh của cô cũng cho thấy cô có dáng vẻ của một cô giáo hay một nữ sinh viên loại chăm chỉ, cặm cụi đèn sách, chứ không phải là một cán bộ công an thực thụ.

Một chập, cô bước đến gần, hỏi một câu mà tôi nghĩ là cô đă biết sẵn câu trả lời:

“Anh là Vĩnh Khang phải không?”

“Phải,” tôi đáp.

Cô im một lúc, h́nh như chẳng biết nói câu ǵ tiếp theo. Bất chợt, cô nghĩ ra được thêm một câu hỏi khác:

“Anh mới bị bắt hôm nay à?”

“Không, cách đây hơn một tháng rồi.”

“Có thăm nuôi chưa?”

“Thăm nuôi à? Chưa.”

Cô đứng im như cố t́m thêm một câu hỏi nào đó, nhưng rồi chắc là không c̣n câu hỏi nào nữa, cô quay về chỗ Dũng. Công tác áp tải tù nhân của Dũng đă xong, anh lên xe, lái đi mất. Cô nữ công an nói:

“Anh Khang ngồi chờ ở đây một chút nghe, sẽ có cán bộ bảo vệ đưa anh vào trong. Anh uống nước nhé, nước trà được không?”

Không chờ tôi trả lời, cô vào rót nước trà, đem cho tôi một tách.

“À, c̣n anh kia nữa, để tôi lấy thêm một tách,” cô đem cho Thiện Đắc một tách trà khác.

Tôi và Thiện Đắc đón lấy tách trà cô nữ công an đem đến cho mỗi người, chẳng có ǵ mà phải từ chối. Bên thềm hiên của trại giam, chúng tôi cùng nhấp trà, chờ đợi anh chiến sĩ bảo vệ nào đó áp giải vào pḥng giam.

Nắng chiều màu vàng nghệ chiếu nghiêng ở sau hàng me phía bên phải của trại, tạo nên những luồng sáng chấp chóa, lung linh. Cô nữ công an cứ ṭ ṃ đi ra đi vào, liếc nh́n tôi, cười tủm tỉm. Tôi chẳng hiểu nổi ư nghĩa của nụ cười đó.

Thấy họ có vẻ thả lỏng chúng tôi trong thời gian chờ đợi này, Thiện Đắc hỏi nhỏ tôi:

“Khang có bị chúng nó đánh không?”

“Không.”

“Tôi bị Sơn đập một báng súng vào mặt.”

“Dữ vậy? Anh có sao không?”

“Chảy cả máu mồm. Hắn c̣n xé áo tôi, không cho tôi mặc đồ tu nữa chứ!”

Tôi thở dài, chua xót. Chợt nghĩ, ḿnh là kẻ bày đầu mà không bị đánh đập, trong khi Thiện Đắc chẳng làm ǵ lại bị hành hung, bất công quá! Điều này khiến tôi cảm thấy như ḿnh có làm một điều ǵ sai trong cung cách khai cung hoặc đối diện với bạo lực. Phải chăng tôi phải như Thiện Đắc, nói và hành động như thế nào đó để họ đánh đập, tra tấn… th́ mới đúng. Không bị tra tấn có vẻ như có sự thỏa thuận như thế nào đó với bạo lực rồi! Tại sao họ không chịu đánh tôi để có cơ hội chia sẻ với bao tăng sĩ và chiến hữu khác? Tôi cũng căi lại Long và Sơn, sao họ chỉ gườm chứ không vung tay vung chân? Tôi là người đáng đánh nhất, đáng tra tấn nhất, sao họ không chịu đánh đập lại đi đánh đập một người vô tội như Thiện Đắc!

“Khang chưa có thăm nuôi à? Sao đi tay không vậy?”

Tôi cười, đưa cái ca nhựa với cái muỗng nhựa lên.

“Cái ca đó th́ tôi biết rồi. Vậy mà tôi tưởng Khang đă có thăm nuôi nên Khang chia sẻ thức ăn và phiếu tiền cho tôi mấy tuần trước. Té ra giờ Khang lại đi tay không! Tôi cũng chưa được thăm nuôi. Phiếu tiền Khang nhờ anh nuôi đưa tôi bên trại Phan Đăng Lưu, tôi gởi mua cả giỏ thức ăn ḱa. Để tôi chia bớt cho Khang nghe.”

“Thôi, không cần đâu… Anh cứ giữ lấy mà dùng. Trước sau ǵ tôi cũng có người thăm nuôi mà. Vả lại, có thể họ giam ḿnh chung một pḥng, chia sớt làm ǵ mất công.”

Khi anh bảo vệ được văn pḥng trại điều tới thềm văn pḥng, cô nữ công an ra lệnh anh cho tôi vào pḥng mấy, Thiện Đắc vào pḥng mấy. Vậy là chúng tôi bị giam riêng. Thiện Đắc biết vậy bèn dúi vào cái ca nhựa của tôi một gói đường non nửa kí. Anh c̣n nhét vào túi áo tôi một gói thuốc lá Đà Lạt.

“Tôi không hút đâu.”

“Cầm vào, sẽ có lúc cần đến, với lại hút thuốc thấy đỡ buồn đó Khang à,” Thiện Đắc cứ dúi thuốc cho tôi.

Cô nữ cán bộ đứng ngó, chẳng làm khó dễ ǵ chúng tôi chuyện trao đổi này. Chờ chúng tôi xong việc, cô mới gật đầu ra dấu cho anh bảo vệ đưa chúng tôi đi. Hôm ấy, nhằm ngày 10-6-1985. Tôi nhớ được ngày ấy v́ qua ngày mai là đúng ngày kỷ niệm hai mươi hai năm Ḥa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu và cũng là mười lăm năm ngày xuất gia của tôi.

Con đường ngoằn ngoèo dẫn qua một số dăy nhà, vườn rau, trại chăn nuôi… cuối cùng, chúng tôi đến trước một khu trại có tường vách kiên cố. Trên nóc trại có mấy cái bót gác. Một anh lính mang súng đứng trên nh́n xuống chúng tôi, đôi mắt không có cảm giác.

Anh bảo vệ bảo tôi đứng chờ ở một góc tường rồi anh đưa Thiện Đắc vào một pḥng giam phía bên kia dăy rào. Sau đó, anh trở lại, mở khóa cho tôi vào pḥng giam tập thể số 7.

Pḥng giam đang ồn ào th́ bỗng im phăng phắc khi anh bảo vệ đưa tôi đến bên song sắt. Những tù nhân vây quanh cửa sắt cũng dạt ra hai bên, cùng ngồi cả xuống đất.

Cửa sắt lách cách mở ra, tôi bước vào. Anh bảo vệ khóa lại rồi lạnh lùng quay đi. Lúc đó, pḥng giam mới rộn ră tiếng nói cười trở lại. Đám tù gần sáu chục người vây lấy tôi, họ đều cởi trần mặc quần đùi, chẳng khác ǵ tôi và ông Trọng trong hơn một tháng trước ở trại giam T20, nhưng bỗng dưng, tôi có cảm giác như bị vây bởi một bầy khỉ.

Họ réo ầm lên, bảo tôi cởi áo quần ngoài. Tôi làm theo. Và khi tôi cởi xong cái áo th́ mặt trời cũng vừa khuất sau dăy tường phía tây, chỉ để lại một vùng đỏ úa cuối chân mây.

