Có lẽ trong số những người cầm bút, tôi
là người viết về người mẹ của ḿnh ít nhất. Nhiều lúc tự hỏi, cũng có khi
người khác hỏi đến mà tôi vẫn không hiểu v́ sao, không biết trả lời sao.
Tôi sống xa nhà lâu năm, thỉnh thoảng
mới liên lạc với mẹ. Nhưng tôi luôn thấy mẹ ở trong tôi. Không chỉ thấy bằng
h́nh ảnh, mà chính là cảm được cái t́nh thâm của mẹ luôn dạt dào, bàng bạc,
dàn trải, bảo bọc, âu yếm, vỗ về tôi. Có lẽ v́ vậy mà trong tôi không có
sự thôi thúc để nói hay viết một lời nào về mẹ nữa. Giống như người ta không
cần phải viết hay nói nhiều về không khí để thở.
Năm nay, nhân mùa Vu Lan, tôi được
diễm phúc đi thăm mẹ. Nói tôi đi thăm mẹ là nói với những người ở hải ngoại mà
thôi, chứ thực ra, chính là mẹ đă đi thăm tôi.
Mẹ tôi già yếu, rất sợ lên cao, chưa bao
giờ ngồi máy bay. Vậy mà bà đă nhận lời đi Thái Lan để gặp tôi và người chị
đang làm việc tại một trường Đại học bên đó. Tôi có đoạn đường dài từ Los
Angeles đến Bangkok (vừa bay, vừa chờ đợi chuyển tiếp) mất hơn 24 giờ đồng hồ;
chị tôi có đoạn đường xe lửa từ Bắc Thái-lan đến Bangkok khoảng 10 giờ đồng hồ;
trong khi đoạn đường của mẹ từ Sài-g̣n đến Bangkok chỉ trong ṿng 1 giờ đồng
hồ. Thế mà hai chị em chúng tôi đều cảm thấy rằng chúng tôi được mẹ đích thân
đến thăm. Sức khỏe yếu kém, tâm lư bất an hăi sợ về chuyện lên cao và đi xa,
mẹ đă quyết tâm vượt qua tất cả để đến với chúng tôi, thăm chúng tôi nơi một
đất nước xa lạ.
Đất nước Thái Lan này, 17 năm trước, đă
dung nạp tôi khi tôi đặt chân đến làm người tị nạn. Giờ này, lại thêm một lần
làm nơi tương phùng cho mẹ con tôi.
Mẹ mang cho chúng tôi những mẩu bánh in
đậu xanh, gọi là quà quê hương. Người làm bánh in tại gia muốn về hưu, không
nhận làm bánh nữa, nhưng mẹ tôi năn nỉ người ấy làm đợt bánh cuối cùng để mẹ
mang theo làm quà cho con cái xa quê. Gặp cô bạn tri âm đi theo tôi, mẹ nói:
"Me từ Nha Trang vào Sài-g̣n, rồi từ Sài-g̣n sang đây, tâm ư âu lo, chẳng dự
đoán được hành tŕnh tốt-xấu thế nào nên chẳng dám mang theo thứ ǵ... không
có ǵ làm quà cho con." Cô bạn tôi ôm hôn mẹ, nói: "Me đường xa sang đây là
món quà lớn của chúng con rồi, đâu cần mang quà ǵ khác nữa." Vâng, đúng như
vậy. Đối với chúng tôi, việc mẹ lên đường đi xa, ra khỏi nước, là một sự kiện,
là một vấn đề. Phải là quan trọng lắm, phải là nhiều quyết tâm lắm, mẹ mới có
thể thực hiện một chuyến đi xa bằng máy bay như vậy.
Tầm quan trọng của chuyến đi, cũng như
sự quyết tâm của mẹ c̣n được bồi thêm, hiểu rơ hơn, khi chúng tôi ngồi quây
quần bên mẹ, nghe mẹ tiết lộ về mẩu giấy nhỏ mẹ viết vội ở pḥng chờ đợi tại
phi trường Tân Sơn Nhất. Mẩu giấy ghi lại lời nhắn nhủ cuối cùng của mẹ với em
trai của tôi, đứa em phụ trách đưa mẹ đi xa,
pḥng khi mẹ có mệnh hệ ǵ:
"B́nh tĩnh, b́nh tĩnh!
