Do tính cách đọc thơ hoàn toàn chủ quan như đă nói ở trên, xin bạn đừng xem đây như một thiên khảo cứu hay một bộ sưu tập về thi ca Việt-nam. Tôi đọc bằng cảm xúc, không đọc bằng kiến thức. Nếu những lời bàn nào đó của tôi đối với một bài thơ mà không đúng ư tác giả th́ chẳng có nghĩa rằng tôi hiểu sai đâu, mà chỉ v́ tôi đọc thơ tác giả đó bằng cái hồn, cái giọng, cái cảm xúc của tôi đấy thôi. Xin đừng càm ràm, phiền trách. (Vả chăng, này các thi nhân, các bạn có thể nào chỉ tôi làm thơ cách sao mà không bị người khác hiểu sai ư không?) (trích LỜI THƯA của Vĩnh Hảo viết cho các trang "Đọc thơ")
Trịnh Công Sơn
(02.2002)
Nhân đọc bài Tháp Cổ của Kim Tuấn, sao không đọc luôn bài Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn nhỉ? Bài này, như đă nói ở trước, h́nh như có liên hệ với bài Tháp Cổ của Kim Tuấn. Chuyện này th́ chỉ có ba ông Kim Tuấn, Trịnh Công Sơn và Đinh Cường th́ rơ nhất. Nhờ đọc bài Tháp Cổ của Kim Tuấn mà ḿnh biết cái tháp cổ trong bài Diễm Xưa chẳng phải là tháp chuông nhà thờ hay nhà chùa, mà là tháp cổ của Chàm.
Với tôi, Trịnh Công Sơn không phải chỉ là nhạc sĩ mà c̣n là một thi sĩ với những bài thơ rất tuyệt. Diễm Xưa, vừa là thơ, vừa là nhạc, trong nhạc có thơ, trong thơ có nhạc; hoặc nói cách khác, thơ và nhạc trong bài này chỉ là một. Hiếm khi một nhạc sĩ đạt đến tŕnh độ này. Ông phải vừa là nhạc sĩ vừa là thi sĩ th́ mới có những bản thơ-nhạc đề huề như vầy:
Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo ṃn gót nhỏ
Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu.
Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ
Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua
Trên bước chân em âm thầm lá đổ
Chợt hồn xanh buốt cho ḿnh xót xa.
Chiều nay c̣n mưa sao em không lại
Nhỡ mai trong cơn đau vùi
Làm sao có nhau
Hằn lên nỗi đau
Bước chân em xin về mau
Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
Làm sao em biết bia đá không đau
Xin hăy cho mưa qua miền đất rộng
Để người phiêu lăng quên ḿnh lăng du
(Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau).
Nhỡ mai hay nhớ măi? Hồi nhỏ xíu, tôi cứ nghĩ và hát là "Nhớ măi". Lớn lên, tôi biết phải là "Nhỡ mai" th́ mới hợp nghĩa trong câu. Nay, một vài tập nhạc vẫn in là "Nhớ măi". Tôi không rơ là như thế nào. Khi hát, nghe như "nhớ măi" nhưng đọc bài thơ, bạn sẽ thấy là "nhỡ mai" mới đúng.
Chiều nay c̣n mưa sao em không lại? Lỡ mai này lúc khổ đau v́ chia xa th́ làm sao c̣n có nhau được! Có phải nghĩa của câu như thế chăng?
"Nhỡ mai" (lỡ mai này) là nói theo giọng Bắc. Trịnh Công Sơn thỉnh thoảng cũng nói giọng Bắc chứ. Không phải ông người Huế th́ không dùng giọng Bắc trong một số trường hợp nào đó.
Chúng ta đọc lại thử xem. Bài thơ thật hay nhưng có điểm có vẻ như vô lư đối với người ngoại cuộc. Chẳng hạn:
Chiều nay c̣n mưa sao em không lại?