Có một người tù mới vào, dường như không khí trong pḥng giam được sinh động, vui vẻ hơn th́ phải. Ngày ngày đứng lên ngồi xuống, lănh cơm, tắm rửa, tán gẫu, hy vọng, thất vọng, thở dài… chẳng có ǵ mới mẻ và hứng thú hơn là đón tiếp một tù nhân mới – hy vọng có thêm một vài tin tức ǵ đó về t́nh h́nh chính trị bên ngoài có thể ảnh hưởng đến mức ăn; hoặc ít nhất là t́nh h́nh kinh tế khả quan của đất nước ảnh hưởng đến giỏ đồ thăm nuôi mà gia đ́nh sẽ mang đến mỗi nửa tháng.

Đám tù xúm xít quanh tôi, người nói câu này, người hỏi câu kia, tôi chẳng biết phải nói ǵ, trả lời với ai. Tôi im lặng đứng măi một chỗ, để cho họ hỏi và tự trả lời với nhau thay tôi luôn.

“Ê, mới bị bắt hay là từ trại nào chuyển đến vậy?”

“Đi hai tay không như vậy th́ chắc là mới bị bắt rồi. Nếu từ trại khác chuyển đến th́ phải có mang theo giỏ đồ chứ!”

“Th́ đó, anh ta mang cái ca có đựng cái gói ǵ trong đó ḱa! A, đường cát bây ơi.”

“Cha, thằng này da dẻ trắng trẻo hồng hào, có vẻ con nhà quá hả! Chắc là tội vượt biên rồi!”

“Chưa chắc, có thể là tội buôn bán hàng lậu hay móc nối bán băi ǵ đây!”

“Không có đâu, tướng anh ta hiền như nhà giáo!”

“X́, giống một tay nghệ sĩ ăn chơi th́ đúng hơn!”

“Nghệ sĩ ǵ, bộ vó hắn cũng có hạng đấy chứ!”

“Nhưng bàn tay hắn nhỏ xíu!”

“Ừ nhỉ, tay như tay con gái. Tay này số sướng, chắc chẳng biết lao động chân tay bao giờ.”

“Ê, có chị hay em gái chưa chồng không vậy hả?”

“Thôi mấy cha nội ơi, để người ta đến làm việc với trưởng pḥng cái đă rồi muốn hỏi ǵ th́ hỏi.”

Theo sự hướng dẫn của một anh tù hơi trọng tuổi, tôi tiến đến văn pḥng của người trưởng pḥng. Văn pḥng của anh ta thực ra chỉ là chỗ mà anh trải chiếu để ngủ mỗi đêm, và có treo cái giỏ đồ đạc cá nhân ở trên đầu nằm. Tôi gật đầu chào anh, anh cũng chào tôi rồi moi trong giỏ đồ của anh ta một tập vở học tṛ với cây bút nguyên tử. Anh ngồi xuống trước và cũng mời tôi ngồi xuống đất để “làm việc.” Khoảng bảy tám người tù khác cũng tụm đến, vây quanh anh trưởng pḥng với tôi vào trong một ṿng tṛn nhỏ. Anh trưởng pḥng hỏi với giọng Bắc, thứ giọng Bắc rất nặng mà tôi mới nghe được từ sau năm 1975:

“Anh tên ǵ đấy nhỉ?”

“Vĩnh Khang”

“Vĩnh Khan? Ô, tên nghe hay thế. Ấy, mà Khang có g hay Khan không g?”

“Khang có g,” tôi đáp.

Anh cúi xuống hí hoáy ghi vào tập, đằng hắng lấy giọng rồi hỏi tiếp:

“Tội ǵ?”

“Chính trị.”

Đám tù vây quanh “ồ” lên một tiếng, rồi phao lên ầm ĩ cho cả pḥng biết:

“Chính trị!”

“Tù chính trị! Tay này trẻ mà cũng dữ thần ta ơi!”

Anh trưởng pḥng yêu cầu im lặng, rồi anh hỏi tiếp, giọng ra vẻ quan trọng và muốn chứng tỏ hiểu biết:

“Nhưng chính trị là chính trị thế nào?”

“Thế nào là sao? Tôi chẳng hiểu ư anh,” tôi hỏi lại.

“Anh là đảng viên, cán bộ nhà nước, làm sai đường lối chính sách hay là ngụy quân ngụy quyền chống phá cách mạng?”

“Tôi chẳng phải đảng viên hay cán bộ nhà nước, cũng chẳng phải ngụy quân ngụy quyền ǵ hết. Tôi là người dân.”

“Người dân, ai lại chẳng phải dân! Thôi cũng được, nhưng anh làm cái ǵ mà gọi là tội chính trị?”

“Tôi có bị bắt buộc trả lời không vậy? Theo tôi biết, những điều tôi làm chỉ có thể nói với cán bộ vấn cung thôi mà.”

Một giọng Bắc từ đám tù vây quanh xen vào:

“Cha, cái thằng nầy, mầy ở ngoài mới vào mà nói ngon thế à! Đại ca hỏi th́ lo trả lời, c̣n hỏi vặn vẹo lư sự ǵ cơ chứ!”

Tôi ngước lên thấy một anh tù híp mắt nh́n xuống. Cặp mắt anh có vẻ như đang lim dim ngủ, chúng hé ra tí xíu thôi, đủ để lộ hai tṛng đen từ hai phía nhập vào nhau như là bị lé. Đầu mày anh đang nhíu lại, nh́n tôi với cái dáng vẻ của một người đang suy tư hay tính toán ǵ đó. Cặp môi anh mỏng lét, tím rịm, mím chặt lại trông như hai con đĩa nằm chồng lên nhau. Anh có vẻ là một tên nịnh thần trong các truyện vua chúa ngày xưa. Thấy tôi ngước nh́n, anh làm bộ hùng hổ xấn tới, nhưng có các người tù khác giữ anh lại.

Anh trưởng pḥng mặt mày tái mét, h́nh như đang nén cơn giận, xua tay với anh tù kia, rồi dịu giọng với tôi, có lẽ v́ nghi rằng tôi là cán bộ hay đảng viên ǵ đó của nhà nước nên mới dám nói lư với anh:

“Ừ th́ dĩ nhiên là anh muốn trả lời cũng được, không cũng được, nhưng dù sao cũng phải rơ ràng để tôi ghi vào sổ chứ. Anh coi nầy, mấy người đến trước, tội ǵ th́ ghi tội đó cả. Cả tên và tuổi, nghề nghiệp, sinh quán, đều ghi rơ chứ có phải tôi lạm quyền cán bộ để lấy cung anh đâu.”

“Tôi đă nói khi năy, bên trại T20, mấy người bạn tù gọi chung chung cái tội của tôi là chính trị. Chẳng biết c̣n cách gọi nào khác thích hợp hơn không.”

“Có phải anh hoạt động chống lại chính sách của nhà nước, đ̣i tự do… hay đại loại như thế, phải không?”

Tôi gật đầu. Đám tù vây quanh lại la ầm lên:

“Thứ dữ! Thứ dữ!:

“Thế th́ là cướp rồi!” anh tù mắt lươn có vẻ nịnh thần lại nói.

Thấy tôi nh́n với ư muốn nghe lại câu ấy, anh lặp lại:

“Tôi nói tội của anh là tội cướp ghế mới đúng.”

“Cướp ghế?” tôi hỏi lại.

“Ừ, cướp ghế, tức là cướp chính quyền đó mà, chẳng phải sao?”

