TẠP GHI

Trang chínhThơ  |  Văn  |  Tác phẩm  |  Đọc thơ  Nhạc chọn lọc  |  Trang Phật giáo  |  Liên lạc

horizontal rule

 

 

 

TIẾNG CHIM

 

 

Buổi sáng mùa thu, nắng vàng lung linh trong vắt nhưng trời hăy c̣n lạnh. Mọi người đều phải mặc hai lớp áo, dù văn pḥng có vặn máy sưởi.

Tôi đang ngồi gơ chữ bỗng một con chim vụt bay vào, đậu ngay trước mặt, rồi nhảy vài bước trên bàn phím, đứng im, ngước nh́n tôi, kêu chíu chít. Con chim thật đẹp, không biết giống chim ǵ. Tôi chưa từng gặp một con chim đẹp lạ như thế. Nó không có sắc màu sặc sỡ. Toàn thân nó khoác lớp lông trắng như tuyết, làm nổi bật hai con mắt tṛn nhỏ đen láy và cái mỏ màu cam nhạt thật xinh. Phải chăng là chim oanh vũ? Con chim này trông giống con chim trắng tha xâu chuỗi trong h́nh vẽ đức bồ-tát Quán Thế Âm; chỉ có điều là thân nó thật bé nhỏ. Vừa kinh ngạc, vừa thích thú, tôi nói chuyện với nó:

“Ǵ đó chú? Muốn ǵ đây?”

“Chíp, chíp, chíp chíp...”

“Sao lại chui vào tới đây? Có chuyện ǵ? Chú bị lạnh phải không?”

“Chíp, chíp, chíp, chíp...”

Lạ chưa! Từ ngoài bay vào đây, phải qua pḥng tiếp khách có một người đang trực, lại ngang qua hành lang nhỏ cũng có một người đang ngồi xếp giấy, thẳng đường vào trong là pḥng rộng của nhà in, có hai người thợ đang chạy máy, sao chim không ghé thăm người nào theo “đường chim bay” lại 'quẹo' vào pḥng làm việc của tôi, đậu trên bàn phím mà làm quen!

Chim đậu ngay trên bàn phím, không thể gơ chữ được. Tôi thử đưa nhẹ bàn tay thăm ḍ chú: nếu chú sợ mà bay th́ thôi, làm việc tiếp; nếu chú không sợ th́ có thể làm bạn. Chú không sợ chút nào, mà c̣n nhảy phóc lên ḷng bàn tay tôi, vẫn cứ ngước cổ nh́n tôi với hai đôi mắt tṛn đen láy, miệng liên tục kêu chim chíp. Ngay khi ấy, một cảm xúc trong sáng dâng nhẹ trong ḷng tôi, rồi tràn ngập bằng một nỗi hân hoan vô bờ. Tưởng chừng ước mơ một thế giới ḥa b́nh đă thành tựu. Tưởng chừng chúng sanh các loại vui ḥa chung sống, chẳng c̣n biên giới của chủng loại, ngữ ngôn.

 

Thương và tin nhau, có ǵ là khó. Tại sao chúng ta đă mất hết ḷng thương yêu và niềm tin cậy giữa người với người trong cuộc sống? Giữa người và người như thế, giữa người và muôn loài sẽ ra sao? – Hoàn toàn ly cách! Tham vọng, thù hận và u mê khiến chúng ta xa nhau, nghi ngờ nhau. Mỗi cá thể trở thành một đảo nhỏ giữa đại dương mênh mông, hay như một con ốc bé mọn trên băi dài hiu quạnh. Tiếng nói giữa chúng ta, dù được thông dịch bằng những phương thức khoa học và hữu hiệu nhất, thông minh nhất, giản lược nhất, vẫn không dẫn chúng ta đến gần nhau, vẫn không đưa chúng ta đến sự cảm thông, ḥa hợp. Cả thế giới này, chỉ là sản phẩm từ sự manh động cuồng điên của những tham vọng, kiêu hănh. Tiếng nói, trở thành huyễn ngữ. Văn tự trở thành vọng ngôn. Nhan nhản chung quanh chỉ c̣n là những khẩu hiệu, bích chương dẫy chết...

