Vĩnh Hảo Dấn Thân Vào Các Cuộc Viễn Tŕnh
qua Thi Tập ''Chạnh Ḷng Tiếng Thơ Rơi''
Hồ Trường An
(trích Thắp Nắng Bên Trời)
Về truyện ngắn, truyện dài, tự truyện, tạp bút, Vĩnh Hảo là một cây bút ngang dọc tung hoành với một nội công thâm hậu. Nhưng về thơ, anh có vẻ lơ là, xem nó như nghề tay trái của ḿnh. Nhưng ai cấm anh hạ bút đề thơ khi anh gặp một ngẫu hứng nào đó bất chợt đến anh, lay động thần trí sáng tạo của anh. Mai Thảo, Vơ Phiến, Nguyễn Sỹ Tế, Duyên Anh... há không phải khởi nghiệp và đeo đuổi văn xuôi hay sao? Nhưng có một thoáng linh hiển nào đó, họ lại làm thơ, bơi lội vẫy vùng trong thế giới thi ca một cách thoải mái, nếu không bảo là hào hứng.
Vĩnh Hảo vào năm 1996, tung ra thị trường sách báo ở hải ngoại thi tập ''Chạnh ḷng tiếng thơ rơi'' do Chiêu Hà xuất bản.
Làm thơ và viết văn xuôi (truyện ngắn, truyện dài, tạp bút), Vĩnh Hảo như ở vào trường hợp tiêu khiển rất thực tế mà cũng rất thơ mộng. Anh nuôi một bầy chiến mă gồm có tuấn mă (như con ngưa Xích Thố của Quan Vân Trường thời Tam Quốc) hay con lương câu (như con Hạ Nguyệt Long Câu của Địch Thanh vào thời sơ điệp nhà Tống). Anh o bế cái đẹp của chúng theo nhu cầu hành xử của một nghệ sĩ, nhưng anh cũng phải bán chúng cho danh tướng trấn ải quan hay cho hiệp khách giang hồ rạng ngời khí phách. Nhưng về chuyện làm thơ, anh làm chúng ta phải nghĩ đến trường hợp anh nuôi con mèo Ba-tư với màu lông như tuyết và với cặp mắt bích ngọc xanh thăm thẳm để bậu bạn và cũng để chiêm ngưỡng cái đẹp của nó, có phải?
Vĩnh Hảo ở bài ''Lời vào tập'', viết bản tuyên ngôn cho anh hay cho khách đồng điệu với anh đây? Xin đọc:
Thơ là cái ǵ mở ra cho muôn hướng
Thơ là cái ǵ thu lại ở bên trong
Thơ là cái ǵ động đậy ở trong ḷng
Thơ là cái ǵ nằm im không nhúc nhích
Thơ là cái ǵ cất lên cao
Thơ là cái ǵ rơi xuống thấp
Cái ǵ chẳng là thơ?
Thơ chẳng phải là điều để căi vă - căi vả th́ hết thơ
Thơ chẳng phải là điều để luận bàn - luận bàn th́ hết thơ
Thơ là cái để làm
Thơ là cái không bị làm
Thơ có thể bị điều động
(bởi con tim mẫu mực thích thong thả dạo đi
một cách trịnh trọng trong vườn niêm luât và âm điệu)
Thơ cũng có thể được thả lỏng
(bởi con tim nghịch ngợm lười biếng
không ưa điều câu thúc
và chỉ muốn nhảy cỡn giữa đồng hoang)
Thơ là cái ǵ tuôn chảy
chảy bằng cách nào cũng là chảy
Chảy qua ngơ ngách nào mà chẳng nên thơ?
(trang 6)
Đây chỉ là một đoạn nhận định có tính cách bài phi lộ, bài trần t́nh hay bài tuyên ngôn ẩn náu dưới h́nh thức một bài thơ hơn là một đoạn thơ thuần túy. Trước hết, trong đoạn này, hầu như không h́nh ảnh và không một đường nét tạo h́nh nào mà chỉ phô bày quan niệm về thơ của Vĩnh Hảo. Kinh nghiệm về thơ cho chúng ta biết: những thi sĩ có óc t́m ṭi và có óc khám phá thường vạch cho ḿnh một số quan niệm, một đường lối, một tôn chỉ. Quan niệm, đường lối, tôn chỉ của mỗi cá nhân đúng hay sai, chúng ta khó thẩm định đích xác được. Chúng ta chỉ cần bài thơ có cái ngôn ngữ dành riêng cho thơ hay không? Ngôn ngữ của thơ là ngôn ngữ gợi h́nh ảnh, âm thanh, mùi vị, xúc giác chúng ta. Đó là những ǵ chạm vào các giác quan chúng ta và luôn cả những ǵ có thể khơi dậy trong ư tưởng chúng ta mọi thứ t́nh cảm, những mơ ước, những cảm khái...
Từ câu: ''Thơ là cái ǵ tuôn chảy'', chúng ta có thể tin tưởng tác giả sắp sửa đưa đoạn sau của bài phi lộ này vào cơi thơ. Dấu vết hoa đào trôi trên gịng nước sẽ đưa chàng ngư phủ Vũ Lăng t́m tới cảnh thần tiên tận cơi Đào Nguyên. Cũng thế, cái ǵ tuôn chảy (sương ngọt hay mưa lành? Máu thắm sắc son tươi hay tinh khí ấm nóng nguồn sinh lực?) là cái sắp sửa đưa tác giả vào cơi thơ. Cơi ấy được vạch nên những nét phác thảo sơ sài nhưng đôi khi cực kỳ thơ mộng, đôi khi hùng tráng và cũng đôi khi đắng đót. Xin đọc:
nhưng thường khi thơ chảy xuống
chảy từ nguồn xa đến biển rộng
chảy từ trên cao chảy xuống thấp
Hay rơi xuống:
rơi từ trên cao rơi xuống thấp
rơi từ mái ngói xuống ḷng tay
rơi từ ngọn lá xuống hiên nhà
rơi từ đầu ghềnh xuống lũng sâu
rơi từ đỉnh cao xuống vô cùng
rơi thành tiếng hay rơi trong niềm hiu quạnh
cũng từ một khoảnh khắc động đậy của tâm
tâm không động đậy th́ không có thơ
ḷng không chạnh th́ không có ǵ để rơi xuống cuộc đời.
và thơ khởi đầu từ đó
như giọt cam lồ dịu ngọt
hay như giọt lệ mặn đắng
từ một sát na chạnh ḷng
rơi.
(trang 6)
Có thể Vĩnh Hảo lúc đầu chỉ muốn viết lời phi lộ, lời trần t́nh hay bản tuyên ngôn ǵ đó để giáo đầu cho tập thơ anh. Nhưng sau câu ''Thơ là cái ǵ tuôn chảy'' anh cầm ḷng không đậu để mạch thơ cuồn cuộn tuôn ra. Anh lạc vào cơi thơ hồi nào mà anh không hay. Nhưng như thế càng thú vị chứ sao. Viết lời giáo đầu đẹp như thơ th́ càng dễ khơi nguồn truyền cảm cho độc giả, càng làm cho bài viết thấm sâu vào mạch cảm hoài của độc giả. Ít ai có dịp khi viết bài giáo đầu lại đi lạc vào cơi thơ như anh.
