NÚI XANH MÂY HỒNG

truyện vừa của Vĩnh Hảo

Khởi viết tại Sài G̣n 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982

Alpha xuất bản 1991 tại Virginia, Hoa Kỳ

____________

 

CHƯƠNG 3

 

Để chờ vé xe vào Sài G̣n, tôi phải từ Hội An ra Đà Nẵng, ở lại hai ngày nơi một tịnh xá của các sư khất sĩ.  Ở đây chỉ có hai nhà sư.  Một trong hai vị rất thích thơ và làm thơ hay.  Tôi đă được Tửu đọc cho nghe nhiều bài thơ của nhà sư ấy.

Tôi cũng được Tửu giới thiệu đến đây bằng một lá thư.  Trong thư có đề cập đến tôi như một nhà thơ trẻ.  V́ có đọc qua lá thư, tôi thấy tức cười và ái ngại quá đỗi.  Cuối cùng, tôi chỉ gặp vị sư trưởng ở đây (vị sư sính thơ) và tự giới thiệu bằng miệng chứ không đưa thư của Tửu.  Sư rất hoạt bát, dễ dăi.  Tôi chưa kịp nghỉ ngơi th́ đă được sư đọc cho nghe luôn một hơi tám bài thơ dài của sư sáng tác.  Vừa đọc, sư vừa b́nh phẩm.  Tôi chỉ biết im lặng và gật gù, rồi thầm nghĩ:  “Hay th́ hay thật là hay, mà sao nghe chán như ngày lại đêm!”  Sư hỏi tôi thấy thế nào về bài thơ của sư.  Tôi nói:  “Tuyệt!” Nhưng lời vừa buông đă thấy ngượng miệng v́ ḿnh không thực ḷng. Vả lại, quả thực là tôi không đủ tỉnh táo để thưởng thức sau một chặng đường dài từ Hội An ra Đà Nẵng rồi từ bến xe đ̣ Đà Nẵng cuốc bộ gần một tiếng đồng hồ để t́m cho ra chỗ ở của sư.  Hơn nữa, tôi không mấy thích những người vừa đọc vừa b́nh phẩm thơ của chính họ (dĩ nhiên là họ thường khen hay).  Sự niềm nở của nhà sư tuôn ra cùng lúc với lời b́nh phẩm thao thao bất tuyệt làm tôi cảm thấy sượng sùng thay cho ông.  Khoe thơ với một người lạ mà ḿnh chưa biết rơ tâm t́nh của họ thế nào là điều tôi không thể làm được.

Tuy nhiên, vào giờ chót, khi tôi sắp sửa rời tịnh xá để ra bến xe, một thoáng duyên thơ được khơi dậy.  Lúc ấy, nhà sư đang chèo thuyền ngoài rọc rau muống, mảnh y vàng phản chiếu dưới nước và nổi bật lên nền trời xanh biếc cuồn cuộn những cụm mây trắng, pha lẫn với màu xanh lục của đám rau muống và lục b́nh sau lưng ông tạo nên một bức tranh với nhiều cảm tưởng đẹp trong tôi.  Tôi hứng cảm chép ngay một bài thơ ngắn để tặng nhà sư:

       “Lá lục, áo vàng vào cuộc chơi

       Trời xanh, mây trắng vượt xa đời

       Thuyền xuôi ao tạnh ḷng ngưng lại

       Bất giác càn khôn động tiếng cười.”

 

Tôi âm thầm đặt bài thơ lên kệ sách của sư rồi lên đường.  Bước ra khỏi tịnh xá, tôi mới nhớ ra rằng ḿnh đă sống hai ngày hai đêm nơi đây như một người câm.

Chiều, xe vào tới Đại Lănh th́ tông chết một anh bộ đội.  Cả xe phải bị giữ lại.  Nhằm vào lúc chập choạng tối, lại xa nơi có dân cư, công an không làm việc, chuyến xe phải nghỉ đêm tại nơi xảy ra án mạng để chờ chính quyền địa phương gần nhất đến giải quyết.

Mọi người kéo nhau t́m mua thức ăn ở một xóm nhỏ cách đó khoảng hai cây số.  Đó là điều cần thiết của đời sống.  Từ khi xuất gia, tôi chỉ có thể ăn uống ở trong chùa chứ không thể bất cứ nơi nào khác.  Trên hai chuyến tàu từ Nha Trang ra tới Đà Nẵng, tôi đă nhất định nhịn đói, nhịn khát (một phần v́ không muốn biểu lộ cái bản năng sinh tồn không mấy hay ho của ḿnh trước đám đông; một phần, v́ không muốn thức ăn thức uống thúc bách ḿnh đi… vệ sinh–cái điều khổ sở nhất của một tu sĩ khi ra khỏi chùa).  Do đó, khi mọi người láo nháo t́m ăn, tôi ngồi lại trên xe, lắng nghe tiếng gió biển thốc vào bờ.  Cả một rừng dương lao xao dưới ánh trăng mờ nhạt.  Bên kia đường là hai chiếc xe cam-nhông chở đầy bộ đội mà từ đó nạn nhân đă nhảy xuống để đi vào cơi chết một cách vô duyên.

