NGƠ THOÁT
tức Phương Trời Cao Rộng 3
truyện dài của Vĩnh Hảo
Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
oOo
CHƯƠNG HAI
Anh công an chỉ huy để tôi đứng đợi phía ngoài chừng mười phút, rồi từ văn pḥng trại bước ra, anh nói với tôi, giọng lịch sự, cố ư thân mật: “Thôi ḿnh vào trong này làm việc một chút há.” Tôi được đưa vào một trong các pḥng vấn cung. Các pḥng này không được trang trí hay bày biện ǵ. Chỉ có một cái bàn và hai cái ghế đẩu vuông vức không có chỗ dựa. Anh công an chỉ huy kéo ghế ngồi trước, rồi bảo tôi ngồi ở ghế c̣n lại. Một anh công an khác cũng bước theo nhưng dừng lại ở cửa pḥng, đứng lại tựa lưng nơi khung cửa. Tôi không rơ anh ta đứng đó với trách nhiệm ǵ. Tất nhiên không phải là để canh chừng tôi trốn chạy. Có trốn chạy th́ trốn chạy lúc c̣n ở ngoài chứ vào tới pḥng vấn cung trong trại giam rồi th́ làm ǵ c̣n có ư đồ đó nữa! Lư do duy nhất mà tôi có thể nghĩ ra được về sự hiện diện của anh công an trẻ đứng nơi cửa là anh muốn được tham dự việc vấn cung của cấp chỉ huy với một tội phạm trẻ có nghề nghiệp tu sĩ như tôi. Anh công an chỉ huy soạn ra trên bàn một xấp giấy gọi là “Biên Bản Hỏi Cung”, có in sẵn những chi tiết cần thiết cho việc lập biên bản một tội phạm với lư lịch và sự phạm tội của tội phạm đó. Anh đằng hắng lấy giọng rồi nói: “Hôm nay Chủ nhật, không phải là ngày làm việc. Vậy chúng ta có thể nói chuyện một cách thoải mái, được không? Chúng ta làm việc cho có thôi, rồi ngày mai mới chính thức. Hùng, có thuốc đó không, không à, ra mua một gói thơm đi.” Hùng, người công an đứng nơi cửa, mau mắn đi ra ngoài. Thấy Hùng đi rồi, anh công an chỉ huy bắt đầu gợi chuyện: “Tôi tên Long. Trước kia tôi là một sinh viên của trường Đai học Vạn Hạnh. Anh Khang có học ở đó không?” “Không. Trước năm 1975, tôi hăy c̣n ở trung học. Sau năm 1975 th́ trường đại học Vạn Hạnh đă không c̣n nữa.” “Vậy hả. Ừ phải rồi, trên giấy tờ cho thấy năm nay anh mới hai mươi sáu tuổi, anh trẻ hơn đứa em út của tôi ở nhà nữa. Vậy anh đă lập gia đ́nh chưa? À không, ư tôi muốn hỏi là từ khi anh không mặc đồ tu nữa, ăn vận thường phục, để tóc dài như vầy, anh có quen bạn gái ǵ chưa, anh có quyền mà, phải không?” Thấy tôi im lặng, nghiêm sắc mặt, Long cười x̣a nói: “Hỏi đùa chơi vậy thôi chứ tôi biết anh mà,” rồi Long lại đằng hắng, lật lật mấy tờ giấy trong cái b́a kẹp hồ sơ, nói tiếp: “Thực ra, tôi chẳng vui vẻ ǵ khi bắt giam một tu sĩ như anh cả. Nhưng tôi phải làm vậy thôi. Anh hiểu mà, phải không? Cái ǵ cũng có chừng mức của nó. Đến mức độ mà chúng tôi thấy là nguy hiểm cho vấn đề an ninh của nhà nước th́ chúng tôi buộc ḷng phải ra tay thôi.” Nghe anh nói thế, tự dưng tôi buột miệng nói: “Chúng tôi cũng hành động trong một cách thế y hệt.” “Nghĩa là sao?” Long hỏi lại. “Cái ǵ cũng có chừng mức của nó. Đến mức độ mà chúng tôi thấy nguy hiểm cho đời sống dân tộc, chúng tôi buộc ḷng phải đứng dậy thôi.” Long