Theo Vĩnh Hảo th́ tâm không động th́ không có thơ. Vậy th́ thơ không bắt nguồn từ cái tâm tuyệt đối rỗng rang, từ cái tâm không bị một gợn vọng thức nhỏ nhít che mờ (Chân Tâm). Chính cái vọng thức sản sinh những xúc cảm, những cảm khái, những hoài niệm để kích thích vào thần trí sáng tạo của thi nhân mới làm cho các đương sự được khơi nguồn ngẫu hứng để h́nh thành những bài thơ. Những t́nh cảm dù dịu dàng khinh khoái tới đâu một khi đă chạm vào thần trí sáng tạo cũng làm cho cái tâm bị động. Nhưng đó là những cái động thi vị, không gây những cơn phiền năo sắc bén, hung hăng.
Thi sĩ René Char há đă không có một ư nghĩ về cái tâm bị động khi định nghĩa về thơ hay sao? Rằng: ''Thơ là niềm yêu thích dục vọng hăy c̣n là dục vọng'' (''le poème est l'amour du désir dememeuré désir''). Như thế, phải chăng nếu có ham thích (một khía cạnh của dục vọng, một bản mặt của cái động) th́ thi nhân mới có thể sáng tác được thơ?
Nhưng c̣n thơ Thiền th́ sao? Thiền giả nào đă đạt cảnh giới Thiền khá cao, có định lực dũng mănh và thâm thúy th́ khi nói ra một bài kệ dưới h́nh thức một bài thơ Thiền, đương sự vẫn giữ cái tâm tĩnh lặng, không bị một niệm vi tế làm vẩn đục. Đó là cái t́nh trạng Chân Không Diệu Hữu tức là khi cái tâm đă đạt được cái Không chân thật (Chân Không) th́ tự nhiên đạt luôn cái Có kỳ diệu (Diệu Hữu). Chân Không và Diệu Hữu là hai cái đối đăi nhau, là hai mặt của một đồng tiền, có cái này tức nhiên là có cái kia. Nếu Thiền giả đă đạt cái tâm rổng rang tuyệt đối th́ chẳng cần cảm hứng khích động thần trí sáng tạo, đương sự vẫn được nguồn thơ Thiền tự động tuôn ra mà vẫn giữ cái tâm an nhiên tự tại.
Vĩnh Hảo vốn khiêm nhượng. Anh đă cho chúng ta biết rằng anh làm thơ cần có sự kích thích cơ năng sáng tạo tức là phải để cho tâm bị động. Cho nên chúng ta có cảm tưởng rằng anh không thể làm thơ Thiền. Nhưng xin ai đó chớ tin rằng anh làm thơ như bao thi nhân khác với cái tâm tục lụy dễ bị khích động bởi t́nh cảm và hứng thú. Đừng lầm!
*
Cái động đă làm cho tác giả có một cuộc sống rất người. Anh sống bằng những t́nh cảm rất lăng mạn, chẳng hạn như đối cảnh sinh t́nh, biết buồn man mác với những khung cảnh mà anh đang sinh hoạt hay đang thưởng ngoạn. Chẳng hạn như các bài:
Hương
thơm nức mùi hoa lạ
từ đâu vào trong chăn
khẽ khàng nâng liếp cửa
mới biết là huơng trăng.
(trang 16)
Tiếng thơ rơi
mơ màng thùy dương rũ
gợi t́nh sóng trùng khơi
mang mang bờ bến cũ
chạnh ḷng tiếng thơ rơi.
(trang 32)
Heo hút
quán cũ vắng người xưa
một ḿnh châm điếu thuốc
cà phê đă đắng chưa
mà t́nh xa heo hút?
(trang 42)
Không về
con chim nhỏ hôm qua
không về đậu bên cửa
mưa thu quạnh bờ xa
người đi không về nữa.
(trang 58)
Không ngủ
chim về không tiếng gọi
xếp cánh gục đầu im
mẩu thuốc rơi đâu đó
ho khẽ giữa trời đêm.
(trang70)
Gợi nhớ
có con chim nào hót
trên nhánh bằng lăng khô
giọng buồn mà thánh thót
gợi nhớ tiếng hư vô
giọng buồn mà thánh thót
gợi nhớ tiếng ni cô
có con chim vừa khóc
trên nhánh bằng lăng khô.
(Trại giam B5, Biên Ḥa 1986, trang 23)
Thơ anh tuy đẹp óng ả mịn màng như tơ, dịu nhẹ như khói thơm tỏa từ b́nh ngự hương, như mảng tuyết hay như cánh hoa mỏng rơi bên thềm, nhưng không có những cụm từ được chạm trổ tinh xảo, không có những ngữ pháp tân kỳ, không có luôn những h́nh ảnh hoa lệ. Ư t́nh của thơ anh rất trong sáng, trong như nước hồ thu, sáng như ánh thiều quang. Lại nữa, thơ c̣n thấp thoáng hồn thơ Đường, hồn thơ Tống dù không có lồng phong cảnh nước Trung Hoa, dù không có những nét tạo h́nh trong tranh Tàu đi nữa. Nhưng mà nhằm nḥ chi. Thơ vẫn đi sâu vào ḷng người bằng một cơn gió reo phơi phới, bằng một ánh trăng mộng mị, bằng ánh nắng hanh hao, bằng thứ t́nh cảm ngan ngát như một làn hương trong cuối góc vườn heo hút.
Ở bài ''Hương'', hai câu chót gói ghém cái tác động lên thị giác (ánh trăng) và cái tác động lên xúc giác (mùi hương) để cả hai trùng lẫn nhau một cách khéo léo. Thật ra đó chỉ là mùi hương tỏa trong ánh trăng, nhưng qua một chiêu cảm kỳ diệu, tác giả tưởng chừng trăng tỏa hương chẳng những ở ngoài căn buồng mà c̣n thấm vao gối chăn.
Ở bài thứ hai có thùy dương, có sóng trùng khơi th́ đây là cảnh bên bờ biển. Từ bờ biển bên này ngóng về bờ cũ bên kia tức là người thơ đang ''chạnh ḷng tiếng thơ rơi'' tức là đang xao xuyến bởi t́nh hoài hương. Nỗi niềm ấy chỉ có thể diễn tả bằng thơ.
Bài thứ ba thể hiện một người cô đơn ngồi trong quán cà phê, cảm thấy hương vị cà phê không thấm vào cơi thưởng ngoạn của ḿnh mà chỉ cảm thấy cái quạnh hiu dằng dặc của ḿnh v́ không không có sự hiện diện của người yêu.
Cũng vậy bài thứ tư là cảnh mùa thu trong đó có người cô đơn đang mong đợi người xưa đă bỏ đi không trở lại, con chim đậu bên khung cửa cũng bỏ đi. Chắc chắn con chim này gợi lại h́nh bóng người xưa. Mà cũng có thể nó tượng trưng cho người xưa hoặc gây cho người cô đơn ḍng liên tưởng đến người xưa. Nàng một khi đă ra đi là đi biền biệt, bỏ lại người mong chờ trên bến thu hiu quạnh.
Ở bài áp chót, con chim lại trở về, người đi vẫn như bóng chim tăm cá. Chắc chắn con chim này không phải là loại chim đưa thư, nên người cô đơn không nhận được âm hao ǵ của người yêu. Con chim trở về v́ nhớ canh cũ, thế thôi!
Ở bài chót, chỉ có tiếng chim kêu trên nhánh bằng lăng khô mà tác giả nhớ đến ''tiếng hư vô'' (sic), sau đó lại nhớ tiếng ni cô. Con chim kêu khóc, tiếng ni cô đă ch́m vào cơi hư vô, có thể là cơi chết hay cơi siêu sinh trên chốn An bang Tịnh độ. Con chim khóc hay tiếng chim rơi vào cơi ḷng đang nức nở của tác giả nên biến thành tiếng khóc theo sự chiêu cảm của tác giả?
