CUỐN
SÁCH NÀO ĐĂ ẢNH HƯỞNG NHẤT ĐẾN MỘT NHÀ VĂN, NHÀ THƠ, MỘT
NGHỆ SĨ mà bạn có thể đă đọc, đă biết, đó là chủ đề
mới nhất của Nguyệt san Khởi Hành. Chúng tôi đă gửi tới các
nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ, học giả, lá thư ngắn sau đây:
"Để giúp độc giả có thể biết nhiều hơn về các tác giả
của Văn học Việt Nam, cũng như có thể tạo thêm thích thú cho
người đọc sách báo văn học, Nguyệt san
Khởi Hành mở cuộc
phỏng vấn kể từ số này, với chỉ một câu hỏi chính:
"Cuốn
sách nào đă ảnh hưởng (hay có một tác động nào đó) tới
Anh / Chị nhiều nhất từ trước tới nay? Vui ḷng cho biết trường
hợp đọc cuốn sách đó."
a
(Sau
đây là bài trả lời của Vĩnh Hảo. Xin trích đăng lại nguyên
văn. Tuy vậy, nơi nguyệt san Khởi Hành bị sai sót một vài hàng,
hoặc một vài chữ, nhân đây cũng đính chính lại đúng như
nguyên bản đă gửi đến ṭa soạn. Thành thật cảm ơn Khởi Hành.)
Khởi
Hành: Vui ḷng cho biết cuốn sách nào ảnh hưởng nhất tới
anh từ trước tới nay? Anh đọc trong trường hợp nào?
Vĩnh
Hảo: Câu hỏi thật bất ngờ và thú vị đối với tôi. Bất
ngờ là hỏi cái điều tôi không bao giờ nghĩ tới; thú vị là
nó buộc ḿnh phải đi ngược lại quá khứ để tự t́m hiểu
xem, có một tác phẩm nào thực sự ảnh hưởng đến ḿnh. Cho tôi
một ít thời gian để suy nghĩ nhé. Ừm, ừm... h́nh như là chẳng
có tác phẩm nào "ảnh hưởng tôi từ trước tới nay" cả.
Để
tôi nói rơ hơn một chút. Chữ "ảnh hưởng" mà
Khởi Hành
dùng cũng khá rộng, và khá nặng đối với một người cầm bút.
Ảnh hưởng là ảnh hưởng lên cái ǵ? Tư tưởng? Đời sống
thực tế? Khuynh hướng sáng tác? Văn phong? Cách bố cục truyện?...
Tác phẩm mà có thể ảnh hưởng một người cầm bút "từ
trước tới nay" th́ phải là một tác phẩm lớn (ở nội
dung--không phải ở kích thước, độ dày, hoặc có nhiều nhân vật)
mà nhà văn hay nhà thơ bị ảnh hưởng ắt là phải có tác phẩm
đó trên kệ sách hoặc nơi đầu giường. Tôi không biết những
người khác có bị ảnh hưởng sâu đậm như thế đối với một
tác phẩm nào đó không. Riêng tôi, xin trả lời không. Có thể
KH và những người cầm bút khác hoặc độc giả khắp nơi cho rằng
ít nhiều ǵ cũng phải "bị ảnh hưởng" th́ tôi cũng không
phản đối ǵ. Tôi chỉ muốn nói là nếu thực sự có một tác
phẩm ảnh hưởng tôi từ trước tới nay th́ khi KH hỏi, tôi sẽ
trả lời ngay, chẳng cần phải suy nghĩ hay hồi niệm quá khứ. Đàng
này, phải suy nghĩ thật lâu lắc mà cũng chẳng thấy tên tác giả,
tựa sách hay h́nh dạng cuốn sách nào hiện ra trong đầu cả! Thế
th́ trả lời không là đúng rồi.
Nhưng tôi có thích, thích rất
nhiều tác phẩm, mà khốn nỗi, đa phần là sách của các văn
thi hào nước ngoài được dịch từ Anh/Pháp/Đức/Hoa... sang Việt
ngữ, hoặc một số gần đây được cơ hội đọc thẳng bản
Anh ngữ. Dĩ nhiên tôi cũng thích rất nhiều tác phẩm của văn
thi nhân Việt-nam; nhưng nói là "ảnh hưởng" th́ hoặc là
tôi trả lời không, hoặc là tôi không trả lời được. Xin dành
câu trả lời cho những nhà biên khảo và phê b́nh văn học. Nếu
có những nhà phân tích phê b́nh văn học t́m thấy tôi bị ảnh
hưởng ai, ảnh hưởng thế nào, v́ lư do nào, trong trường
hợp nào...