 

“Chíp, chíp, chíp, chíp...”

“Sao đó, muốn ǵ hả chú chim oanh vũ? Chú đói rồi hả? Muốn ăn chút ǵ không? Được rồi... để tôi t́m bánh ḿ và nước uống cho chú hỉ?”

Tôi đem chú chim ra khỏi pḥng, khoe với mấy người cùng làm việc. Ai cũng thấy lạ, thấy thương chú chim bé nhỏ trắng phau như tuyết.

Tôi lấy thùng giấy làm cái nhà tạm cho chú chim. Đặt vào thùng một cốc nước nhỏ, một mẩu bánh ḿ bẻ vụn, rồi đặt chú vào thùng. Chú không chịu rời, hai chân với tám cái móng dài thanh thanh cố bấu lấy ḷng bàn tay tôi.

“Sao vậy, chú ở tạm đây đi, có thức ăn thức uống đàng hoàng rồi, c̣n muốn ǵ nữa. Tôi phải làm việc, không có chơi với chú suốt ngày được đâu. Chiều sau 6 giờ mới đem chú về nhà, chịu không?”

Chú chim vẫn bám lấy tay tôi, dụi cả đầu và cổ vào cườm tay tôi, luôn miệng kêu lên chim chíp.

Thấy thương quá, tôi cũng không muốn rời chú, nhưng công việc nhiều, tôi đành quyết định gở chú ra khỏi tay ḿnh, đặt chú vào thùng, đóng vội bốn nắp lại. Trước khi đóng nắp, tôi thấy chú đứng giữa thùng, ngước nh́n tôi, tiếp tục kêu những tiếng chim chíp. Đôi mắt có vẻ hờn trách, thật tội nghiệp. Nhưng tôi đành vậy. Phải làm việc.

“Chú ở đó chơi chờ tôi đem chú về nhà chiều nay hỉ? Bay lang thang bên ngoài coi chừng người ta hay là mấy con chim lớn ăn hiếp chú đó. Tôi thực sự muốn mang chú về, ráng chờ đợi tôi nha.”

Tôi tiếp tục làm việc, gơ chữ, tŕnh bày sách báo. Thỉnh thoảng tôi ngừng tay, im lặng lắng nghe động tĩnh từ cái thùng. Không ǵ hết. Không có tiếng kêu. Không có tiếng cục cựa. Lại làm việc. Một lúc, thấy im quá, rón rén đến bên thùng, nh́n vào khe hở. Trong khoảng tối mờ mờ, chú chim đứng im như là đang ngủ. Tôi yên tâm trở lại bàn làm việc.

 

 Tại sao chúng ta cứ phải làm việc, làm việc, làm việc? Nếu không làm th́ không sống được. Không sống được th́ không thể hiểu nhau được. Làm việc là động năng kinh tế, là nhịp cầu tương quan xă hội. Người ta luôn nói vậy, nghĩ vậy. Không làm việc th́ không ai hiểu ḿnh, không ai thấy ḿnh hiện hữu. Không làm việc th́ coi như đứng ngoài lề. Người ta chỉ hiểu được ḿnh khi ḿnh đứng vào trong ṿng đai của xă hội. Nhưng mặt khác, khi tất cả thời giờ của ḿnh dồn vào cho công việc, ḿnh cũng cắt đứt cơ hội để tiếp xúc nhiều hơn với con người, với muôn loài, với thiên nhiên...

 

 Bỗng nhiên, chú chim vung cánh, đập vẫy rột rạt trong thùng. Dường như chú muốn bay, muốn ra khỏi cái thùng ấy. Tôi vội đến bên:

“Ǵ đây? Ngột ngạt muốn ra phải không? Được rồi, được rồi, đừng có vùng vẫy nữa, tôi cho ra nè.”