Trước mũi xe là ánh lửa bập bùng được thắp bằng dầu thô, đặt bên cạnh xác chết.  Xác chết được đắp hờ một manh chiếu cũ.  Càng về khuya, xe qua đường càng vắng.  Những người đi ăn lác đác trở về.  Vài tiếng xuưt xoa thương xót cho nạn nhân (như thể có ăn rồi th́ t́nh thương mới đầy được trong bụng).  Sau đó, không ai màng đến kẻ xấu số nữa.  Có tiếng nhai thức ăn, tiếng một đứa trẻ khóc dai đ̣i quà, tiếng một chàng trai chọc ghẹo tán tỉnh một thiếu nữ.  Chết cũng là một cái ǵ b́nh thường thôi.  Người ta xuống vệ đường t́m chỗ ngủ xa xác chết.  Một số người ngủ gà ngủ gật trên xe.  Xác người nằm co, trơ trọi bên ánh lửa.  Mấy chục chiến hữu của người chết c̣n ngồi lại trên xe, đang lo ăn uống và ngủ ngồi trên đó.  Họ bị cấm rời khỏi xe (tôi nghe những người chung quanh nói như vậy) để tránh trường hợp có kẻ muốn đào ngũ.  H́nh như họ mới biết nhau, chưa có t́nh thâm giao.  H́nh như họ miễn cưỡng nhập ngũ nhưng vội vă lên xe để thi hành nghĩa vụ, chưa đủ thời giờ để kết thành bạn hữu.  Một năm trước đây, nếu không có “lư lịch xấu” (gia đ́nh có cha và anh làm việc cho chính quyền Quốc Gia) tôi cũng đă trở thành một anh bộ đội cầm súng ngồi trên những chiếc xe như vậy.  Và biết đâu tôi cũng là một anh bộ đội bất b́nh đào ngũ, nhảy xuống xe và hóa kiếp bên vệ đường như xác người hôm nay.

Ngoài tiếng reo vi vút của những hàng dương và tiếng sóng biển gần đấy vọng lại, tất cả đều im vắng.  Tôi cơ hồ nghe được tiếng lửa nói chuyện với xác người nằm đó.  Một nỗi buồn mênh mang kéo căng tâm hồn tôi ra như một cánh buồm no gió.  Nếu có một người thân, một người bạn nằm xuống một cách thảm thương như vậy th́ hẳn là buồn lắm.  Tôi bước xuống xe, đến cạnh xác chết đọc thầm một lời cầu nguyện.  Và khi tôi quay đi, một cái ǵ thật thê lương, buồn chán, bỗng trùm xuống cả tâm hồn.  Cùng lúc, tôi cảm nhận cuộc đời như những giọt sương mai.  Những giọt sương long lanh ảo diệu và thật đáng thích, nhưng chúng sẽ phai tàn đi trong khoảnh khắc, dù người ta có mong đợi hay không.

Tài xế bị câu lưu.  Hành khách được một tài phụ tạm thời đưa về bến xe Nha Trang để chuyển sang xe khác, tiếp tục hành tŕnh vào Sài G̣n.  Tôi không ngờ ḿnh lại có duyên nợ keo sơn với Nha Trang như thế.  Xuống bến xe Nha Trang, tôi do dự không biết phải đi đâu.  Tôi không thích trở về nhà hay trở về chùa lúc này, v́ đó là điều tôi không sao chịu nổi.  Tôi đương cần tự do.  Tôi không cho phép ḿnh trở về, mặc dù qua hai ngày hai đêm nhịn đói và mất ngủ, tôi rất thèm được yên nghỉ.  Hơn nữa, đă bỏ Nha Trang hơn một tháng, chắc chắn tôi đă bị công an địa phương cắt hộ khẩu và trở thành một kẻ bất hợp pháp của xă hội rồi.  Tôi không c̣n tư cách pháp lư để trở về chùa hay về nhà một cách công khai được nữa.

