NÚI
XANH MÂY HỒNG:
*
Chân Nguyên (số 14, tháng 02/92):
"Tác phẩm phản ảnh những băn khoăn thao thức của giới
tu sĩ trẻ Phật giáo trong nước trước sự bủa vây của
chủ nghĩa CS. Nỗi đau khổ cùng cực của dân tộc được
mô tả phần nào qua cái nh́n kinh ngạc của tác giả khi dấn bước
và chạm trán với trần gian phiền lụy. Lời văn nhẹ nhàng
trong sáng và tràn đầy yêu thương. Tác giả viết về ḿnh mà
như là viết về cái đau chung của dân tộc." (giới thiệu
Núi Xanh Mây Hồng)
*
Làng Văn
(số
89, tháng 01/92): "Vĩnh Hảo là một người cầm bút
trẻ tuổi, băn khoăn, hoài nghi, bất măn nhưng không đánh mất
hi vọng. Trong 'Núi Xanh Mây Hồng', anh viết:
'Tôi
không ân hận đă bỏ nước ra đi, bởi v́ ai cũng ít nhất
một lần trong đời, phải đứng trước một con đường
duy nhất mà ḿnh không có quyền chọn lựa.' Đọc
Vĩnh Hảo, chính là đọc phần tư tưởng của một lớp trẻ
thời đại, lớp trẻ lớn lên trong cuộc đổi đời thảm khốc,
giữa xă hội băng hoại khủng khiếp, bên này hay bên kia biển
lớn." (Nhà văn Nguyễn Hữu Nghĩa)
PHƯƠNG
TRỜI CAO RỘNG:
*
Văn Học (số 91): "Phương
Trời Cao Rộng, truyện dài của Vĩnh Hảo, nhà văn trẻ có
sức viết dồi dào nhất hiện nay... Có lẽ trong những tác phẩm
đă xuất bản của Vĩnh Hảo, Phương Trời Cao Rộng là tác
phẩm thành công nhất... Từ thời có Ánh Đạo Vàng của
Vơ Đ́nh Cường, T́nh Người của Tâm Quán (một bút
hiệu của thầy Nhất Hạnh), tới nay mới có một cuốn truyện
Phật giáo nhiều thi vị và xúc động như vậy..."
(Nhà văn Nguyễn Mộng Giác)
*
Thế Kỷ 21 (tháng 12-1993): "Phương
Trời Cao Rộng là truyện dài thứ hai và là tác phẩm thứ
5 đă xuất bản của ông (Vĩnh Hảo). Truyện của Vĩnh Hảo tràn
đầy kỷ niệm và hồi ức. Thành phố hồi tưởng: Nha
Trang. Đây là một trong những thành phố đẹp nhất nước
Việt Nam, và là một thành phố bị quên lăng trong tiểu thuyết
Việt Nam (?). Vĩnh Hảo đă vẽ lại cho chúng ta những con người
và thành phố này bằng những kỷ niệm dịu dàng và tŕu mến
của ông." (Nhà văn Lê Tam Ca)
*
Văn Uyển (số mùa Đông 1993):
"Phương Trời Cao Rộng là truyện dài của Vĩnh Hảo,
một ng̣i bút cực khỏe và thơ mộng. Chỉ trong 5, 6 năm, anh đă
cho in 3 tập truyện và 2 truyện dài..." (Nhà văn
Trần Nghi Hoàng)
*
Hợp Lưu (số 14, xuân Giáp Tuất): "Những
trang chữ hiền ḥa, những t́nh cảm thanh cao, những hoài vọng
trong trắng... Tất cả đă làm nên tác phẩm của Vĩnh Hảo. Tôi
có thể nói không sợ lầm lẫn: trong thế giới văn chương hôm
nay, rất hiếm một bút pháp như thế. Cái bút pháp khiến ta không
thể không nghĩ đến chức năng cao quí của văn chương: thăng
hoa con người và tụng ca cuộc sống." (Khánh Trường
- giới thiệu Phương Trời Cao Rộng)
*
Phụ Nữ Việt (số 31 & 32, xuân Giáp
Tuất 1994): "Vĩnh Hảo viết rất hiền ḥa, với suy
nghĩ thật ngây thơ trong trắng và tư tưởng hướng thiện
thanh cao..." (Văn thi sĩ Nguyễn Mạnh Trinh - "Một vài
ghi nhận về Văn học và Xuất bản ở Hải ngoại năm
1993", giới thiệu Phương Trời Cao Rộng)
*
Người Việt (số 3619, 04/11/1995): "Vĩnh
Hảo có lối kể chuyện đặc biệt: từ tốn, nhẹ nhàng và thâm
trầm, chân chất. Tính chất nhân bản tràn ngập trên những ḍng
chữ, tắm ướt cả những suy nghĩ của ông." (Nhà văn
Nguyễn Nam Anh - giới thiệu Phương Trời Cao Rộng, lần tái
bản thứ nhất)
*
Giao Điểm (1993): "Cách kết cấu
truyện Phương Trời Cao Rộng cho người đọc cảm tưởng
như chỉ mới là một phần của một bộ trường thiên tiểu