Nhẹ nhàng mở nắp thùng, nh́n vào. Chú chim thấy tôi mở nắp th́ ngưng đập cánh vung vẩy, từ một góc thùng, quay người lại, bước vài bước ra giữa thùng, ngước nh́n tôi, kêu chíp chíp. Tôi khẽ đưa bàn tay xuống, chú nhảy phóc lên ngay, rồi bấu hai chân chặt vào ḷng bàn tay tôi, kêu lên chíu chít, với giọng khẩn khoản, van nài.

“Được rồi, ở đây buồn lắm phải không, ra ngoài chơi với tôi nè. Ái cha, sao chú run dữ vậy, bị lạnh phải không?”

Tôi bụm hai bàn tay lại với nhau, cho chú chim nằm gọn bên trong, hà hơi ấm cho chú. Chú nằm im một lúc, rồi cựa quậy, ngúc ngoắc cái đầu như muốn nói ǵ đó. Tôi hé hai bàn tay ra, thấy chú ngước nh́n tôi, vẫn đôi mắt đen tṛn dễ thương, nhưng lần này, đượm vẻ khẩn cầu, tha thiết lắm, khiến tôi bất giác muốn rơi lệ. Tôi nâng chú lên gần sát mặt, hôn nhẹ lên đầu chú; rồi một tay vuốt nhẹ trên gáy chú, tôi đổi giọng hỏi:

“Con cần ǵ? Con có bệnh hả? Con... sắp đi rồi sao?”

Chú chồm lên, chồm lên, kêu chíp chíp liên tục, có vẻ gấp rút, thành khẩn lắm. Tôi không c̣n nghi ngờ ǵ nữa. Tôi biết chú sắp hóa kiếp.

“Con biết niệm Phật không? Niệm Phật theo nha. Nam mô Phật, nam mô Phật, nam mô Phật...”

Nghe tôi niệm Phật, thân chú như an tịnh, không run rẩy, không vùng vẫy chồm lên nữa. Chú đứng im, vẫn ngước nh́n tôi, đôi mắt đen láy ươn ướt, há mỏ kêu chíp, chíp, chíp... từng tiếng nhịp nhàng, chậm răi, ḥa nhịp theo tiếng niệm Phật của tôi, rồi thưa dần, nhỏ dần, rồi duỗi hai chân, xuôi hai cánh, hạ thân phóng ra một viên phân trắng tinh như tuyết, tṛn nhỏ như hạt ngọc.

Tôi mang chú ra khỏi pḥng, vừa bước đi vừa lớn tiếng niệm Phật. Những người cùng làm việc thấy chim nằm bất động trên tay tôi, lại nghe tôi niệm Phật như thế, biết là chim đă hóa kiếp, nên đều niệm Phật theo.

Buổi chiều, trước khi rời chỗ làm để về nhà, tôi và người bạn thân đem chôn “chim tuyết oanh vũ” dưới gốc cây phượng tím trước sân.

Đă chín năm trôi qua kể từ khi chim hóa kiếp, tôi vẫn không sao quên được đôi mắt thành khẩn  và tiếng kêu tha thiết của chú. Người ta nói, chim sắp chết th́ tiếng hót thảm thiết, người sắp chết th́ nói lời chân thành. Tôi không nghe được tiếng hót của chú thế nào trước đó. Chỉ nghe được những tiếng kêu ngắn, đứt quăng, của một mạng sống khi sắp ĺa đời. Tiếng kêu ấy, không khác ǵ tiếng kêu của đồng loại tôi trên thế giới này. Van vỉ, tha thiết, chân thành. Nhưng đồng loại của tôi, không lẽ chỉ đến khi sắp chết mới có lời chân thành? Vậy suốt thời gian sống mạnh chỉ dùng những lời đăi bôi, ngụy trá để tiếp xúc với nhau và không bao giờ nói hết sự thật hay sao? Và làm sao biết được ḿnh sắp chết? Có ai thường trực sống, có ai thường xuyên nghiệm thấy cái chết có thể đến với ḿnh bất kỳ lúc nào?