nghe tôi nói vậy th́ thay đổi thái độ, mặt đỏ lên, nói: “Hừm, cái ǵ gọi là nguy hiểm cho dân tộc chứ! Các anh tưởng là chúng tôi không biết lo cho dân à? Chứ không phải rằng mười năm nay, chúng tôi nỗ lực xây dựng kiến thiết đất nước, quyết tâm đem lại ấm no hạnh phúc cho toàn dân hay sao?” “Chuyện lo xây dựng đất nước là bổn phận của tất cả công dân, đâu phải là trách nhiệm riêng của những người cầm quyền. Anh tưởng rằng những người không cầm quyền th́ không xây dựng đất nước sao?” “Ừ… có. Nhưng nếu vậy th́ nhân dân và cán bộ nhà nước phải hợp tác để phát triển đất nước, chứ sao lại chống đối công việc của chúng tôi?” “Anh nói vậy là sai rồi. Chúng tôi không chống đối việc xây dựng đất nước. Chúng tôi chỉ chống đối những chính sách sai lầm, và nhất là chống đối chủ trương áp đặt lên đất nước này một thứ chủ nghĩa không thích hợp ǵ với t́nh tự dân tộc. Mà thôi, có cần phải bàn căi ǵ chuyện đó nữa không khi tôi đă vào đây trong tư cách một tội phạm! Các anh có thói quen không thích lắng nghe tiếng nói của những kẻ bại trận mà, phải không?” “Cũng cần bàn căi đấy chứ. Tôi hỏi anh, thế anh hiểu ǵ về chủ nghĩa cộng sản?” “Ư anh muốn tôi hay những người dân khác phải t́m hiểu, nghiên cứu về chủ nghĩa cộng sản tường tận trên mặt lư thuyết đó à? Vô ích, mất th́ giờ. Tôi đâu cần phải đọc hết Karl Marx Toàn Tập, Lê-nin Toàn Tập, Mao Trạch Đông Toàn Tập, Hồ Chí Minh Toàn Tập… hoặc đọc hết những kinh điển của cộng sản th́ mới hiểu được cộng sản! Cũng vậy, mười lăm năm nay ở chùa, tôi có đọc hết kinh điển Phật giáo đâu, nhưng tôi cũng hiểu được, cũng áp dụng được giáo lư đạo Phật đấy chứ. Mà học thuyết của một tôn giáo, một chủ nghĩa, thực ra có quan trọng ǵ lắm đâu. Điều quan trọng là khi áp dụng vào thực tế, nó có đem lại lợi ích thực sự cho con người hay không. Các anh đă có bốn mươi năm để áp dụng cho miền Bắc và mười năm để áp dụng cho miền Nam, vậy rồi cái ǵ đă xảy ra cho đất nước này? Không phải rằng cả nước lầm than đói khổ đó sao? Nhưng cái lầm than đói khổ về vật chất đó cũng có thể cắn răng chịu đựng được đi, c̣n nỗi thống khổ về tinh thần th́ sao? Từ khi các anh cầm quyền, người dân đă mất hết mọi thứ tự do, ai cũng nơm nớp, lo sợ, sống mà có cảm giác như ḿnh là kẻ phạm tội! Trước cái thảm trạng đó, các anh nghĩ là chúng tôi phải làm ǵ?” “Sao các anh không đóng góp ư kiến, đề nghị sửa sai… vậy có phải là hay hơn các hoạt động chống đối nhà nước không?” Tôi lắc đầu, cười nhạt: “Bản thân anh, một cán bộ hay một đảng viên cộng sản, anh có thể đề nghị này nọ lên Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng không vậy? Tất nhiên là không. Anh mà lên tiếng là anh bị khai trừ ngay, hoặc anh cũng trở thành tội phạm như tôi ngay. Mà thực ra, những ǵ chúng tôi làm, cũng chỉ là một h́nh thức đề nghị, một h́nh thức đóng góp ư kiến với nhà nước đó. Nhà nước có chịu nghe đâu. Nhà nước chỉ biết bắt bớ, trấn áp, đè bẹp