Thơ anh rất lăng mạn, nhưng không than thỉ ỉ ôi huyên náo, không rên siết năo nùng như loại thơ thời tiền chiến. Cái điềm tĩnh của Vĩnh Hảo trong giây phút chạnh ḷng làm cho sự truyền cảm trong thơ rất trong sáng, rất nhẹ mà cũng rất sâu sắc ư t́nh và rất thấm thía mối u hoài. Đó cũng là cái kỳ đặc trong loại thơ lăng mạn của Vĩnh Hảo. Thơ trong ngần như pha lê mà vẫn gây bóng khói h́nh sương thời dĩ văng của cuộc t́nh theo ḍng liên tưởng và theo bước chân mường tượng trong tâm trí người đọc. Thơ có vẻ khô ráo như khung trời đẹp nắng, nhưng người đọc lại cảm nhận một niềm tâm sự ướt át thấm sâu vào ấn tượng của ḿnh.
*
Qua những bài thơ trên, chúng ta chỉ đoán được tác giả đă có vài ba cuộc t́nh. Nhưng anh không nói rơ boong ra ḿnh đang sầu t́nh. Tuy nhiên ở những bài sau đây th́ chúng ta thấy trong mỗi bài đều có một bóng hồng. Tác giả gọi người yêu bằng tiếng ''em'' rất âu yếm. Đó có phải là một nàng thơ độc nhất được phân thân ra nhiều người đẹp để xuất hiện trong một số bài thơ của Vĩnh Hảo? Hay là đây gồm nhiều người đẹp từ cuộc đời tác giả nhảy vào tập thơ, biến thành một hội quần phương của muôn hồng ngh́n tía, để đưa vào cơi thưởng ngoạn của độc giả biết bao là cuộc diễm t́nh lệ sử?
Muộn
phố rộng
chiều qua mau
đèn lên chấp chóa màu
vội vàng em khép cửa
bên đường nghe tim đau.
(trang 10)
Ngồi im
trải tóc trên bàn học
em ngủ một giấc êm
thức dậy nh́n ngơ ngác
thấy một gă ngồi im.
(trang20)
Nhớ sông xưa
con sông nào ngày xưa
đưa thuyền nhỏ em về
bây giờ chỉ thấy mưa
rơi trên phố
năo nề.
(Nha Trang 1978, trang 26)
Chỉ một lần
thấp thoáng bóng giai nhân
bước ngang khung cửa rộng
bao thu lá vàng sân
chờ ai dài nẻo mộng.
(trang 36)
Chờ
gió lạnh lùa ngang vai
em đi hai tuần dài
trở trăn đêm về muộn
chờ em đến ngày mai.
(trang40)
Chờ em
chim đă hót mà ngày chưa rạng
hương tóc ai c̣n vương gối mây
xa nhau mới biết t́nh vô hạn
tựa cửa bâng quơ đếm tháng ngày
ôi nhớ môi cong sầu man dại
ôi mắt lệ nào khóc chia tay
pḥng hẹp giờ sao mênh mông quá
đốt điếu vô thường
mơ dáng ai.
(1995, trang 52)
Vẫn qua
ôm em ṿng tay nhỏ
quên đời nhốn nháo qua
mười năm ḷng chưa tỏ
mà nay anh đă già
(trang 56)
Chúng ta không thể phủ nhận rằng thơ t́nh yêu của Vĩnh Hảo dù có cấu trúc tinh vi thật đấy, nhưng nó không c̣n gây tiếng vang náo nức và say đắm trong ḷng kẻ cùng thế hệ với anh và những kẻ thuộc thế hệ trước anh. Bởi sao? Họ đều đă bỏ tuổi nửa chừng xuân một quăng khá xa hoặc đă vào sâu trong buổi tà dương cuộc đời. Cái thơ mộng của thơ anh cũng đă cách tầm tay với của họ quá dài quá xa, nên họ bắt hụt ư t́nh của anh luôn luôn. Nhưng không sao. Có nhiều bài thơ trong chùm thơ nầy có thể khêu gợi một vài chặng quá khứ, một mớ kỷ niệm cho một số độc giả nhớ nhung quá khứ. Họ sẽ cảm thấy thơ anh như một khúc phim chiếu sáng lên màn kư ức họ những dư ảnh, những chặng sống mà họ đă tham dự, đă nhập cuộc nên họ không thể nào quên được chúng. Do đó, họ sẽ xem chùm thơ này là tiếng nói của người bạn thân hoặc tiếng người yêu từ cơi dĩ văng xa xăm mù mịt vọng về.
Tiếng thơ t́nh yêu của Vĩnh Hảo chẳng những không sôi nổi háo hức mà lại đằm thắm đến độ hơi uể oải, hơi thờ ơ nguội lạnh. Độc giả nào khao khát yêu đương cuồng nhiệt chỉ thích thú kỹ thuật cấu trúc thơ điêu luyện của anh mà thôi. Nam độc giả lăng mạn hết thuốc chữa sẽ không xem anh là người đồng điệu có thể chia sẻ tâm t́nh với họ. Nữ độc giả ôm riết giấc mộng ngày xanh sẽ không bắt gặp ở anh tiếng nói của người t́nh muôn thuở. Nhưng đối với những độc giả có kinh nghiệm sâu sắc về nghệ rhuật thưởng thức thơ th́ lại t́m thấy cái t́nh ư kín đáo của anh thể hiện được cái tươi son bén sắt của một trái tim yêu đương chân thật và tâm hồn bền bỉ thủy chung. Nhưng nghĩ cho cùng, cái ǵ ồn ào, sôi nổi và nồng nhiệt quá độ cũng giống như ngọn lửa rơm cháy phừng lừng lẫy để rồi mau tàn lụi.
Lại nữa, có nhiều độc giả từ lâu thưởng thức nhưng loại thơ đủ mọi trường phái tân kỳ. Những loại thơ ấy thường làm họ mệt nhọc v́ họ phải săn lùng t́nh ư của tác giả. Bây giờ đọc lại thơ t́nh yêu b́nh đạm, kín đáo và thiết tha của Vĩnh Hảo, họ có cảm tưởng như gặp lại những món ăn quen thuộc và thích hợp khẩu vị của họ hồi nhiều năm về trước. Giờ đây được thưởng thức lại những món ăn cũ ấy, họ vẫn tưởng chừng hương vị mến yêu xưa được tái sinh, có thể khơi lại vị giác và khứu giác họ những khoái cảm thắm thiết.
Vĩnh Hảo chắc thừa biết thơ t́nh yêu của ḿnh khó thể quyến rũ độc giả cấp tiến, cái cấp tiến đến độ thời thượng kiểu cách. Nhưng anh vẫn giữ niềm tin rằng thơ t́nh yêu của anh vẫn không phải là những bài non nớt, lỡ tay. Mà quả vậy. Thơ loại ấy của anh có kỹ thuật vững vàng, một nội công thâm hậu. Dù giới cấp tiến có cho nó lỗi thời, nhưng nó vẫn là những bài thơ bắt nguồn từ nội lực chân truyền của anh. Anh sáng tác chúng không cần cho mọi tầng lớp độc giả đọc, mà dành cho những kẻ mà anh yêu dấu, những kẻ có chung kỷ niệm và chung nhịp đập quả tim với anh. Thế là anh đă đạt được niềm mong mỏi thiết tha rồi. Và kỳ diệu hơn, chắc anh cũng thừa biết song song với những bài thơ t́nh yêu, anh có thể trước tác những bài thơ có tầm vóc lớn, lộng lẫy những nhân sinh quan uyên thâm, chói chang những tư tuởng thấm nhuần ánh sáng tâm linh.