Tôi đứng măi ở một góc đường, băn khoăn tự t́m cho ḿnh một quyết định.  Cuối cùng, tôi bước đi.  Tôi cũng không hiểu rơ là ḿnh đă quyết định ǵ chưa.  Có lẽ v́ thấy rằng không thể đứng măi một chỗ để gây sự chú ư của kẻ khác mà tôi cất bước cũng nên.  Tôi men theo các con đường vắng người và ít điện đường để xuống băi biển.  May mà trên đường đi tôi không gặp một người quen nào v́ gặp th́ phiền hết sức.  Một kẻ đi hoang mà cho người ta thấy h́nh tung của hắn lẩn quẩn nơi chốn hắn từ bỏ th́ quả thật là chẳng hay ho ǵ.  Lúc đó tôi cảm thấy vậy.

 

Tôi bước xuống băi.  Trăng chưa mọc.  Biển đen như màn đêm.  Tôi chỉ có thể nh́n thấy một cách lờ mờ những đợt sóng vỗ vào bờ làm tung lên những bọt nước trắng xóa.  Chung quanh rất ít người.  Tôi nằm xuống thật thoải mái trên cát.  Những ngôi sao điểm bạc trên nền trời đen kịt.  Tiếng gió reo và sóng vỗ quả là bản ḥa âm bất tuyệt và kỳ tuyệt mà tôi vẫn say mê từ thuở bé.  Tôi thiếp đi trong một lúc êm đềm không mộng mị.

 

Khi tôi bừng tỉnh th́ trăng đă trải một vệt sáng vàng lóng lánh trên mặt biển.  Cùng lúc, tôi sực nhớ ra rằng tôi không nên ở lại đêm dưới băi, dù rằng tôi có thể tự coi ḿnh như một tu sĩ lang thang đi nữa.  Tôi đă từng có cái ước ao là được ở tù.  Người khác sẽ cho rằng đó là một ước muốn điên khùng.  Nhưng quả thật tôi có ư đó.  Có lẽ tôi muốn thử xem sức chịu đựng của ḿnh đến đâu, hoặc muốn biến nhà tù trở thành một ḷ trui luyện ư chí cho bản thân.  Ước ao như thế rồ dại thật.  Tuy nhiên, tôi tin là nó sẽ có lợi cho tôi.  Đó là tâm trạng bồng bột nhất thời của tôi trong một giai đoạn nào đó lúc c̣n ở chùa.  Nay, tôi đă lên đường, muốn đi khắp đó đây, muốn trải ḷng ra với trời cao đất rộng, muốn ḥa ca với cỏ nội hoa ngàn, muốn đồng điệu với nhịp rung của phố thị rừng xanh; đâu có lư nào tôi lại c̣n ôm ấp cái ư nghĩ muốn được ở tù đó nữa!  Tôi phải lên đường.  Đó là tiếng gọi chân thành nhất trong tim tôi.  Tôi không thể dừng chân lâu dài nơi nào, ngay cả ở nhà hay chùa tôi, huống nữa là ở tù, một nơi bưng bít mà ngay từ h́nh thức nó đă là một cái ǵ đối nghịch rơ rệt với tự do rồi.  Mà ở lại ban đêm dưới băi biển dễ là có cái cớ để người ta kết tội ḿnh có ư muốn vượt biên, là lư do chính đáng nhất để ở tù.

Và thật là đáng tiếc khi phải từ giă một băi biển ngập trăng.  Tôi đứng lên nh́n ánh trăng lấp loáng trên mặt nước.  Trời biển mênh mông.  Sóng vẫn ́ ầm.  Gió vẫn reo bên những hàng dừa và những hàng dương cao vút.  Nhưng tất cả đều hiển hiện trước mắt tôi như những ảnh tượng đầu tiên đầy mới lạ.  Tôi chưa hề chứng kiến một khung cảnh nào đẹp trang nghiêm và thiêng liêng như băi biển lúc này.  Bóng trăng loang trên nền trời, tràn trên mặt biển, nối kết độ cao và chiều sâu của biển trời thành một cơi mênh mông rộng sáng.  Thế giới bỗng mở ra vô hạn, và đồng lúc, tôi thấy tâm thức ḿnh cũng bước vào vô cùng.  Tôi muốn reo lên v́ sung sướng.