mọi ư kiến đối lập. Sao nhà nước không tự vấn: tại sao đến các ông thầy tu mà cũng đứng lên chống lại ḿnh?” Tôi nói ngang đó th́ Hùng đem thuốc lá vào. Long có vẻ mất b́nh tĩnh, môi anh mấp máy cử động, có vẻ như đang cố dằn một cảm xúc nào đó. Hùng bóc gói thuốc đưa Long rồi bật quẹt lửa. Hùng cũng mời tôi hút, tôi từ chối. Anh rút một điếu, mồi, rồi đứng tựa cửa, vừa hút vừa lắng nghe. Rít vài hơi thuốc, Long lại vào chuyện. H́nh như đến lúc này, anh mới thực sự làm việc, dù anh đă nhắc đi nhắc lại đôi lần rằng hôm nay là ngày chủ nhật. “Tên tuổi và các hoạt động của anh, chúng tôi đă nắm vững. Chúng tôi theo dơi anh từ lâu. Thực ra, muốn bắt anh lúc nào cũng chẳng được. Anh như con cá trong chậu, làm sao thoát khỏi màn lưới thiên la địa vơng của chúng tôi, phải không anh Khang, phải không Hùng?” Hùng nghe Long hỏi đến ḿnh, chỉ bật cười lên một tiếng khô. Tiếng cuời của Hùng khiến tôi nghĩ cách Long nói là chỉ xóa đi cái mặc cảm vô dụng là một lực lượng công an hùng hậu của Sài G̣n phối hợp cả công an tỉnh Đồng Nai, ngày đêm hố ráp, kiểm tra nhiều khu vực và gia cư t́nh nghi, vẫn không bắt được tôi. Nếu hôm nay tôi không đi ra ngoài th́ chưa biết đến bao giờ họ mới t́m thấy tôi mà bắt. Thấy tôi mỉm cười không tỏ thái độ ǵ rơ rệt trước câu mào đầu không mấy hay ho, Long bắt vào chuyện khác, có lẽ là câu mở đầu quen thuộc cho việc vấn cung: “Ở đây, tôi xin đại diện pháp luật làm việc với anh. Tưởng cũng nên báo trước cho anh biết rằng chúng tôi không sử dụng bất cứ h́nh thức tra tấn hay đánh đập nào đối với các bị can hay phạm nhân, nhất là các tội nhân chính trị như anh. Theo chính sách khoan hồng độ lượng của nhà nước, chúng tôi chỉ lấy khẩu cung của anh và tùy theo mức độ phạm tội mà xét xử; tuy nhiên, có thể nói rằng mức án của một phạm nhân cũng một phần tùy thuộc vào sự cung khai của phạm nhân ấy. Sự thành thật của anh sẽ có lợi cho anh về mức án cũng như sự cư xử của chúng tôi đối với anh. V́ vậy, chúng tôi yêu cầu anh khai rơ, khai thành thật, tất cả những ǵ anh đă làm, đồng thời cung khai hết những ǵ anh biết về đồng bọn của anh, bao gồm những người bị bắt rồi hay đang c̣n lẩn trốn chính quyền cách mạng,” ngưng một lúc, lại lật lật xấp hồ sơ trong cái b́a cứng, Long nói tiếp, “những người bị bắt trước anh đă cung khai tất cả mọi việc rồi, nhắc cho anh rơ điều đó để tự chọn thái độ khôn ngoan có lợi cho anh trong việc khai cung. Vậy bây giờ, anh hăy thong thả, giống như ngồi tâm sự với bè bạn, kể lại hết tất cả những ǵ anh và đồng bọn đă làm trong tổ chức gọi là… ǵ nhỉ, à, Lực Lượng Việt Nam Phục Quốc Nội Biên. Kể lại một cách thành thật, không che giấu, để tỏ ḷng ăn năn đối với tội lỗi đă phạm. Đó là lối thoát duy nhất để anh được khoan hồng và lănh mức án nhẹ nhất.” “Tôi không thấy có ǵ hấp dẫn trong những hứa hẹn đó cả. C̣n về sự thành thật th́ cương vị tu sĩ của tôi đáng tin tưởng hơn các anh, phải