*
Đôi lúc, Vĩnh Hảo tỏ ra táo bạo và trào lộng khi làm thơ t́nh yêu. Tuy nhiên cái táo bạo lại được lồng trong một khung cảnh thơ mộng hay trong cái nhân sinh quan kỳ đặc làm độc giả rờn rợn trước sự mầu nhiệm khó tả.
Hoa khai
đèn dầu không dám dốt
khe cửa lặng nh́n qua
nàng phù dung cởi áo
trắng phau
ṿm ngực hoa.
(Long Thành 1984, trang 13)
Cái trào lộng của anh cũng ôn nhu, phơn phớt chớ không sa đà quá trớn. Quanh đi quẩn lại cái khôi hài ấy cũng nằm trong hai vấn đề đạo và đời cùng cái yếu ḷng của con người trước ánh sáng tâm linh bị bao phủ bởi những bóng mây cám dỗ vây bọc xung quanh.
Đùa
biết em là chúng sinh
nên yêu rất miệt mài
v́ mai em thành phật
ta đùa với ai đây?
(trang 44)
Xin đừng đến
mai anh vào chùa tu
không cần em đến lễ
ngày anh thăng niết-bàn
xin cũng đừng ghé sang
phật môn và niết bàn
rung động bóng em ngang
thôi th́ tha anh nhé
để anh tu đàng hoàng...
(trang 53)
Vĩnh Hảo đâu có thể chịu dừng lại ở cơi thơ thuần túy. Anh từ những rung động của trái tim bay phóng một cách ngon ơ vào lănh vực cao siêu hơn đem lại cho thơ ngoài vóc dáng mới mà c̣n có một chiều sâu hun hút xứng đáng với cái tài năng của anh. Anh đă bóng gió về cái bí mật của trái tim anh, rồi đem đối tượng t́nh yêu ra tŕnh bày với độc giả, rồi anh dám nói thật cái rung động của anh trước cái ngực trắng ngần mà anh bất chợt nh́n qua khe cửa, rồi anh bày tỏ cái bén nhạy và cái yếu đuối của anh trưóc cái cám dỗ của t́nh yêu và của thân xác. Đó chỉ là cái bước đầu tiên để anh lấy trớn lấy đà đột nhập vào một lănh vực lạ lẫm khác. Xin đọc bài ''Em vẫn quanh đây''. Ở đây, cái ám ảnh trong cuộc yêu đương biến thành cái bí ẩn, cái huyền nhiệm của trái tim.
từ độ xa em
bụi mờ
phai lối cũ
nhưng tôi biết em c̣n hiện hữu
đâu đây
trong tiếng thở êm
của người con gái nằm bên
trên hai đầu vú tôi thường nh́n ngắm
như là tụ điểm của hai bờ sống chết
đôi khi cúi xuống thật sâu
tôi nghe tiếng em cất lên
giữa hơi thở
dập dồn điên dại
đôi khi băng ḿnh giữa đêm lạnh
tôi thấy dáng em chập chờn
như sương
như gió
như ánh trăng sao
đôi khi
một ḿnh
bên cửa sổ
lặng nh́n con phố lạ dưới cơn mưa
tôi lại thấy em
trong hạt nước rơi
đôi khi dưới bầu trời
trong suốt
tôi thấy em tung tăng
như gió vờn theo nắng
đôi khi một ḿnh
trên núi cao
nh́n xuống đời
lao xao
tôi thấy em vẫn c̣n đó
như bao giờ
lối cũ mưa bụi
mù mịt rơi
tôi cúi xuống
ôm em
vục đầu giữa hai ghềnh sinh tử
rong chơi
(trang 73)
Bài thơ vừa nêu trên tạo cho Vĩnh Hảo một môi trường rộng lớn hơn để tài nghệ anh phát triển và thao túng. Đó là con cá vừa thoát ra khỏi vũng khỏi ao để ra hồ ra sông. Thơ mới mẻ hơn vừa về t́nh ư vừa về ngôn ngữ, có thể nhập cuộc vào ḍng thơ canh tân không ngừng nghỉ của lớp nhà thơ trẻ.
*
Cũng như bao nhiêu nhà văn nhà thơ đă từng bị tù tội khi Cộng Sản bạo chiếm miền Nam, Vĩnh Hảo khi đă chọn đất định cư bên Hợp Chúng Quốc cũng không thoát khỏi tiếng gọi một chặng đời dĩ văng nhục nhằn sau bức màn tre. Đó là t́nh yêu quê hương tổ quốc luôn chập chờn trong tâm thức người Việt tha hương. Cái t́nh đó bao gồm t́nh hoài hương và sự bất măn với chế độ xâm lăng của miền Bắc.
Ngậm ngùi
khói chiều bay
nhớ làng xưa
quê tôi xa hút bên bờ đại dương
nắng vàng phai
đời tang thương
bếp ai nổi lửa đoạn trường cuối thôn
suối đi quanh
nước đưa dồn
bâng khuâng một khóm tre buồn đong đưa
mười hai năm
dở cuộc cờ
ngẫm lại chợt thấy
ngu ngơ nửa đời
(Philippines 1987, trang 30)
Quà tặng
anh không có ǵ tặng em
chỉ có con tim đau ḷng đất nước
ôm măi trong lồng ngực ly hương
và lời thề xưa
khắc sâu lên vầng trán phiêu bồng
ngày mai chia xa
biết c̣n tao ngộ?
nửa đêm thức dậy
t́m măi một cái ǵ tặng em
mà không có
chỉ có hai chữ quê hương
thôi, em giữ lấy
nhưng không phải như kỷ vật
mà là gia sản
để sống cả một đời
hay chết cả một đời
tùy em.
(Sài G̣n 1987, trang 40)
Bước
nếu tiếng khóc không lớn bằng niềm đau
hăy cho nhau
những bàn tay chân t́nh
hăy cho nhau
những đôi chân cùng bước
nhẫn nại và im lặng
quê hương ngóng đợi
năm tháng mỏi ṃn
đừng khóc bằng giọt lệ thở than
đừng cười bằng niềm vui quên lăng
nhẫn nại
im lặng
bước.
(Philippines 1987, trang 54)
Cũng đồng thời những bài thơ nhớ quê hương, những bài thơ cổ vơ ḷng ái quốc, nhưng những bài thơ của Vĩnh Hảo lại không mặc đồng phục với thơ thời thế, thơ chiến dịch tố Cộng của những anh thợ thơ khác vốn làm kỹ nghệ thơ, chuyên môn làm sản xuất thơ một cách máy móc . Cũng cái sườn lồng đèn cũ, nhưng anh phất một loại giấy gương khác biệt, lại không vẽ nét hoa văn hoa sói (motifs) cổ truyền, mà lại vẽ những h́nh (dessins) kỳ đặc hơn, hợp với khiếu thưởng ngoạn của lớp độc giả trẻ hơn. Vả lại, những câu bày tỏ ư t́nh trong thơ thắm thiết và thâm trầm hơn, lời thố lộ của anh kín đáo ôn nhu hơn. Yêu nước, xót xa vận nước, nhưng anh không bù lu bù loa, không rên siết ớn óc Cổ vơ kiều bào, anh không rống la inh inh ỏi. Vạch rơ bạo quyền, anh không hung hăng, không dăy đành đạch. Anh tự chủ được ngọn trào ḷng của ḿnh, anh tiết giảm được đà hăm hở của vận tốc cảm hứng ḿnh.