Nhưng rồi nỗi biến động đó của tâm linh cũng dịu dần.  Tôi nh́n lại ḿnh đứng lặng trên băi.  Thực tế vẫn không ǵ đổi thay.  Tôi đang đứng đây với một chút lo âu, sợ sệt.  Và tôi phải quay lưng bước về phố.  Mỗi bước chân trên đường về như xoáy vào tim tôi một niềm đau.  Tôi cảm thấy mất mát một cái ǵ đó thật lớn lao.  Ngay lúc ấy, tôi tự hỏi ḿnh rằng tự do nghĩa là ǵ.  Một kẻ lang thang không nhà có thể có được tự do chân thật chăng?  Một kẻ an thân trong sự vây bọc của những khuôn khổ và định chế xă hội có hưởng được tự do chân thật chăng?  Khuynh hướng thoát ly của tôi bắt nguồn từ ước muốn đạp tung nhưng qui tắc g̣ bó của cửa chùa hay từ một động lực sâu xa hơn, khởi đi từ khát vọng vượt thoát cái nhầy nhụa tầm thường của thế gian?  Và tự do ở đâu khi tôi đang loanh quanh t́m chỗ trú đêm như lúc này?  Sao tôi không hưởng trọn vẹn hạnh phúc của ḿnh khi nó quá hiếm hoi và ngắn ngủi?  Sao tôi lại quay lưng với hạnh phúc vô vàn của tôi?  Có phải chúng ta hy sinh tất cả, buông bỏ tất cả, ngay cả mạng sống, th́ sẽ được tự do; hay là, chúng ta cũng sẽ mất tất cả?  Tự do quả là miếng mồi béo bổ để câu những con cá nô lệ.  Và khi con cá mắc phải lưỡi câu âm hiểm cay nghiệt, nó thường biện minh cho sự lầm lẫn của ḿnh bằng sự ca tụng miếng mồi mà nó không được hưởng.  Và có lẽ tôi cũng đang ca tụng sự tự do mà tôi chưa thực sự nếm được khi c̣n đứng đây, giữa cuộc sống này.

Lang thang trên hè phố vào cái giờ mà mọi người đều yên giấc cũng là cái cớ để công an đưa về bót điều tra.  Nha Trang lúc bấy giờ khó khăn như vậy.  Nhất là tôi, một tu sĩ ở lứa thanh niên, đi đêm không phải là điều hay ho ǵ cả.  Tôi đành phải leo trăm bậc cấp lên chùa Núi.  Trước đây, tôi và Đức mỗi đêm đều ngủ ngoài hiên chùa này, v́ hiên chùa hướng về phía biển, có gió mát suốt đêm.  Và mỗi lần trăng lên th́ thật là tuyệt, bởi chúng tôi có thể nằm trong mùng mà ngắm trăng từ lúc mới mọc cho đến khi khuất hẳn sau cây me ở phía Tây.

Chọn một bậc cấp tương đối sạch và bằng phẳng, tôi phủi sơ rồi nằm nghỉ.  Trăng bấy giờ trên đỉnh đầu.  Mặc dù tôi đă đi quanh phố, qua không biết bao nhiêu con đường để đến đây mà trăng vẫn c̣n đấy, vẫn đi theo tôi không rời phút giây.  Trăng như một người bạn đời chung t́nh một cách lặng lẽ và tế nhị nhất của tôi.  Tôi cảm thấy vui và được an ủi khi nghĩ vậy.  Tôi không là một lữ hành cô đơn.  Dù cho tôi có ngủ thiếp đi, có quên đi tất cả th́ trăng vẫn c̣n đấy.

Với tấm cà sa đắp làm chăn, tôi nằm duỗi thẳng người và tự thưởng ḿnh một nụ cười thật tươi, tràn trề hạnh phúc.  Hạnh phúc không những v́ được nằm nghỉ sau nhiều giờ mệt nhọc mà c̣n ở chỗ đời sống không nhà thật là nhẹ nhàng, đơn giản.  Trong tôi bây giờ không c̣n chút lo âu phiền muộn nào cả.

Tôi nh́n trăng qua nhánh lá me vắt ngang chỗ nằm.  Có lúc tôi tưởng chừng như trăng đang chuyền xuống với tôi qua nhánh me.  Cũng có lúc trăng như một thứ trái cây ǵ đó treo lủng lẳng trên cành.  Và cũng có lúc trăng như một bóng đèn treo lơ lửng giữa màn trời huyền ảo, soi sáng cho thế giới riêng tôi.  Có một vị thiền sư chỉ có duy nhất một bộ đồ che thân.  Khi ông giặt đồ và phơi nó bên bờ suối th́ bị kẻ trộm lén đánh cắp.  Trần truồng như nhộng, ông ngồi trên núi ngắm trăng mà ngâm nga rằng:  “Anh có thể tước đoạt của ta mọi thứ, nhưng anh không thể cướp được con trăng của ta đâu.”  Tôi cũng có một con trăng vô giá chẳng ai có thể chiếm đoạt.  Tôi mỉm cười và chợt nghĩ đến những căn pḥng có đèn ngủ của thiên hạ.  Có ai có được một chiếc đèn ngủ đẹp nên thơ và kỳ diệu như chiếc đèn ngủ trên cành me của tôi không nhỉ?

 

MỜI ĐỌC TIẾP: CHƯƠNG BỐN

hoặc

bấm vào h́nh b́a để trở lại trang Mục Lục

 

 

 


 

Back