 

 Nhu cầu sống là bản năng. Nhu cầu bám lấy sự sống bằng sự chuyển kiếp, tái sanh, cũng là bản năng. Chẳng riêng ǵ loài người mới có nhu cầu ấy. Loài khác cũng có. Nhưng có nhiều nhu cầu của loài người mà loài khác không có, không cần có: danh vọng, thịnh vượng và sự tiện nghi. Từ những nhu cầu này mà con người miệt mài sống trong chấp tranh, hận thù, đố kỵ, hèn kém...

 

 Chim oanh vũ trắng chỉ đến với tôi trong ṿng vài giờ đồng hồ ngắn ngủi, nói với tôi rất ít; nhưng tiếng chim ngân măi trong tôi như tiếng chuông đồng chiều hôm buông xuống đời thống khổ. Tôi không làm sao quên được đôi mắt đen tuyền long lanh, cái mỏ màu cam nhạt dễ thương, đôi chân nhỏ móng dài xinh xắn. Chim đến, trao cho tôi vẻ đẹp mong manh, kỳ ảo của muôn sự muôn vật trên thế gian này. Những tiếng kêu ngắn mà lại đi vào nơi sâu thẳm, dài lâu, bất tận.

Vĩnh Hảo

15/5/2006

 

______________________

 

Ghi thêm (6 năm sau bài viết trên):

Oanh Vũ trắng là do ḿnh không biết và thích gọi nó theo cảm nhận như vậy thôi. Tra t́m trong Wikipedia th́ cả tên tiếng Anh lẫn tiếng Việt đều không phải tên đó. Tiếng Anh là white zebra finch, tiếng Việt là chim manh manh trắng. Trong h́nh, đúng là loài chim mà tác giả nói đến trong bài viết. Việc xảy ra từ cuối năm 1997.

...

15 năm sau, kể từ ngày ấy... Tháng 5, năm 2012 dự lễ Phật Đản tại một ngôi chùa nhỏ thuộc thành phố Garden Grove, lại có nhân duyên tiếp nhận một chú chim y hệt. Lúc ấy chùa đông người. Tăng, ni, phật-tử đông đủ; vị ḥa thượng trụ tŕ không nhờ ai, lại kêu tôi (lúc đó đang ngồi tại pḥng khách): "Có con chim cứ bay qua bay lại dưới bếp, không chịu ra ngoài, sợ người đi qua đi lại dẫm nhằm nó, VH coi đem nó ra vườn thả cho bay giùm đi." Tôi xuống bếp theo chân ḥa thượng trụ tŕ. Ông chỉ con chim đang đậu trên cao gần trần nhà. Tôi nh́n lên, thấy con chim th́ giật ḿnh: lại một "chim oanh vũ trắng"!