không, có cần thiết phải kêu gọi chăng? Thôi th́ các anh muốn hỏi ǵ cứ hỏi, tôi sẽ tuần tự trả lời theo chỗ biết của tôi.” Long ngập ngừng một lúc rồi mở xấp hồ sơ ra nh́n, không cho tôi thấy. Long hỏi: “Anh giữ chức vụ ǵ trong Lực Lượng Việt Nam Phục Quốc Nội Biên?” “Tôi không giữ chức vụ ǵ cả,” tôi đáp. “Sao lại không? Nói thực đi, mới câu hỏi đầu đă thấy anh cố t́nh che giấu, không thành thực rồi.” “Tôi có hoạt động nhưng không nhận một chức vụ nào của tổ chức đó cả.” “Thế lực lượng đó có cấp giấy tờ ǵ chứng nhận anh là một thành viên của họ không?” “Hoàn toàn không.” “Sao ông Bản khai rằng anh là cố vấn chính trị trong giai đoạn đấu tranh và sẽ là một trong những bộ trưởng trong giai đoạn thành công, thiết lập một chính phủ mới?” “Ha, anh tin lời khai đó à?” “Th́ cũng có cái ǵ na ná như vậy ông ấy mới khai ra rơ ràng cái chức vụ của anh chứ.” “Chứ không phải rằng v́ tôi từ chối không chịu nhận bất cứ chức vụ nào nên họ, và có thể là cả các anh nữa, gắn cho tôi cái chức cố vấn? Anh không đoán nh́n ra được khía cạnh này sao? C̣n chức vụ bộ trưởng của một bộ phận nào đó trong nội các, anh nghĩ cái đó có thể hấp dẫn được một tu sĩ như tôi à?” “Ai mà biết được các tu sĩ như anh muốn ǵ. Tham gia một lực lượng chống đối và đ̣i lật đổ chính quyền để thành lập một chính quyền mới, lẽ nào anh không chọn trước cho ḿnh một thế đứng nào đó? Làm cách mạng mà không mong đợi một phần thưởng nào cho ḿnh cả sao?” “Ôi, thực buồn cười! Các anh chỉ suy bụng ta ra bụng người thôi. Điều này có nói muôn đời các anh cũng không hiểu nổi. Nhưng nói tóm lại là tôi không nhận bất cứ một chức vụ nào trong lực lượng đó.” “Lạ nhỉ, hoạt động cho một tổ chức chính trị mà không nắm giữ một chức vụ nào cả. Bảo sao chúng tôi tin được.” “Tin hay không là quyền của các anh. Phần tôi, tôi khai thực như thế.” “Vậy trách nhiệm của anh trong tổ chức đó là ǵ? Anh đảm nhận những công tác ǵ trong tổ chức?” “V́ không nhận một vai tṛ hay chức vụ nào trong tổ chức nên tôi không bị bó buộc phải lănh một trách nhiệm ǵ cả. Có chức vụ mới có trách nhiệm. Tôi chẳng có chức vụ nên chẳng có trách nhiệm nào.” “Ồ, thế là anh vô tội, anh không làm ǵ hết, anh không biết ǵ hết. Chúng tôi bắt lầm anh à?” “Các anh không bắt lầm. Nhưng các anh đánh giá lầm.” “Nghĩa là sao?” “Nghĩa là tôi có giúp cho tổ chức ấy một số công việc mà họ nhờ vả. Như vậy trên nguyên tắc của các anh, tôi bị coi như có tội đồng lơa với những người chống chính quyền, và các anh đă bắt đúng. Nhưng các anh không sao hiểu được sự kiện này: không phải tất cả những người đối lập, phản đối chính quyền, muốn cất lên tiếng nói của người dân, đều là những người mong cầu danh vọng hay chức vị, hay bất cứ thứ quyền lợi nào đó cho bản thân họ.” Long im lặng, ngẫm nghĩ một lúc, rồi xua tay nói: “Thôi, chuyện đó cũng chẳng can hệ ǵ. Cứ đi vào vấn đề: anh đă làm những công tác ǵ để giúp họ?” “Tôi hướng dẫn