Xin cùng đọc một đoạn trong bài thơ dài ''Hai mươi năm mộng'' :
đă có những mùa xuân đi qua
như những làn gió thốc ngang vùng mộ địa
người ta bảo rằng hăy quên đi
không có ǵ xảy ra
thù hận, chiến tranh, chết chóc...
trả đũa, kỳ thị, trù dập nhau...
tất cả cho vào dĩ văng
vâng, cái dĩ văng tối tăm ngăn trở những cái xiết tay
đầy t́nh hữu nghị với kẻ thù giàu có
thế giới bây giờ văn minh
đâu cần đo đếm dân đen thấp hèn
đâu cần tính sổ tù nhân, tử tội
hay những gă ăn mày tự do nhân quyền xa xỉ
(trang 79)
ôi những bước chân nhảy vọt vĩ đại
làm bẹp đi bao nhiêu sâu bọ ve kiến
mà chẳng hao công tổn sức ǵ
đă vậy, chiến lợi phẩm thu vào đếm không kịp
mỗi tích tắc bắt tay hay gật đầu hoặc ngoảnh
mặt làm lơ cho kẻ khác tùy tiện hành động
là có thể cho gia nhân khuân vác vào nhà
bao nhiêu giấy bạc
mức thu nhập cá nhân như vậy đế quốc
c̣n phải chạy thua
thế mới biết từ nay ai là vô địch
(trang 80)
và cứ thế
hai mươi năm trôi qua
người ta bảo hăy quên đi
không có ǵ xảy ra
chỉ có những kẻ ngồi trên
bắt tay cười chào hể hả
những kẻ phản quốc bây giờ có thể ngồi chung mâm
một tiếng ''quên'' là đủ xóa hết
xôi thịt dây bàn cứ thế mà chia
lương tâm, mặc cảm: ôi đồ rỡm!
t́nh thương, thù hận: có nghĩa chi!
quên hết! vâng, quên hết!
v́ xét cho cùng
chỉ có hai triệu tù nhân
trong số bảy mươi hai triệu dân th́ đâu có đáng kể ǵ!
(trang 83)
Bài thơ này có giống điệu một bài hịch gợi nên bài hịch Lữ Gia kể tội Cù thái hậu và Triệu Ai vương mưu đồ dâng nước cho triều đ́nh Trung Quốc. Đây cũng giống như bài ''B́nh Ngô đại cáo'' mà Nguyễn Trải soạn ra để kể tội bọn Minh triều xâm lăng đất nước chúng ta. Bài hịch, bài cáo khá gần những bài hùng ca và những bài tráng ca, nhưng hơi xa loại thơ thuần túy v́ chúng hiếm hoi những đường nét tạo h́nh, những h́nh ảnh cần thiết để diễn tả ư thơ. Ở đây, Vĩnh Hảo tỏ ra nh́n rơ cái gốc rễ của chính sách cai dân trị nước của bạo quyền Cộng Sản. Nó là vết thương c̣n tươi rói khi anh vừa rời bỏ đất nước lầm than đày đọa để định cư trên đất nước tự do. Cho nên lời lẽ anh khá cay đắng, nhưng không cường điệu. Tuy nhiên đó vẫn là lời thơ thành khẩn thiết tha làm độc giả có cảm tưởng anh vắt tim lấy máu hoà với nước mắt thay cho mực huyền, mực son viết lên những ḍng thơ trong ''Hai mươi năm mộng''.
*
Tới đây, các bạn độc giả sẽ tự hỏi tại sao một người có sở tri sâu rộng về Phật giáo như Vĩnh Hảo mà lại không làm thơ có tinh thần Phật pháp? Có chứ. Trước hết, những bài thơ phảng phất đạo vị dù không phải là thơ Thiền đi nữa, nhưng cũng mênh mông ư t́nh, bát ngát cảm khái. Thường là những bài nói về cái vô thường trong cuộc sống. Điều này đâu phải chỉ người Phật tử mới nhận ra. Ở Ba-tư, cũng đă có Omar Khayyam đă từng ngùi ngậm trước cái sinh diệt, trước thế sự mị thường, trước thảm cảnh tang thương:
Lại một ngày qua như đợt sóng trên sông
Hay con gió trong sa mạc
Đó là một nốt nhạc lịm tắt trong cuộc ḥa tấu vĩnh cữu
Trước một nốt nhạc mới
Vĩnh Hảo không phải chỉ thấy cuộc đời là vô thường rồi cứ ung dung dấn bước trên đường đời. Anh mong có một hành động tích cực hơn. Xin đọc bài
Thôi đành
thôi đành quên ước hẹn
giấc mộng kê vàng phai
ta về khua tiếng mơ
vỡ tan một đêm dài
(trang 33)
Giấc mộng kê vàng nhằm chỉ sự sinh diệt trong thoáng chốc. Tiếng mơ ẩn dụ cho lời cảnh tỉnh. Đêm dài nhằm chỉ cuộc đời mù mịt những u mê vọng động. Hai chữ ''tiếng mơ'' và câu chót là câu nổ vang dội nhất, làm cho người đọc có cảm tưởng đây là tiếng c̣i báo động xé rách một cơn mê tăm tối của chúng sinh hăy c̣n sa ngă trong ṿng mê muội.
Đôi khi anh thành tâm
Sám hối
phù sinh giấc mộng oằn vai
chút thân cát bụi
tàn phai sớm chiều
ta người đi giữa quạnh hiu
thoắt trông bóng đổ:
buồn trêu xóm người
một h́nh hài
nửa cuộc chơi
chừ xin cúi mặt nghẹn lời t́nh không
trót sinh làm kẻ phiêu bồng
tâm tư đâu dễ mặn nồng riêng ai
phù sinh giấc mộng oằn vai
chút thân cát bụi
tàn phai sớm chiều
(Sài G̣n 1980, trang 57)
Lại có bài nói về cái thong dong tự tại của một tu sĩ. Bài này lại lọt qua thuyết tiêu dao của học thuyết Lăo Trang. Nhưng chính nhờ học thuyết của Lăo Trang thấm nhuần trong tâm thức các bậc hiền triết ở Trung Hoa nên một khi nguồn Thiền theo sơ tổ Bồ-dề Đạt-ma từ Thiên Trúc qua Trung Hoa mới có dịp thịnh phóng tưng bừng như muôn hồng ngàn tía vào tiết xuân phân. Xin đọc :
Trà khuya
phật điện không cài cửa
tha hồ ánh trăng len
sư vào xin tí lửa
nhúm một b́nh trà sen.
(Long Thành 1984, trang 17)
Có bài nói về cái buông xả trong lúc hành giả tọa thiền. Lúc đó đương sự phải giử cho cái tâm lóng lặng rỗng rang, không nghỉ một niệm ác đă đành mà không nghĩ đến Phật đến niệm lành. Cho nên có câu: ''Trong lúc tĩnh tọa, gặp ma giết ma, gặp Phật giết Phật'' :
Buông
mưa về trên thiền thất
buông giọt xuống mái tranh
con cú trên cây tràm
buông tiếng xuống ruộng xanh
sư ngồi lật trang kinh
chẳng buông một âm thanh
lặng nghe
rồi chợt nghe
buông hết ngàn phật danh.