Trời đất, yêu chi mà lạ kỳ rứa! Trời mưa mà bắt người ta lại! Sao không lội mưa đến thăm người đẹp mà bắt người đẹp phải đến thăm ḿnh? Bệnh hoạn không ra mưa được chăng? Hay là đến nhà người yêu sẽ bị bố mẹ người yêu xua chó dữ rượt chạy không kịp? Hồi nhỏ, mỗi lần hát đến câu này, trong đầu tôi cứ nẩy lên cái nghi vấn đó. Trách cái ông tác giả sao mà... lười biếng, thụ động, làm oai, không biết galant ǵ hết trơn. Lớn lên mới hiểu. Hiểu thế nào đây? Một là, họ đă hứa với nhau rằng hễ trời mưa th́ em đến chỗ hẹn của hai đứa (về nhà trễ bố mẹ có hỏi th́ nói phải đụt mưa nhà người bạn); hai là, những chiều mưa là những chiều kỷ niệm của hai người nên khi mưa rơi th́ thi nhân cứ kêu gào em đến, mong đợi em đến. V́ chỉ những chiều mưa buồn năo nuột như thế, cơn thèm nhớ mới tăng lên gấp trăm lần. Cho nên người ta bất kể là thời tiết thế nào, cứ nằng nặc là phải có người yêu đến thăm ḿnh kẻo ḿnh sẽ đau, sẽ chết trong nỗi sầu nhớ tăng dần theo tiếng mưa. Yêu nhau mà lội mưa được để đến với nhau th́ mới là yêu chứ. Như Phạm Thiên Thư nói đó:
"Thôi em đừng ngại mưa mau
Đưa nhau ra tới bên cầu nước xuôi"
Chắc là hoàn cảnh của chàng sao đó mà không đến chỗ nàng được. Chỉ hẹn ḥ thôi. Nhưng hẹn ḥ ở đâu? Hẹn ở nơi cái tháp cổ ấy! Lại tháp cổ nữa! Không chừng Kim Tuấn đă mách cho Trịnh Công Sơn cái chỗ hẹn ḥ lư tưởng này đây? Lư tưởng đâu chẳng thấy, chỉ thấy kêu gào sướt mướt trong những chuyến mưa qua. Hẹn ḥ chi nơi cái tháp cổ ngậm hờn ngh́n năm nhỉ? Có phải là chỗ trao duyên đâu! Thế mà cứ nghe, cứ hẹn chỗ đó. V́ nơi ấy, sông nước hữu t́nh, ḷng người dễ bịn rịn quyến luyến nhau chứ c̣n thắng cảnh nào thuận lợi hơn?
Nhưng ở đây, lại thêm một thi nhân thất t́nh, ngồi ca dưới mưa. Gịong than thở của Kim Tuấn tuy có uất nghẹn và rơi lệ nhưng đằm thắm, lặng lờ. C̣n ở Trịnh Công Sơn, nỗi đau, niềm nhớ quặn lên từng hồi theo cơn mưa, khiến bật trào nên những tiếng gào. Trong nhạc, ngay ở chỗ "Chiều nay c̣n mưa sao em không lại?" th́ đúng vào chỗ chuyển tông, lên giọng, nghe như hờn trách, giận dỗi ghê lắm. Mà rồi,
Bước chân em xin về mau
Về mau là về mau ở đâu? Về nhà em ư? Không lẽ anh xui em về nhà em để anh tiếp tục gào thét, mong đợi? Vậy về mau là từ trường về nhà, nhanh chân ghé đến chỗ hẹn ḥ. Em hăy về mau đến chỗ hẹn ḥ, nơi có anh đang ngóng đợi. Đừng tưởng rằng ḷng anh cũng lầm ĺ như mặt anh mà không biết khổ đau sầu muộn nhớ thương giận hờn nhé! Nh́n ra ngoài triền núi ḱa, có những bia đá đang hứng từng đợt mưa tầm tă ngày đêm. Chúng nó cũng đau như ḷng anh đau đấy!
Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
Làm sao em biết bia đá không đau?
Xin hăy cho mưa qua miền đất rộng
Để người phiêu lăng quên ḿnh lăng du
Mưa rơi, rơi măi như thế mà em không bao giờ ghé về nữa th́ làm sao anh chịu đựng nổi. Cho nên, xin mưa hăy kéo qua miền đất rộng phía bên kia, đừng rơi xuống cái nơi ḥ hẹn này nữa.