cách in tài liệu bằng cách quay ronéo tay với dụng cụ thô sơ tự chế.” “Ǵ nữa?” “Tôi ủng hộ họ mực in và giấy stencil. Một trục quay và khung lụa để in.” “Coi như gần đủ những dụng cụ cần thiết để in truyền đơn. C̣n ǵ nữa?” “Hết.” “Chứ cái máy đánh chữ của ai?” “Máy đánh chữ? À, máy đánh chữ cũng của tôi.” “Lư do nào anh sống trên vùng kinh tế mới mà lại sắm máy đánh chữ? Anh có máy đánh chữ trước hay là mới mua khi gặp lực lượng Phục quốc?” “Tôi mua máy đó từ lâu.” “Từ năm nào?” “Đâu lối năm 1982.” “Để làm ǵ? Máy của anh có đăng kư không?” “Đăng kư à? Tại sao phải đăng kư? Tôi chỉ mua máy để đánh những kinh sách khan hiếm mà vùng kinh tế mới không có.” “Do đâu mà anh biết cách in truyền đơn bằng những dụng cụ tự chế bằng tay?” “Đă từng thấy người ta làm việc bằng máy in và máy quay ronéo, tự dưng tôi nghĩ ra cách in bằng trục quay tay, mục đích là để tự in lấy các bản kinh ngắn cho phật-tử vùng kinh tế mới, vậy thôi.” “Chứ không phải có ai bày anh chế cái máy đó sao?” “Không.” “Làm sao nhóm Phục quốc biết là anh có khả năng sáng chế cái máy quay ronéo bằng tay để rồi nhờ anh hướng dẫn việc quay in truyền đơn?” “Có lẽ một người trong nhóm họ có được bản kinh ngắn do tôi tự in cho chùa từ mấy năm trước nên đă nghĩ đến chuyện nhờ vả tôi.” “Sáng nay anh đi đâu mà có mặt trên chiếc xe lam Hàng Xanh-Thủ Đức?” “Tôi có quyền đi lại không vậy?” “Dĩ nhiên trước khi vào đây, anh có quyền đi lại như mọi công dân khác, nhưng hiện nay anh đang là bị can của chúng tôi, tôi có quyền điều tra nguyên do nào anh đi Thủ Đức?” “Tôi đi chơi, không được sao?” “Anh không đi chơi. Anh là ṭng phạm đang bị truy nă. Chúng tôi biết anh không đi chơi.” Tôi bị bắt buộc phải nghĩ thật nhanh đến hai nhân vật cuối cùng tôi gặp sáng nay trước khi bị bắt. Hân và ông Tư. Một người là tu sĩ Phật giáo hoàn tục; một người là tu sĩ Thiên Chúa giáo, không biết tên, chỉ quen gọi là Thầy Tư–có lẽ là một chức sắc nào đó của nhà thờ mà tôi không rành. Lẽ nào Hân và ông Tư có dính dấp đến công an, tức là họ có can dự vào việc bắt tôi sáng nay? Có thể lắm, nhưng dầu sao đó cũng chỉ là nghi vấn, chưa xác định được. Nghĩ vậy, tôi bèn tránh đề cập đến hai nhân vật đó, tôi nói: “Ở Thủ Đức có nhiều chùa nổi tiếng như Nam Thiên Nhất Trụ, Hoa Nghiêm, Tu viện Quảng Đức… Tôi muốn đi thăm viếng các chùa ấy, được không vậy?” “Dĩ nhiên là được. Nhưng anh quen ai ở các chùa đó?” “Không quen ai cả. Đi chùa th́ có cần thiết phải quen ai mới đi.” “Nhưng khi đi, hẳn anh phải nghĩ trước trong đầu là sẽ đi chùa nào, phải không?” “Phải, chùa Nam Thiên Nhất Trụ,” tôi đáp nhanh v́ biết chùa này nằm trong hệ thống giáo hội nhà nước. Long ghi chú vào sổ tay một lúc rồi đứng dậy: “Thôi được, ngày mai chúng ta sẽ làm việc tiếp. Anh đi theo tôi.” Long đi trước dẫn đường. Hùng ra dấu chờ tôi đi trước rồi bước theo sau lưng tôi. Đi ngoằn ngoèo một lúc qua các pḥng vấn cung, bỗng dưng Long