Tôi bật cười. Rơ ràng là trên xứ sở này, bởi hoàn cảnh thay ngôi đổi chủ quen thuộc, bởi những tham vọng và thù hận trường kỳ của cá nhân hay các bè nhóm khác nhau, người ta mặc nhiên hiểu vai tṛ của những kẻ cầm quyền hay những kẻ hoạt động chính trị đối lập như là vai tṛ của những kẻ cướp. Suy ra, những kẻ cầm quyền chỉ là những kẻ thành công trong cuộc tranh giành xâu xé chiếc ghế quyền lực và quyền lợi. Người Trung Hoa cướp chính quyền của Giao Châu, người Pháp cướp chính quyền của An Nam, người Nhật cướp chính quyền Việt Nam qua tay người Pháp, Việt Minh cướp chính quyền Việt Nam qua tay người Nhật… cho đến những chính quyền sau đó, ở cả hai miền, đều là những chính quyền cướp giật được manh động dựng nên từ ḷng tham và thù hận. Đặc biệt là từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay, sự cướp giật càng lúc càng khoác mặc những lớp áo chính nghĩa cao kỳ như là chống đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc v.v… mà kỳ thực vẫn là cướp. Chưa có chính quyền nào thực sự là của nhân dân, hay ít ra là v́ nhân dân. Cái nghiệp dĩ nặng nề oái oăm nào đó của dân tộc đă khiến cho xử sở này, cứ mỗi lúc có biến động, có đổi thay chính quyền mới, th́ đều lọt vào tay những tên cướp, tức là những người có tham vọng về quyền lực và quyền lợi, chứ không lọt vào tay người dân thực ḷng yêu nước. Những phong trào cách mạng hay đảng phái thực sự nghĩ đến dân tộc th́ thường thất bại, tan vỡ. Trong khi đó, đảng cướp th́ lại dễ dàng thành công hơn. Thành công không ở tấm ḷng mà ở những quỷ kế, ma thuật. Ai có nhiều mưu ma chước quỷ th́ thắng! Ai có ḷng th́ phải thất bại, lao lư, hoặc chết mất xác! Cái nghiệp ǵ mà thảm thương đến thế? Vậy ra, đất nước này cứ măi sống dưới sự múa rảy bùa phép của một bọn phù thủy đầy tà thuật sao! Điều đáng tởm lợm nhất là tên cướp nào cũng khoe khoang mục đích công ích, v́ dân, cho dân, hứa rằng sẽ chẳng bao giờ nghĩ đến cá nhân ḿnh, gia đ́nh ḿnh hay phe nhóm ḿnh, đảng phái ḿnh! Với bao nhiêu chính nghĩa và lư tưởng cao vời đưa ra, mục đích cũng chỉ để mê hoặc và ru người dạt trôi dật dờ vào những ảo tưởng hạnh phúc huyễn hoặc, mà trên thực tế, cái khổ, cái đói, cái nghèo, bất công, tù hăm nô lệ, vẫn cứ sờ sờ trước mắt. Đó là chưa kể những tên cướp đầu đàn, những đại ca ở bên ngoài, xúi dục và đ̣i nộp xâu hay chia chác khi cuộc cướp giật thành công. Chiếc ghế đang ngồi chưa bao giờ là những chiếc ghế giành được từ chính sức lực của ḿnh, của người dân, mà đều do sự sắp đặt giúp đỡ của các đại ca. Xua đại ca Pháp-Mỹ, rước đại ca Nga-Tàu, hay ngược lại, đều là cái ngu xuẩn nô lệ của những tên cướp hèn hạ chỉ biết bái vọng cái ǵ đồ sộ hung hăng ở bên ngoài chứ không biết cúi nh́n mảnh đất khiêm nhường mà thân thuộc dưới chân ḿnh. Vậy rồi được ngồi trên ghế, những tên cướp ấy lúc nào cũng nhởn nhơ phè phỡn với lợi danh, có quyết tâm đánh đuổi những kẻ khác th́ cũng chỉ để bảo vệ cái lợi danh mà ḿnh đang hưởng, hoặc v́ muốn tóm thâu thêm những quyền lợi chưa có khác, chứ không phải để bảo vệ và xây đắp sự yên b́nh no ấm của người dân. Hết chính quyền tham lam này đến chính quyền háu đói khác, thay nhau nổi lên, đày ải người dân, bắt họ phục vụ và bảo vệ chiếc ghế của ḿnh. Cứ như vầy th́ bảo sao dân không nh́n các chính quyền, những người cầm quyền, như là những tên cướp! Mà cũng có thể lời hô toáng lên “cướp, cướp” được khởi đi từ chính miệng những tên cướp chứ chẳng phải từ người dân.

Tôi nh́n kỹ lại người tù đă phát ngôn rằng tôi có âm mưu cướp ghế. Anh ta là một người dân bị bỏ tù như tôi hay là cán bộ, đảng viên cộng sản? Người dân đă quen chuyện bọn cướp giành giật nhau những chiếc ghế chính quyền, có biết th́ cũng yên phận làm thinh, phát biểu cũng chẳng lợi ích ǵ, chẳng thay đổi được ǵ–v́ tên cướp nào ngồi trên ghế, người dân vẫn khổ như nhau thôi. Chỉ có mấy anh cướp mới lo sợ bị mất cái ghế của ḿnh nên hết ḷng đề pḥng và gán đặt ư đồ cướp giật cho bất cứ kẻ nào có hành động phương hại đến quyền lợi của chúng mà thôi. Cho nên, hôm nay, tôi, một ông thầy tu, dù có ôm ấp bất cứ cái hoài băo tốt đẹp nào, như đ̣i hỏi tự do dân chủ, đ̣i hỏi ấm no cho dân tộc th́ vẫn cứ bị coi như có ư đồ hay tham vọng cướp giật quyền bính của chính quyền.

Anh trưởng pḥng, cười nói:

“Anh ấy nói đùa thôi, tội của anh phải ghi là phản cách mạng,” nói rồi anh ghi ngay vào sổ.

Ba chữ “phản cách mạng” ấy tôi đă bị cán bộ trực dăy C3 ở trại T20 ghi vào sổ một lần trước đây. Mặc dù đối với tôi, sự gán đặt từ ngữ ấy chẳng ảnh hưởng ǵ lắm đối với thực tế ở tù, nhưng tự thân tâm, tôi biết việc tôi làm chẳng dính ǵ với từ phản cách mạng ấy. Tôi có theo con đường cách mạng của mấy anh cộng sản đâu mà nói là tôi phản. Nếu chữ phản có nghĩa là chống th́ sao không ghi là “chống cách mạng” cho dễ hiểu, khỏi nhầm lẫn, mà cũng có thể tránh bớt từ Hán-Việt như văn hóa cách mạng chủ trương! C̣n riêng ư tôi, tôi tự hiểu việc làm của tôi là “làm cách mạng,” hay “hoạt động cách mạng.” Như vậy chính xác hơn nhiều. V́ “cách mạng” đâu phải của riêng ai, riêng bè nhóm nào. Con người nào, xă hội nào, lại không cần tiến hành công cuộc cách mạng để tiến đến cái toàn thiện, toàn mỹ. Tiến tŕnh cách mạng là một chuỗi vận động trường kỳ của các đối lực sinh-diệt để thành tựu một hiện thể mới mẻ hơn. Cái này diệt để cái kia sinh. Cái này sinh để cái kia diệt. Không có cái sinh măi măi. Không có cái diệt măi măi. Không có cái sinh tự nó sinh. Không có cái diệt tự nó diệt. Cái này sinh cho cái kia diệt. Cái kia diệt cho cái này sinh. Cái này sinh bởi cái kia diệt. Cái kia diệt bởi cái này sinh. Không có cái cách mạng chết khô trên giấy tờ, trên biểu ngữ, trên sự dừng đứng bền vững của một đường hướng, một chính sách hay một chế độ cầm quyền. Một cuộc cách mạng toàn diện đúng nghĩa phải được phát động để đẩy con người và xă hội tiến đến phía trước mà nhận ra cái ư nghĩa hiện hữu của ḿnh; và cũng chỉ bằng cái nhận thức về ư nghĩa đó, con người và xă hội mới tồn tại. Con người sở dĩ chết là v́ các tế bào trong cơ thể chỉ diệt mà không c̣n sinh nữa. Xă hội cũng chết khi các phần tử cá nhân trong nó không c̣n khả năng làm cách mạng–tức là mất đi khả năng tự do chọn lựa sự sáng tạo và hủy diệt đối với các ư niệm của chính ḿnh và xă hội ḿnh đang sống. Ư niệm vay mượn âm sắc của ngôn ngữ để hiện hữu; nhưng trong khi động năng của ư niệm là liên tục vận chuyển trong diễn tŕnh sinh diệt để vươn tới mà ngôn ngữ cứ nằm ́ trên biểu ngữ hoặc lặp lại măi trên môi mép, th́ ư niệm cũng phải bị trùng lặp, lẩn quẩn, hoặc khô cứng theo. Hệ luận của nó là cách mạng sẽ chết khi người ta không đủ can đảm dẫm lên cái cũ để dọn đường cho cái mới hiện hữu, không biết diệt để được sinh. Thế giới này chưa bao giờ có cách mạng thực sự mà chỉ có những biến động, những cuộc cướp giật với các biểu ngữ và tiêu đề hào nhoáng, bộng rỗng.