Ở đây, có thể hiểu hai cách. Thứ nhất, miền đất rộng chính là nơi thi nhân đang đứng chờ đợi người yêu đến; thứ hai, miền đất rộng là chỗ khác, xa hơn. Nếu là cách thứ nhất th́ không hợp lư. Chẳng lẽ lại muốn mưa nhiều hơn nữa ở chỗ ḥ hẹn, dù rằng mưa sẽ là cái cớ để được gần nhau chốc lát.
Cách thứ hai có vẻ hợp lư hơn. Nghĩa là thi nhân mong cho mưa kéo đi nơi khác. Như vậy th́ người phiêu lăng mới quên được sự lăng du của ḿnh. Là sao? Cuộc t́nh là một chuyến lăng du ư? Chuyến lăng du ấy trở nên huyền hoặc khó cưỡng khi có những chuyến mưa thay nhau rơi xuống? Có lẽ là vậy. Cho nên, chàng đứng nơi chỗ ḥ hẹn, muốn nói rằng, nếu mưa hoài th́ phải có nhau; c̣n như không có nhau th́ đừng mưa làm ǵ cho ḷng thêm rũ rượi tan nát.
Câu chuyện cũng đơn giản như thế, nhưng qua lời thơ và tiếng nhạc của thi nhân nhạc sĩ này, trở thành bản nhạc bất hủ, thích hợp cho bao cặp nhân t́nh đang tuổi ḥ hẹn trên quê hương, qua nhiều thế hệ, qua nhiều cơn mưa không tên tuổi, không ngày tháng, rơi trên những tháp cổ, tháp giáo đường, tháp chùa, và những bia đá biết đau trong nghĩa trang và những triền núi đậm ghi bao kỷ niệm...
Sau đây là một vài bản nhạc rất thơ, hoặc có thể nói là những bài thơ rất nhạc, của thiên tài họ Trịnh:
Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng
Đừng tuyệt vọng
Tôi ơi đừng tuyệt vọng
Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông
Đừng tuyệt vọng
Em ơi đừng tuyệt vọng
Em là tôi và tôi cũng là em
Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo
Con diều rơi cho vực thẳm buồn theo
Tôi là ai mà c̣n khi dấu lệ
Tôi là ai mà c̣n trần gian thế
Tôi là ai mà yêu quá đời này
Đừng tuyệt vọng
Tôi ơi đừng tuyệt vọng
Nắng vàng phai như một nỗi đời riêng
Đừng tuyệt vọng
Em ơi đừng tuyệt vọng
Em hồn nhiên rồi em sẽ b́nh minh
Có đường xa và nắng chiều quạnh quẽ
Có hồn ai đang nhè nhẹ sầu lên.
Như Cánh Vạc Bay
Nắng có hồng bằng đôi môi em
Mưa có buồn bằng đôi mắt em
Tóc em từng sợi nhỏ
Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh.
Gió sẽ mừng v́ tóc em bay
Cho mây hờn ngủ quên trên vai
Vai em gầy guộc nhỏ
Như cánh vạc về chốn xa xôi.
Nắng có c̣n hờn ghen môi em
Mưa có c̣n buồn trong mắt trong
Từ lúc đưa em về
Là biết xa ngh́n trùng.
Suối đón từng bàn chân em qua
Lá hát từ bàn tay thơm tho
Lá khô v́ đợi chờ
Cũng như đời người măi âm u.
Nơi em về ngày vui không em?
Nơi em về trời xanh không em?
Ta nghe ngh́n giọt lệ
Rớt xuống thành hồ nước long lanh.
Lặng Lẽ Nơi Này
T́nh yêu mật ngọt,
Mật ngọt trên môi
T́nh yêu mật đắng,
Mật đắng trong đời,
T́nh yêu như biển,
Biển rộng hai vai.
T́nh yêu như biển,
Biển hẹp tay người lạc lối.
Em đi về nơi ấy,
nơi đâu sông cạn đá ṃn.