quay lại hỏi: “Anh Khang là bà con ǵ đó của sư cô Trí Hải, phải không?” “Phải.” “Anh muốn gặp cô ấy không?” “Muốn.” Chẳng hiểu v́ lư do ǵ, Long lại tỏ vẻ dễ dăi với tôi về chuyện này. Long rẽ sang bên phải, đến trước một pḥng giam rộng với cánh cửa lớn có song sắt. Long bảo tôi đứng chờ ở phía trước, cách pḥng giam đó khoảng mười thước. Qua chấn song sắt, tôi thấy lố nhố mấy chị nữ tù, chẳng biết tội ǵ. Họ có vẻ thong thả qua lại v́ pḥng rộng, nhưng nét lo âu và buồn bă vẫn hiện rơ trên những khuôn mặt xanh xao đó. Long nói với mấy người nữ tù đứng gần song sắt: “Gọi giùm sư cô Trí Hải đi.” Đám nữ tù lăng xăng một lúc rồi dạt ra hai bên, nhường khoảng trống cho sư cô Trí Hải bước đến song sắt. Long hỏi ngay khi thấy sư cô: “Sư cô nhận ra ai đây không?” Sư cô không trả lời, chỉ nh́n tôi gật đầu, rồi cười tươi. Tôi cũng chào lại cô bằng một nụ cười. Sư cô hỏi: “Khang mới vào hả?” Tôi đáp: “Dạ. Cô khoẻ không?” Sư cô lại gật đầu, cười. Cô nh́n kỹ tôi từ đầu đến chân như quan sát một cái ǵ mới lạ. Lạ cũng phải. Cô ấy không có ǵ thay đổi; c̣n tôi th́ đă mang h́nh thức khác với h́nh thức tu sĩ trước đây mà cô từng gặp. Tôi đă mặc áo quần của người thế tục, lại để tóc dài, mang kiếng cận. H́nh như cô thoáng ngậm ngùi về sự thay đổi này của tôi. Nhưng chỉ một khoảnh khắc, nét mặt cô đă trở lại ngay với vẻ rạng rỡ và trầm tĩnh cố hữu. Nh́n nét mặt và phong thái của sư cô, tôi biết cảnh tù không ngăn ngại ǵ đến cái tâm an lạc, siêu thoát ấy. Tôi yên ḷng từ giă sư cô, theo Long qua dăy pḥng giam C1. Nhưng cán bộ trực của dăy này cho biết đă hết chỗ trống. Long bèn đưa tôi qua dăy C3. Ở đây cũng có một bàn gỗ đặt ở đầu dăy. Viên cán bộ trực ngồi ngáp, thấy Long th́ vội vàng đứng dậy chào, rồi ngạc nhiên nh́n tôi. Long và cán bộ trực nói nhỏ với nhau, nhưng tôi vẫn nghe: “Thứ đặc biệt. C̣n biệt giam trống không?” “Báo cáo đồng chí, để xem lại sổ… Coi nào, c̣n một chỗ, nhưng pḥng này ăn thông với pḥng kia, pḥng kia có một người, như vậy là phải giam chung rồi.” “Xem c̣n pḥng nào khác không?” “Báo cáo đồng chí, không ạ. Chỉ c̣n duy nhất pḥng đó là trống một chỗ thôi.” “Ai bị giam trong pḥng ấy vậy?” “Báo cáo… một tên t́nh nghi phản cách mạng.” Long do dự một lúc, rồi gật đầu nhẹ. Vậy rồi Long giao tôi cho anh cán bộ trực đó. Anh cán bộ bảo tôi bỏ hết đồ đạc lên bàn. Tôi có mang theo ǵ đâu. Một cái khăn tay. Một ít tiền bạc, một đồng hồ đeo tay điện tử mà một người bạn mới tặng, một cái mũ cát-két, một giây nịt da và một cặp kiếng cận (thực ra chỉ là mắt kiếng trong, tôi chỉ dùng để cải trang lúc ra đường). Cán bộ đưa trả tôi cái khăn tay, c̣n bao nhiêu thứ linh tinh khác, anh lùa hết vào hộc bàn. Chẳng thấy ghi sổ sách hay giấy chứng nhận là có giữ vật dụng cá nhân. Tôi cũng chẳng thắc mắc về chuyện ấy, cứ tưởng bị tù th́ phải bị tịch thu hết đồ đạc nên im lặng, không đ̣i hỏi giấy kê khai. Chỉ có tên tôi là được ghi vào cuốn