“Thế anh làm nghề ǵ bên ngoài nhỉ?” anh trưởng pḥng hỏi.

“Thất nghiệp,” tôi đáp.

“Thất nghiệp? Anh… như vầy mà thất nghiệp à? Thế trước khi thất nghiệp cũng có cái nghề ǵ chứ?”

“Làm rẫy.”

“Làm rẫy? Anh… như vầy mà làm rẫy à? Mà thôi, được rồi, thủ tục nhập pḥng đă xong. Bây giờ để tôi sắp xếp chỗ nằm cho anh nhé!” Anh trưởng pḥng nói rồi, đứng dậy, cất cuốn sổ và cây bút vào giỏ.

Tôi cũng đứng dậy theo. Nhưng hai anh tù khác đến vỗ vai tôi, Một anh người Nam có khuôn mặt mà h́nh như cái ǵ cũng muốn lộ ra ngoài, đưa về phía trước: mắt lộ, mũi hếch, miệng hô. Anh khác chính là anh chàng người Bắc có khuôn mặt nịnh thần khi năy đă gán cho tôi hai chữ “cướp ghế.”

“Này, có nghề không? Thủ tục nhập pḥng không phải chỉ có ghi tên là xong đâu, c̣n phải qua cái mục đấu vơ nữa chứ!” anh người Bắc nói.

Anh người Nam mắt lộ tiếp lời:

“Theo thông lệ của pḥng giam, anh có quyền chọn bất cứ người nào trong pḥng này để đấu. Thua th́ phải chọn người khác, cho đến khi nào thắng th́ mới xong thủ tục.”

Nghe họ nói vậy tôi mới nhớ lại vài h́nh ảnh sinh hoạt rất dă man trong những câu chuyện mà tôi từng đọc thấy trong tiểu thuyết. Vậy mà hơn tháng nay, ở chung với ông Trọng ở pḥng biệt giam tại T20, tôi đă không hề nhớ nghĩ ǵ đến các chuyện ấy. H́nh như ở bất cứ nhà tù nào trên thế giới cũng gặp cái t́nh trạng “ma cũ hiếp ma mới,” hoặc gặp những tay anh chị làm chủ pḥng giam, thậm chí làm chủ hết các pḥng của trại giam mà bọn tù gọi là “đại ca,” “anh Hai,” và xưng tụng như là một “đại bàng.” Tôi chẳng rơ ở đây lại có “đại bàng” không. Nếu có, hẳn là đám đàn em thuộc hạ của anh “đại bàng” đó sẽ bắt tôi đến tŕnh diện, hoặc hùa nhau đập tôi một trận để dằn mặt trước. Hay “đại bàng” là anh trưởng pḥng khi năy? Anh ấy cũng có vẻ dữ dằn lắm: Tay xăm con rồng, ngực xăm trái tim với mũi tên xuyên ngang. Tôi đang c̣n phân vân th́ anh người Bắc nói tiếp:

“Sao, muốn chọn ai đây?” vừa nói, anh vừa múa hai tay, nhứ hai quả đấm trước mặt tôi.

Anh ấy cao và mập hơn tôi chút, nhưng bộ ngực lép kẹp, bụng lại hơi ơng ra. Đó không phải tướng của người mạnh, cũng không phải tướng của con nhà vơ. Anh chỉ có cái bề ngoài hung hăng, háu đá mà thôi. Một cái ǵ động đậy trong tim tôi. Hừ, tôi chẳng sợ ǵ đâu, dù rằng chút vơ Thiếu lâm lem nhem không chịu tập luyện của tôi cũng chẳng ra làm sao cả, nhưng ít nhất nó cũng có thể bảo vệ được tôi, hoặc cho tôi chút tự tin, b́nh tĩnh. Vả lại. cái thằng tôi này tuy hiền lành, chẳng bao giờ làm hại ai, nhưng đối với anh chàng nịnh thần đang múa may hai tay mà hạ bộ để trống, bộ cước không vững thế kia, tôi chỉ cần xấn vào giữa, đánh hai chơ một trên một dưới, một thuận một nghịch, rồi sẵn nắm tay phải nằm thuận ngang tầm hạ bộ đối phương, bồi thêm một cái nhẹ là anh sụm ngay. Nếu điều lệ của pḥng được tôn trọng đúng mức theo lời anh người Nam mắt lộ nói, tôi chỉ cần thắng anh nịnh thần, khỏi cần phải đánh đấm ǵ với ai khác. Tôi vừa suy nghĩ, vừa đề pḥng sẽ bị tấn công bất ngờ. Có thể họ không bỏ qua tôi bằng một điều kiện đơn giản như vậy đâu. Bất chợt, một thằng tôi khác trong tôi lại nhú đầu lên, xỉ vả: “Vứt hết cái tâm hiếu chiến tầm thường của nhà ngươi đi! Cần ǵ phải thắng chứ! Chứ không phải mi vốn ĺ đ̣n hay sao!”

Tôi giật ḿnh như vừa tỉnh mộng. Phải rồi, tôi đâu cần phải vung tay đấm đá ai. Tôi là một tu sĩ, không phải một anh chàng thất nghiệp hay một anh nông dân thế tục, không phải anh giáo viên hay chàng nghệ sĩ. Tất cả những con người, những nghề nghiệp nói trên, chỉ là tạm thời thôi, chỉ là đóng kịch thôi. Thực tế, tôi vẫn c̣n là một tu sĩ, dù tóc có dài và h́nh thức đă thay, dù ḿnh trần trùng trục với cái quần xà-lỏn độc nhất che thân. Tôi phải ẩn nhẫn, chịu đựng tất cả những đau đớn khổ nhục của thế gian chụp phủ lên thân phận ḿnh như mặt đất từng cưu mang và chịu đựng tất cả sức nặng của cuộc đời. Tôi thoáng nhớ lại một kỷ niệm, hay một kinh nghiệm của năm năm trước, tức vào đầu mùa hè năm 1980.

