NGÀY SINH CỦA CHÓ
Cách đây gần bốn mươi năm, một thi
sĩ nổi tiếng của Việt Nam đă cho xuất bản tập thơ
mỏng, tựa là "Ngày Sinh
Của Rắn." Mỏng nhưng thật là nặng. Nặng chất thơ và
chất triết lư. Trứng rắn vỡ ra thành rắn
thiêng. Rắn có thể thành rồng. Một rồng
có thể thành chín rồng (cửu long). Rắn là biểu tượng của trí tuệ (mà
cũng là biểu tượng của y-dược, cứu chữa bệnh tật), rồng là biểu tượng
của sự cao vời linh thiêng, huyền ảo. Ôi, cuộc đời rắn, sự sinh ra của
rắn, cứ ngồi đó mà nghiền ngẫm, sẽ càng khám phá thêm nhiều đức tính,
nhiều lư lẽ thâm diệu, cao xa!
Thế c̣n ngày sinh của chó th́ sao
nhỉ? Ừm hừm (tằng hắng), chó sinh ra, mang theo nó những xú tính rất tội
nghiệp, mà những xú tính này, dường như chỉ được phát hiện nơi những xứ
sở nghèo đói, kém văn minh--nơi đó, chó được nuôi chỉ là để giữ nhà, bảo
vệ chủ nhân, và được cho ăn thức ăn thừa của chủ (nếu chủ v́ lư do ǵ,
hoặc đói thiếu, hoặc quên phứt chuyện ăn của chó, th́ chó đi ăn bậy!).
Thế nên, chó bị rủa là không có trí tuệ (ngu như chó), nhơ nhớp (dơ như
chó), ít sướng (khổ như chó)...
May ra th́ chó hăy c̣n một đức
tính tạm xem là tốt: chung t́nh. Ừm hừm (lại tằng hắng), chung t́nh chứ
không phải chung thủy (v́ không có 'chung' nên cũng chẳng có 'thủy').
T́nh yêu của nó không có sự bắt đầu, nên không có sự chấm dứt sau cùng;
không có sự chấm dứt sau cùng nên không thể gọi là có sự bắt đầu. T́nh
yêu đó chỉ tùy theo duyên mà khởi phát, chứ không phải là trước đó không
có ǵ hết rồi tự dưng lại có. Nếu t́nh yêu đó không có sẵn, không bàng
bạc ở khắp nơi, th́ khi gặp duyên nó không thể nào xuất hiện. Nó không
có sự bắt đầu, nên không có sự kết thúc. Là như vậy. Nói ḷng ṿng,
loanh quanh, cũng chỉ v́ nó vốn không đầu không đuôi...
Ngày xưa, thầy căn dặn tôi rất chí
t́nh: "Mai sau con có dấn thân vào đời th́ cần phải tuyệt đối tránh xa
hai điều: danh vọng và nữ sắc. Vướng vào hai thứ đó th́ không làm được
việc lớn." Tôi mê muội không theo được lời thầy dạy. Lư do là những ǵ
ḿnh muốn làm, thực ra cũng chẳng có ǵ được coi là "việc lớn" (sanh
tử đại sự - người học đạo, hành đạo, dù ở nơi chốn và thời gian,
hoàn cảnh nào, chỉ có việc thoát ly sinh tử mới là việc lớn mà thôi! Nếu
không lo chuyện thoát ly sinh tử th́ có việc ǵ khác quan trọng đâu mà
gọi là "lớn"!). Bởi không làm được việc lớn,
nên chỉ làm những điều thật nhỏ,
trong khả năng, trong giới hạn tầm tay của ḿnh. Hai thứ mà thầy dạy
phải tránh xa, chỉ tránh xa được thứ đầu (có thể tự tin để nói ra được
điều này), c̣n điều thứ hai, tưởng rằng dễ hơn, nhưng lại khó thay!
Tránh không được, th́ thôi, cứ theo cái mạng tuổi Tuất mà hành sự.
Thế th́, vào ngày sinh của chó,
cũng xin viết vài ḍng tâm sự... Ngày sinh của chó chẳng được thơ mộng
triết lư ǵ như ngày sinh của rắn, của rồng, của cọp... Chỉ được cái là
chung t́nh, vâng, chung t́nh lắm ạ! Thương ai th́ thương hoài, dù gần dù
xa, dù sống chung sống riêng, dù c̣n liên lạc hay hết liên lạc, dù biết
mặt hay không biết mặt, dù đă sinh ra rồi hay chưa sinh ra, dù già hơn
tuổi hay nhỏ thua tuổi, th́ cũng vậy thôi, vẫn cứ thương hoài, không có
lúc nào gọi là hết thương. Đó, là như thế. Ngày sinh của chó, ghi bậy
vài hàng...
Nhưng mà hăy khoan, xin ghi thêm
mấy điều, gọi là tái bút quan trọng, hay nói đúng hơn,
đính chính quan
trọng: không phải chó nào cũng ngu (nếu mà ngu th́ làm sao biết và nhớ
được ngày sinh của nó, và làm sao hiểu được thế nào là t́nh yêu...!?);
không phải chó nào cũng dơ (tự biết tắm rửa kỳ cọ cho thân và cho tâm
ít nhất một lần
mỗi ngày th́ không đến nỗi dơ tệ!); và không phải chó nào cũng khổ ("to
love and to be loved is the greatest happiness on earth" - yêu và
được yêu là sướng nhất đời rồi c̣n ǵ! - xin lỗi, tạm
thời không nhớ đại văn hào hay triết gia nào đă nói câu này và chẳng
biết trích dẫn như vậy có đúng nguyên văn hay không. Ai biết th́ xin
mách bảo, cám ơn)...
Vĩnh Hảo
(viết cho ngày sinh của chó, 30/11/2005)