sổ to mà thôi. Theo sau tên tôi, ở cột kế tiếp trong cuốn sổ, là một ḍng chữ để phân biệt tôi thuộc loại tù nhân ǵ: phản cách mạng. Viên cán bộ trực c̣n kỹ lưỡng bảo tôi đứng thẳng đưa hai tay lên trời để anh khám xét lần nữa. Khám xong, anh đưa tôi đến pḥng biệt giam sô 9. Pḥng biệt giam bít bùng, đứng ngoài chỉ thấy như một bức tường sắt, có then bằng thép đúc, xỏ ngang hai cái ngàm cũng bằng sắt, đầu then được khóa bằng hai ổ khóa lớn. Cánh cửa dày khép kín, không song; phía trên, ngang mặt một người đang đứng có một lỗ thông gió h́nh chữ nhật, kích thước cỡ một quyển sách. Lỗ thông gió cũng có cánh cửa nhỏ, được kiểm soát bằng cách mở ra bên ngoài, có một then sắt cài ngang, xỏ vào một cái khuy nhỏ. Cán bộ lấy chùm ch́a khóa nặng trĩu, lần ḍ t́m cái ch́a mang số 9. Cửa mở ra, anh hất cằm, ra dấu bảo tôi bước vào. Một mùi hôi nồng nặc bốc lên. Tôi chưa kịp nh́n rơ bên trong căn pḥng giam th́ cánh cửa đă đóng ập lại sau lưng kéo theo một chuỗi âm thanh khô khan của khung sắt rỉ sét, rồi có tiếng khóa cửa lách cách bên ngoài. Tôi đứng im, lắng nghe. Tiếng khóa cửa lúc đó khiến tôi một lần nữa lại nẩy ra ư tưởng lạc quan rằng, cuộc sống mới của tôi hôm nay được khởi đầu bằng hành vi khép lại; mà sự khép lại đó rơ ràng là giống như việc bế quan nhập thất của những nhà tu trong cửa chùa. Dù tự nguyện hay miễn cưỡng, sự bế quan ấy cũng có ư nghĩa hỗ trợ cho việc khép chặt mối tương giao vốn đa tạp phiền toái với cuộc đời. Lúc đó mới mười một giờ trưa nhưng trong pḥng tối om om. Tôi đứng lặng một lúc để ngắm kỹ cái thế giới mới lạ đang chờ đón ḿnh và cũng để lắng nghe tận cùng những cảm xúc đang cháy lên trong tôi. Không có sự sợ hăi, cũng không có sự buồn chán, tuyệt vọng nào. Chỉ thấy một cơn rùng ḿnh thoáng qua, cái c̣n lại là sự an nhẫn, chịu đựng–như con chó đang rùng ḿnh để giũ đi những bùn đất hay nước bám vào bộ lông của nó. Sau đó là trạng thái nghỉ ngơi. Khi mắt đă quen được bóng tối trong pḥng, tôi mới nhớ lại lời của viên cán bộ trực nói với Long khi năy, rằng đây là một căn pḥng đôi. Đứng ở ngoài th́ thấy pḥng 8 và 9 riêng biệt, v́ mỗi pḥng đều có cửa sắt riêng. Nhưng vào trong th́ hai pḥng chỉ là một. Cái vách ngăn đôi giữa hai pḥng đă bị đập phá. Dấu vết của vách tường ngăn đôi vẫn c̣n để lại vài chỗ lởm chởm trên nền xi măng. Diện tích mỗi pḥng được gần ba mét vuông mà cái cầu tiêu đă chiếm hết một phần ba rồi. Bên cạnh cầu tiêu có một ṿi nước. Như thế, cái pḥng đôi tôi có đến hai cái cầu tiêu và hai ṿi nước. Trong góc trái bên pḥng 8, tôi thấy lù lù một bóng người đang chăm chú nh́n tôi. Người ấy cũng im lặng từ năy, bây giờ thấy tôi nh́n, mới cất tiếng hỏi với giọng ồm ồm của một người đàn ông đứng tuổi: “Mới bị bắt hả?” “Vâng, mới bị sáng nay.” “Tội ǵ vậy?” Tôi ngập ngừng một lúc rồi trả lời: “Chính trị.” “Chính trị! Cha, chính trị mà sao trẻ quá vậy. Tiếc thật! Thôi, cởi đồ ra cho mát đi.”
|
oOo