Một
vài nhận xét của văn thi hữu và báo chí về các tác phẩm trên:
*
Văn Học:
"Vĩnh Hảo là một
tiểu thuyết gia có tài, điều đó không c̣n ǵ phải bàn luận
nữa. Nhưng tập thơ anh mới xuất bản cho thấy Vĩnh Hảo c̣n
là một nhà thơ có một phong thái riêng. Những bài thơ ngắn
dung dị và dễ thương, bắt được cái thần của từng khoảnh
khắc đời sống..." (Nhà văn Nguyễn Mộng Giác)
*
Giao Điểm:
"Vĩnh Hảo là một
trong rất ít nhà văn viết mạnh nhất hiện nay -- Trung b́nh
trong 3 năm vừa qua, mỗi năm anh in một hoặc hai tác phẩm, và
trong danh mục sắp xuất bản c̣n hứa hẹn dăm cuốn chưa in. Vĩnh
Hảo là ng̣i bút thường trực của một số tạp chí Phật
giáo và là một người viết chủ lực của Chân Nguyên... Vĩnh
Hảo là một nhà văn Phật giáo, mang được sức mạnh tâm
linh của người hiểu đạo vào ngôn ngữ văn xuôi, và hiển
nhiên là một pháp khí quư giá vậy. Anh là điển h́nh của lớp
Thiền sư vào đời và đă trở thành một hộ pháp văn nhân
cho trần gian lấm bụi này." (Nhà văn Phan Tấn Hải
- giới thiệu Sân Trước Cành Mai)
* Hợp Lưu (số 16): "Về văn chương
của ông (Vĩnh Hảo), chúng tôi cũng từng tŕnh bày nhiều lần:
thiết tha, hỉ xả, đượm đầy phong vị nâu sồng. Có thể
nói Vĩnh Hảo là một hộ pháp văn nhân (chữ của Nguyên Giác
Phan Tấn Hải) ở cơi trần gian đầy khổ lụy này." (Nhà
văn Khánh Trường - giới thiệu Sân Trước Cành Mai)
* Hợp
Lưu (số 29): "Gồm gần 70 bài thơ, viết cho ḿnh, cho "em",
cho "dân tộc thống khổ quê hương tôi". Lời thơ man mác,
giản dị, một chút phong vị đạo, một chút "dời thường",
một chút tinh nghịch nhẹ nhàng, ngoại trừ bài thơ dài ở cuối
tập: 'Hai mươi năm mộng' tác giả viết nhân kỷ niệm ngày 30
tháng 4 năm 1975, nói lên tâm trạng ê chề của một người
sống lưu vong trên xứ lạ, nghĩ về quê hương, nghĩ về chủ
nghĩa CS cùng những tha hóa của nó, nghĩ về những mất c̣n..."
(Nhà văn Khánh Trường - giới thiệu Chạnh Ḷng Tiếng Thơ
Rơi)
* Nhà thơ Quản
Thụy Hoài: Viết về Vĩnh Hảo th́ chắc chả cần thiết
nữa, v́ tên tuổi anh đă bay khắp mọi nơi trên địa cầu này,
trên mảnh đất quê hương xa cách ngàn trùng, trên những mảnh
đất tha hương, ở đâu có cộng đồng Việt Nam, trên những
trang báo, trên làn sóng phát thanh... ở đâu có cộng đồng Phật
giáo... người ta đă và đang nghe nói đến tên tuổi
nhà văn Vĩnh Hảo.
Là
một nhà văn, nhà thơ, nhưng bản tính khiêm tốn, Vĩnh Hảo bao
giờ cũng nhún nhường, nhỏ nhẹ. Mặc dù có ai đó ngoài đời
thường có những ǵ bất măn vô cớ về anh, anh vẫn thản
nhiên cười nhẹ nhàng. Qua tiếp xúc, tôi chưa bao giờ thấy
Vĩnh Hảo nổi giận với bất cứ ai. Khi gặp việc không vui,
anh vẫn khiêm tốn nói rằng "có lẽ người ấy chưa hiểu
ḿnh..."
Anh
viết thật nhanh, làm thơ thật dễ dàng, và trong thơ văn anh,
người đọc dễ t́m thấy bàng bạc những tư tưởng Phật
giáo. Một đôi khi anh cũng có những muộn phiền đời thường,
nhưng chỉ là những thoáng qua không đủ để quật ngă một tâm
hồn cao thượng như thế... Tôi đă rất hân hạnh được làm
quen với văn thơ và con người Vĩnh Hảo, và bao giờ cũng vậy,
dù tôi có đọc đi đọc lại những tác phẩm của anh, chả
bao giờ tôi thấy cái nhàm chán của tiểu thuyết, hư cấu, mà
h́nh như, những ǵ anh viết đều khiến người đọc tưởng
tượng họ chính là nhân vật trong cốt truyện. Tôi cho đó
là thành công của tác giả... Những bài viết về người mẹ,
người bố, về gia đ́nh, về những ǵ của đời thường,
cũng đều bàng bạc triết lư làm người, làm người tử
tế, làm người cao thượng... như chính tác giả mà tôi
biết.
