Hồi nhỏ học ở trường,
tôi vẫn thường được thầy giáo kêu lên bảng để viết các
bài tập chính tả. Thực ra tôi chỉ thuộc loại khá thôi chứ
không phải là giỏi chính tả nhất lớp. Hiếm khi tôi được 10
điểm cho bài tập chính tả. Lúc nào cũng phải vướng một hai
lỗi, để được 8 - 9 điểm mà thôi. Nhưng chữ viết của ḿnh
tương đối dễ đọc nên thầy giáo cứ gọi lên bảng hoài. Sau
này lớn lên, đọc sách nhiều, viết nhiều, và sẵn có từ điển
với tự điển, nên chịu khó tra cứu bất cứ lúc nào thấy
nghi ngờ, nhờ vậy mà lỗi chính tả cũng giảm đi.
Vậy mà thỉnh thoảng vẫn
cứ bị mắc phải một vài lỗi trong tác phẩm, khi phát hiện được,
rất bực bội, ấm ức... Và dĩ nhiên ḿnh cũng ít kiên nhẫn để
đọc những bài báo hay sáng tác văn thơ nào quá nhiều lỗi chính
tả. Thấy lỗi chính tả ở đâu, nếu có người viết tại đó,
là ḿnh chỉnh ngay. Chữ này phải viết như vầy, chứ không phải
thế kia. Chữ này lúc nào cũng dấu hỏi, không bao giờ dấu ngă.
Chữ này viết ǵ kỳ cục vậy! Thấy sai chính tả là khó chịu
lắm. Oai như thế, chứ đâu có ai biết rằng hồi nhỏ ḿnh viết
cái tên của ḿnh cũng bị lộn hoài. Viết xong đem khoe ba, ba cười,
viết lại cho ḿnh, vừa viết vừa nói: "Ba đặt tên con là
Hảo
có nghĩa là tốt đẹp, chứ không phải là
Hỏa đâu! Hỏa
là lửa đó con!" Lớn lên, ḿnh làm người thầy chính tả.
Nhiều người viết xong nhờ ḿnh xét lỗi giúp. Ấy thế mà vẫn
c̣n một vài từ chính ḿnh tưởng là ḿnh đúng, cuối cùng do
người khác đặt câu hỏi mới giật ḿnh tra lại tự điển chính
tả, và biết là ḿnh sai. Cũng không phải là sai, nhưng là dùng
theo lối cũ, c̣n lối mới bây giờ th́ khác. Chao ôi, lại có lối
cũ và lối mới nữa ḱa! Đó là tra tự điển chính tả của những
học giả trong nước soạn. Thành ra, những điều ḿnh đúng trước
kia, có thể là sau này, hoặc ngay bây giờ, bị sai đó. Phải cẩn
thận mới được.
Nhưng ở chỗ này, cũng nên
đặt lại vấn đề. Lối cũ là sao, lối mới là sao? Cũ là từ
khoảng thời gian nào, từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20, c̣n mới
là vào đầu thế kỷ 21? Lư do nào mà có kiểu mới để rồi cái
chữ nọ lâu nay người ta xài quen và đinh ninh rằng đúng, tự dưng
trở thành sai, thành dốt. Cái đó rơ ràng là bắt người ta
phải bị sai chứ không phải người ta muốn bị
sai.
Thử tưởng tượng một anh
chàng lănh đạo nọ (lănh đạo chính trị, lănh đạo tôn giáo,
lănh đạo bè nhóm văn chương...) v́ dốt chính tả hoặc theo thói
quen từ hồi tiểu học, đă viết sai cái chữ đó. Đàn em không
dám sửa, cứ thế mà cho in tới, in tới... rồi cuối cùng, qua
thời gian lấy chữ của lănh đạo ra cho là đúng, rồi gọi là
lối mới, bắt những người khác phải chịu sai, hoặc nói khiêm
nhường lịch sự th́ không phải là sai, nhưng là "cũ".
Như thế coi có chịu được không?
Trong nước bây giờ từ ngữ
mới cũng loạn xạ cả ra. Ngôn ngữ Việt đâu phải là sinh ngữ,
vậy mà cũng luồn lách để mà "sinh" cho nên cũng nẩy
ra nhiều từ quái dị mà xét ở từ nguyên th́ chẳng thể chấp
nhận được. Chỉ có thể xem là những tiếng lóng được công
nhận. V́ ngôn ngữ ḿnh nghèo nên ḿnh vơ bao nhiêu tiếng lóng làm
từ ngữ "chính qui". Một số từ ngữ đă có sẵn trong
từ điển hay tự điển Việt, được một vài nhà văn lấy ra xài,
đám hậu duệ thấy hay, rầm rộ dùng theo, rồi cũng cho là từ
"mới". Mới ǵ mà có trong từ điển của Thanh Nghị của
thập niên 1950s? Chỉ có thể nói được đó là những từ được
ăn khách của phong trào, của giai đoạn nào đó thôi.