thuyết. Nếu thật như vậy, th́ đây có khả năng sẽ là một
bộ trường thiên xuất sắc nhất của văn học Việt
Nam--so sánh cả với các bộ trường thiên trong và ngoài nước--v́
ngôn ngữ giàu thi tính, giọng văn điềm tĩnh, hồn hậu, nhiều
sức quyến rũ trong bố cục truyện, lôi cuốn người đọc
không ngưng nghỉ. Và quan trọng là ḷng thương xót hướng
về cuộc đời, về con người trong một thế giới quắt
quay tội nghiệp. Tới đây, Vĩnh Hảo đă lộ hẳn sức mạnh
thiên tài trong anh... Không ngờ vực, đây là một tác phẩm sẽ
bất tử, và là một kiểu mẫu điển h́nh vậy." (Nhà văn
Phan Tấn Hải)
BỤI
ĐƯỜNG:
*
Thế Kỷ 21 (02/1995): "Với một
văn phong khoan thai b́nh tĩnh, tác giả (Vĩnh Hảo) đă đề cập
một cách phong phú đến nhiều vấn đề, như về kinh nghiệm
tu tập, quan niệm đạo Phật với cuộc đời, người cộng
sản đối với tôn giáo, tâm trạng dằng kéo của một tu sĩ bị
vướng vào chuyện yêu đương... Qua tâm tư và tŕnh độ của
một người thông minh và có học vấn, tác giả tỏ ra hiểu
biết sâu sắc và linh động về Phật giáo, bày tỏ được
nhiều ưu tư của ḿnh về đạo và đời." (Nhà văn Phạm
Xuân Đài - giới thiệu Bụi Đường)
*
Hợp Lưu (số 22): "Như tất cả
mọi tác phẩm khác của ng̣i bút này, bằng một văn phong b́nh
dị, trong sáng, Vĩnh Hảo đă đề cập đến nhiều vấn đề,
từ đạo đến đời, từ xă hội, chính trị đến kinh
nghiệm tu tập; từ sự dằng co nội tâm của một người
tu hành khi bị vướng vào t́nh ái đến ư chí hướng thượng,
vươn lên... Tất cả đă tạo thành tác phẩm
Bụi Đường,
và tất cả đă chứng minh một cách thầm lặng nhưng đầy
thuyết phục: nhà văn Vĩnh Hảo, qua những đứa con tinh thần của
ḿnh, đă dần dần tạo được một vị trí đáng kể trong
sinh hoạt văn học Việt Nam hải ngoại." (Nhà văn Khánh Trường)
* Trên
Nẻo Đường Nắng Tới (Gió Văn, 2013): "Bụi
Đường
là tác phẩm tâm linh pha trộn hiện thực. Một tác phẩm đẹp.
Vụ Cộng Sản bài trừ tín ngưỡng, vụ o ép sư săi Phật
giáo phải hoàn tục là những chuyện hiện thực mà tác giả đem
vào tác phẩm hết sức linh động. Nhưng những vận sự đó không
làm hiển lộ hoàn toàn giá trị của tác phẩm. Chính cái tư duy
về Phật giáo đem vào văn chương mới làm rực sáng bút tŕnh
của Vĩnh Hảo." (Nhà văn Hồ Trường An) (Mời đọc trọn bài viết
của Nhà văn Hồ Trường An:
"Vĩnh Hảo với truyện dài
Bụi Đường")
* Trẻ
Magazine:
Có thể nói “Bụi Đường” là tác phẩm tự truyện của nhà văn
Vĩnh Hảo. Ông tự tiểu thuyết hóa cuộc đời của chính ông, tạo
thành những cảnh ngộ éo leo, t́nh cảm phức tạp, xen lẫn với
nỗi hoan lạc, mê đắm, say sưa. Đọc những gịng chữ của Vĩnh
Hảo, độc giả tưởng như đang xem một tấn tuồng đời với đầy đủ
cung bậc phù du, ảo mộng, của thế sự thăng trầm. Triết lư
Phật Giáo là tư tưởng bàng bạc trong suốt tác phẩm, với
những nhân vật là các vị tăng lữ, các tu sinh trong buổi
giao thời của năm 1975, khi Miền Nam Việt Nam thuộc quyền
cai trị của chính quyền cộng sản. Tôn giáo nào cũng bị nhà
nước kiểm soát chặt chẽ, buộc các tu sĩ phải hoàn tục. Một
số tu sĩ bị mê hoặc trước chủ thuyết xây dựng đất nước mới,
xă hội mới, trở thành cán bộ phục vụ cho chế độ cộng sản. Để
rồi sau đó họ bị cuốn theo chiều gió, trôi như bụi đường,
giữa ṿng xoáy trầm luân trên ván cờ đời. Nhưng chú Khang -
nhân vật chính của tác phẩm - th́ khác... (Mời
đọc trọn bài viết của nhà văn Hoàng Nhất Phương)
NGƠ
THOÁT:
*
Thế Kỷ 21 (số 82, tháng Hai, 1996): "Tác
phẩm Ngơ Thoát vừa có giá trị văn học và tư tưởng...
