Trang chính | Thơ | Văn | Sách VH | Đọc thơ | Nhạc chọn lọc | Trang Phật giáo
LỜI VÀO TẬP cho "Kỷ yếu TANG LỄ ĐẠI LĂO H̉A THƯỢNG THÍCH HUYỀN QUANG"
(chấp bút theo yêu cầu của Ban Biên Tập Hải Triều Âm)
Khi một thiền tăng nằm xuống, giới nhà thiền gọi riêng sự kiện này một cách tôn kính là “viên tịch” hoặc “thị tịch”, hàm nghĩa rằng sự ra đi chỉ là hoàn thành sứ mệnh của ḿnh đối với thế gian, trở về với nơi tịch diệt niết-bàn; và đến hay đi, nhập hay xuất, nơi cơi ta-bà này cũng chỉ là phương tiện quyền biến của một lữ khách mà thôi, thực sự không có sinh tử trong cơi đời mộng huyễn.
Trong ư nghĩa cao viễn ấy, sự viên tịch chính là một hành tướng của giải thoát, tự tại; và chính v́ giải thoát, tự tại, dấu chân của thiền tăng là vô tích, hành trạng của thiền tăng là vô hành. Những ǵ cần lưu dấu, khắc ghi để noi gương hoặc giữ làm kỷ niệm là của người ở lại.
Đại lăo Ḥa thượng Thích Huyền Quang, Tăng Thống GHPGVNTN, đă thị hiện và thị tịch nơi cơi đời này 89 năm, với 71 hạ lạp (theo tiểu sử, ngài thọ cụ túc giới năm 18 tuổi, không phải 20 tuổi như qui chế đàn giới qui định). Suốt một đời tận tụy hoằng pháp, hành đạo, gánh vác việc giáo hội, ngài đă trải không biết bao nhiêu là khổ nhọc, gian truân, tân toan lo nghĩ và dấn thân gầy dựng một tương lai tốt đẹp cho Đạo pháp, và cho Dân tộc. Nhưng những hoàn cảnh khổ nhọc gian truân ấy, đối với tâm thái của một thiền tăng, chỉ là h́nh sắc bên ngoài, chỉ là hoa đốm hư không; và đối với thời gian thực tế của đời ngài th́ chỉ là một phần nhỏ. Một tù nhân không biết làm ǵ khi bị giam nhốt sẽ cảm thấy thời gian ở tù của ḿnh là uổng phí, vô vị; c̣n đối với ngài, thời gian ở tù hoặc bị quản thúc, chẳng qua là thời gian tạm ngừng nghỉ một số Phật sự nào đó, nhưng việc hành tŕ, nhiếp chúng không gián đoạn; và nh́n một cách lạc quan, có thể nói chính thời gian này là thời gian ngài làm được nhiều việc nhất. Ngồi một chỗ mà có thể cứu độ, cảm hóa vô số chúng sanh, tạo vô biên công đức. Những ǵ ngài làm, nói, và nghĩ, cũng như tâm hành tự tại thênh thang của ngài th́ không làm sao ghi hết được. Nếu cố gắng cô đọng trong một bài viết hoặc tiểu sử, cũng chỉ phác thảo được một vài nét chính. Mà những nét gọi là “chính” ấy, hẳn là không thể nêu bật được cuộc đời và phẩm cách một bậc long tượng hàng đầu của Phật giáo Việt Nam đương đại, nếu người soạn viết chỉ khai thác những khía cạnh nhỏ và thứ yếu trong toàn cảnh bức tranh đời ngài.
Đại lăo Ḥa thượng Thích Huyền Quang viên tịch ngày 05 tháng 7 năm 2008 (nhằm ngày mùng 3 tháng 6 năm Mậu Tư), đến nay đă tṛn một tháng. Trong những ngày qua, Tăng Ni và Phật tử của nhiều giáo hội, tổ chức, tự viện, từ trong nước đến hải ngoại, đă cử hành lễ tang, lễ tưởng niệm và thọ tang ngài một cách tôn kính, long trọng. Tang lễ diễn ra tại Tu viện Nguyên Thiều, theo như tin tức và h́nh ảnh cho thấy, thật là trang nghiêm, trọng thể, dù đă có chủ ư tổ chức đơn giản, “vô tướng.” Hơn 1000 Tăng Ni và 2000 đoàn viên GĐPT, cùng với hàng ngàn thiện tín nam nữ khác đă tham dự tang lễ cho thấy niềm kính tiếc của Phật giáo đồ đối với ngài như thế nào.