(Long Thành 1984, trang 19)
Lại có một bài thơ ẩn dụ có nghĩa đôi: nghĩa đen chỉ về cảnh ngộ tên lăng tư cứ mải miết rong chơi, e chậm về quê cũ. C̣n ngựi yêu của gă th́ cần cù nghiêm túc, chuyện hồi hưong là lẽ tất nhiên nên gă cầu chúc nàng cứ lên đàng. Nhưng nếu t́m đươc nghĩa bóng th́ đây là bài ẩn dụ sâu sắc. Kẻ nào phóng dật trong cuộc đời mà không biết phá mê trừ khổ th́ chậm t́m về cái uyên nguyên bản thể, tức là cái Chân Tâm. Xin đọc bài Rong chơi:
ta một đời lang bang
buồn vui theo gió ngàn
quê xưa e về muộn
mời em cứ lên đàng.
(trang 45)
*
Thơ Thiền luôn luôn dựa trên tinh thần Bát-nhă (tức là tinh thất bất nhị. Ở đây nói về hai hiện tượng (tức là Tướng) tuy đối đăi nhau, nhưng lại có cùng chung một bản thể (tức là Tánh). Như thế dơ và sạch chỉ là Một, sáng và tối chỉ là Một, Niết bàn và địa ngục chỉ là Một. Một ở đây tức là cái KHÔNG TUYỆT ĐỐI. Mà đă trở thành cái KHÔNG TUYỆT ĐỐI th́ hiện tượng này là hiện tượng đối đăi kia. Dơ tức là sạch, sáng tức là tối... Nếu không đạt được cái tinh thần Bát-nhă tức là đạt được cái cốt tủy của Kinh Phương Đẳng và Kinh Đại Thừa th́ không phải là thơ Thiền. Có nhiều nhà thơ hoặc nhà soạn lời cho các ca khúc cứ kêu réo Phật và Bồ-tát om ṣm như gọi đ̣ ngang, gọi xe đ̣, gọi xe taxi, nhưng không thể hiện đuợc tinh thần Bát-nhă th́ làm sao làm được thơ Thiền đây? Cách réo gọi giật ngược quá, thôi thúc quá làm Phật và Bồ-tát hăi hùng trốn biệt tăm biệt tích, không chịu hiện trong thơ. Trong trường hợp đó, nhà thơ muốn leo lên địa hạt hạt thơ Thiền lại trật thang, hụt chân, té xuống nhào xuống đất.
Lác đác đâu đó trong thi tập ''Chạnh ḷng tiếng thơ rơi'' có một vài bài nếu không thể hiện được thơ Thiền, nếu không làm thấm nhuần Thiền phong Thiền vị trong thơ th́ cũng ướp vào thơ chút đạo vị ngan ngát:
lặng ngồi phút khai tâm
t́m tâm
chẳng thấy đâu
thiền ngôn đột hứng ngâm
xóa tan muôn mạch sầu
(''Khai tâm'', trang 50)
Tâm đă có sẵn ở nơi ta, nếu ta đi t́m ở nơi khác th́ làm sao gặp được? Do đó mà tác giả sinh ra buồn rầu (tức là một khía cạnh của cái tâm phiền năo). Nhưng nhờ đột hứng ngâm thiền ngôn mà tác giả lánh xa được phiền năo v́ trong Thiền ngôn có những nghĩa thú chỉ nẻo về Chân Tâm, ngón tay chỉ về mặt trăng chứ chưa phải là mặt trăng. Nhưng một khi gặp ngón tay tức là đă gặp giác ngộ rồi, có thể gột sạch được phiền năo. Và nếu tác giả cứ để tâm lóng lặng dần dần th́ đến giây phút chứng ngộ là t́m gặp mặt trăng tức là t́m được cái Chân Tâm vậy.
Vĩnh Hảo dù tự cho ḿnh làm thơ với cái tâm bị động. Nhưng ai cấm anh trong những phút giây mầu nhiệm thiêng liêng, đă sáng tác được những bài thơ viễn thâm về t́nh ư, đưa tâm thức anh t́m gặp lại cơi Thiền đă có sẵn nơi anh từ a-tăng- kỳ kiếp?
trăng rơi vào tách trà
trà loang trong ḷng sư
sư lăn trên thềm nhà
đánh một giấc phù hư.
(''Say''. Long Thành 1984, trang 24)
Trăng rơi vào tách trà là ở ngoại cảnh. Lúc đó trăng và trà chỉ c̣n là Một. Trà loang trong ḷng sư là ở nội tâm. Nhưng xin chư vị độc giả nên nhớ trong trà vẫn có ánh trăng. Như thế trăng trong tách trà và trăng trong ḷng sư, trong và ngoài chỉ có một ánh trăng. Tách trà và ḷng sư đều ngời rạng ánh trăng như nhau. Tâm và cảnh nhất như, trong ngoài không khác biệt. Đây là phút nhập thiền kỳ diệu. Nhà sự cảm thấy ḷng thư thái khi tâm cảnh của ḿnh được an nhiên tự tại nên ngủ một giấc sảng khoái trên thềm nhà.
quanh quẩn một ngày rông
không đọc và không tụng
không chơi
cũng không làm
đời vẫn chưa trống không.
(''Ngày Rông''. 1988, trang 27)
Đây là một bài thơ nói về cái Tâm Vô Kư. Không đọc, không tụng, không chơi, không làm... Những hàng trạng như thế không giúp cho Thiền giả t́m được cái Chân Không của Thiền đâu. Cái tâm trống không tuyệt đối của Thiền (Chân Tâm) th́ không thể chai sượng ù ĺ chẳng khác chi cái xác ướp như thế. Cái KHÔNG của kẻ không làm ǵ cả là cái KHÔNG VÔ KƯ, làm tê liệt cái sống động của cái KHÔNG TUYỆT ĐỐI vốn có sẵn nơi ta. Nhưng mà ở trường hợp tác giả th́ lại khác. Anh đă có lợi căn, có nhiều chúng nghiêm về Thiền, nên thấy đời vẫn chưa trống không. Tâm anh đúng nghĩa với cái tâm Thiền rỗng rang mà cực kỳ mầu nhiệm, làm sáng ngời cái Tinh thần Chân Không Diệu Hữu.
em như loài cỏ dại
không kén đất chọn nơi
vườn hoang em dừng lại
nở một đóa tinh khôi
(''Hoang dại'', trang 32)
Đây là một bài thơ ẩn dụ chỉ một cá nhân sinh ra trong một gia thế hổn tạp hoang đàng như một loài cỏ dại. Nhưng giữa hoàn cảnh nhốn nháo, xô bồ nhưng cá nhân kia biết dừng lại th́ cái tâm trong sáng làu làu sẽ xuất hiện như một dóa hoa tinh khôi bừng nở. Đó cũng là giữa cuộc sống hổn mang phiền năo mà biết giác ngộ tức là t́m gặp cái tâm vô thỉ vô chung (Chân Tâm).
hoa pháo đỏ thềm này
mơ xuân bên bờ kia
đôi bờ đều như mộng
Xuân thu ở đâu ḱa?
(''Xuân cảm'', trang 48)
Thềm này (hoặc bờ này) và bờ kia là hai cái đối đăi nhau. Khi ta c̣n mê th́ thấy hai cái đều khác biệt nhau. Nhưng khi ta ngộ rồi, ta có thể nh́n thấu suốt vào tự tánh bản thế của hai bờ th́ mới nhận thấy hai bờ cũng như vạn hữu vạn pháp khác trong cuộc đời này đều là KHÔNG. Mà đă là KHÔNG th́ mọi thứ đều như nhau.