vừa là những trang lịch sử ghi lại những biến động, va chạm
của một nền đạo lư lâu đời trước sự áp đặt một
chủ nghĩa sống sượng và vô nhân lên đời sống dân tộc."
(Nhà văn Phạm Xuân Đài)
*
Văn Học (số 134): "Không khí
truyện của Vĩnh Hảo là một Việt Nam khốn khổ từ đời sống
trại cải tạo, những đấu trí, đến những liên hệ t́nh cảm
trong đời sống mới, từ những "đau đớn ḷng" ở trại
tị nạn đến đời sống xứ người. Những biển đời, những
cái chết. Nhân vật của ông thường t́m hạnh phúc trong khổ
nghèo..." (Nhà văn Nguyễn Vy Khanh, Nh́n lại 40 năm Văn học
Chiến tranh - Giai đoạn 1987 1997 - giới thiệu
Ngơ
Thoát)
CỞI
TRÓI:
*
Văn Học (số 132, tháng 4, 1997): "Nhà văn có sức viết dồi dào nhất hiện nay tại hải ngoại
lại cho xuất bản thêm một bộ truyện dài quan trọng, nội
dung dựa vào kinh nghiệm lao tù cộng sản của ḿnh ở Việt
Nam. Cởi Trói nằm trong bộ trường thiên tiểu thuyết
Phương Trời Cao Rộng của Vĩnh Hảo, hai tập này là
Phương
Trời Cao Rộng 4. Tuy là chuyện tù, nhưng đọc
Cởi Trói không
có cảm giác nặng nề như những chuyện tù cải tạo khác, có
lẽ v́ tác giả bị bắt v́ hoạt động chống lại chính quyền
cộng sản, nên xem chuyện tù tội là cái giá tất nhiên phải
trả cho lư tưởng của ḿnh. Không xem chuyện
tù
là "tai trời ách nước" ḿnh gánh chịu một cách bất
công như đa số tù cải tạo khác. Vĩnh
Hảo viết chuyện tù với một trí nhớ tốt, một cách nh́n người
và đời khách quan, một lối kể giản dị mà lôi cuốn. Nói tóm
lại, đây là một truyện dài giá trị trong thể loại tù cải
tạo." (Nhà văn Nguyễn Mộng Giác)
*
Thế Kỷ 21 (số 98, tháng Sáu, 1997): "Đây
có thể nói là một cuốn truyện muốn thể nghiệm triết lư
Phật giáo vào đời thường của con người, cụ thể là
con người Việt trong giai đoạn lịch sử dân tộc kể từ
1975 trở đi...Từ độ đầu thập niên 1990 đến nay, Vĩnh Hảo
đă cho xuất bản ít nhất một tập thơ, một tạp bút, ba tập
truyện và năm truyện dài... Như vậy, Vĩnh Hảo đang là tác giả
sáng tác vào hạng sung sức nhất ở hải ngoại hiện nay."
(Nhà văn Phạm Xuân Đài)
*
Hợp Lưu (số 34, tháng 4 & 5, 1997): "Là một tác giả 'trầm lặng', Vĩnh Hảo ít xuất hiện trên
các tạp chí văn học, ngoài vài truyện ngắn đăng ở tạp chí
Văn Học và Chân Nguyên (California, Mỹ), hầu như tác phẩm của
ông chỉ được độc giả biết đến qua những tác phẩm đă
in thành sách. Sáng
tác mạnh, nhưng không cẩu thả. Đó là ưu điểm lớn của Vĩnh
Hảo. Vài truyện ngắn của ông xứng đáng được xếp vào
hàng những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt
Nam." (Nhà văn Khánh Trường - giới thiệu Cởi Trói)