Trăng treo đầu con sóng
Tan theo chút t́nh xa vắng.
Làm sao ru được t́nh vơi
(à... ơi) nỗi đau này người?
T́nh yêu vô tội để lại cho ai
buồn như giọt máu,
lặng lẽ nơi này.
Trời cao đất rộng một ḿnh tôi đi
Đời như vô tận một ḿnh tôi về
Một ḿnh tôi về với tôi.
Phôi Pha
Ôm ḷng đêm
nh́n vầng trăng mới về
Nhớ chân giang hồ
Ôi phù du
từng tuổi xuân đă già
một ngày kia đến bờ
Đời người như gió qua.
Không c̣n ai đường về ôi quá dài
Những đêm xa người
Chén rượu cay một đời tôi uống hoài
Trả lại từng tin vui
cho nhân gian chờ đợi.
Về ngồi trong những ngày
nh́n từng hôm nắng ngời
nh́n từng khi mưa bay
Có những ai xa đời quay về lại
Về lại nơi cuối trời
làm mây trôi.
Thôi về đi
đường trần đâu có ǵ
Tóc xanh mấy mùa
Có nhiều khi từ vườn khuya bước về
Bàn chân ai rất nhẹ
tựa hồn những năm xưa.
Ru đời đi nhé
Có khi mưa ngoài trời
Là giọt nước mắt em
Đă nương theo vào đời
Làm từng nỗi ưu phiền
Ngoài phố mùa đông
Đôi môi em là đốm lửa hồng
Ru đời đi nhé
Cho ta nương nhờ lúc thở than
Chân đi nằng nặng hoang mang
Ta nghe tịch lặng rơi nhanh
Dưới khe im ĺm
Ru đời đi nhé
Ôi môi ngon này giữa trần gian
Ru từng chiếc bóng lênh đênh
Vào giấc ngủ ngon
Cho tôi tay gối mong manh
Cho tôi ôm lấy vai thon.
Một cơi đi về
Bao nhiêu năm rồi c̣n măi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cơi đi về
Lời nào của cây lời nào cỏ lạ
Một chiều ngồi say một đời thật nhẹ ngày qua
Vừa tàn mùa xuân rồi tàn mùa hạ
Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa
Mây che trên đầu và nắng trên vai
Đôi chân ta đi sông c̣n ở lại
Con tinh yêu thương vô t́nh chợt gọi
Lại thấy trong ta hiện bóng con người
Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà
Đường chạy ṿng quanh một ṿng tiều tụy
Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa
Từng lời tà dương là lời mộ địa
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe
Trong khi ta về lại nhớ ta đi
Đi lên non cao đi về biển rộng
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân th́.
Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn
Để sớm mai đây lại tiếc xuân th́.
Đây, hăy lấy bài thơ này như là lời cuối cùng đẹp nhất của Trịnh Công Sơn gửi lại cho những người t́nh, và cho những mệnh đời:
Như Một Lời Chia Tay
Những hẹn ḥ từ nay khép lại
thân nhẹ nhàng như mây
Chút nắng vàng giờ đây cũng vội
khép lại từng đêm vui.
Đường quen lối từng sớm chiều mong,
bàn chân xưa qua đây ngại ngần.
Làm sao biết từng nỗi đời riêng
để yêu thêm yêu cho nồng nàn.
Có nụ hồng ngày xưa rớt lại
bên cạnh đời tôi đây.
Có chút t́nh thoảng như gió vội
tôi chợt nh́n ra tôi.
Muốn một lần tạ ơn với đời
chút mặn nồng cho tôi.
Có những lần nằm nghe tiếng cười
nhưng chỉ là mơ thôi.
T́nh như nắng vội tắt chiều hôm
T́nh không xa nhưng không thật gần
T́nh như đá hoài những chờ mong
T́nh vu vơ sao ta muộn phiền
Tiếng th́ thầm từng đêm nhớ lại
Ngỡ chỉ là cơn say
Đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời
Như một lời chia tay.
...
T́m đọc thêm bài viết về Trịnh Công Sơn - Nối Ṿng Tay Lớn bên trang Tạp Ghi