 

Ó

 

Lúc ấy, sau một chuyến vượt biên thất bại, tôi đến chùa Tỉnh hội Nha Trang thăm các bạn cũ. Các bạn chơi thân với tôi trước kia có chú Đức, Mỹ và Thân. Chú Đức th́ đă rời Nha Trang, khi vượt biên thất bại tại Phan Thiết rồi mang bệnh về Huế mà chết trong bệnh viện. Chú Thân th́ rời chùa, tự túc đi làm rẫy, sống một ḿnh với rừng núi bạt ngàn của khu Đồng Ḅ. Chỉ c̣n chú Mỹ (lúc này đă là đại đức, trước kia chúng tôi quen gọi là chú Mỹ đen v́ da chú khá đen so với chú Mỹ khác trùng tên, da trắng). Sau một lúc chuyện tṛ, tôi mới biết thầy Mỹ có người em ruột tên Pháp, có ghe đánh cá ở Tu Bông. Ư muốn vượt biên của tôi bừng bừng sống lại ngay lập tức. Vậy là tôi nhờ Mỹ giới thiệu để tổ chức một chuyến vượt biên. Mỹ không có ư vượt biên, nhưng sẵn sàng giúp tôi. Chúng tôi đón xe đi Tu Bông, đến nhà của Pháp, vào lúc trưa. Sau một lúc bàn bạc, Pháp đồng ư lo ghe và băi, c̣n phần xăng dầu và lương thực th́ tôi và một số bạn bè khác ở thành phố chịu trách nhiệm. Chuyến đi dự trù thật ít người: chỉ có tôi và thêm một vài người góp tiền, cùng đi với gia đ́nh của Pháp.

Ở lại chơi đến chiều tối th́ chúng tôi được Pháp và vợ của anh, đưa ra ga xe lửa để trở về Nha Trang. Chờ tàu lâu quá, Pháp lại kéo chúng tôi tách xa đám đông ở sân ga, đến ngồi xổm ở một khoảng vắng, vừa chờ vừa đợi tàu, vừa bàn bạc thêm một vài điều cần thiết trong việc tổ chức chuyến đi. Chúng tôi đă cẩn thận t́m chỗ vắng như vậy mà cũng không tránh được một chàng du kích đă nghe lóm. Quả đúng là tai vách mạch rừng. Anh chàng du kích xă bị đau bụng đau dạ thế nào đó mà ra ngồi trong bụi rậm trước khi chúng tôi kéo đến ngồi x́ xầm nói chuyện. Thế rồi, khi tàu xầm xập chạy vào ga, vợ chồng Pháp ra về, tôi và thầy Mỹ sắp sửa leo lên tàu th́ hai anh thanh niên thấp người trờ tới gần, một anh hỏi:

“Các anh đi Nha Trang hả?”

Mỹ trả lời:

“Ừ, Nha Trang.”

“Các anh ra Tu Bông có việc ǵ vậy?”

Nghe hỏi vậy, Mỹ tỏ vẻ khó chịu, nói:

“Chuyện của chúng tôi có can hệ ǵ đến mấy anh mà hỏi? Đi chơi hay đi thăm bà con, không được sao?” vừa nói Mỹ vừa dợm chân, tính bước bên tàu.

Anh thanh niên lúc này mới sừng sộ móc từ lưng quần ra một khẩu súng ngắn, chĩa ngay vào thầy Mỹ, nói nghiến trong răng:

“Các anh đi theo tôi về trụ sở.”

Tôi xoay qua, bước gần tới anh du kích, nh́n kỹ vào mặt anh, hỏi:

“Cái ǵ vậy?”

Anh thanh niên ngỡ tôi sắp tấn công anh, liền lui một bước, đưa họng súng về hướng tôi, quát lên:

“Các anh đứng yên, các anh đă bị bắt.”

Vừa lúc đó, thanh niên c̣n lại cũng móc súng ngắn ra, chĩa về hướng chúng tôi. Mỹ cười to, nói:

“Kỳ cục chưa, mấy anh này! Chúng tôi làm ǵ mà anh bắt? Mấy anh là ai?”

“Chúng tôi là công an của xă này. Chúng tôi có lệnh bắt các anh. Cứ theo chúng tôi về trụ sở làm việc rồi sẽ biết. Đi!”

Vậy rồi họ lùa chúng tôi đi trước hàng ngh́n con mắt của hành khách đứng ngồi chen chúc trên tàu, trên sân ga. Một anh công an dẫn đường, một anh đi phía sau. Hai anh đều cầm súng lăm lăm trên tay. Lúc ấy cũng khoảng mười giờ đêm. Sân ga náo nhiệt nhưng trên đường nhựa và các gia cư đều vắng hoe, cửa đóng im ỉm. Chúng tôi vừa ra khỏi khu vực ga th́ tàu đă hú c̣i, chuẩn bị chạy.

Họ đưa chúng tôi di đường tắt, băng ngang đường rầy, quanh co qua đồng ruộng, các vườn rau, các khu nhà thắp đèn dầu tù mù, để tránh sự dị nghị của đồng bào trong vùng về chuyện bắt bớ thầy tu (lúc ấy tôi để tóc dài, mặc thường phục, nên chỉ có Mỹ là mang h́nh thức tu sĩ). Chuyện phải chĩa súng vào chúng tôi ở sân ga trước đám đông hành khách là bất đắc dĩ, v́ nếu họ không làm áp lực mạnh th́ tôi và thầy Mỹ đă ung dung leo lên tàu rồi.

Trên đường đi, Mỹ cứ nhắc đi nhắc lại mấy câu:

“Buồn cười mấy anh này thiệt, tự dưng bắt chúng tôi! Chúng tôi làm cái ǵ sai chứ? Đi ăn giỗ ba tôi mà cũng có tội nữa sao?”

Anh công an phía sau im im chẳng nói ǵ, nhưng anh phía trước th́ kinh nghiệm hơn, quay lại bảo im, cấm nói, v́ biết rằng Mỹ cố t́nh nói vậy để nhắc tôi phải khai với công an cho thống nhất giữa tôi và thầy ấy nếu bị họ chia ra để hỏi cung riêng từng người.

Cuối cùng, chúng tôi được đưa vào một cái đ́nh. Chung quanh nhà cửa thưa thớt. Khu này không có điện nhưng ánh trăng tờ mờ đêm hạ huyền cũng cho chúng tôi nh́n thấy được tên của ngôi đ́nh được viết bằng sơn màu vàng trên tấm bảng đỏ loét: Đ́nh Tân Mỹ. Bên trong cửa đóng im ỉm, không có ánh đèn nào được thắp th́ phải. Chúng tôi được đưa lên thềm đ́nh, leo năm, sáu bậc cấp. Ở thềm hiên, họ bảo tôi và thầy Mỹ đưa hai tay lên cho họ lục soát. Xong, một anh công an đứng lại canh chừng chúng tôi, một anh đi lấy ch́a khóa để mở cửa vào trong đ́nh, đồng thời kéo thêm vài anh công an khác trong xă. Tôi chẳng hiểu sao họ lại không mang chúng tôi đến trụ sở công an hay ủy ban nhân dân xă, lại đưa chúng tôi đến ngôi đ́nh. Phải chăng có một sự mờ ám nào đó, chẳng hạn muốn làm tiền, nên không muốn chia chác với những cán bộ khác của ủy ban? Hay là chúng tôi đă bị bắt bởi hai tên cướp? Mấy anh công an du kích của nước cộng ḥa xă hội chủ nghĩa này mặc thường phục, không mang theo cái ǵ để chứng minh các anh là công an–cho nên các anh và bọn cướp trộm thường có khuôn mặt của những anh nhà quê vừa dữ dằn mà lại vừa kiêu hănh, lúc nào cũng có cảm tưởng ḿnh là thứ ǵ cao tột. Đối với việc điều tra, kiểm soát, giữ an ńnh trật tự xă hội, các anh cứ việc đưa súng ra, nói rằng ḿnh là công an, th́ dân phải nghe, phải theo, đâu dám đ̣i hỏi các anh phải đưa ra cái ǵ chứng minh. Họng súng chĩa vào người không đủ sao c̣n hỏi!

