Tự thân câu chuyện đă là một đề tài cảm
động, lại được viết với giọng văn giản dị, chân chất và thấm nhuần đạo vị,
khiến cho tác phẩm thành công một cách tự nhiên: ai đọc cũng cảm thấy bồi hồi
xúc động, rồi mừng vui theo nhân vật chính, người con, với bao t́nh tiết hồi
hộp trong suốt chặng đường t́m gặp lại mẹ già sau nửa thế kỷ xa cách. Như vậy,
thêm một lời giới thiệu nơi đây th́ kể cũng bằng thừa. Tuy nhiên, theo yêu cầu
của người viết, tôi cũng xin trân trọng ghi lại vài cảm nghĩ của ḿnh về tác
phẩm này.
Tác phẩm mang tựa đề "Chơn Hà T́m Mẹ",
có vẻ như là câu chuyện cá biệt của nhân vật mang tên Chơn Hà trong nỗ lực t́m
lại mẹ hiền. Nhưng nh́n một cách phổ quát, chúng ta thấy t́nh mẹ-con là cái
t́nh thiêng liêng của tất cả mọi người. Do vậy, hầu như bất kỳ tác phẩm của bất
cứ nhà văn, nhà thơ nào viết về Mẹ, cũng là tác phẩm chung, cũng là nỗi niềm
và ân t́nh chung của tất cả những người mẹ và những đứa con trên cuộc đời. Đó
là lư do tác giả Viên Hạnh không cần thiết phải t́m một tựa đề phổ quát để bất
cứ người mẹ hay người con nào cũng t́m đọc, chẳng hạn "Con t́m Mẹ", hoặc đại
loại như "Nửa thế kỷ t́m Mẹ của đứa con chí hiếu" vân vân... mà cứ thành thật
đặt một tựa đề rất riêng tư, lấy tên của một người mà không phải là ai cũng
phải biết đến. Lư do không phải chỉ ở cung cách chân chất, mà c̣n ở chỗ tác
giả muốn đặc biệt nêu danh một người con hiếu thảo:
Chơn Hà. Vâng, nhân
vật này quả thật xứng đáng để được nêu danh một cách trang trọng, nơi tựa đề
một câu chuyện, một tác phẩm, như là tấm gương sáng của hiếu hạnh cho những
người con trong cả hai nẻo đạo và đời.
Nước mắt chảy xuôi. Mẹ thương con, nuôi
con, t́m con... là chuyện b́nh thường, tự nhiên. Con thương mẹ, phụng dưỡng
báo đền ân đức, và t́m cho kỳ được người mẹ lâu năm thất lạc, mới là chuyện
vượt thường. Chẳng khác nào nước mắt chảy ngược lên mắt để vào tim.
Từ câu chuyện thuần túy về t́nh mẫu tử
này, nh́n về nẻo đạo, chúng ta có thể rút thêm bài học về ḷng từ bi và hạnh
nguyện cứu độ của chư Phật và Bồ-tát đối với chúng sanh: ḷng từ bi đó cũng
chảy xuôi xuống như suối nguồn t́nh mẹ. Nhưng chúng sanh tin và t́m về với
Phật và Bồ-tát là hành động dũng mănh phi thường, là cả một nỗ lực dấn thân
vào lộ tŕnh ngược ḍng, t́m về giải thoát giác ngộ.
Tóm lại, con đường t́m kiếm có dài có
ngắn, thành tựu hay không, tùy thuộc nơi ḷng chí thành chí thiết và sự quyết
tâm thực hiện. Tác phẩm "Chơn Hà T́m Mẹ" đă nêu bật được khía cạnh tích cực
này, v́ vậy, tôi không ngần ngại giới thiệu cùng bạn đọc và bạn đạo khắp nơi.
California, Rằm tháng 11, Nhâm Ngọ.
Vĩnh Hảo