Việt-nam cần phải có một
Hàn Lâm Viện. Thật là rất cần thiết. Mà nhớ là phải độc
lập (ít ra là trong công tác) chứ đừng có mà dại dột dây dưa
với chính quyền với nạn mua quan, bán chức... bán luôn cả chữ
nghĩa, kiến thức... để rồi sẽ có những kết quả đại loại
"trí tuệ này là phát minh của lănh đạo nọ," "từ
ngữ này là sáng tạo của đồng chí kia"... Mệt lắm! Một
viện Hàn Lâm kiểu ấy th́ chỉ làm cho kho văn của nước nhà
nghèo nàn thêm mà thôi.
Tôi sẵn sàng học thêm những
ǵ hay mà ḿnh chưa biết. Nhưng bắt tôi học cái dở mới, cái
sai mới, th́ ḷng chẳng vui được. Không phải tôi cố chấp đâu.
Bằng chứng là... nơi cửa kiếng của một tiệm bán máy móc điện
tử ở một góc ngă tư nọ (thuộc thành phố Garden Grove,
California), dưới hàng chữ tiếng Spanish, có ḍng chữ này:
"CO NHAN DIEN NGUOI
VIET"
mà mỗi lần nh́n thấy là
tôi chỉ cười chứ không bực dọc, khó chịu như xưa nữa. Tôi
không chạy xông xông vào tiệm ấy để yêu cầu người ta sửa
chữa. Tôi lặng lẽ cười và thông cảm cho một em người Việt
nào đó, sinh trưởng tại Mỹ, tiếng Việt không rành, cũng rán
(lối cũ) moi óc, hoặc ráng (lối mới) chạy nhờ bà con viết ra
giúp mấy chữ tiếng Việt không đánh dấu như thế. Làm một
sign
nơi cửa kính, không có dấu Việt là chuyện thường thôi. Cái
khiến ḿnh cười là tự dưng ḿnh lại biết tác giả câu ấy là
người miền Nam. Viết sai mà dễ thương, giống như rất nhiều
"em" khác (đă trên 40 tuổi) vẫn viết sai tiếng Việt như
các em bé vỡ ḷng vậy. Nhưng không trách được, v́ họ sinh trưởng
nơi đất Mỹ, không học tiếng Việt, hoặc học rất giới hạn.
Câu ấy viết cái ǵ vậy?
- CÔ NHÀN ĐIÊN NGƯỜI VIẾT
- CỔ NHÂN ĐIÊN NGƯỜI VIẾT
- CÓ NHẬN DIỆN NGƯỜI VIỆT
- CÓ NHÂN ĐIỆN NGƯỜI VIỆT
Những câu trên không có nghĩa
ǵ cho một hiệu bán đồ điện. Chỉ có câu này là đúng nhất,
viết theo giọng người miền Nam:
- CÓ NHÂN DIÊN NGƯỜI VIỆT
May mà người ấy
không viết: "Có nhân diên người Diệt". Giọng
người miền Nam, sai chính tả tất cả các
chữ có vần V và D khác, nhưng không sai chữ Việt.
Ghi lại cho vui vậy thôi, để
biết rằng người Việt ḿnh khắp nơi, không biết tiếng Việt,
hoặc đă quên tiếng Việt, cũng cố gắng ghi nhớ tiếng Việt để
sử dụng trong đời sống họ. Ngôn ngữ c̣n, dân tộc c̣n. Ngôn
ngữ sai chính tả, nhưng c̣n, th́ dân tộc cũng c̣n. Nhưng
sai thế nào cũng phải có lư do để tha thứ chứ đừng sai vô lư
quá. Chẳng hạn, những chữ viết quen như trăm phần trăm,
sau này lại bị chỉnh là chăm phần chăm th́ ai mà
chăm
nổi! Hoặc là râu với rể hay dâu với
dể...
theo kiểu "Cô râu vuốt dâu chú dể" th́ ai mà hiểu
nổi! Cho đến mấy chữ như cách mệnh, cách mạng, sau này
người ta lại bảo rằng sai, phải viết là
kách mệnh hay kách
mạng mới đúng; hoặc viết quen phóng khoáng, sau này lại
bị chỉnh là fóng khoáng th́ thực là phiền! Phóng khoáng
cách mấy cũng không chấp nhận được kiểu dùng chữ một cách
lười biếng và thiếu trách nhiệm văn hóa như thế!
Trong ngôn ngữ nói, và trong
một hoàn cảnh đáng tội nghiệp nào đó (như hoàn cảnh của người
viết ḍng chữ "có nhân diên người Việt" nói trên), khả
dĩ thông cảm được; c̣n đi vào văn tự, để lại đời đời,
xin đừng vô trách nhiệm như thế. Nhất là, làm ǵ th́ làm, đừng ghi thứ ngôn
ngữ sai ấy vào từ điển rồi bắt người ta
theo. Tội nghiệp lắm!
Vĩnh Hảo
(2002)