Đâu chừng mười lăm phút sau, một tốp chừng bảy người kéo đến đ́nh. Họ cũng mặc thường phục như dân, chẳng có đồng phục. Họ mở cửa, vào trong thắp cái đèn dầu lớn rồi đưa chúng tôi vào, ngồi nơi cái bàn dài ở giữa, ngay trước bàn thờ (Thành hoàng, Thổ địa hay công thần nào đó mà chỉ thấy cái bài vị viết chữ Hán, trong chỗ lờ mờ tôi không đọc được). Bắt đầu làm biên bản. Đến lúc này, tôi mới thực sự tin rằng chúng tôi bị bắt bởi công an chứ không phải ăn cướp.

Một anh công an hỏi cung thầy Mỹ, một anh khác hỏi tôi. Khi hai tờ biên bản ghi tên tuổi và nghề nghiệp chúng tôi làm xong, họ bắt đầu nạt nộ, buộc tội chúng tôi là có ư đồ tổ chức vượt biên. Chúng tôi đều một mực chối căi, khai rằng chỉ đi ăn giỗ ba của thầy Mỹ. Họ th́ thầm với nhau một lúc rồi cho ba người khác đi bắt hai vợ chồng Pháp. Bốn người chúng tôi đều bị tập trung nơi đ́nh. Nhưng sau một lúc tra hỏi, họ thả hai vợ chồng Pháp ra–có lẽ v́ hai vợ chồng này là dân địa phương, có anh ruột là cán bộ cao cấp của huyện. Tôi và thầy Mỹ bị giữ lại. H́nh như họ quyết tâm phải moi móc được bất cứ thứ ǵ từ chúng tôi, nếu không phải là lời thú nhận có ư đồ tổ chức vượt biên th́ ít ra cũng phải là chút ít tiền bạc, đồng hồ hay vàng ṿng ǵ đó. Vặn hỏi măi mà không được kết quả ǵ, họ giữ thầy Mỹ ngồi lại nơi cái bàn đó với hai anh công an h́nh như là có chức vụ cao, sáu anh công anh kia th́ kéo tôi ra sân đ́nh. Nơi đây, tôi bị họ vây quanh, quát tháo, nạt nộ đủ điều mà tôi cứ nhất mực chẳng chịu khai điều ǵ, và họ xúm lại, cùng đánh đấm tôi túi bụi. Dưới bóng trăng mờ, tôi chỉ thấy loáng thoáng những khuôn mặt đanh đá, lạnh lùng, lúc người này, lúc người kia, khuôn mặt mập, khuôn mặt ốm, người cao, người lùn, những quả đấm, những cánh tay, những cẳng chân, những chiếc giép cao su hay giày ống, vung lên loạn xạ, tới tấp… Tôi loạng choạng bên này bên kia nhưng không lúc nào té ngă xuống. Sắp té rồi lại gượng đứng dậy, cứ vậy, tôi thụ động chịu đ̣n một lúc khá lâu, chẳng rơ là bao nhiêu phút. Xong đợt quần thảo đó, họ rút vào năm người, để lại một người, tiếp tục dọa nạt, đánh đập tôi. Rồi thay người khác, hết lượt người này đến phiên người kia, theo kiểu xa luân chiến. Có người đưa cả mũi súng vào cổ tôi, hét lớn: “Khai mau, không tao bắn bỏ mẹ mày!” Anh công an bắt và dẫn đường chúng tôi từ sân ga, h́nh như là người hung hăng nhất và cũng là người ghét tôi nhất th́ phải: anh thường đánh những đ̣n độc địa như muốn thí nghiệm đ̣n ngón của anh trên thân tôi lúc c̣n ở sân rộng, nhưng đ̣n nào độc quá th́ bản năng tự vệ của tôi lại bén nhạy cung cấp cho tôi ngay một phản ứng tránh né thích hợp, có khi giả vờ loạng choạng để thủ lấy hạ bộ. Anh ức lắm. Nay tới lượt một ḿnh anh, anh túm lấy cổ áo tôi, quát tháo rồi kéo giật tôi về hướng anh để đánh một chơ vào mặt tôi, nhưng anh thấp người quá mà tôi lại hơi nghiêng mặt một chút nữa, nên cái chơ chẳng trúng vào đâu. Anh bực quá, túm lấy đầu tóc tôi, dộng mấy cái vào tường. Lúc ấy tôi mới thấy rằng phải chi lúc ấy tôi đừng cải trang người thế tục, cứ cạo đầu như thường lệ th́ đỡ biết mấy! Không có tóc th́ lấy đâu để anh túm mà dộng vào tường!

Trong khi tôi bị đánh đập liên tục và thằng tay ngoài sân, thầy Mỹ b́nh an ngồi bên trong, đối đáp với anh trưởng công an. Dù sao, họ cũng là những anh du kích công an trong làng xóm, ít nhiều đều có tín ngưỡng nên chưa đến nỗi ra tay đụng vào h́nh thức đầu tṛn áo vuông của thầy Mỹ.

Không khai thác ǵ được tôi, anh công an khi năy dộng đầu tôi vào tường kéo tôi ra chỗ khoảng trống, bảo tôi đứng yên. Anh c̣n kêu một công an khác cầm súng chĩa mũi vào tôi, dặn rằng:

“Nó mà nhúc nhích hay né tránh, bỏ chạy, mày bắn nó què gị cho tao!”

Tôi đứng im giữa sân chờ đợi, chẳng biết anh muốn ǵ. Anh lùi lại, cách tôi chừng ba bước, hỏi:

“Bây giờ mày chịu khai chưa? Mày với ông kia định tổ chức vượt biên, có không?”

“Không,” tôi đáp.

Lập tức anh nhún người lấy trớn, tung một đạp vào người tôi, đúng ngay tim. Tôi bật kêu lên một tiếng “hự”, hơi lảo đảo, rồi gượng đứng lại. Anh bước tới, tát tôi mấy cái nữa:

“Cái thằng này ĺ lợm, cứng đầu quá sức! Mày giỏi lắm, mày có nghề mà, phải không? Tao bỏ súng xuống, cho mày tự do chơi luật giang hồ đó, chơi không! Tay đôi thôi, tao với mày, không ai xía vào đâu!”

Tôi chẳng đáp. Anh nhổ nước bọt xuống đất rồi khoát tay ra lệnh mấy anh công an khác đưa tôi vào trong đ́nh. Họ x́ xầm bàn với nhau một lúc rồi quyết định giam chúng tôi, chờ ngày mai làm việc tiếp. Họ nhốt kỹ chúng tôi, khóa cửa đ́nh rồi lục tục kéo về.

Chúng tôi bị giam trong cái kho phía bên phải của bàn thờ đ́nh. Bên trong đầy bụi bặm. Đứng im một lúc trong bóng tối, chúng tôi nh́n ra một số đồ linh tinh như phướng, cột, vải vóc hay biểu ngữ ǵ đó, nằm ngổn ngang dưới đất. Tôi và Mỹ phủi bụi sơ sơ rồi ngồi xuống. Trong kho cũng khá rộng, đủ chỗ cho chúng tôi nằm, nhưng dơ quá, chúng tôi đành lót giép mà ngồi.

“H́nh như hồi năy tụi nó đánh Khang dữ lắm phải không? Tôi ngồi trong mà nghe cả tiếng b́nh bịch.”

“Ừ, có đánh. Họ vừa đánh vừa vuốt, ông công an lớn tuổi khuyên tôi hăy khai thật, cho rằng tôi là thanh niên mới lớn, nhỏ dại, đi theo ông thầy chứ không biết ǵ, nên khai thật để được tha về, chuyện của người lớn th́ để người lớn chịu!”

“H́ h́, họ đâu biết chính Khang mới là tên bày đầu! Sao, chúng nó đánh vậy Khang thấy trong người thế nào?”