Nghe me dặn đây: nếu định mệnh của me là hôm nay, con cứ thẳng đến Thái, gặp
các anh chị. Me ưng về lại Sài-g̣n, hỏa thiêu, đưa về Long Sơn lạy Tam Bảo,
lên Kim Thân... Các con giữ thanh tịnh, giữ Tâm Đạo là hiếu với me. Me được
vút lộng lên cơi mây trời cao rộng, là điều tâm niệm, vậy các con nên tạ ơn
Phật trời. Đừng nên đổ lỗi cho nhau.
Me hôn tất cả các con, dâu, rể, các
cháu của me."
Lúc đọc đến câu "Đừng
nên đổ lỗi cho nhau..." mẹ tôi ngưng lại giải thích rằng mẹ không
muốn anh chị em khác trong nhà đổ lỗi cho tôi. Bởi v́ giai do trăm sự của
chuyến đi này chính là tôi, do tôi thúc đẩy, yêu cầu, năn nỉ mẹ... từ nhiều
năm trước, để cho tôi được gặp mẹ, v́ tôi không thể về nước được.
Nghe mẹ đọc lời trăn trối như thế, tôi
thật không biết phải tạ ơn và sám hối với mẹ thế nào. V́ chính lúc ấy, dù
không bị ai trách móc, đổ lỗi, bỗng dưng tôi lại có ư tự trách, tự đổ lỗi cho
ḿnh. Nếu thật có chuyện ǵ xảy ra cho mẹ, tôi làm sao có thể tha thứ được cho
tôi!
Nhưng rồi mọi việc đều êm thắm và mẹ con
chúng tôi đă có những giờ phút sum vầy vui vẻ, cảm động. Mẹ con chúng tôi
chẳng có ǵ nhiều để nói và kể cho nhau. Thường
th́ tôi ngồi một bên, nắm lấy hai bàn tay
gầy yếu xương xẩu của mẹ, c̣n mẹ th́ thỉnh thoảng lại ôm hôn nơi má tôi. Hôn
tôi như hôn một đứa bé con.
Buổi sáng 14 tháng 7 âm lịch, một giờ
đồng hồ trước khi rời khách sạn để ra sân bay, mẹ tôi ngồi im lặng một lúc,
sáng tác hai bài thơ, một bài tặng chị tôi, một bài tặng tôi.
Giờ phút cuối, mẹ ôm tôi, hôn nơi má tôi
thật lâu. Tôi hôn lên trán cao của mẹ. Sau đó, mẹ và chị tôi ôm nhau khóc. Rồi
mẹ bước vào cổng hải quan.
Từ lúc được đón mẹ ngày đầu tiên đến khi
đưa mẹ ra về, tôi chỉ có cười sung sướng. Chưa hề khóc một lần trong suốt thời
gian ấy. Chỉ đến khi mẹ đi rồi, đọc bài thơ của mẹ tặng nhân mùa Vu Lan, tôi
mới rớm lệ, và thấy thương nhớ mẹ vô cùng. Tôi lại muốn được gặp lại mẹ ngay
lúc ấy, để ôm hôn mẹ thật lâu, thật lâu hơn nữa...
Đây, bài thơ chia tay của mẹ gửi lại cho
tôi:
VU LAN - THÁI LAN
Nao nao một chuyến Thái Lan
Trong ta điện ngọc cung vàng nhập Thơ:
Tạ ân Từ Phụ huyền cơ
Ban cho mẫu tử những giờ gặp nhau
Xót xa đă dịu niềm đau,
Nhớ thương hàn gắn vết sâu tháng ngày.
Run run cảm xúc ṿng tay
Hôn con mà tưởng con ngày bé thơ...
Rạng ngời cười ấm hương Thơ,
Điệu vần tia mắt ngấn mờ lệ vui.
Mùa Vu Lan, đất Thái Lan
Bất ngờ "Đạo Hạnh" (*) cung đàn năm
xưa
Một trăm lẻ tám Đại thừa (*)
Liên hoa nở trước kịp mùa Báo Ân.
Hiếu tâm con đă kính dâng
Hóa nguồn hóa suối tinh thần mẹ vui.
(Sáng 29/8/2004)
Vĩnh Hảo
____________________
(*) Một trăm lẻ tám trang thơ trong đó
có nhiều bài được sưu tập lại từ tập thơ "Hương Đạo Hạnh" của mẹ tôi, đă được
xuất bản nhiều năm trước. Đoạn này nói niềm vui bất ngờ của mẹ khi nhận được
chính thi phẩm của bà do tôi thực hiện: "Cuối Đời Lọc Những Tinh Sương".
Xin đọc "Đôi Lời Vào Tập".