Lai nữa, thềm nay và bờ kia thuộc về không gian. Xuân thu chỉ về thời gian. Nếu vạn pháp đều là KHÔNG, không gian cũng là Không th́ thời gian nếu nh́n qua cặp mắt giác ngộ cũng là KHÔNG luôn. Bởi sao? V́ tâm thức ta (Chân Tâm bị che mờ bởi vọng thức) luôn luôn dấy lên những vọng niệm. Khoảng cách hai vọng niệm tạo ra một khoảng thời gian. Cái tâm của mọi chúng sinh đều có trùng trùng vọng niệm nối tiếp nhau, cho nên chúng ta có cảm tưởng ḿnh đang sống trong ṿng thời gian trôi đến và lướt đi không ngừng nghỉ. Nhưng đă hiểu cái uyên nguyên và cái bản thể của thời gian th́ hành giả mới nhận ra thời gian cũng là huyễn hoặc, là KHÔNG. Bởi đó tác giả mới hỏi: ''Xuân thu ở đâu ḱa?''. Đối với con người chứng ngộ, với cái Tâm Chân Không Tuyệt Đối th́ tất cả đều là KHÔNG th́ làm ǵ có không gian lẫn thời gian? Lúc đó, không gian đă trở thành huyễn hoặc th́ làm ǵ có sự chia chẻ ra chỗ này, chỗ kia, nơi khác? Cũng vậy, khi vọng niệm đă bị tiêu trừ th́ làm ǵ có từng chuỗi vọng niệm kế tiếp nhau, cho nên làm ǵ quá khứ, hiện tại, vị lai tạo nên một ḍng thời gian lướt trôi liên tục, ngút ngàn, bất tuyệt?
*
Bài thơ ''Thực tại'' sau đây mới là bài thơ xương sống, bài thơ then chốt thuộc về tư tưởng Thiền Phật giáo. Ở đây, tác giả mở ra cái thời điểm hiện tiền mà tiếng Pháp gọi là ici-maintenant. Nói rơ ràng và dễ hiểu hơn đó là thời điểm từ phút giây này tại chỗ này (tác giả Vĩnh Hảo gọi là ''ở đây và bây giờ'' cũng rất chính xác). Thiền giả một khi tọa Thiền nếu chỉ chú tâm vào giây phút hiện tiền, dối diện với cái KHÔNG của thời gian và không gian th́ quên hết mọi vọng niệm. Dần dần, đương sự thực chứng và cái KHÔNG đúng nghĩa, không một vọng niệm vi tế nào mai phục trong Tâm. Lúc đó đương sự hoát ngộ và t́m gặp cái Chân Tâm Diệu Hữu sẵn có nơi ḿnh, đương sự sẽ hoàn toàn được giải thoát, sẽ chứng Phật quả kỳ diệu, khó nghĩ bàn.
này cô em đang nói chuyện với tôi
sao lại cắt ngang
để chú trọng đối tượng âm thanh nào đó
cho dù tiếng bụt gọi văng vẳng giữa hư không
hay tiếng phong linh réo rắt bên hiên chùa
nói rằng đó là tỉnh thức hay chánh niệm
vậy có khi nào em tự hỏi
thực tại trước mặt em
ở đây và bây giờ
đang nói chuyện với em
bằng cả chân t́nh
và gần gũi em nhất
chính là tôi?
(trang 74)
Tác giả thủ thỉ với người yêu về bước khởi đầu sống trong cơi Thiền tức là phải nắm chặt lấy chánh niệm từng phút, từng giây, từng sát na. Tu hành không cần phải tôn vinh một ông Phật hay ông Bồ-tát nào rồi gọi tên Ngài ra rả suốt ngày nhưng vẫn để tâm tư tán loạn. Tu như thế chỉ là công việc lấy cát nấu để mong được thành cơm; đó chỉ là việc làm không tưởng. Tu chỉ cần giữ chánh niệm. Tôi c̣n nhớ Thiền sư Nhất Hạnh đă từng nêu ra một bà lăo thợ may dốt chữ không đọc được kinh kệ. Bà lại được một Thiền sư chỉ bảo rằng lúc may, bà nên chú tâm vào từng mũi kim là đủ. Bà vâng lời, từng mũi kim cuốn hút tâm tư bà và dần dần đưa bà vào cơi chánh niệm tuyệt vời, tâm thức bà hoát ngộ thành cái tâm thường trụ nhất như. Bà đi vào cơi Phật một cách kỳ diệu nhiệm mầu, khó nghĩ khó bàn.
Lại nữa Thiền sư Nhất Hạnh trong cuốn ''Phép lạ của sự tỉnh thức'' có thuật lại câu chuyện người bạn Mỹ Jim Forrest của ông vừa ăn trái quít vừa bàn về kế hoạch tranh đấu cho nền ḥa b́nh trên thế giới. Thiền sư trách y ta: ''Nảy giờ anh chỉ ăn cái dự định kế hoạch của anh chứ có ăn quít đâu. Vậy là anh không giữ được chính niệm''. Như thế, giữ cái chánh niệm không cần phải ở phút tọa Thiền mà ở ngay trong mọi công việc thường nhật : quét nhà, rửa chén, ăn quít... Ngay cả trong cầu tiêu tại Phương Vân Am (gần tỉnh Troyes, Pháp) vào thập niên 70, Thiền sư vẫn có đề hàng chữ: ''Vào đây vẫn phải giữ chánh niệm'', thế có nghĩa lúc tiểu tiện hay đại tiện, Thiền giả vẫn có thể nhiếp tâm sống trong ''phút giây hiện tiền''/ ''tại đây và bây giờ''.
Chúng ta tu hành tức là mong t́m Phật. Dĩ nhiên Phật ở nơi tâm ta, chớ không phải ở chỗ phân biệt để lánh xa cái xấu cái ác và chạy theo cái tốt cái lành. Phật ở tại tâm ta và ở khắp nơi. Phật ở Niết-bàn, ở các Tịnh độ, nhưng vẫn có thể ở địa ngục, ở đống phân hôi. Chỗ nào cũng có sự hiện diện của Phật. Chúng sinh nào cũng có Phât tính, từ vị Bồ-tát ở Pháp Vân địa cho đến con ḍi con tữa trong thùng phẩn nhớp nhơ. Dưới ánh sáng của trí tuệ Bát-nhă, mọi vật đều b́nh đẳng. Nếu ta khư khư ôm lấy cái tâm phân biệt th́ ta khó vào cơi Thiền.
này em thi sĩ thường lim dim quên đời
với đôi bàn tay đẹp chưa bao giờ lấm bụi
lúc nào cũng chỉ biết hoa đỏ với lá vàng
bằng những danh từ hoa mỹ thơm tho
hoặc chỉ thấy sự mầu nhiệm
trong sự hiện hữu của rừng phong và mây trời...
có khi nào em tự hỏi
tôi, cái thằng tôi hoang đàng nghịch ngợm này
cũng như những băi phân trâu ngoài đồng ruộng
... mà bầy mục tử xục tay vào
vê thành viên đất ném nhau chơi
hoặc nắn thành chùa tháp ở bên đường...
cho đến người thương gia tham lam bủn xỉn
hay anh bác sĩ mong cầu có nhiều bệnh nhân
cho đến tên côn đồ phóng xe ầm ĩ ngoài kia
và gă say túy lúy gọi cả trần gian mà chửi
cho đến bầy trẻ găng-tơ sống đời tuyệt vọng
và những ả điếm đang tự vấn ư nghĩa cuộc đời
cũng là thực tại thiêng liêng
đang hiện hữu
nhưng họ chưa bao giờ có mặt
trong kho tàng tâm thức em
nói chi có mặt trên ḍng thơ văn
lúc nào cũng trau chuốt đẽo gọt cho thật sạch...