th́ xin mách bảo giùm cho. C̣n nếu KH cho phép tôi cứ phát biểu
linh tinh ngoài đề (nhưng ít nhiều có liên hệ tới câu hỏi) th́
xin tŕnh bày trường hợp của tôi thế này:
Ngoại
trừ những tác phẩm quá tệ của những người biết viết, biết
kể chuyện (mà không hề làm văn chương), h́nh như tác giả hay
tác phẩm nào của văn thi nhân Việt-nam tôi đều có đọc. Nếu
không có tác phẩm của họ th́ tôi cũng say mê đọc họ trên những
tạp chí. Hồi c̣n ở Việt-nam th́ tôi mê nhiều tác giả ngoại
quốc (chẳng phải vọng ngoại đâu! Hồi đó ai cũng vậy mà! Người
ta viết hay quá trời làm sao không mê được!) và có nhiều tác
phẩm đă đọc đi đọc lại mấy lần. Tác phẩm "nội hóa"
th́ có những cuốn của Tự Lực Văn Đoàn, và một số khác của
Nhất Hạnh, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Doăn Quốc Sỹ, Vơ Phiến,
Nguyễn Đ́nh Toàn, Viên Linh, Vơ Hồng, Nguyễn Đức Sơn, Nguyễn
Thị Hoàng, Phạm Thiên Thư... Gần đây nhất ở hải ngoại, tôi
có lưu ư hai tác phẩm: một là "Một Nửa Đàn Ông Là Đàn
Bà" của Trương Hiền Lượng (nhà văn Trung Hoa lục địa
- VH chú thích thêm), do Phan Thịnh chuyển dịch sang Việt ngữ;
hai là "Đi Về Nơi Hoang Dă" của Nhật Tuấn. Hai cuốn
ấy không "ảnh hưởng" tôi, nhưng phải nói là tôi rất
thích. Cuốn trước tôi đọc đến 3 lần. Cuốn sau th́ chỉ mới
đọc qua một lần thôi, chưa có thời giờ đọc lại, nhưng tác
phẩm có "thấm" thế nào đó trong ḷng khiến ḿnh không
quên được. Hai cuốn này, theo nhận xét của tôi, đúng thực là
những tác phẩm văn chương đáng đọc và nên giữ nơi tủ sách,
lâu lâu lấy ra đọc lại.
Không
biết tôi có nói sai không: tôi nghĩ rằng Việt-nam chưa có tác
phẩm lớn hoặc tác giả lớn đến độ "ảnh hưởng" một
người cầm bút "từ trước tới nay". Nếu miễn cưỡng
mà chia chẻ ra từng khía cạnh của sự ảnh hưởng th́ tôi có
thể nói trong trường hợp cá biệt của tôi như sau:
-
Tác phẩm, đời sống, tư tưởng của tôi chịu ảnh hưởng tinh
thần Thiền của Phật giáo Đại thừa;
-
Tôi thích văn phong nhẹ nhàng, trong sáng của nhà văn Nhất Hạnh
mà đồng thời cũng thích cái vẻ diễu cợt phiêu hốt của thi
hào Bùi Giáng;
-
Tôi không hề để ư đến khuynh hướng sáng tác vị nghệ thuật
hay vị nhân sinh; tuy vậy, tôi không thích những tác phẩm có mặt
mà như không, chẳng tác động ǵ đến con người hay cuộc đời
cả... (chua thêm: có những tác phẩm như vậy không nhỉ? Nếu có,
sao có thể gọi là "tác phẩm" được nhỉ?)
Lời
cuối: tôi nghĩ rằng những người cầm bút khác cũng chỉ mê thích
một vài tác giả, tác phẩm nào đó trong đời chứ không bị ảnh
hưởng "dài dài" đến việc sáng tác của họ. Nếu
một người cầm bút mà bị ảnh hưởng rề rề bởi một người
cầm bút khác "từ trước tới nay" th́ có lẽ anh/chị ấy vẫn đang
làm người học tṛ tập làm văn để nộp bài cho thầy giáo chứ
chẳng có sáng tạo ǵ đâu.
Sáng
tạo là vượt qua. Vượt qua người trước, vượt qua những tác
phẩm, vượt qua chính ḿnh. (Xin chua thêm: vượt qua không có
nghĩa là vượt hơn, mà chỉ có nghĩa là "ra khỏi ảnh hưởng".)
Vĩnh Hảo