“Chẳng biết nữa. Lúc đó cho đến bây giờ, tôi chẳng có cảm giác ǵ cả. Đánh chiều nào, theo chiều nấy.”

Mỹ nh́n tôi có vẻ thương cảm. Một chập, anh hỏi:

“H́nh như Khang có vơ, tôi đoán có đúng không?”

“X́, lem nhem chút ít thôi, chẳng có ǵ đáng kể. Không phải tôi chịu đựng được v́ có vơ đâu. Tôi quán thân tôi như một cục đất, muốn hất đâu th́ hất. Có vậy mới chịu nổi chứ. Ờ, anh biết bài thơ về cục đất của Đặng Cước không? Tôi nhớ mang máng là như vầy: Thân tôi như cục đất, Ai hất th́ cứ hất, Hất qua rồi hất lại, Mà tôi cứ cười ngất. Bài thơ của anh Cước nói được tâm địa nhẫn nhục của đạo nhân, rơ ràng quá hả! C̣n vơ thuật th́ tôi có học chút ít đ̣n Thiếu lâm nhưng lâu nay chẳng tập luyện v́ chẳng có th́ giờ, với lại thấy ḿnh cũng không bao giờ cần dùng đến.”

Chúng tôi thức trắng đêm ấy. Sáng sớm mờ mờ, công an kéo đến, mở cửa đ́nh, cho chúng tôi được tự do ra vào trước thềm hiên, bảo chờ lệnh ở trên. Chúng tôi chẳng bỏ trốn v́ giấy tờ (dù giấy tờ của tôi là giấy tờ giả) đă bị giữ hết, vả lại có trốn cũng chẳng làm sao mà thoát v́ chúng tôi không biết đường. Đến trưa th́ có vợ chồng Pháp mang bánh ḿ nhét đậu hủ kho và nước uống đến cho chúng tôi dùng. Pháp nói:

“Tụi nó chỉ t́nh nghi thôi, không có chứng cớ quả tang ǵ. Chỉ sợ là chiều nay chúng đưa thầy và anh Khang lên công an huyện th́ phiền lắm. Bây giờ c̣n ở xă ấp, ḿnh có lo được th́ phải lo gấp. Tôi có nhắn anh Trung rồi, anh ấy đang lo.”

Trung là người anh lớn nhất của Mỹ và Pháp. Anh ấy là cán bộ của huyện, quen biết khá nhiều. Chúng tôi ngồi ở thềm đ́nh đến chiều th́ anh Trung đạp xe đến cùng một người công an khác, nói rằng chúng tôi được tự do ra về. Họ trả lại giấy tờ và tiền bạc cho chúng tôi. Mỹ nói chúng tôi không cần về vội, có thể ở lại một đêm tại nhà Pháp rồi sáng mai đón xe đ̣ đi Nha Trang. Buổi tối ở nhà Pháp, gia đ́nh anh bắt tôi cởi áo ra để Pháp xoa bóp rượu thuốc và dầu nóng. Đến lúc đó, nhờ Pháp nói, tôi mới biết là có khá nhiều vết bầm tím trên khắp người tôi. Vừa xoa, Pháp vừa nói:

“Đáng lẽ anh Khang phải giả đ̣ đau đớn, té lăn dưới đất, chứ không nên đứng ́ ra mà chịu đ̣n. Tụi nó đánh mà ḿnh có vẻ không đau chỉ tổ chọc tụi nó tự ái mà tức giận thêm lên, đánh càng mạnh, càng độc hơn. Phải giả đ̣ la khóc, quằn quại, té lên té xuống mới được! Anh biết tụi nó nói với nhau sao không? Nói rằng anh giống như cục đá, đánh hoài chẳng thấy anh rên rỉ hay đau đớn ǵ! Thằng Bảo nó nói với em chứ ai. Nó cũng là du kích xă đó. Thiệt khổ thân anh! Lần sau anh đừng gắng gượng chịu đ̣n như vậy nữa nghe. Nếu anh có chịu được th́ cũng phải giả đ̣ là không chịu được, như vậy chúng mới không đánh nữa.”

Tôi ừ, nhưng chẳng biết là có lần sau nữa để giả đ̣ không, và liệu rằng tôi có năng khiếu giả đ̣ chăng, hay rồi cứ như cục đất, ai hất th́ cứ hất, hất qua rồi hất lại, mà tôi cứ cười ngất!

 

Ó

 

Bây giờ nh́n lại đám tù vây quanh, tôi biết tôi phải đối diện với cái lần sau đó. Đám tù này đông hơn đám công an du kích của năm năm trước. Họ khoảng trên sáu chục người. Tôi đảo mắt nh́n quanh một lúc rồi buông thơng hai tay xuống. Ừ, th́ đánh đi, đấm đi, đá đi, chà đạp đi, vừa đánh vừa chửi đi, nguyền rủa đi. Thân tôi đây, như một cục đất. Tâm tôi đây, cũng là cái tâm được nhào nặn bằng đất, hăy vùi dập nó đi. Sáu chục người hay sáu chục triệu người của cả nước cũng được nữa, cứ việc dày xéo cái thân cái tâm này, tôi sẽ chịu đựng hết, và quyết không chống trả, không tránh né, không bật ra một tiếng than hay tiếng rên nào, cũng không nẩy lên bất cứ một ư niệm thù oán nào. Tôi xin tự nguyện nằm xuống để mọi người đứng dậy. Suốt đời tôi, sẽ không giơ tay giơ chân làm đau đớn ai, cũng không đem cái tâm này hay cái miệng này làm tổn thương ai. Tôi là đất. Đất cũng chẳng làm hại ai. Chỉ có người ta hại đất mà thôi. Mà cũng chẳng phải người ta hại đất nữa, v́ đất có bao giờ bị tổn thương đâu mà nói là hại đất!

Anh nịnh thần người Bắc múa tay múa chân. Tôi nh́n thẳng vào mắt anh bằng đôi mắt từ bi, không hận thù. Tôi đứng yên chờ đợi. Bỗng thấy một bàn tay vỗ lên vai tôi. Quay lại, tôi bắt gặp anh trưởng pḥng. Anh cười nói:

“Họ nói đùa đấy. Không có cái thủ tục chào pḥng kiểu đó đâu. Tôi sắp anh nằm ở chỗ kia nhé, đấy, kế bên bức vách ngăn nhà cầu. Buổi tối anh ngủ đấy. Thủ tục nhập pḥng thực ra là như vầy: mỗi người mới vào phải ca ba bản hoặc kể ba câu chuyện ngắn. Hôm nay có hai người mới, anh chàng kia và anh. Tối nay anh sẽ làm thủ tục chào pḥng ở trước cái lồng khung kia.”

Anh chỉ tôi thấy một người tù trẻ, như đứa con nít, đang ngồi ủ rũ ở góc gần cầu tiêu; rồi anh chỉ tôi cái mà anh gọi là lồng khung. Pḥng giam có hai cửa, trong và ngoài. Cửa ngoài bằng sắt, bít bùng, có hai ổ khóa, giống như cửa sắt pḥng biệt giam ở trại T20. Từ ngoài bước vào cửa sắt đó, có một khoảng trống h́nh chữ U, được rào bằng một lồng khung bằng sắt, kéo từ dưới nền lên đến trần nhà; nơi khung có thêm một cửa thứ hai, tức là cửa trong, có then cài và một ổ khóa khác. Cửa ngoài được mở ra suốt ngày từ lúc sáu giờ sáng cho đến sáu giờ chiều. Cửa trong chỉ mở khi nào có cán bộ quản giáo xuống gọi tù nhân đi khai cung, làm việc–mở ra để lấy người đi rồi đóng khóa lại ngay.