(các trang 74, 75)
Không phân biệt dơ và sạch, Thiền giả c̣n phải đi vào chỗ dơ chớ không phải chỉ t́m vào chỗ sạch để chứng nghiệm cuộc đời thống khổ nặng oằn hệ lụy. Thực tại luôn bao gồm những cặp đối đăi nhau. Nhưng nếu chúng ta chọn cái tích cực, cái thuận lợi th́ ta vẫn c̣n mê đắm trong lạc thú của nó, sinh ra lười lĩnh, không biết nh́n bề trái của nó tức là khía cạnh tiêu cực, khía cạnh nghịch cảnh của nó. Nhưng khi sống trong đau khổ, chúng ta có thể nh́n sâu vào cảnh ngộ để t́m dịp thoát ly. Lúc đó, ta mới khám phá ra mọi hiện hữu đều có hai mặt đối đăi, có cái tiêu cực th́ mới có tích cực. Tinh thần giác ngộ bừng sáng, ta lấy lại sự quân b́nh và niềm tin, không để cho tâm thức xao xuyến v́ phiền năo. Cho nên có vào sinh hoạt trong dơ th́ mới chứng nghiệm cái hiện hữu của dơ. Và tự động chúng ta chứng nghiệm luôn hiện hữu cái sạch v́ dơ và sạch là mặt trái và mặt phải của thực tại, nếu chứng nghiệm được cái này th́ mới chứng nghiệm được cái kia. Có thống khổ mới biết giá trị của thống khổ v́ nó đă chứa sẵn mầm mống của hạnh phúc.
không biết thực tại thống khổ
th́ không biết thực tại niết bàn
không biết thực tại bợn nhơ
th́ không biết thực tại thuần khiết
cho nên
bài học của em chỉ mới một nửa
con đường của em chỉ có một chiều
ngày mai nếu em muốn hoàn tất một nửa c̣n lại
hăy học chàng khờ gánh đất sửa đường đi
hăy học ông khùng chẳng dám khinh thường ai
hăy bắt chước bà mẹ một ḷng thương yêu con...
cúi ḿnh xuống địa ngục
cúi ḿnh xuống băi phân
cúi ḿnh xuống nếm những giọt lệ
thống khổ
của từng phận người
trong cuộc đời...
(Paris 1995, trang 75)
Chấp một cái biên của thực tại mà không chấp cái biên đối đăi của nó tức là chúng ta chỉ nắm bắt một nửa thực tại. Thực tại có hai chiều đối nghịch. Hăy thu cả hai vào một mối, chấp cái nầy là phải chấp luôn cái kia như nhau, không phân biệt sự khác nhau của chúng th́ mới đúng theo tinh thần bất nhị. Xin đơn cử một trường hợp: các bậc Bồ-tát vốn có tâm cảnh thanh tịnh nên ở quốc độ thanh tịnh. Nhưng các ngài muốn lăn xả vào cơi uế độ để cứu độ các chúng sinh v́ phạm ác nghiệp nên bị đọa đày trong cơi ấy. Đối với các ngài, Địa ngục hay cơi uế độ cũng đem lại lạc phúc cho các ngài như cơi Niết-bàn, cơi Tịnh độ v́ cả hai loại quốc độ đối nghịch ấy có cái ǵ khác nhau đâu?
Chúng sinh nào cũng có Phật tánh cả. Cho nên ông Thường Bất Khinh trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (c̣n gọi là Pháp Hoa Kinh) không phân biệt ai sang ai hèn, ai xấu ai tốt, hễ gặp ai cũng cúi lạy và bảo rằng: ''Tôi không dám khinh ngài v́ ngài sau này sẽ thành Phật''. Bởi đó thiên hạ cho rằng ông ta khùng và đánh đuổi ông ta đi. Thường Bất Khinh là tiền thân của Đức Phật tổ Thích-ca Mâu-ni của chúng ta đấy. Trong kiếp làm ông khùng Thường Bất Khinh, Ngài đă phá chấp cái này khác cái kia để thực hiện hai cái đối đăi làm Một nên mới cúi lạy kẻ sang người lành luôn cả kẻ hèn người dữ mà tâm vẫn an nhiên.
Cứu vớt giúm đỡ tha nhân mà không thấy ḿnh giúp đỡ và không thấy kẻ được ḿnh giúp đỡ đó là Tŕ Địa Bồ-tát. Ngài đă từng đội đất đấp đường cho kẻ khác xuôi ngược, lại qua dễ dàng. Ngài đă phá chấp chủ thể và đối tượng là hai cái đối đăi nhau để cả hai thành Một khi Ngài thực hiện cái hạnh nguyện Bồ-tát đạo của ḿnh. Do đó cách bố thí của Ngài mới thật là cách bố thí tuyệt vời siêu việt.
Cứu độ chúng sinh khi chúng sinh đang gặp tai nạn mà biết niệm hồng danh của Ngài, đó là Đức Đại Bi Quán Thế Âm Bồ-tát trong phẩm Phổ Môn của Pháp Hoa Kinh. Ngài đă đem tấm ḷng mẹ hiền vào nơi uế trọc, vào luôn cả Địa ngục để cứu vớt những kẻ đang oằn oại xác thân v́ phải đền tội đă gây ra ác nghiệp vào thuở c̣n sinh tiền trên chốn dương gian. Đó là do tấm ḷng từ bi rộng hơn trời biển mà cũng là cái thu nhập hai cái đối đăi làm Một: Không thấy địa ngục khác hơn cơi Tịnh độ, không thấy ḿnh ra tay cứu độ và những kẻ nhận lănh sự cứu độ của ḿnh. Cũng như đối với các đấng Bồ-tát khác, đối với Đức Quán Thế Âm: Địa ngục và Tịnh độ là Một, kẻ ban ơn và người thọ ơn là Một.
*
Vĩnh Hảo là một nhà thơ sống rất thành khẩn với ḿnh. Anh đối cảnh sinh t́nh rất bén nhạy nên thơ anh rất truyền cảm lẫn gợi cảm. Trong cuộc sống lứa đôi, anh yêu đương rất cần mẫn thiết tha. Anh yêu nước cũng chí thành chí thiết, mong gióng lên một tiếng chuông gọi quốc hồn trở về với dân tộc. Trong lănh vực tâm linh, anh không ngại dấn thân vào cuộc viễn tŕnh để gieo hạt giống tâm linh cho nhưng ai đọc thơ anh.
Sau hết, qua các bài thơ tâm linh bảng lảng sương khói thơ Thiền, Vĩnh Hảo chứng tỏ rằng thơ cần ư nhiều hơn cần lời. Nhà thơ nào chỉ chú trọng cái xác của thơ mà bỏ rơi phần tư tưởng của thơ th́ chỉ làm đuợc các sản phẩm tiểu công nghệ chứ không thể h́nh thành những nghệ phẩm có linh hồn và thấm nhuần tiềm năng sáng tạo.