NÚI XANH MÂY HỒNG

truyện vừa của Vĩnh Hảo

Khởi viết tại Sài G̣n 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982

Alpha xuất bản 1991 tại Virginia, Hoa Kỳ

 

 

 

LỜI ĐẦU TẬP

 

Truyện xảy ra năm 1978, khi tôi chưa tṛn hai mươi tuổi. Tôi ghi chép lại năm 1982, khi tôi được hai mươi ba.

Chuyện kể rằng, năm đó, tôi từ Nha Trang vào Sài G̣n, thấy không khí xô bồ của thành phố hoa lệ này mà ngộp.  Từ một chuyến vân du ngắn ngày và bị giới hạn bởi những quy chế khắt khe trong xă hội Cộng sản, tôi bỗng nẩy sinh trong ḷng một ư hướng thoát ly và một ước vọng sâu kín nào đó mà chính tôi cũng không t́m ra được câu giải đáp thỏa đáng.  Tuy nhiên, cũng như bao nhiêu chàng trai khác bị vây hăm trong một xă hội bưng bít, tôi cảm nhận được rằng tôi phải cất bước lên đường.  Và bổn phận chung của những con người thao thức là phải t́m cho được con đường hợp lư để đặt bước chân hoài băo của ḿnh.

Mười năm sau, năm 1988, tôi có mặt tại Mỹ và rất may là được hai sư cô em ruột của chú Đức—người bạn thân của tôi—trao cho mẹ tôi, gửi sang  tập sách này.  Nhưng khi đọc lại nó, tôi thấy thực buồn cười là tôi đă từng rất ư là “quê mùa” khi đến Sài G̣n, mà thành phố hoa lệ này nào có thấm tháp ǵ đối với một quận của Mỹ quốc.  Ngộp, lại càng ngộp hơn.

Cảm giác choáng ngộp của mười năm trước và mười năm sau chẳng khác chi mấy về bản chất, chỉ khác về cường độ mà thôi.  Nhưng cả hai đều đẩy tôi vào trạng thái băn khoăn, vùng vẫy của một kẻ muốn t́m không khí để thở.  Dường như để sống trọn vẹn với chính ḿnh, người ta phải mở mắt, phải vươn dậy, phải thoát ly cái hoàn cảnh đang chèn ép hoặc ngay cả khi nó đang bảo vệ ḿnh trong một tháp ngà êm ấm nữa.

Chính từ cảm giác đồng chất giữa hai giai đoạn, hai bối cảnh khác nhau đó, tôi đă giữ lại tập truyện này với trọn vẹn những thao thức băn khoăn của hơn mười năm trước.

Truyện này được viết tại Việt Nam lúc tôi đang học ở tu viện Quảng Hương Già Lam (1980), và hoàn tất khi tôi sống tại vùng kinh tế mới Bàu Cạn, thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (1982). Ở vùng kinh tế mới, tôi đă đóng trọn vẹn vai tṛ của một người dân quê với ruộng nương vườn rẫy mà không bao giờ có thể tưởng được rằng có ngày tôi lại lạc loài trên đất Mỹ này. Tôi không ân hận là đă bỏ nước ra đi, bởi v́ ai cũng ít nhất là một lần trong đời, phải đứng trước một con đường duy nhất mà ḿnh không có quyền chọn lựa.  Hơn nữa, đất Mỹ cũng đă từng là vùng trời mơ ước của những con người yêu chuộng tự do kia mà. Tuy nhiên, tôi biết rằng, tôi đang đứng trước một thử thách mới. Thử thách này không thúc bách mọi nỗ lực t́m kiếm như khi người ta bị tước đoạt tất cả, mà là động lực mời gọi sự phấn đấu để có thể buông xả hoặc vươn thoát những ǵ mà người ta đang nắm bắt được một cách dễ dàng, thuận lợi.

Năm 1983, tập sách nhỏ này được Thượng tọa Thích Đức Nhuận gửi đến nhà văn Doăn Quốc Sỹ đọc và phê b́nh. Qua mười mấy trang giấy tập, ông phê b́nh tôi thật gắt gao và phân tích chi li những chỗ vụng mà tôi vấp phải nhiều lần đến độ rất là phiền cho ông. Tuy vậy, ông cũng khen tôi có ư tưởng, có năng khiếu, và nên tiếp tục viết. Có một câu ông viết trong tập phê b́nh mà cho đến bây giờ tôi vẫn c̣n nhớ được ư:  “Lớp thanh niên thời nào cũng vậy, bao giờ cũng có khuynh hướng muốn tŕnh bày những triết lư cao siêu thiếu thực tế, chẳng giải quyết được vấn đề ǵ.” Theo đó, tôi biết ông hàm ư rằng truyện này cũng thuộc loại viển vông như khuynh hướng vừa kể. Tôi suy nghĩ rất nhiều về nhận xét của ông và muốn học theo ông rằng, qua tác phẩm gởi đến độc giả, ḿnh phải mở ra được một chân trời, phải giải quyết một cái ǵ đó đang là dấu hỏi lớn của thời đại.

Cái dấu hỏi to lớn đó được trả lời vào năm 1984: ông Doăn Quốc Sỹ bị bắt vào tù mặc dù đă hoàn tất mọi thủ tục để xuất ngoại chính thức. Một năm sau, tôi cũng vào trại giam Phan Đăng Lưu (T.20). Sự thất bại của ông, của tôi, và của nhiều người khác trong nước, đă không giải quyết được vấn đề ǵ. Nhưng tôi nghĩ, ít ra, đó là những tiếng gọi.

Bây giờ, đă hơn tám năm kể từ lúc tập truyện này đến tay ông, tôi vẫn thấy rơ, đúng như lời ông phê, “chẳng giải quyết được ǵ”. Chỉ là những băn khoăn, hoài nghi, bất măn, hy vọng và đậm nét nhất là t́nh bạn và những kỷ niệm.

Nhưng, có ai trên đời lại chẳng muốn ghi lại những kỷ niệm của ḿnh? Huống chi, trước sự tàn phá khủng khiếp của chủ nghĩa cộng sản trên mọi khía cạnh xă hội, một thanh niên mới lớn như tôi lúc đó có thể làm được ǵ nếu không phải là gọi nhau cùng t́m một lối thoát?

Tôi mạo muội cho xuất bản tác phẩm vụng về của tám năm trước, gửi đến độc giả, như một tiếng gọi từ quê nhà vọng sang.

 Vĩnh Hảo

(Virginia 1991)

 

(bấm vào h́nh b́a để trở lại trang Mục Lục)

 

 


 

Back