Tôi mang áo quần và cái ca nhựa có bịch đường cát của tôi đến chỗ nằm th́ bắt gặp một khuôn mặt quen thuộc nằm kế chỗ tôi. Người ấy ngước nh́n tôi, nói:

“Mới bị bắt hôm nay thôi hả?”

“Hơn một tháng trước rồi,” tôi ngồi xuống đáp.

“Anh Hai có sao không?”

“Anh Hai nào?”

“Anh Lương.”

“À, tôi mất liên lạc với anh ấy từ hôm Tết,” nói đến đây th́ tôi nhớ ra người tù ấy là ai.

Anh ấy tên Vận, là người ở chung một xă với tôi trên kinh tế mới. Tôi biết anh cách đây sáu tháng, vào lúc quay in truyền đơn, tài liệu cho lực lượng Phục quốc, tại một cái cḥi tranh ở xă Long Phước. Vào đêm trước khi khởi sự in truyền đơn, tôi và ông Lương cùng ngủ lại trên hai cái giường đặt sát nhau ấy. Sáng sớm, Vận và hai người khác đến, và theo lời yêu cầu của ông Lương, tôi trực tiếp hướng dẫn họ quay tài liệu bằng cái máy quay ronéo tự chế. Anh Vận đă có năm con, trên bốn mươi tuổi. Anh và một số khá đông nhân sự của lực lượng Phục quốc do ông Lương cầm đầu đều là người theo đạo Thiên Chúa. Lúc đến đó, tôi cải trang làm người thế tục, đầu đội mũ cát-két, yêu cầu ông Lương giữ bí mật, không cho người khác biết tôi là vị thầy trụ tŕ của chùa Long Quang. Ông Lương bảo mọi người gọi tôi là anh Ba. Nói rằng tôi từ Sài G̣n lên. Dù vậy, anh Vận cũng tinh mắt lắm, biết ngay tôi là ai từ buổi sáng đó. Tôi biết anh nhận ra tôi v́ trong lúc tṛ chuyện, thỉnh thoảng anh lỡ miệng gọi tôi bằng “thầy.”

“Anh bị bắt lúc nào?” tôi hỏi Vận.

“Ngay từ ngày ba mươi Tết cùng lúc với ông Bản, ông An đấy! Lúc đó thầy ở đâu?”

Tôi suỵt một tiếng, nói nhỏ với Vận:

“Đừng gọi tôi bằng thầy. Cứ coi tôi như một thanh niên đời thôi. Tôi muốn được đối xử b́nh đẳng như mọi người tù khác. Một ḿnh anh biết được rồi. À, trở lại chuyện anh hỏi, lúc đó tôi vẫn ở chùa, cho đến nửa tháng sau mới lánh về Sài G̣n. Tôi cũng có ư gặp ông Lương nhưng chẳng biết đâu mà t́m. Hy vọng ông ấy chưa bị bắt.”

“Chưa bị bắt đâu. Có mấy người bị bắt sau cho biết là ông tiếp tục hoạt động và cho rải truyền đơn ở Sài G̣n, các tỉnh miền Tây, vài tỉnh miền Trung nữa. H́nh như ông ấy cũng đang t́m kiếm thầy… à, t́m kiếm anh đó.”

“Rất tiếc là chúng tôi không cách nào để gặp lại nhau từ ngày lực lượng bị đổ bể trên Long Thành. Nhưng như vậy cũng tốt, khỏi bị dính chùm. Ông ấy mà gần tôi không chừng lại bị bắt.”

“Nhưng anh gần ông ấy, biết đâu chẳng bị bắt. Ông ấy có nhiều chỗ để trốn, khắp các tỉnh.”

“Chẳng biết được là may hay rủi. Thôi th́ cứ cầu cho ông ấy b́nh an. Phần ḿnh th́ đâu vào đó rồi.”

Buổi tối, khi đèn lên, anh trưởng pḥng vỗ tay ba cái, cả pḥng im lặng. Anh trưởng pḥng giới thiệu hai người tù mới, gọi tôi và anh tù trẻ tuổi đến đứng ở lồng khung. Sau đó, anh tù trẻ chào pḥng bằng ba câu chuyện tiếu lâm mà nếu muốn tôi cười, e phải thọc lét thêm khá nhiều. Đến lượt tôi, cả pḥng nhao nhao nói:

“Đừng kể chuyện nữa, ở đây chuyện tiếu lâm nghe nhiều lắm rồi, nghe đi nghe lại chán quá!”

“Hát đi, hát vài bản nhạc vàng đi!”

“Hát vài bản đỡ buồn đi anh ơi!”

Tôi nh́n qua anh trưởng pḥng dọ ư. Anh trưởng pḥng khích lệ:

“Ở đây hát nhạc vàng được, không sao đâu! Nếu anh thuộc bản nào, cứ hát. Đừng hát nhạc chống đảng, chống nhà nước là được rồi. Nhạc t́nh đi, tự do!”

Lúc anh bạn trẻ kể chuyện tiếu lâm, tôi đă suy tính trước là ca vài bản nhạc vô thưởng vô phạt th́ tốt hơn là kể vài câu chuyện cười, v́ chuyện cười đời nay ai mà biết được truyện nào là truyện không thể bị suy diễn thành truyện chống đảng chống nhà nước! Đă cố ư suy diễn th́ cái ǵ cũng đi ngược lại với chủ trương và chính sách cả.

Tôi tựa lưng vào cánh cửa ở lồng khung, đứng im một lúc để chọn một bản nhạc thích hợp–thích hợp với không khí nhà tù, thích hợp với ḷng ḿnh lúc ấy mà lỡ có bị ai báo cáo lên cán bộ th́ cũng không tội vạ ǵ. Vậy là tôi nghĩ ngay đến những t́nh khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một sư tổ của t́nh ca Việt Nam và cũng là một anh nghệ sĩ có chân khá vững dưới chế độ cộng sản lúc ấy. Tôi hát nhạc của anh,

Sau khi hát chào pḥng, tôi trở về chỗ nằm th́ một nhóm vài người kéo đến, vỗ vai khen thưởng, mời tôi đến chỗ họ uống trà. Tôi từ chối, ngồi im một chỗ.

Dường như từ lúc cất tiếng ca, ḷng tôi rưng rức quặn lại thế nào ấy. Trước đám đông ồn ào của đủ mọi thành phần tù nhân, tôi chợt thấy một cái ǵ đó trống rỗng, hoang vắng, quạnh hiu kinh khủng.

Tôi ngồi một lúc th́ kẻng đánh giờ báo nghiêm. Cả pḥng tôn trọng nội quy nghiêm chỉnh, lục tục trở về chỗ nằm trong yên lặng.

Tôi nằm khoảng giữa nhà cầu với lồng khung. Đèn trên trần hơi chếch chỗ nằm của tôi, rất chóa mắt. Tôi khó ngủ. Nhắm mắt lại cũng thấy trống rỗng. Mở mắt ra cũng thấy trống rỗng.

 

Cái khổ của con người là hủy diệt cả thế giới th́ sợ hư vô, mà hủy diệt luôn cả hư vô th́ tâm thần bất an hăi sợ là chẳng c̣n biết nương gá nơi nào để tồn hữu; nhưng chấp nhận thế giới, chấp nhận hư vô, th́ vẫn chứ chạm trán với bộ mặt hư vô như thường. Ôi, nghĩ ǵ lung tung quá! Chào đêm đen. Chào hư vô. Ta không sợ mi đâu.

 

 

 

 

 oOo

 

Mời đọc tiếp Chương 2

 

Trở lại trang Mục Lục

 

 

 


 

Back