Nhiều báo chí, trang nhà điện toán, đài truyền thanh và truyền h́nh, cũng đă nhắc đến tên ngài, hoặc đưa thông tin về tang lễ (trong nước) và các buổi lễ tưởng niệm ở khắp nơi. Đặc biệt ở hải ngoại, tin tức về lễ tang và lễ tưởng niệm ngài rất đầy đủ, được thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: Phật giáo, các giáo hội khác nhau, các tôn giáo bạn, các tổ chức và hội đoàn chính trị, các cơ quan truyền thông… (lược bớt một đoạn) Một số các lễ “tưởng nguyện” ngài, người tham dự được nghe sự vinh danh ca tụng tinh thần yêu nước, đấu tranh chống cộng sản,... được nghe ban tổ chức công khai gièm pha chỉ trích Tăng Ni và các lễ tưởng niệm cử hành ở những chùa khác… nhiều hơn là nghe về đạo nghiệp và phẩm cách cao đẹp của một bậc tôn giả[1] chốn Không môn.
Trước t́nh trạng như vậy, chúng tôi cảm thấy có trách nhiệm thực hiện tập tài liệu này để sưu tập một số văn kiện, tin tức, h́nh ảnh, văn thơ điếu, khả dĩ nêu bật được công hạnh kỳ vĩ của Đại lăo Ḥa Thượng Thích Huyền Quang. Một vài bài viết điển h́nh do ngài trước tác trước và sau năm 1975 cũng được trích dẫn ở đây để thấy tính cách nhất quán trong đường hướng, hoài băo và tâm nguyện của ngài đối với Phật giáo và dân tộc. Một số văn kiện được ban hành từ Viện Tăng Thống do ngài ấn kư trước khi có giáo chỉ số 2 và số 9 cũng thể hiện ḷng từ bi, khoan dung và cởi mở của ngài đối với tha nhân, bao gồm những người đồng đạo, khác đạo, và ngay cả những người bất thiện cố ư triệt hạ Phật giáo, hoặc tổn hại đến giáo hội và các thành viên do ngài lănh đạo. Một tập kỷ yếu về ngài đầy đủ hơn, hy vọng sẽ được môn đồ pháp quyến thực hiện trong những năm tháng tới. Riêng sưu tập này, với thời gian ngắn để hoàn thành, chúng tôi chỉ ghi nhận những tài liệu nào có trong tầm tay. Những lễ tưởng niệm, thọ tang, văn kiện và sự việc nào liên quan đến sự viên tịch của Đại lăo Ḥa Thượng Thích Huyền Quang mà không có trong sưu tập, có thể v́ một trong những lư do sau đây:
Sau cùng, xin thưa rằng tập tài liệu này sẽ không sao tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự bổ khuyết của chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử gần xa, để nếu có điều kiện tái bản, sẽ được hoàn chỉnh hơn.
Ước mong tập tài liệu nhỏ này có thể gửi đến chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử khắp nơi biểu tượng Huyền Quang, như một bậc tôn giả của Phật giáo Việt Nam, và như một đại sĩ hiện thân nơi cơi ta-bà khổ năo này.
Với ước mong đó, chúng tôi cung kính đảnh lễ cúng dường giác linh ngài, và xin thành tâm dâng tặng tiểu phẩm này đến liệt quí vị.
Ngày 05 tháng 8 năm 2008
Ban Biên Tập Hải Triều Âm
__________
[1] Chữ dùng của Đại lăo Ḥa Thượng Thích Trí Quang trang trọng tôn xưng Đại lăo Ḥa Thượng Thích Huyền Quang trong bức liễn điếu gửi đến Tu viện Nguyên Thiều. Chữ này chỉ dành để gọi những bậc thượng thủ đáng tôn quí, đáng xưng tụng và qui ngưỡng trong Tăng đoàn.
|