Tôi định bắc ghế đứng lên để đem nó xuống, nhưng chưa kịp th́ nó đă tự động bay đến cái bàn gần chỗ tôi. Tôi đưa tay chạm nhẹ vào là nó vùng bay tiếp, bay từ góc này qua góc nọ trong nhà bếp, rồi đậu nơi sóng chén bát, có mấy người đang đứng rửa. Tôi đến nói dỗ ngọt với nó: "Đừng sợ, theo ta ra ngoài nha, trong này chật chội lắm." Nó chịu đứng im. Tôi đặt nó gọn trong ḷng hai bàn tay. Nó run rẩy như thể bị lạnh. Tôi hà hơi làm ấm nó một chút rồi vừa bước ra khỏi bếp, vừa niệm Phật. Ra vườn trước của chùa, tôi mở hai bàn tay ra, nó không chịu bay. Nó có vẻ yếu, bị tật nơi chân phải, không muốn rời tay tôi. Tôi nh́n quanh, thấy khu vực này cũng không phải là an toàn để thả nó; sợ người dẫm đạp, hoặc mèo bắt. Mà đă sắp đến giờ làm lễ, nên tôi nói với nó: "Đừng sợ nha, con vào trong xe nằm nghỉ, làm lễ xong ta đem con về nhà." Tôi đặt nó trong xe, mở hé các cửa kính xuống, nó bay qua bay lại một lúc rồi dừng chân nơi góc của băng ghế sau. Tôi yên tâm đóng cửa xe, vào trong làm lễ. Xong lễ tôi vội ra xe thăm nó. Thấy tôi, nó chỉ ngước nh́n rồi đứng im. Tôi sờ nhẹ lên đầu nó bằng ngón trỏ, nó xoay cổ qua lại, tiếp tục đứng im, không chuyển động. Tôi lái xe về nhà, cho nó chơi trong pḥng khách một hồi rồi tạm đặt nó trong một cái khung nhựa lớn có lỗ thoáng, cung cấp nước và thức ăn (một ít xôi, và gạo trắng).

Thỉnh thoảng nó kêu lên từng tràng, tiếng như tiếng két. Đó không phải là tiếng hót. Tôi không ngờ nó đẹp mà tiếng kêu lại khàn đục. Nhưng chẳng biết chừng v́ nó bệnh hoạn, hoặc già, kiệt sức, không hót nữa, mà chỉ kêu giọng thảm như thế. Không biết sẽ c̣n sống bao lâu nữa đây. Có phải như con chim cách nay 15 năm, đă t́m đến ḿnh trước khi hóa kiếp? Tiếng kêu khàn đục, thê thiết phải chăng là những lời trăn trối cuối cùng của một kiếp sống?

Trong đêm, thỉnh thoảng vẫn nghe tiếng nó kêu từng tràng dài. Nghe năo nề làm sao!

Sáng sớm thức dậy, tôi đến thăm nó nơi cái lồng tạm. Thấy nước và thức ăn có vơi đi, tôi mừng, nói với nó: "Chú mi khỏe nha, hôm nay ta sẽ mua cái lồng." Nó ngúc ngắc xoay cổ qua lại, ngước nh́n tôi như muốn nói chi. Tôi bảo nó niệm Phật theo tôi. Nam mô A Di Đà Phật...

Sáng hôm đó, tôi chở con đến chùa làm lễ Phật Đản (dành cho thiếu nhi) theo chương tŕnh riêng của Gia Đ́nh Phật Tử. Thằng bé mới gia nhập làm đoàn sinh oanh vũ. Nó thích con chim lắm, nhắc tôi khi về ghé mua cái lồng cho con chim mà nó đă đặt tên. Nhưng chúng tôi chưa kịp về th́ vợ tôi gọi điện thoại riêng cho tôi, báo tin buồn "chim oanh vũ trắng" đă chết. Vợ tôi đă niệm Phật tiếp dẫn cho nó; sau đó đặt máy niệm Phật cạnh đó suốt thời gian tôi và con làm lễ tại chùa.

Chiều về đến nhà, tôi lựa lời nói cho con biết chuyện. Con tôi mặt buồn thiu, cứ hỏi tại sao, tại sao... Tôi bảo nó niệm Phật cho chim oanh vũ trắng. Một chặp thằng bé lên pḥng, nằm úp mặt trong gối một lúc. Vợ tôi hỏi nhỏ, "con buồn khóc cho chim oanh vũ hả?". Nó chối, "đâu có, đâu có..."

Qua hôm sau, cha con tôi đem chôn chim oanh vũ trắng dưới giàn bông giấy rực rỡ sau nhà.

Tiếng chim. Lại tiếng chim. Đọng măi trong ḷng.

Vĩnh Hảo

10/6/2012

 

White zebra finch (chim manh manh trắng)

 

 

 

horizontal rule

 

  Back Up Next