* Nhà văn Hồ
Trường An: Thơ anh rất lăng mạn, nhưng không than thỉ
ỉ ôi huyên náo, không rên siết năo nùng như loại thơ thời tiền
chiến. Cái điềm tĩnh của Vĩnh Hảo trong giây phút chạnh ḷng làm
cho sự truyền cảm trong thơ rất trong sáng, rất nhẹ mà cũng rất
sâu sắc ư t́nh và rất thấm thía mối u hoài. Đó cũng là cái kỳ
đặc trong loại thơ lăng mạn của Vĩnh Hảo. Thơ trong ngần như pha
lê mà vẫn gây bóng khói h́nh sương thời dĩ văng của cuộc t́nh
theo ḍng liên tưởng và theo bước chân mường tượng trong tâm trí
người đọc. Thơ có vẻ khô ráo như khung trời đẹp nắng, nhưng
người đọc lại cảm nhận một niềm tâm sự ướt át thấm sâu vào ấn
tượng của ḿnh. (Vĩnh
Hảo dấn thân vào các cuộc viễn tŕnh qua thi tập "Chạnh Ḷng
Tiếng Thơ Rơi" -
Thắp Nắng Bên Trời của Hồ Trường An)
* Văn Học (số
140 - tháng 12/1997): "Con Đường Ngược Ḍng" là nỗ
lực của tác giả phơi bày những sai trái trong sinh hoạt Phật
giáo, nơi các tu viện, thiền viện... Ngay trong phần mở đầu,
Vĩnh Hảo khiêm nhường thú nhận "không đủ tư cách để làm công
việc cảnh giác..." nhưng ông viết tiếp: "Nhưng không làm th́
ḷng cứ bứt rứt không an, khác nào ngồi trên lửa bỏng." Hẳn
nhiên, "lội ngược ḍng" là một công việc ít người có can đảm và
ư chí để làm, và dù tác giả có thú nhận khiếm khuyết của ḿnh,
ông đă cho thấy có được can đảm và ư chí khi xuất bản tuyển tập
những bài tâm bút này. Người ta thường bảo "thuốc đắng đă tật",
nhưng thói thường chỉ thích "đă tật" mà lại không ưa "thuốc đắng".
Hoặc người ta thường nghĩ những lời chỉ trích, phê b́nh lúc nào
cũng chỉ có chủ ư nhắm vào cá nhân mà không chịu thấy những sai
trái nằm ngay trong tổ chức hay định chế. Vĩnh Hảo mạnh dạn nói
lên những suy nghĩ của ḿnh về cách sinh hoạt, tập tục, thái độ
vốn rất sai trái lại được lưu cữu qua thời gian đến độ trở thành
tập tục hay tệ hơn nữa là truyền thống để rồi cứ măi lẩn quẩn
trong sự sai trái đó. Người đọc "Con Đường Ngược Ḍng" sẽ phải
chịu những cú sốc, nhưng sau cơn chấn động, người ta sẽ nhận ra
những điều tác giả đem ḷng ḿnh ra để "cảnh giác" quả là những
điều đă làm cho đời sống của chúng ta mất đi khá nhiều hay đẹp.
Hăy đọc "Con Đường Ngược Ḍng" với một cái tâm rộng mở, và một
cái trí biết đón nhận lời ngay lẽ phải. (Nhà văn Nguyễn Mộng
Giác - giới thiệu Con Đường Ngược Ḍng)
* Việt Báo số
ra ngày 18.02.2014: "Đọc “Trong Những Thoáng Chốc,”
người đọc không chỉ thưởng thức được những áng văn chương
đặc sắc qua tài nghệ điêu luyện của nhà văn Vĩnh Hảo, mà c̣n
chiêm quan được vẻ đẹp tuyệt vời của cuộc đời trong những
thoáng chốc mầu nhiệm có mặt khắp nơi trong chính cuộc đời
ḿnh mà chúng ta đă vô t́nh hững hờ bỏ mất...
“Trong Những
Thoáng Chốc” của nhà văn Vĩnh Hảo gồm gần 60 bài tùy bút
và tạp ghi về những cảm nghiệm đối với từng “thoáng chốc” đi
qua trong cuộc đời của tác giả trong đoạn đường đời mười bốn
năm..." (Nhà văn Huỳnh Kim Quang)
Mời đọc trọn bài viết
của nhà văn Huỳnh Kim Quang.
* Nhà
văn Phan Tấn Hải (Nguyên Giác):
Tuyển tập Lời Ca Của Gă Cùng Tử là một ấn phẩm mới của Vĩnh
Hảo, nhưng cũng là chặng đường 10 năm của Nguyệt San Chánh
Pháp, cũng là những bước gian nan của giáo hội trong nỗ lực
hoằng pháp tại các chân trời xa quê nhà. Nhiều hơn những ǵ
chúng ta có thể đọc trong các hàng chữ, ẩn sâu trong các
trang sách tuyển tập chính là tấm ḷng của nhà văn Vĩnh Hảo,
và hành trạng của những người con Phật được khắc họa trong
sách. Trân trọng chúc mừng những trang văn cực kỳ thơ mộng
và thiết tha của Vĩnh Hảo (trích, mời đọc:
"Đọc Vĩnh Hảo: Lời Ca
Của Gă Cùng Tử"
- Việt Báo)