TẠP GHI

Trang chínhThơ  |  Văn  | Sách VH  |  Đọc thơ  Nhạc chọn lọc  |  Trang Phật giáo

 

horizontal rule

 

 

THAY LỜI TỰA

cho tập san VIỆT ẢNH

 

 

Có thể nói rằng Nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật ít được phổ biến ở nước ta. Vào những thập niên trước năm 1975, trong môi trường tự do mà sinh hoạt của nghệ thuật này hăy c̣n rời rạc, sơ xài. Chung quy là dân nghèo, nước nghèo. Không mấy người sở hữu được một cái máy chụp ảnh; lại không mấy người có máy chụp ảnh mà có được loại máy tân kỳ dành cho người chuyên nghiệp để có được những bức ảnh nghệ thuật. Dầu vậy, nếu theo dơi kỹ, chúng ta sẽ thấy nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam cũng đă kinh qua lịch sử của 4 thế hệ:

- Thế hệ thứ nhất với Phạm Văn Mùi, Cao Đàm, Cao Lănh...

- Thế hệ thứ hai với Lai Hữu Đức, Dương Xuân Phương, Trần Cao Tân...

- Thế hệ thứ ba với Phí Văn Trung, Hoàng Tâm Kiên, Vương Niên, Thanh Phong... và

- Thế hệ thứ tư với Trần Bách, Tina Tuyết Dương, Trần Tùng...

Là một ngành nghệ thuật sinh sau đẻ muộn và ít được biết đến trong một xứ sở nghèo đói, Nhiếp ảnh vẫn kiên tŕ góp mặt và dần dần trưởng thành qua bao thử thách. Ngày nay ở xứ người, người Việt chúng ta biết đến nghệ thuật này nhiều hơn. Và chúng ta nên cảm ơn các nghệ nhân Nhiếp ảnh đă làm phong phú thêm cho đời sống chúng ta bằng sự đam mê và kiên tŕ của họ đối với ngành nghệ thuật này.

Nh́n lại vấn đề máy ảnh, kỹ thuật chụp ảnh và tráng ảnh ngày nay, đă tiến rất xa, có thể là không cần phải bàn nói ǵ về kỹ thuật nữa; nhưng vấn đề nghệ thuật th́ vẫn c̣n là điều mà người Việt chúng ta cần tiếp tục học hỏi, quan tâm, mà trước nhất là biết thưởng thức, biết cảm nhận được những ǵ các nhiếp ảnh gia gửi đến người quan-chiêm qua những nghệ phẩm cô đọng của họ.

Có phần nào tương tợ với các họa sĩ trong nghệ thuật hội họa, những nhiếp ảnh gia cũng t́m kiếm, chụp bắt được những khoảnh khắc không gian hay thời gian, lưu lại bằng một nghệ phẩm cô đọng mà nền tảng của nó là vay mượn h́nh sắc và ánh sáng. Khác nhau là ở phần kỹ thuật, và dụng cụ thực hiện mà thôi. Qua cái nh́n như vậy, mặc dù không có kiến thức hay năng khiếu ǵ về hội họa hay nhiếp ảnh, tôi cũng dành cho nghệ sĩ của các ngành nghệ thuật này một sự ngưỡng mộ đặc biệt và luôn luôn có hứng cảm để thưởng thức tác phẩm của họ. Và có thể nói rằng trong một vài trường hợp nào đó, khi viết văn, làm thơ, tôi đă học được từ những họa sĩ và nhiếp ảnh gia cách chụp bắt thực tại bằng trực quan, trực giác: diễn bày thực tại bằng cách để cho thực tại tự nói về chính nó. Nghệ nhân trong trường hợp này không nhiều lời bàn nói mà chỉ ghi nhận thực tại rồi để cho thực tại ấy tự thể hiện. Đây là chỗ cốt lơi của nghệ thuật về h́nh sắc, mà cũng là chỗ khó khăn mà một nghệ nhân phải vượt qua để từ kỹ thuật bước vào mỹ thuật, nghệ thuật.

Mà vấn đề mỹ thuật, nghệ thuật đối với tập san Việt Ảnh này, đă thể hiện rất rơ qua h́nh thức góp mặt của nó: chỉ đóng góp về nghệ thuật và hoàn toàn không phải là một tập san có tính cách thương mại. Được biết là nhóm chủ trương cũng những nghệ nhân tham gia tập san Việt Ảnh đều phải bỏ tiền túi ra để thực hiện 3 tập san tŕnh bày rất mỹ thuật và rất tốn kém.

Với tinh thần đóng góp như thế, tôi thật không c̣n lời nào để bàn ngoài sự cám ơn và xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

California, ngày 30 tháng 10 năm 2003.

Vĩnh Hảo

 

 

horizontal rule

  Back Up Next